Để ẩn danh và ngăn chặn rủi ro tấn công khi truy cập Internet, người ta thường sử dụng các máy chủ trung gian như Proxy. Tuy nhiên nhiều người sành công nghệ hơn thì lựa chọn VPN – hay mạng riêng ảo. Vậy VPN là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Tại sao người ta lại sử dụng VPN?

Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết và sâu sắc nhất về VPN!

VPN – Virtual Private Network là gì?

minh họa VPN
minh họa VPN

VPN được viết tắt của Virtual Private Network, nghĩa là mạng riêng ảo. Đây là công nghệ sử dụng một máy chủ trung gian và tạo ra kết nối mạng riêng ảo trên mạng Internet. VPN mã hóa dữ liệu và ẩn địa chỉ IP của người dùng để bảo vệ khi truy cập Internet.

Điều này có nghĩa là khi bạn truy cập vào web, các đơn vị ISP, máy chủ web không thể biết được thông tin bạn đang truy cập trang web nào? xem những gì? Tải những gì? Vị trí của bạn ở đâu?

VPN hoạt động thế nào?

Để truy cập internet, thiết bị của bạn cần địa chỉ IP. Thông thường khi truy cập Internet, thiết bị của bạn sẽ được ISP cấp một địa chỉ IP, gửi yêu cầu đến nhà ISP và chuyển tiếp tới máy chủ web đích. Vì vậy, cả ISP lẫn máy chủ web đều biết bạn là ai? Địa chỉ IP của bạn là gì? Cách bên tấn công thứ 3 có thể đọc lén dữ liệu của bạn truy cập và gửi đi.

truy cập web khi không có VPN
truy cập web khi không có VPN

VPN sử dụng một máy chủ trung gian, khi thiết bị gửi yêu cầu truy cập web. Nó sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ VPN thay vì đến ISP hay máy chủ web trực tiếp. Sau đó, máy chủ VPN sẽ gửi yêu cầu thay thiết bị của bạn tới máy chủ web đích. Khi nhận được thông tin phản hồi từ máy chủ Web, máy chủ VPN lại trả lại kết quả cho bạn.

cách VPN hoạt động
Truy cập web khi có VPN

Điều đặc biệt của VPN là nó mã hóa toàn bộ dữ liệu trong quá trình này. Đây chính là sự khác biệt để phân biệt VPN với các dịch vụ hỗ trợ ẩn thông tin truy cập Internet của Proxy Server.

Lợi ích khi sử dụng VPN là gì?

1. Mã hóa dữ liệu khi truy cập web:

VPN sử dụng các biện pháp mã hóa an toàn để bảo vệ dữ liệu bạn. VPN thiết lập mã hóa dựa trên quy tắc kết nối 3 bước. Để đọc được dữ liệu, bạn cần có Key. Nếu không thì không thể đọc dữ liệu.

Nếu sử dụng các biện pháp tấn công dò mật khẩu thì thời gian để có thể mò được mật khẩu chính xác phải mất đến hàng triệu năm. Do đó, dữ liệu được mã hóa bởi VPN rất an toàn.

2. Ẩn địa chỉ IP:

VPN đổi địa chỉ IP của thiết bị và thay thế bằng địa chỉ IP của máy chủ VPN. Do đó, không một bên nào biết địa chỉ IP chính xác của thiết bị bạn sử dụng. Đồng nghĩa với ẩn địa chỉ IP, các thông tin về vị trí địa lý, ISP cũng được ẩn đi mà không bị lộ.

3. Truy cập nôi dụng bị chặn:

Rất nhiều trang web, tài nguyên sử dụng biện pháp chặn địa chỉ IP truy cập. Họ chỉ cho phép người dùng truy cập từ các khu vực nhất định. VPN giúp bạn có thể đổi địa chỉ IP theo từng vị trí địa lý để vượt qua rào cản này và truy cập vào các nội dung bị chặn.

Có nên dùng VPN không?

