22 Th5 2024
giải thích về SQL

SQL là gì? Tổng quan về ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Với cơ sở dữ liệu có sẵn, ta thường sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS để quản lý và truy xuất dữ liệu. Với các cơ sở dữ liệu với mô hình dữ liệu quan hệ, ta thường sử dụng ngôn ngữ QSL để tạo ra các câu lệnh nhằm tương tác với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Vậy ngôn ngữ SQL là gì? Vai trò nó như thế nào?

SQL là gì?

SQL là gì

SQL viết tắt bởi Structured Query Language, là một ngôn ngữ lập trình dùng để tương tác với cơ sở dữ liệu. Nó cho phép thực hiện các thao tác như truy vấn dữ liệu, cập nhật, xóa, thêm mới dữ liệu vào các bảng trong cơ sở dữ liệu. SQL được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý và truy xuất dữ liệu từ các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) như MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, Oracle, và SQLite.

Hiểu đơn giản như sau: “Khi cần lấy dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu > ta sẽ sử dụng SQL để tạo thành các lệnh > DBMS sẽ nhận lệnh SQL và thực thi nó để trả về kết quả mà ta mong muốn.

Lịch sử về SQL:

SQL được phát minh vào những năm 1970 và lần đầu tiên được phân phối thương mại bởi Oracle.

Tên ban đầu được IBM đặt là Ngôn ngữ truy vấn tiếng Anh có cấu trúc, viết tắt là SEQUEL.

SQL làm được những gì?

ảnh ví dụ sử dụng SQL
ảnh ví dụ sử dụng SQL

SQL có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  1. Thực thi các truy vấn đối với cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn tạo và thực thi các truy vấn để truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu, như truy vấn SELECT để lấy dữ liệu từ bảng.
  2. Lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu: SQL có khả năng lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu sử dụng các truy vấn SELECT và hiển thị kết quả dưới dạng bảng.
  3. Chèn các bản ghi vào cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn thêm mới dữ liệu vào cơ sở dữ liệu sử dụng câu lệnh INSERT.
  4. Cập nhật các bản ghi trong cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn cập nhật thông tin trong các bản ghi sử dụng câu lệnh UPDATE.
  5. Xóa các bản ghi khỏi cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn xóa thông tin từ cơ sở dữ liệu sử dụng câu lệnh DELETE.
  6. Tạo cơ sở dữ liệu mới: SQL cho phép bạn tạo mới cơ sở dữ liệu sử dụng câu lệnh CREATE DATABASE.
  7. Tạo bảng mới trong cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn tạo mới các bảng trong cơ sở dữ liệu sử dụng câu lệnh CREATE TABLE.
  8. Tạo các thủ tục lưu trữ trong cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn tạo các thủ tục lưu trữ (stored procedures) để thực hiện các tác vụ cụ thể trên cơ sở dữ liệu.
  9. Tạo các khung nhìn trong cơ sở dữ liệu: SQL cho phép bạn tạo các khung nhìn (views) để hiển thị dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng trong cơ sở dữ liệu.
  10. Đặt quyền trên bảng, thủ tục và dạng xem: SQL cho phép bạn quản lý quyền truy cập đến các đối tượng trong cơ sở dữ liệu bằng cách đặt quyền trên bảng, thủ tục và khung nhìn.

Đặc điểm của SQL

  1. SQL được sử dụng rộng rãi và chuẩn hóa trên nhiều hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
  2. SQL có cú pháp gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên, dễ tiếp cận và sử dụng.
  3. SQL có thể thực hiện nhiều loại thao tác như truy vấn, cập nhật, xóa, thêm mới dữ liệu, và quản lý cấu trúc cơ sở dữ liệu.
  4. SQL cho phép quản lý quyền truy cập của người dùng đến cơ sở dữ liệu.
  5. Hỗ trợ transaction đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu khi thực hiện chuỗi các thao tác cơ bản.
  6. Ta  có thể chạy SQL trên nhiều hệ điều hành và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
  7. SQL cung cấp nhiều tính năng để quản lý và tương tác với cơ sở dữ liệu.

Sử dụng SQL trên trang web

  1. Bạn cần một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) như MySQL, PostgreSQL, hoặc Microsoft SQL Server để lưu trữ và quản lý dữ liệu của bạn.
  2. Bạn sẽ cần sử dụng một ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ như PHP, Python, hoặc Node.js để kết nối với cơ sở dữ liệu và thực thi các truy vấn SQL để truy xuất dữ liệu.
  3. Trong mã nguồn của trang web, bạn sẽ sử dụng SQL để viết các truy vấn để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Ví dụ, bạn có thể sử dụng câu lệnh SELECT để lấy các bản ghi từ một bảng cụ thể.
  4. Sau khi lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bằng SQL, bạn sẽ sử dụng HTML và CSS để hiển thị dữ liệu trên trang web của bạn một cách hấp dẫn và dễ đọc cho người dùng. Điều này bao gồm việc xây dựng giao diện người dùng, thiết kế bố cục, màu sắc, và kiểu chữ cho trang web.

Một số lệnh SQL

1. SELECT: Lệnh SELECT được sử dụng để truy vấn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Ví dụ:

SELECT * FROM users;

2. INSERT INTO: Lệnh INSERT INTO được sử dụng để thêm mới bản ghi vào bảng. Ví dụ:

INSERT INTO users (username, email) VALUES ('john_doe', '[email protected]');

3. UPDATE: Lệnh UPDATE được sử dụng để cập nhật dữ liệu trong bảng. Ví dụ:

UPDATE users SET email = '[email protected]' WHERE username = 'john_doe';

4. DELETE FROM: Lệnh DELETE FROM được sử dụng để xóa bản ghi từ bảng. Ví dụ:

DELETE FROM users WHERE username = 'john_doe';

5. CREATE TABLE: Lệnh CREATE TABLE được sử dụng để tạo mới bảng trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ:

CREATE TABLE users (
id INT AUTO_INCREMENT PRIMARY KEY,
username VARCHAR(50) NOT NULL,
email VARCHAR(100) NOT NULL
);

6. ALTER TABLE: Lệnh ALTER TABLE được sử dụng để thay đổi cấu trúc của bảng. Ví dụ:

ALTER TABLE users ADD COLUMN age INT;

7. CREATE INDEX: Lệnh CREATE INDEX được sử dụng để tạo index trên cột của bảng để tối ưu hóa truy vấn. Ví dụ:

CREATE INDEX idx_username ON users (username);

8. CREATE VIEW: Lệnh CREATE VIEW được sử dụng để tạo một khung nhìn (view) dựa trên kết quả của một truy vấn. Ví dụ:

CREATE VIEW active_users AS
SELECT * FROM users WHERE status = 'active';

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản và đầy đủ để hiểu SQL là gì?

