Bình thường khi tìm mạng WiFi để truy cập, ta thường bật tính năng bắt WiFi sau đo, một danh sách các mạng WiFi hiện có sẽ hiện lên. Danh sách tên WiFi chính là SSID WiFi.
SSID là gì?
SSID được viết tắt của “Service Set Identifier“. SSID gồm chuỗi ký tự định danh mạng không dây, được sử dụng để phân biệt các mạng không dây khác nhau trong cùng một khu vực vật lý.
Khi bạn tìm kiếm mạng Wi-Fi trên điện thoại di động hoặc máy tính, danh sách các mạng xuất hiện thường đi kèm với các SSID của chúng. SSID giúp các thiết bị di động và máy tính xác định và kết nối đến mạng không dây mà bạn muốn truy cập.
Ngoài việc định danh mạng, SSID cũng có thể được sử dụng để bảo mật mạng không dây. Khi kích hoạt tính năng bảo mật trên một mạng Wi-Fi, bạn thường phải nhập mật khẩu tương ứng với SSID để kết nối thành công. Điều này giúp đảm bảo rằng chỉ những người có mật khẩu mới có thể truy cập vào mạng đó.
Đặc điểm của SSID
- SSID thường đặt bằng chuỗi kỹ tự với độ dài tối đa 32 ký tự và tối thiểu là 8 Ký tự.
- Ta có thể sử dụng cả chữ cái, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
- Mỗi SSID thương đi kèm với một mật khẩu riêng.
Công dụng của SSID
1. Dùng để phân biệt tên của các mạng WiFi khác nhau. Từ đó, người dùng biết cần kết nối chính xác với mạng WiFi nào?
2. SSID đi kèm mật khẩu giúp bảo mật và kiểm soát truy cập người sử dụng mạng WiFi.
3. Một số người thậm chí sử dụng SSID để quảng cáo bằng cách đặt tên SSID thành tên quán, tên cửa hàng và mật khẩu WiFi là “camonquykhach”, “chucquykhachngonmieng”,…
Ta có thể thay đổi SSID không? Nếu có thì đổi SSID của WiFi bằng cách nào?
SSID có thể thay đổi được. Để thay đổi SSID của Router WiFi, ta cần phải truy cập vào trang quản trị của Router. Cách truy cập vào trang quản trị WiFi mình đã hướng dẫn rất nhiều lần, bạn có thể xem qua các bài viết sau để biết:
Để đổi SSID ta có thể thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng một máy tính hoặc thiết bị di động kết nối đến mạng Wi-Fi bạn muốn thay đổi SSID.
- Mở trình duyệt web và nhập địa chỉ IP của bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây vào thanh địa chỉ. Thông thường, địa chỉ IP này được ghi trên nhãn của thiết bị hoặc trong tài liệu hướng dẫn.
- Nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào giao diện quản trị của thiết bị mạng. Thông tin đăng nhập này cũng thường được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn hoặc trên nhãn của thiết bị.
- Tìm kiếm phần cài đặt SSID trong giao diện quản trị của thiết bị. Thường thì phần này được gọi là “Wireless Settings”, “Wireless Network“, hoặc tương tự. Trong phần này, bạn sẽ thấy tùy chọn để thay đổi tên SSID.
- Nhập tên SSID mới mà bạn muốn sử dụng cho mạng Wi-Fi của bạn vào trong ô tương ứng. Đảm bảo rằng bạn chọn một SSID tuân theo các quy tắc và yêu cầu đã được đề cập trước đó.
- Sau khi đã nhập SSID mới, bạn cần lưu và áp dụng cài đặt để thay đổi được áp dụng vào thiết bị mạng của bạn.
- Đôi khi, sau khi thay đổi SSID, bạn cần khởi động lại bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây để thay đổi có hiệu lực.
Có nhiều tên SSID giống nhau trong cùng khu vực được không?
Có, bạn có thể đặt tên SSID giống nhau cho nhiều mạng Wi-Fi khác nhau. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số vấn đề:
- Nếu có nhiều mạng Wi-Fi trong phạm vi gần nhau có cùng SSID, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc xác định và kết nối đúng mạng mà họ muốn truy cập.
- Khi nhiều mạng Wi-Fi sử dụng cùng một SSID, có thể xảy ra xung đột và hiệu suất mạng có thể bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mạng này.
- Nếu nhiều mạng Wi-Fi có cùng SSID và không có tính năng bảo mật phân biệt, có thể dễ dàng xảy ra lỗ hổng bảo mật khi người dùng kết nối đến mạng sai do nhầm lẫn.
Để tránh các vấn đề này, thường khuyến khích là mỗi mạng Wi-Fi nên có một SSID duy nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như khi triển khai mạng Wi-Fi ở một khu vực lớn, có thể sử dụng cùng một SSID và tận dụng tính năng roaming để người dùng di chuyển giữa các điểm truy cập mà không bị gián đoạn.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu SSID của WiFi là gì?
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!