Công nghệ phát triển và IOT (Internet Of Things) là một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay. IOT cũng là một trong những mục tiêu chính trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. IOT thay đổi và tác động to lớn tới đời sống con người. Vậy thực chất IOT là gì? Cách mạng công nghiệp IOT là thế nào? Ứng dụng của IOT trong đời sống thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên:
Hiểu IOT (Internet Of Things) là gì?
IOT được viết tắt của Internet Of Things, nghĩa là Internet vạn vật. IOT là một mạng lưới các thiết bị được liên kết với nhau qua Internet. Trong đó, các thiết bị từ Tivi, máy tính, cảm biến, đèn, máy móc, cửa cuốn,… đều được nhúng thêm phần mềm, cảm biến, bộ điều khiển cùng khả năng kết nối Internet giúp cho người dùng có thể điều khiển chúng tự động.
Nếu trước kia các thiết bị điện tử, máy móc cần phải sử dụng các bảng điều khiển thủ công. Thì IOT giúp chúng có khả năng kết nối với mạng, thu thập dữ liệu và truyền dữ liệu và tự động thay đổi các cài đặt dựa trên câu lệnh như giọng nói của người dùng, hay sử dụng qua app điều khiển chung.
IOT giúp tất cả các thiết bị kết nối được với Internet, có nghĩa là người dùng có thể điều khiển, quản lý chúng từ xa.
Các ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, nhà máy thông minh,… đều được ra đời dựa trên IOT. Nó đã trở thành xu hướng công nghệ hiện nay.
Các thiết bị IOT
Thiết bị IOT là thiết bị có khả năng có khả năng kết nối Internet và thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh. Do vậy, bất cứ thiết bị, máy móc nào có thể kết nối Internet, điều khiển từ xa và thu thập dữ liệu từ môi trường đều gọi là thiết bị IOT.
Một số thiết bị IOT như:
- Ô tô thông minh: có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách, thu thập dữ liệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát cả hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện.
- Nhà thông minh: các thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả và độ an toàn của ngôi nhà, cũng như mạng lưới kết nối trong nhà. Ví dụ như ổ điện thông minh có thể giám sát mức sử dụng điện, bộ điều nhiệt thông minh có thể cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt hơn.
- Thành phố thông minh: các ứng dụng IoT đã giúp quá trình quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn. Ví dụ như các chính phủ đang sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, y tế và môi trường.
Ngoài ra, còn có nhiều ví dụ khác về các thiết bị IoT. Chẳng hạn như máy hút bụi, bàn chải đánh răng, máy móc và các vật dụng hàng ngày khác được trang bị cảm biến và bộ xử lý để thu thập dữ liệu và phản hồi lại người dùng một cách thông minh.
IOT tác động đến công nghệ và đời sống con người thế nào?
Internet Of Things đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. IOT giúp thúc đẩy tự động hóa, các thiết bị có thể liên kết với nhau, giảm sự can thiệp của con người và nâng cao sản xuất. IOT cũng giúp thu thập dữ liệu và phân tích một cách thông minh cho nguồn thông tin đầu vào của doanh nghiệp.
IOT giúp mở rộng mạng lưới các thiết bị kết nối, giúp kiểm soát và kết nối các thiết bị một cách dễ dàng. Có thể nói rằng IOT tạo ra động lực cho công nghệ phát triển và cũng trở thành tiền đề để công nghệ phát triển.
Đối với đời sống cong người, IOT cũng tác động to lớn và tích cực. IOT nâng cao chất lượng cuộc sống con người bằng cách cung cấp các dịch vụ và tiện ích thông minh, chẳng hạn như nhà thông minh, thành phố thông minh.
Tuy nhiên, IOT cũng tác động tiêu cực đến đời sống con người. IOT đang khiến cho các nhà máy và khu công nghiệp ít sử dụng nhân công hơn. Từ đó khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
Thách thức khi triển khai IOT
IOT mang lại những lợi ích to lớn nhưng để triển khai cũng có những thách thức:
Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề bảo mật mạng. IOT cho phép nhiều thiết bị truy cập vào mạng, kết nối với Internet. Do đó, tin tặc có thể tấn công vào các thiết bị IOT để truy cập vào mạng. Điều này đặt ra các biện pháp bảo mật tốt cho các thiết bị IOT và mạng.
Thêm nữa, IOT thu thập dữ liệu rất lớn. Vì vậy, ta cần có cách để xử lý, lưu trữ khối lượng dữ liệu này. Sau đó, lại còn phải phân tích dữ liệu làm sao cho hiệu quả và chính xác.
Cuối cùng, IOT đặt nặng vấn đề về tiêu thu năng lượng hơn các thiết bị khác. Càng nhiều thiết bị IOT thì mức độ tiêu thụ điện năng càng nhiều.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm về IOT (Internet Of Things) và những tác động của nó đến công nghệ và cuộc sống con người!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!