22 Th5 2024
database là gì

Database (cơ sở dữ liệu) là gì? Kiến thức tổng hợp từ A đến Z về Database

Bài viết này hướng dẫn để giúp bạn hiểu được cơ sở dữ liệu (Database) là gì? Chức năng của Database và cách phân loại của nó!

Database là gì?

Database hay cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ chức của dữ liệu được lưu trữ và quản lý để phục vụ cho các ứng dụng cụ thể. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được sắp xếp một cách có hệ thống để dễ dàng truy xuất, quản lý và cập nhật.

Ta có thể hiểu Database là một tập hợp có tổ chức của dữ liệu, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ một hệ thống máy tính. Cơ sở dữ liệu có thể bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau như văn bản, số liệu, hình ảnh, video, và các dữ liệu đa phương tiện khác.

minh họa database là gì

Khái quát và đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu như sau:

  • Cơ sở dữ liệu thực chất là dữ liệu được lưu trữ trong các thiết bị (máy tính, máy chủ, nas hay đám mây,…)
  • Database thường sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để hỗ trợ quản lý, truy xuất, sửa và bảo vệ dữ liệu.

Các thành phần chính của cơ sở dữ liệu

  1. Dữ liệu (Data): Là thông tin thô được lưu trữ dưới dạng bảng (table), hàng (row), và cột (column).
  2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS): Phần mềm quản lý và điều khiển các truy cập đến cơ sở dữ liệu, ví dụ như MySQL, PostgreSQL, SQL Server.
  3. Ngôn ngữ truy vấn (Query Language): Ngôn ngữ để thao tác và truy vấn dữ liệu, phổ biến nhất là SQL (Structured Query Language).

cấu trúc database

Mục tiêu của việc sử dụng Database là để làm gì?

Cơ sở dữ liệu (Database) được sử dụng để lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả và có tổ chức. Mục đích chính của việc sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm:

  1. Lưu trữ dữ liệu có tổ chức: Dữ liệu được tổ chức vào các bảng, hàng và cột để dễ dàng quản lý và truy xuất.
  2. Truy xuất và cập nhật nhanh chóng: Đảm bảo việc truy xuất và cập nhật dữ liệu diễn ra nhanh chóng và chính xác.
  3. Đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu luôn nhất quán và không bị mất mát.
  4. Bảo mật dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu khỏi các truy cập trái phép và đảm bảo tính riêng tư của thông tin.
  5. Quản lý khối lượng lớn dữ liệu: Xử lý và quản lý một lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả.
  6. Hỗ trợ các ứng dụng phức tạp: Cung cấp nền tảng cho các ứng dụng như hệ thống quản lý doanh nghiệp và các ứng dụng web.
  7. Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu có thể được khôi phục sau các sự cố hệ thống.
  8. Phân tích và báo cáo dữ liệu: Phân tích và tạo báo cáo từ dữ liệu lưu trữ để hỗ trợ quyết định kinh doanh.
  9. Hỗ trợ các chức năng giao dịch: Đảm bảo các hoạt động dữ liệu phức tạp được thực hiện một cách an toàn và đáng tin cậy.

Các loại cơ sở dữ liệu

  1. Cơ sở dữ liệu quan hệ: Đây là loại cơ sở dữ liệu sử dụng các bảng (table) để lưu trữ dữ liệu và các mối quan hệ giữa chúng. Mỗi bảng chứa các hàng (row) và cột (column), và dữ liệu trong các bảng có thể được liên kết với nhau thông qua các khóa chính (primary key) và khóa ngoại (foreign key).
  2. Cơ sở dữ liệu phi quan hệ: Đây là loại cơ sở dữ liệu không sử dụng cấu trúc bảng như cơ sở dữ liệu quan hệ. NoSQL bao gồm nhiều loại như cơ sở dữ liệu document, cơ sở dữ liệu cột (column-based), cơ sở dữ liệu đồ thị (graph database), và cơ sở dữ liệu key-value.
  3. Cơ sở dữ liệu đám mây: Đây là các cơ sở dữ liệu được xây dựng, triển khai và truy cập trên nền tảng đám mây. Các dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây phổ biến bao gồm Amazon RDS, Google Cloud SQL, và Microsoft Azure SQL Database.
  4. Cơ sở dữ liệu phân tán: Đây là loại cơ sở dữ liệu trong đó dữ liệu được phân phối trên nhiều máy chủ hoặc vị trí khác nhau, nhưng vẫn được quản lý như một hệ thống duy nhất.

Cơ sở dữ liệu khác gì với bảng tính (Excel)

Database so với trang tính

Các bảng tinh như Excel vẫn đang là cách đề nhiều doanh nghiệp sử dụng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và truy xuất dữ liệu. Bảng tính cũng sử dụng bảng, cột và hàng. Vậy bảng tính và Database khác gì nhau?

  • Database: Hệ thống lưu trữ dữ liệu phức tạp, quản lý bởi DBMS, phù hợp cho các ứng dụng lớn và phức tạp.
  • Bảng tính: Công cụ đơn giản cho việc lưu trữ và tính toán dữ liệu, thường được sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhóm nhỏ.

Máy chủ Server và Database khác nhau thế nào?

database so với server

Máy chủ là một máy tính hoặc thiết bị cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho các máy tính khác. Trong khi cơ sở dữ liệu là một hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu cho các ứng dụng và hệ thống. Một máy chủ có thể chứa một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu tùy thuộc vào nhu cầu của ứng dụng hoặc tổ chức.

Mong rằng bài viết này đã đủ để bạn hiểu về cơ sở dữ liệu!

22 Th5 2024
hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Tổng quan và chi tiết nhất

Dữ liệu (data) là nền tảng của các ứng dụng, phần mềm. Cơ sở dữ liệu là cách để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Các công nghệ Web, Cloud phát triển cơ sở dữ liệu trang các loại hiện đại hơn như NoSQL. Vì dữ liệu quan trọng nên nó cần phải được bảo vệ và quản lý. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời để giải quyết bài toán này! Vậy một hệ quản trị cơ sở dữ liệu gồm những thành phần nào?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – Database Management System) là một phần mềm chuyên dụng dùng để tạo lập, quản lý và vận hành các cơ sở dữ liệu. DBMS cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết để lưu trữ, truy xuất, sửa đổi và bảo vệ dữ liệu trong một môi trường có tổ chức và kiểm soát.

minh họa chức năng của DBMS

Hiểu đơn giản như sau:

  • Ta có một cơ sở dữ liệu (với mục đích lưu trữ dữ liệu)
  • Nhưng cơ sở dữ liệu có quá nhiều dữ liệu và ta khó làm việc với chúng vì nó rất lộn xộn.
  • DBMS sẽ hỗ trợ quản lý để ta có thể sử dụng dữ liệu một cách nhanh chóng, dữ liệu được sắp xếp gọn gàng và bảo mật hơn.

Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  1. Tạo lập và duy trì cơ sở dữ liệu: Cung cấp các công cụ để thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng, chỉ mục và mối quan hệ giữa các bảng.
  2. Truy xuất dữ liệu: Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn (thường là SQL) để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và thao tác dữ liệu.
  3. Cập nhật dữ liệu: Cho phép thêm, xóa và sửa đổi dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả.
  4. Quản lý truy cập: Đảm bảo chỉ những người dùng có thẩm quyền mới được truy cập và thao tác dữ liệu thông qua cơ chế phân quyền và xác thực.
  5. Bảo mật và sao lưu: Bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát và truy cập trái phép, hỗ trợ các chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu.
  6. Tối ưu hóa hiệu suất: Tự động quản lý và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên hệ thống để cải thiện hiệu suất truy xuất và xử lý dữ liệu.
  7. Quản lý giao dịch: Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu qua các giao dịch, hỗ trợ các thuộc tính ACID (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability).

Các loại DBMS phổ biến

các DBMS phổ biến
các DBMS phổ biến
  1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS): Dữ liệu được tổ chức thành các bảng liên kết với nhau. Ví dụ: MySQL, PostgreSQL, Oracle.
  2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL): Phù hợp với dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Ví dụ: MongoDB, Cassandra.
  3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (OODBMS): Tích hợp các khái niệm của lập trình hướng đối tượng. Ví dụ: ObjectDB.
  4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán: Dữ liệu được phân tán trên nhiều máy chủ, phù hợp với hệ thống lớn. Ví dụ: Google Spanner, Amazon DynamoDB.

Các mô hình dữ liệu trong DBMS

các mô hình dữ liệu trong DBMS

Để xử lý dữ liệu, DBMS sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Mỗi mô hình có ưu điểm và sử dụng với mục đích riêng. Dưới đây là các loại mô hình trong DBMS:

1. Mô hình quan hệ (Relational Model)

Cấu trúc: Dữ liệu tổ chức thành bảng (table) gồm hàng (row) và cột (column).

Truy vấn: Sử dụng SQL.

Ví dụ: MySQL, PostgreSQL, Oracle.

2. Mô hình thực thể – quan hệ (ER Model)

Cấu trúc: Sơ đồ ER với thực thể (entity), thuộc tính (attribute) và mối quan hệ (relationship).

Sử dụng: Thiết kế cơ sở dữ liệu.

3. Mô hình mạng (Network Model)

Cấu trúc: Dữ liệu tổ chức dưới dạng đồ thị (graph) với các nút (node) và cung (edge).

Sử dụng: Biểu diễn mối quan hệ phức tạp.

Ví dụ: IDMS.

4. Mô hình phân cấp (Hierarchical Model)

Cấu trúc: Dữ liệu tổ chức thành cấu trúc cây (tree) với các nút cha-con.

Sử dụng: Dữ liệu phân cấp.

Ví dụ: IMS.

5. Mô hình hướng đối tượng (Object-Oriented Model)

Cấu trúc: Dữ liệu tổ chức thành các đối tượng (object) với thuộc tính và phương thức.

Sử dụng: Lập trình hướng đối tượng.

Ví dụ: ObjectDB.

6. Mô hình tài liệu (Document Model)

Cấu trúc: Dữ liệu lưu dưới dạng tài liệu (document) như JSON hoặc XML.

Sử dụng: Dữ liệu phi cấu trúc.

Ví dụ: MongoDB, CouchDB.

7. Mô hình cột (Column-Family Model)

Cấu trúc: Dữ liệu tổ chức thành các cột và nhóm cột.

Sử dụng: Dữ liệu lớn, truy vấn nhanh.

Ví dụ: Cassandra, HBase.

8. Mô hình khóa-giá trị (Key-Value Model)

Cấu trúc: Dữ liệu lưu dưới dạng cặp khóa-giá trị.

Sử dụng: Truy xuất nhanh.

Ví dụ: Redis, DynamoDB.

9. Mô hình đồ thị (Graph Model)

Cấu trúc: Dữ liệu dưới dạng đỉnh (node) và cạnh (edge).

Sử dụng: Mối quan hệ phức tạp.

Ví dụ: Neo4j, Amazon Neptune.

22 Th5 2024
hướng dẫn cài đặt wifi cơ bản

Cài đặt WiFi cần làm những gì? Hướng dẫn chi tiết

Khi đã có một mạng WiFi ta sẽ cần phải cài đặt WiFi với các bước cấu hình đơn giản. Cài đặt WiFi gồm các công việc sau:

  • Đổi tên mạng WiFi.
  • Đổi mật khẩu mạng WiFi.
  • Bật bảo mật mạng WiFi với WPA2/WPA3.

Đây là những công việc cơ bản nhất cần phải làm để cài đặt WiFi. Bởi vì có rất nhiều thiết bị phát WiFi khác nhau, hãng khác nhau. Cách cài đặt ở mỗi thiết bị có thể sẽ khác. Tuy nhiên, chúng đều khác giống nhau. Vì vậy bạn cần phải nắm được các thông tin chính, nòng cốt và áp dụng cho mọi trường hợp.

1. Đăng nhập vào trang quản trị thiết bị WiFi

Mọi cấu hình và cài đặt WiFi đều có thể thực hiện trên giao diện quản trị. Tất cả các hãng, các thiết bị đều có trang quản trị chung. Ta có thể đăng nhập vào trang này trên các trình duyệt. Dưới đây là cách đề đăng nhập chung:

  • Truy cập vào trình duyệt web (chorme, firefox, safari,…).
  • Nhập địa chỉ IP của thiết bị vào thanh địa chỉ (URL).
  • Đăng nhập tài khoản và mật khẩu.

hình ảnh hướng dẫn đăng nhập vào trang quản trị wifi

Như vậy, để đăng nhập ta cần phải biết địa chỉ IP của thiết bị, tài khoản và mật khẩu để đăng nhập. Trong đó:

  • Địa chỉ IP thường là 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1. Trong trường hợp không biết chính xác, hãy mở máy tính vào CMD và gõ lệnh “ipconfig” và tìm kết quả địa chỉ IP ở dòng Gateway.
  • Tài khoản và mật khẩu mặc định đều là “admin”.