Việc sử dụng VPN chưa bao giờ là quá cần thiết. Vì cơ bản việc lộ địa chỉ IP trên Internet là điều bình thường và không đáng sợ như bạn tưởng tượng. Tuy nhiên, nếu bạn cần những lợi ích mà VPN mang lại ở trên thì bạn nên sử dụng VPN.

Việc sử dụng VPN là có ích. Nó giúp bạn an toàn hơn khi truy cập web. Việc quyết định sử dụng VPN hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Có các loại VPN nào?

Có nhiều loại VPN khác nhau được sử dụng cho các mục đích và tình huống cụ thể. Dưới đây là một số loại phổ biến của VPN:

1. VPN điểm-to-điểm (P2P): Loại VPN này cho phép kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị hoặc mạng máy tính khác nhau mà không cần thông qua một máy chủ trung gian. Điều này thường được sử dụng trong các mô hình kết nối giữa các chi nhánh của một tổ chức hoặc giữa các máy tính cá nhân.

2. VPN truy cập từ xa (Remote Access VPN): Loại VPN này cho phép người dùng từ xa kết nối vào mạng nội bộ của một tổ chức hoặc công ty một cách an toàn thông qua Internet. Điều này cho phép nhân viên làm việc từ xa truy cập vào tài nguyên mạng nội bộ một cách an toàn từ bất kỳ đâu trên thế giới.

3. VPN site-to-site: Loại VPN này cho phép kết nối an toàn giữa hai mạng LAN (Local Area Network) khác nhau thông qua Internet. Điều này thường được sử dụng trong các tổ chức có nhiều văn phòng hoặc chi nhánh, cho phép chia sẻ tài nguyên mạng và dữ liệu giữa các vị trí khác nhau một cách an toàn.

4. VPN SSL/TLS: Loại VPN này sử dụng giao thức SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để tạo ra một kết nối an toàn giữa máy tính của bạn và máy chủ VPN. Điều này thường được sử dụng cho các ứng dụng trực tuyến như truy cập vào trang web hoặc email từ xa.

5. VPN dành cho doanh nghiệp (Enterprise VPN): Loại VPN này được triển khai và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp để bảo vệ dữ liệu nội bộ và cho phép nhân viên truy cập vào tài nguyên mạng từ xa một cách an toàn.

Các giao thức VPN

Có nhiều giao thức VPN như OpenVPN, IPSec, L2TP/IPSec, và IKEv2/IPSec. Mỗi giao thức mang lại những ưu điểm và hạn chế riêng.

OpenVPN, với tính linh hoạt và khả năng hoạt động qua nhiều cổng, có thể được xem xét cho môi trường mạng đòi hỏi sự đa dạng và sự linh hoạt. Trong khi đó, IPSec, với khả năng bảo mật mạnh mẽ và khả năng triển khai cho cả kết nối remote access và site-to-site, phù hợp cho các tổ chức đặt nặng vấn đề bảo mật.

L2TP/IPSec, bằng cách kết hợp cả L2TP và IPSec, mang lại sự kết hợp giữa tính nhanh chóng của L2TP và bảo mật của IPSec. Tuy nhiên, việc sử dụng cả hai giao thức có thể làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu. Trong khi đó, IKEv2/IPSec, với khả năng nhanh chóng và linh hoạt, phù hợp cho các tình huống cần chuyển đổi mạng linh hoạt và duy trì kết nối liên tục.

Lưu ý khi sử dụng VPN

Việc sử dụng VPN là tốt nhưng hãy cân nhắc kỹ để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ VPN. Đặc biệt hãy cẩn thận khi sử dụng VPN miễn phí. Đôi khi các đơn vị cung cấp VPN sẽ không thực hiện như cam kết và lời quảng cáo.

Họ thường không giữ bí mật về lịch sử duyệt web, địa chỉ IP mà bạn sử dụng. Do đó, ta nên sử dung các dịch vụ VPN uy tín và chất lượng.

Mong rằng bài viết này hướng dẫn đủ hiểu cho các bạn về VPN!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!