Internet là dịch vụ không thể thiếu hiện nay với hầu hết mọi người. Vậy ai là người cung cấp Internet cho chúng ta? Các đơn vị như Viettel, VNPT, FPT,… cung cấp các dịch vụ Internet cho gia đình, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng: ta có thể gọi chung các đơn vị như vậy gọi là ISP hay nhà cung cấp dịch vụ Internet!

ISP là gì?

minh họa cho khái niệm ISP là gì
minh họa cho khái niệm ISP là gì

ISP viết tắt của “Internet Service Provider“, tức là Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Đây là các tổ chức hoặc công ty cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho người dùng cuối, tổ chức và doanh nghiệp. Các ISP thường cung cấp các dịch vụ như kết nối Internet, email, hosting website, và các dịch vụ khác liên quan đến Internet.

Các dịch vụ mà ISP cung cấp

Hầu như tất cả các dịch vụ liên quan đến Internet, các đơn vị ISP đều cung cấp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cung cấp kết nối đến người dùng cuối. Như mạng tới gia đình, doanh nghiệp. Dưới đây là cách dịch vụ chủ yếu của các ISP:

các dịch vụ ISP cung cấp

1. Kết nối Internet:

Cung cấp kết nối Internet cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.

Hỗ trợ các công nghệ kết nối như cáp quang, DSL, cáp đồng, và kết nối không dây.

2. Dịch vụ truyền thông:

Cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP (Voice over Internet Protocol) cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi qua Internet.

Dịch vụ truyền hình IPTV (Internet Protocol Television) cho phép người dùng xem các kênh truyền hình thông qua Internet.

3. Email:

Cung cấp dịch vụ email cho người dùng và doanh nghiệp.

Quản lý hệ thống email và cung cấp bảo mật email để bảo vệ khỏi spam và virus.

4. Hosting website:

Cung cấp không gian lưu trữ và dịch vụ hosting cho các trang web của cá nhân và doanh nghiệp.

Quản lý máy chủ và cung cấp dịch vụ bảo mật để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công mạng.

5. Bảo mật mạng:

Cung cấp các giải pháp bảo mật mạng như tường lửa (firewall), phần mềm chống virus và phần mềm chống spam.

Quản lý và giám sát mạng để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa mạng.

6. Dịch vụ đám mây (Cloud services):

Cung cấp các dịch vụ đám mây như lưu trữ dữ liệu trực tuyến, sao lưu và phục hồi dữ liệu, và các ứng dụng đám mây.

7. Dịch vụ VPN (Virtual Private Network):

Cung cấp dịch vụ VPN cho phép người dùng truy cập Internet một cách an toàn và riêng tư bằng cách mã hóa dữ liệu truyền qua mạng.

Làm thế nào để các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP mang Internet đến cho người dùng?

Các đơn vị ISP sẽ cần phải triển khai hạ tầng mạng bao gồm hệ thống đường cáp quang, cáp DSL trải dài khắp các khu dân cư. Khi người dùng đăng ký dịch vụ Internet, ISP sẽ đi dây kết nối từ hạ tầng này đến các tận gia đình, doanh nghiệp.

Hầu hết các ISP đều sẽ cung cấp các hệ thống OLT và thiết bị Modem đi cùng dịch vụ ISP cho khách hàng của mình. Họ cũng hỗ trợ cài đặt và kết nối với mạng LAN của khách hàng.

ISP cũng triển khai nhiều trung tâm dữ liệu, phần mềm, ứng dụng để hỗ trợ các dịch vụ khác về webhosting, lưu trữ đám mây, dịch vụ Email cho người dùng.

Các đơn vị ISP nổi bật nhất tại Việt Nam

các đơn vị ISP tại Việt Nam

Nếu nói về đơn vị cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ thuộc lòng 3 cái tên: Viettel, VNPT và FPT. Ngoài ra còn có các đơn vị ISP khác như: SCTV, CMC Telecom,… nhưng chiếm thị phần ít hơn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến hết tháng 10 năm 2022, 3 ISP chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam là:

  • VNPT: 40,57%
  • Viettel: 40,14%
  • FPT Telecom: 18,83%

Như vậy, VNPT là nhà cung cấp dịch vụ internet có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần.

Ngoài 3 nhà cung cấp trên, còn có một số nhà cung cấp khác như CMC Telecom, SCTV, NetNam, VTC, VietNamNet, FPT Play… với thị phần nhỏ hơn.

Tầm quan trọng của các đơn vị ISP

Có thể nói rằng Internet có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào các đơn vị ISP. Họ chính là người quản lý và cung cấp Internet đến tận tay người tiêu dùng. Gần như có thể nói rằng nếu không các đơn vị ISP, người dùng rất khó tiếp cận được Internet và các dịch vụ.

Sự phát triển của các đơn vị ISP nói một cách nào đó là sự phát triển kinh tế của đất nước.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu khái niệm thuật ngữ ISP ám chỉ điều gì?

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!