Các thông tin cần thiết này thường được ghi dưới nhãn ở mặt sau của Router WiFi, cục phát WiFi hay Modem WiFi.

hình ảnh thông tin đăng nhập trang quản trị ở mặt sau wifi

2. Đổi tên mạng WiFi

Tại trang giao diện quản lý:

Tìm “Wireless Setup” > chọn “SSID” > chọn “SSID Name” để đổi tên > chọn “Apply.

hình ảnh hướng dẫn đổi tên wifi

3. Đổi mật khẩu WiFi

Tại trang giao diện quản lý:

Chọn “Wireless” > “Security” > “Password”. Nhập mật khẩu mới và lưu thay đổi.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu wifi

4. Bật WPA2/WPA3

Tại trang giao diện quản lý:

Chọn “Wireless” > “Security” > “WPA3-Personal”. Nhập mật khẩu bảo mật (còn gọi là Pre-shared Key hoặc PSK) nhấn Save.

hình ảnh hướng dẫn bật WPA3 trên WiFi

Trên đây là các điều cơ bản để cài đặt một mạng WiFi mới. Mình sẽ chỉ hướng dẫn những thứ cơ bản trước. Còn những vấn đề nâng cao hơn như cấu hình DHCP hay QoS thì sẽ không để cập đến trong bài này!

21 Th5 2024
hướng dẫn tạo mạng WiIFi đơn giản

Để thiết lập một mạng WiFi đơn giản tại nhà cần làm gì?

Mạng không dây WiFi đã trở thành một phần bắt buộc của mọi ngôi nhà, gia đình và văn phòng. Vậy để có một mạng WiFi ta cần những thiết bị nào? Cần làm những gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để tạo một mạng WiFi đơn giản chi tiết!

1. Đăng ký gói mạng Internet từ các nhà cung cấp dịch vụ ISP như Viettel, FPT, VNPT

Để có mạng WiFi trước hết ta cần phải đăng ký gói mạng trước. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Internet và phổ biến nhất là Viettel, FPT và VNPT. Thông thường khi đăng ký gói dịch vụ, các nhà mạng sẽ kéo đường dây mạng từ ngoài đường về đến tận nhà bạn bằng cáp quang và sẽ lắp Modem đi kèm của họ.

hình ảnh bảng giá gói cước mạng WiFi cho gia đình của VNPT
hình ảnh bảng giá gói cước mạng WiFi cho gia đình của VNPT

Modem được tặng kèm hiện nay thường sẽ là loại Modem WiFi. Tức là nó có thể phát sóng WiFi cho nhà. Tuy nhiên người ta thường không sử dụng WiFi trên modem mà sẽ mua điểm truy cập hoặc Router WiFi.

Nếu bạn chưa đăng ký gói Internet, thì hãy liên hệ bất kỳ nhà mạng nào để đăng ký 1 gói mạng. Nếu bạn đã đăng ký gói mạng kéo về nhà nhưng chưa có WiFi thì khả năng cao modem của bạn là thế hệ cũ và không có tính năng phát WiFi. Lúc này ta sẽ cần mua thêm Router WiFi.

2. Mua Router WiFi

Router WiFi TP-Link Archer C64 AC1200 (5)

Để tạo mạng WiFi riêng, ta sẽ cần thiết bị phát WiFi. Phổ biến nhất là sử dụng Router WiFi. Nếu bạn chỉ cần 1 kéo mạng cho gian hàng nhỏ và nhà mạng đã có sẵn modem wifi cho bạn thì không cần thiết phải mua thêm bộ định tuyến nữa. Ta sẽ tận dụng luôn Modem WiFi đó.

Nhưng nếu gia đình bạn có nhiều tầng hay không gian rộng thì ta sẽ cần phải mua 1 Router WiFi riêng và để tăng phạm vi phủ sóng WiFi thì sẽ mua thêm các điểm truy cập Access Point (cục phát WiFi). Ví dụ như nhà bạn có 4 tầng và Modem đặt ở tầng 1. Như vậy bạn sẽ cần 1 Router WiFi đặt ở tầng 1 để nối với Modem và 3 Access Point đặt ở 3 tầng trên để đảm bảo các tầng đều có sóng WiFi sử dụng.

3. Lắp đặt mạng WiFi

Sau khi ta đã có Router WiFi ta sẽ cần lắp đặt như sau:

  • Dùng dây cáp mạng (nên loại Cat5e hoặc Cat6) để nối Modem và Router WiFi. Cáp mạng có 2 đầu mạng bấm sẵn, 1 đầu sẽ cắm cổng WAN trên Router và 1 đầu còn lại cắm cổng LAN trên Modem.
  • Cắm dây nguồn cho Router.
  • Bật nguồn Router và đợi 60 giây (đợi đèn báo tín hiệu trên Router báo xanh hết).
  • Nếu bạn sử dụng thêm các điểm truy cập WiFi, ta cũng sẽ sử dụng cáp mạng để nối trực tiếp giữa Access Point vào Router. 1 đầu cáp cắm vào cổng WAN trên cục phát wifi và 1 đầu cáp còn lại cắm cổng LAN trên Router.
hướng dẫn kết nối Router WiFi và Modem
hướng dẫn kết nối Router WiFi và Modem
minh họa hướng dẫn nối Router với điểm truy cập
minh họa hướng dẫn nối Router với điểm truy cập

4. Cài đặt mạng WiFi

Sau khi mạng WiFi đã hoạt động ta sẽ cần cấu hình mạng WiFi. Việc cấu hình mạng WiFi này thường là phần mà người dùng không biết nhiều nhất. Các công việc cài đặt WiFi gồm có:

Ta sẽ cần phải cài đặt trên từng thiết bị Router WiFi và cục phát WiFi. Để cài đặt ta sẽ truy cập vào trang quản trị của thiết bị bằng trình duyệt (có thể thực hiện trên điện thoại hoặc máy tính). Cách thực hiện như sau:

  • Vào trình duyệt web (google chorme, safari,…) > nhập địa chỉ IP mặc định của Router vào thanh địa chỉ (thông thường sẽ là 192.168.0.1 , 192.168.1.1 và 192.168.2.1 )
  • Nhập mật khẩu và tài khoản đăng nhập (mặc định cả mật khẩu và tài khoản đều là admin)
  • Giao diện quản trị mạng sẽ xuất hiện:

hình ảnh giao diện cài đặt wifi

    • Để đổi mật khẩu WiFi: vào Network Password.
    • Để đổi tên WiFi: vào Network Name hoặc SSID.
    • Để bật WPA: vào Encryption.
  • Sau khi hoàn thiện cài đặt, nhớ lưu cài đặt và Reset Router WiFi (nếu cần thiết).
thông thường mặt sau Router WiFi sẽ ghi các thông tin cần thiết để đăng nhập vào trang quản lý
thông thường mặt sau Router WiFi sẽ ghi các thông tin cần thiết để đăng nhập vào trang quản lý

Như vậy là ta đã hoàn thành cài đặt mạng WiFi! Đây là cách thiết lập mạng WiFi đơn giản tại nhà mà hầu hết đều được áp dụng. Mong rằng bài viết này hưu ích và giúp các bạn thành công!

21 Th5 2024
mạng LTE là gì

LTE là gì? Mạng LTE có phải mạng 4G không?

Ta đã quen với các tên gọi mạng di động 3G, 4G và 5G nhưng có một loại mạng được đặt tên rất khác biệt đó là LTE. Mạng LTE còn được biết đến với các tên gọi khách như 4G LTE. Vậy thực chất mạng LTE là gì? LTE có khách gì với mạng 4G hay không?

Mạng LTE là gì?

ảnh minh họa mạng LTE

LTE được viết tắt từ Long Term Evolution. LTE là một tiêu chuẩn truyền thông không dây tốc độ cao dành cho điện thoại di động và thiết bị đầu cuối dữ liệu, được phát triển bởi 3GPP (3rd Generation Partnership Project). LTE là một phần của tiêu chuẩn mạng di động 4G nhưng cũng có thể được coi là công nghệ 3.95G do chưa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ITU-R để được coi là 4G thực sự.

Mạng LTE truyền dẫn tốc độ thế nào?

LTE ra đời khắc phục nhiều hạn chế của các công nghệ di động trước đó như UMTS (3G) và HSPA.

LTE cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhiều lần so với HSPA, cho phép người dùng trải nghiệm dịch vụ dữ liệu nhanh hơn, như streaming video HD, tải xuống nhanh và chơi game trực tuyến. LTE tốc độ lý thuyết lên đến 300 Mbps cho đường xuống và 75 Mbps cho đường lên. Trong khi đó, tốc độ tải xuống tối đa của HSPA+ là khoảng 42 Mbps và tốc độ tải lên tối đa chỉ khoảng 22 Mbps.

Một ưu điểm nữa là LTE đã giảm độ trễ của UMTS/HSPA từ 50-100ms xuống khoảng 10ms cho cả uplink và downlink. Độ trễ thấp của LTE cải thiện trải nghiệm người dùng cho các ứng dụng thời gian thực như VoIP, video call và chơi game trực tuyến.

Các công nghệ trước sử dụng WCDMA, trong khi LTE sử dụng OFDM giúp tối ưu sử dụng hiệu quả phổ tần và giảm nhiễu xuyên kênh. Ngoài ra, LTE cũng đã sử dụng công nghệ MIMO để hỗ trợ nhiều người sử dụng hơn.

Mạng LTE và mạng 4G khác nhau thế nào?

Mặc dù mạng LTE được gọi nhiều tên khác như 4G LTE. Nhưng mạng LTE và 4G khác nhau hoàn toàn và mạng 4G nhanh hơn mạng LTE. Mạng LTE chỉ tiêu chuẩn phát triển từ 3G và có thể coi là 3.95G nhưng không đủ để coi là mạng 4G.

ảnh minh họa so sánh 4G với LTE

Mạng 4G sử dụng cách chuyển mạch gói với tốc độ đạt tới 1Gbps cho các thiết bị cố định và 100 Mbps cho các thiết bị di động. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 4G và LTE:

Thông Số 4G (IMT-Advanced) LTE (Long Term Evolution)
Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật IMT-Advanced (ITU-R) 3GPP Release 8, 9
Tốc Độ Tải Xuống Tối thiểu 1 Gbps (cho thiết bị cố định) Lên đến 300 Mbps
Tốc Độ Tải Lên Tối thiểu 100 Mbps (cho thiết bị di động) Lên đến 75 Mbps
Độ Trễ < 10ms (end-to-end) ~10ms
Công Nghệ Điều Chế OFDMA, SC-FDMA OFDM (downlink), SC-FDMA (uplink)
Công Nghệ Anten MIMO nâng cao, Beamforming MIMO
Hiệu Suất Phổ Tần Cao, tối ưu hóa cho băng thông rộng Tốt nhưng không bằng 4G thực sự
Kiến Trúc Mạng Phẳng, tối ưu hóa cho IP Phẳng, tối ưu hóa cho IP
Hỗ Trợ Tính Năng Advanced QoS, seamless handover QoS, handover (nhưng không tiên tiến như 4G)
Dung Lượng Người Dùng Rất cao, hỗ trợ số lượng lớn thiết bị Cao
Công Nghệ Cốt Lõi EPC (Evolved Packet Core) EPC
Triển Khai Thương Mại LTE-Advanced, WiMAX-Advanced LTE
Hỗ Trợ Di Động Tốc độ di chuyển lên đến 500 km/h Tốc độ di chuyển lên đến 350 km/h

Ứng dụng mạng LTE thế nào?

Mạng LTE không còn được sử dụng rộng rãi nữa thay vào đó là mạng 4G và đang được nâng cấp sang thế hệ mới mạng 5G. Nhu cầu tốc độ mạng di động hiện nay vượt trên khả năng đáp ứng của LTE. Công nghệ mạng 5G mới có tốc độ dữ liệu gấp 20 lần mạng 4G lên tới 20 Gbps.

Nếu bạn thấy trái màn hình điện thoại, cạnh biểu tượng vạch sóng có ký hiệu “LTE” thì chứng tỏ rằng bạn vẫn đang sử dụng mạng LTE để truy cập mạng. Hãy nâng cấp nó lên mạng 4G để có trải nghiệm mạng di động tốt nhất!

21 Th5 2024
mạng 5G là gì

Mạng 5G là gì? Tổng hợp tất cả những thứ cần biết về công nghệ 5G

5G là tiêu chuẩn mạng không dây thế hệ thứ 5 của mạng di động. 5G là tiêu chuẩn tiếp theo của các mạng 1G, 2G, 3G và 4G. Mạng 5G được phát triển để tăng tốc độ, giảm độ trễ và cải thiện tính linh hoạt của mạng không dây.

Công nghệ mạng 5G

minh họa mạng 5G

Công nghệ 5G trên lý thuyết có tốc độ truyền dẫn tối đa lên tới 20 Gbps. Tức là 5G truyền dữ liệu nhanh hơn 20 lần mạng 4G. Tốc độ 20 Gbps có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu mạng tốc độ cao hiện nay. Các mạng Ethernet dây đồng xây dựng bằng cáp mạng cho các doanh nghiệp lớn cũng chỉ đạt tốc độ 1 Gbps đến 10 Gbps nhưng với công nghệ mạng không dây thì đây quả thực là một con số khủng.

Ngoài tốc độ cao, mạng 5G có ưu điểm là độ trễ thấp hơn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng khi chơi game trực tuyến, gọi video và điều khiển ô tô tự lái.

Nếu mạng 4G LTE trước đây tập trung vào việc duy trì kết nối thì mạng 5G cung cấp kết nối từ đám mây. 5G được ảo hóa và điều khiển bằng phần mềm.

Với 5G ta cũng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa mạng di động và WiFi. Cùng với chuẩn WiFi 6, 5G sẽ tạo ra mạng kết nối không dây nhanh chóng.

Mạng 5G hoạt động như thế nào?

minh họa trạm phát sóng 5G

Để có những hiệu suất vượt trội, mạng 5G sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Các trạm phát sóng 5G phát triển sẽ bao phủ các phổ tần không được sử dụng trong 4G. 5G sử dụng phổ tần số rộng, bao gồm cả tần số thấp (dưới 1 GHz), tần số trung (1-6 GHz), và tần số cao (24-100 GHz) gọi là sóng millimeter (mmWave).

Trạm 5G sử dụng ăng ten với công nghệ Massive MIMO giúp phục vụ hàng triệu thiết bị trong bán kính 1 Km2. Ngoài ra 5G còn sử dụng công nghệ Beamforming và OFDM để tăng chất lượng sóng vô tuyến.

Một điều đặc biệt của mạng 5G là nó được phản lý bằng phần mềm thay vì phần cứng. Công nghệ Network Slicing cho phép nhà mạng tạo ra các “mạng ảo” trên cơ sở hạ tầng vật lý duy nhất, mỗi mạng ảo được tối ưu hóa cho một dịch vụ cụ thể. 5G cũng nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số thông qua tự động hóa hỗ trợ máy học (ML).

Mạng 5G đã có mặt tại Việt Nam chưa?

hình ảnh trạm 5G viettel

Tại Việt Nam mạng 5G được thử nghiệm vào tháng 6 năm 2020. Đến tháng 9/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Viettel và MobiFone triển khai mạng 5G thương mại tại một số khu vực nhất định.

Sau đó, các nhà mạng khác như VinaPhone và VNPT cũng đã tham gia vào thị trường 5G.

Hiện nay, mạng 5G đã được phủ sóng trên nhiều địa bàn quận, huyện của các thành phố lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,…

Tuy nhiên phạm vi phủ sóng mạng 5G vẫn còn hạn chế. Dự kiến đến cuối năm 2024 phạm vi phủ sóng 5G sẽ được triển khai rộng hơn.

Mạng 5G tác động thế nào?

tốc độ mạng 5G

Đầu tiên, mạng 5G sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho tốc độ mạng di động. Từ đó chất lượng và trải nghiệm người dùng qua mạng di động sẽ được nâng cao vượt trội.

Ngoài ra 5G còn là cơ sở để phát triển công nghệ IOT, học máy và các công nghệ thông minh. 5G là nhu cầu xuất phát từ hiện tại và cũng là cơ sở để phát triển công nghệ trong tương lai.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng 5G!

20 Th5 2024
phân biệt 3 chỉ số của cáp mạng

Tần số (MHz), Tốc độ (Mbps) và Băng thông (Mhz) – Phân biệt 3 chỉ số quan trọng của cáp mạng

Khi mua và lựa chọn cáp mạng có 3 chỉ số quan trọng bậc nhất ta cần theo dõi. Đó là: tần số, tốc độ truyền dẫnbăng thông của cáp mạng. Rất nhiều người nhầm lẫn 3 chỉ số này và không hiểu ý nghĩa của nó. Mỗi loại cáp mạng Cat5e, cat6, cat7,… đều có sự khác nhau giữa các loại chỉ số này.

các loại cáp mạng khác nhau có thông số khác nhau

Trong bài viết này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết ý nghĩa 3 chỉ số này:

1. Tần số (MHz)

Thông số tần số của cáp mạng đo lường tần số tối đa mà một cáp có thể truyền dẫn dữ liệu một cách hiệu quả. Tần số cáp thường xác định khả năng của cáp để truyền dẫn tín hiệu ở các tần số khác nhau. Nó biểu thị mức độ linh hoạt của cáp trong việc truyền dẫn các tín hiệu có tần số khác nhau.

Ví dụ: cáp mạng Cat5e có tần số 100 Mhz nghĩa là cáp mạng Cat5e có khả năng truyền dẫn dữ liệu ở các tần số từ 1 Megahertz đến 100 Megahertz.

Tần số cáp càng lớn thì khả năng truyền dẫn của cáp càng ở càng nhiều tần số khác nhau. Tần số tỷ lệ thuận với tốc độ truyền dữ liệu của cáp mạng.

2. Băng thông (Mhz)

Băng thông của cáp mạng đo lường dải tần số hoặc phạm vi tần số mà một cáp có thể truyền dẫn dữ liệu một cách hiệu quả. Băng thông của cáp thường được đo bằng đơn vị Hz hoặc Mbps (Megabits per second). Nó biểu thị khả năng của cáp để chứa và truyền dẫn dữ liệu ở mức tốc độ nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể.

Vì thường được đo bằng Mhz nên rất nhiều người nhầm lẫn băng thông và tần số của cáp.

Ví dụ: Giả sử cáp mạng cat 6, có khả năng truyền dẫn dữ liệu ở tốc độ lên đến 1 Gigabit mỗi giây (1 Gbps) và có dải tần số từ 1 MHz đến 250 MHz.

  • Tần số cáp: Trong trường hợp này, dải tần số từ 1 MHz đến 250 MHz đại diện cho khả năng của cáp để truyền dẫn tín hiệu ở các tần số từ 1 Megahertz đến 250 Megahertz. Điều này có nghĩa là cáp có thể truyền dẫn tín hiệu ở các tần số khác nhau trong khoảng từ 1 MHz đến 250 MHz, cho phép nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng mạng khác nhau.
  • Băng thông cáp mạng: Trong trường hợp này, băng thông của cáp được xác định là 1 Gbps, tức là nó có khả năng truyền dẫn dữ liệu ở mức tốc độ lên đến 1 Gigabit mỗi giây. Điều này biểu thị khả năng của cáp để chứa và truyền dẫn dữ liệu với mức tốc độ nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể, trong trường hợp này là 1 giây.

3. Tốc độ truyền dữ liệu (Mbps)

Tốc độ truyền dữ liệu đo lường tốc độ mà dữ liệu có thể được truyền qua cáp mạng trong một khoảng thời gian cụ thể. Tốc độ truyền dẫn của cáp thường được đo bằng Mbps (Megabits per second) hoặc Gbps (Gigabits per second). Nó thường biểu thị khả năng của cáp để truyền dẫn dữ liệu ở mức tốc độ cụ thể.

Băng thông và tốc độ truyền dữ liệu cũng hay bị nhầm lẫn với nhau. Ví dụ, một cáp mạng có băng thông là 250 MHz có thể có tốc độ truyền dẫn lên đến 1 Gbps. Trong trường hợp này, băng thông của cáp là 250 MHz, trong khi tốc độ truyền dẫn của cáp là 1 Gbps.

Mặc dù băng thông càng tăng thì tốc độ truyền dữ liệu của cáp cũng càng tăng. Tuy nhiên, băng thông và tốc độ truyền dẫn của cáp là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau.

Tổng kết lại:

  • Cáp mạng có 3 chỉ số quan trọng gồm: tần số cáp, băng thông và tốc độ truyền dữ liệu.
  • Cả 3 chỉ số này càng lớn thì càng tốt.
  • Thông thường ta sẽ quan tâm đến 2 chỉ số: băng thông và tốc độ truyền dữ liệu nhiều hơn.

Dưới đây là bảng liệt kê thông số tần số, băng thông và tốc độ truyền dữ liệu của các loại cáp mạng phổ biến:

Loại cáp mạng Tần số (MHz) Băng thông (MHz) Tốc độ truyền dữ liệu (Gbps)
Cat5 1 – 100 100 1
Cat5e 1 – 100 100 1
Cat6 1 – 250 250 1
Cat6a 1 – 500 500 10
Cat7 1 – 600 600 10
Cat7a 1 – 1000 1000 10
Cat8 1 – 2000 2000 40
20 Th5 2024
mạng AON là gì

Tổng quan mạng AON (Active Optical Network) – Phân biệt AON và PON

Để triển khai cáp quang, ta có hai phương án. Đó là mạng AON và PON. Trong bài trước ta đã tìm hiểu về mạng PON (mạng quang thụ động). Trong bài này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về mạng AON – mạng quang chủ động cho kết nối điểm – điểm. Sau khi đọc song bài viết bạn sẽ trả lời được các câu hỏi sau:

  • Mạng AON là gì?
  • Cấu tạo và thành phần chính mạng AON?
  • Mạng AON khác mạng PON thế nào?
  • Ưu điểm và ứng dụng của mạng AON?

Mạng AON là gì?

mạng AON

AON được viết tắt của Active Optical Network, nghĩa là mạng quang chủ động. AON triển khai kết nối điểm – điểm để triển khai cáp quang nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng, truyền hình cáp, và các dịch vụ mạng khác đến người dùng cuối. AON sử dụng các thiết bị chủ động (cần nguồn điện) như Switch quang hoặc Router để phân phối tín hiệu quang.

Mục đích của mạng AON là để triển khai mạng quang trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ ISP đến với điểm cuối người tiêu dùng.

Thành phần chính của mạng AON

AON sử dụng các thiết bị quản lý và điều phối luồng dữ liệu quang. Hệ thống AON gồm các thành phần chính sau: thiết bị OLT, ONU/ONT và Switch quang. Trong đó:

1. Thiết bị OLT:

  • OLT được đặt tại nhà cung cấp dịch vụ hoặc trung tâm dữ liệu.
  • Nó đóng vai trò trung tâm điều khiển chính, quản lý luồng dữ liệu từ mạng cáp quang đến các thiết bị ONU/ONT của người dùng cuối.

2. Thiết bị ONT/ONU:

  • ONU/ONT được đặt tại nhà khách hàng hoặc các điểm nút trong mạng.
  • Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu quang từ OLT và chuyển đổi thành tín hiệu điện để các thiết bị đầu cuối như máy tính, TV và điện thoại có thể sử dụng.

3. Switch quang:

Bộ chuyển mạch quang nằm ở các điểm nút trong mạng AON, thực hiện chức năng định tuyến và chuyển tiếp tín hiệu quang giữa OLT và ONU/ONT.

Một số switch quang có thể tích hợp các bộ khuếch đại tín hiệu quang để tăng cường tín hiệu và giảm thiểu suy hao trong quá trình truyền dẫn.

Mạng AON hoạt động như thế nào?

Khi OLT tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ phát tín hiệu quang qua cáp quang đến các switch quang. Các bộ chuyển mạch này có nhiệm vụ định tuyến và chuyển tiếp tín hiệu quang đến đúng ONU tương ứng với từng người dùng cuối.

ONU nhận tín hiệu quang, chuyển đổi thành tín hiệu điện để phục vụ cho các thiết bị đầu cuối như máy tính, TV và điện thoại. Quá trình ngược lại diễn ra khi ONU nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối, chuyển đổi thành tín hiệu quang và truyền ngược lại qua các switch quang đến OLT.

OLT không chỉ điều khiển luồng dữ liệu mà còn quản lý băng thông, đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho các ứng dụng yêu cầu. Bộ chuyển mạch quang hỗ trợ bằng cách định tuyến tín hiệu chính xác, đôi khi khuếch đại tín hiệu để giảm suy hao. Nhờ vào sự điều phối chủ động này, AON có khả năng cung cấp các dịch vụ mạng với hiệu suất cao và độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng cuối.

Phân biệt mạng AON và PON

phân biệt mạng AON và PON

Mạng quang thụ động (PON) và mạng quang chủ động (AON) khác nhau ở cách thức phân phối tín hiệu quang giữa thiết OLT đến ONT:

  • AON sử dụng các thiết bị chủ động như Switch quang để quản lý luồng dữ liệu.
  • Trong khi đó, mạng PON sử dụng các thiết bị thụ động như bộ chia quang để phân phối tín hiệu quang.

Mạng AON có hiệu suất cao hơn nhưng cũng tốn chi phí ban đầu cao hơn, bảo trì, cài đặt và triển khai khó hơn. Mạng PON hiệu suất thấp hơn AON nhưng chi phí ban đầu rẻ hơn và dễ dàng triển khai và cài đặt.

Mạng AON thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp lớn hoặc khu vực đô thị nơi cần hiệu suất cao và quản lý băng thông linh hoạt. Mạng PON phổ biến trong mạng truy nhập cáp quang đến tận nhà (FTTH – Fiber To The Home), đặc biệt là ở các khu vực dân cư.

20 Th5 2024
mạng PON là gì

Mạng PON – Passive Optical Network (mạng quang thụ động) – Giới thiệu tổng quan

Để triển khai mạng cáp quang, ta có thể sử dụng 2 phương pháp đó là mạng AONPON. Trong đó, với kết nối điểm tới đa điểm thì ta sử dụng mạng PON. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông thường sử dụng mạng PON để cung cấp băng thông tốc độ cao tới người tiêu dùng. Mạng PON đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu tới người dùng. Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về mạng PON. Tổng quan từ khái niệm, kết cấu, nguyên lý hoạt động và những ưu nhược điểm của mạng PON!

hình ảnh minh họa mạng PON
hình ảnh minh họa mạng PON

Mạng PON là gì?

PON được viết tắt từ Passive Optical Network, dịch là mạng quang thụ động. Mạng PON triển khai kết nối điểm – đa điểm giúp kết nối trung tâm cung cấp dịch vụ của ISP với nhiều người dùng cuối bằng cáp quang.

Sở dĩ có tên gọi là “mạng quang thụ động” bởi vì mạng PON sử dụng các thiết bị thụ động như bộ chia quang để phân phối tín hiệu từ 1 nguồn đến nhiều người dùng thay vì sử dụng các thiết bị chủ động (cần nguồn điện).

giải thích kiến trúc mạng PON đơn giản

Mạng PON là cách để triển khai chặng cuối giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet ISP. Tùy thuộc vào điểm đến của cáp quang mà mạng PON có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • .
  • FTTC: Cáp quang đến lề đường.
  • FTTB: Cáp quang đến tòa nhà.

Cách thành phần của mạng PON

Truyền dữ liệu trong mạng PON được bắt nguồn từ các thiết bị OLT đặt trong trung tâm điều hành của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ OLT nó có thể sẽ truyền đi đến các điểm tập trung và đi qua mạng phân phối quang (ODN) và đến thiết bị ONT/ONU tại hộ gia đình, tòa nhà,…

các thành phần trong mạng PON
các thành phần trong mạng PON

1. Thiết bị OLT:

  • OLT là thiết bị đặt tại trung tâm điều hành của nhà cung cấp dịch vụ (CO – Central Office).
  • Chức năng của OLT là chuyển đổi tín hiệu điện tử thành tín hiệu quang học để truyền qua cáp quang và ngược lại.

2. Thiết bị ONT/ONU

  • ONU/ONT là thiết bị đặt tại nơi của người dùng cuối, nhận tín hiệu quang từ mạng PON và chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện tử.
  • Thông thường, ONT được sử dụng trong các hộ gia đình, còn ONU thường được triển khai trong các tòa nhà hoặc khu công nghiệp lớn.

3. Bộ chia quang:

  • Bộ chia quang thụ động không cần nguồn điện và có nhiệm vụ chia tín hiệu quang từ một sợi cáp quang từ OLT ra nhiều sợi cáp quang để kết nối đến nhiều ONT/ONU.
  • Thông thường, bộ chia có tỷ lệ 1:32 hoặc 1:64, nghĩa là một sợi quang từ OLT có thể phân chia tín hiệu đến 32 hoặc 64 người dùng.

Cơ chế hoạt động của mạng PON

Downstream Transmission (Truyền dẫn xuống): Từ OLT đến các ONU/ONT, tín hiệu quang được phát đồng thời đến tất cả các ONU/ONT thông qua bộ chia quang. Mỗi ONU/ONT sẽ nhận toàn bộ tín hiệu, nhưng chỉ xử lý các dữ liệu được gán cho mình dựa trên các nhận dạng độc nhất.

Upstream Transmission (Truyền dẫn lên): Từ các ONU/ONT về OLT, quá trình này sử dụng kỹ thuật TDM để tránh xung đột tín hiệu. Mỗi ONU/ONT truyền dữ liệu của mình trong một khe thời gian định trước để đảm bảo rằng dữ liệu từ nhiều nguồn không bị xung đột.

Các loại mạng PON

Có nhiều công nghệ mạng PON khác nhau. Mỗi loại mạng PON có các đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Dưới đây là các loại mạng PON hiện có:

Tiêu chí BPON GPON EPON 10G-PON NGPON2 WDM-PON
Tên đầy đủ Broadband Passive Optical Network Gigabit Passive Optical Network Ethernet Passive Optical Network 10 Gigabit Passive Optical Network Next-Generation Passive Optical Network 2 Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network
Chuẩn hóa bởi ITU-T ITU-T IEEE ITU-T ITU-T ITU-T
Tốc độ Downstream Lên đến 622 Mbps Lên đến 2.488 Gbps 1 Gbps Lên đến 10 Gbps Lên đến 40 Gbps hoặc cao hơn Phụ thuộc vào số lượng bước sóng, mỗi bước sóng lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn
Tốc độ Upstream Lên đến 155 Mbps hoặc 622 Mbps Lên đến 1.244 Gbps 1 Gbps 2.5 Gbps (XG-PON) hoặc 10 Gbps (XGS-PON) Lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn Phụ thuộc vào số lượng bước sóng, mỗi bước sóng lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn
Công nghệ ATM GEM Ethernet GEM TWDM (Time and Wavelength Division Multiplexing) WDM (Wavelength Division Multiplexing)
Kết nối Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm
Băng thông Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ với mỗi bước sóng có Băng thông riêng
Ứng dụng Internet, truyền hình cáp, thoại IP Internet tốc độ cao, IPTV, VoIP Internet, truyền hình cáp, thoại IP Dịch vụ video 4K/8K, ứng dụng đám mây, IoT Trung tâm dữ liệu, video độ phân giải cao, dịch vụ doanh nghiệp Mạng doanh nghiệp, dịch vụ viễn thông cao cấp
Tính năng bổ sung DBA DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS, bảo mật cao, mở rộng dễ dàng với các bước sóng bổ sung

Ưu điểm của mạng PON:

  1. Hiệu quả chi phí: Sử dụng các bộ chia quang thụ động giúp giảm chi phí bảo trì và vận hành vì không cần cấp nguồn điện và các thiết bị chủ động giữa đường truyền.
  2. Băng thông cao: Cáp quang cho phép truyền dữ liệu với băng thông lớn và tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu.
  3. Khả năng mở rộng: Dễ dàng mở rộng mạng bằng cách thêm các bộ chia quang mới mà không cần thay đổi cấu trúc chính của hệ thống.

Mạng PON là một giải pháp hiệu quả và kinh tế cho việc triển khai mạng băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang. Với khả năng cung cấp băng thông cao, giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì, mạng PON đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới.