RAM là một trong những thiết bị cực kỳ quan trọng trên máy tính, điện thoại. RAM quyết định đến hiệu suất làm việc của máy tính. Nâng cấp RAM cũng là cách để nâng cấp khả năng làm việc của máy tính tốt hơn. Vậy RAM là gì? Tác dụng của RAM và tại sao nâng cấp RAM để làm gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

RAM là gì?

hình ảnh RAM

RAM được viết tắt của Random Access Memory, hay còn được gọi là bộ nhớ tạm thời. RAM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu ngắn hạn và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. RAM lưu trữ các thông tin về chương trình, ứng dụng và dữ liệu mà CPU cần truy cập thường xuyên trong quá trình máy tính hoạt động.

Có nhiều dung lượng RAM hơn nghĩa là máy tính có thể truy cập và đọc nhiều dữ liệu hơn gần như ngay lập tức, thay vì được ghi trên ổ cứng hoặc SSD.

RAM có tác dụng gì?

RAM giúp máy tính thực hiện các tác vụ thương ngày từ truy cập app, lướt web, sử dụng excel, chơi game,… RAM cho phép chuyển đổi nhanh chóng giữa các tác vụ và đồng thời ghi lại bạn đang ở tác vụ nào. Càng nhiều RAM thì khả năng đa nhiệm ứng dụng càng tốt.

Để hiều đơn giản, ta cần biết rằng. Bất cứ khi nào các ứng dụng, chương trình chạy đều sẽ tốn RAM. Thử dùng Task Manager kiểm tra xem:

dùng Task manager kiểm tra bộ nhớ RAM
dùng Task manager kiểm tra bộ nhớ RAM

RAM càng nhiều, thì ta có thể sử dụng bật nhiều ứng dụng và chương trình cùng lúc. Nếu RAM bắt đầu đầy, máy tính sẽ bắt đầu chậm dần và khi chuyển qua lại ứng dụng bằng Alt + Tab chắc chắn sẽ bị lag. Các ứng dụng đang chạy như Photoshop mà không đủ RAM dùng sẽ tự động tắt.

Ví dụ như bật 1 Tab trình duyệt trên Chorme tốn 100 Mb dung lượng RAM thì RAM 4G sẽ bật được 40 Tab trên trình duyệt và RAM 8G sẽ bật được 80 Tab trên trình duyệt.

RAM trên máy tính hoạt động như thế nào?

Khi ta sử dụng máy tính để chơi game hay lướt web, hay bất kỳ tác vụ nào. Máy tính sẽ tải dữ liệu mà CPU cần từ ổ cứng và lưu trữ nó ở RAM. CPU sử dụng các dữ liệu này để thực hiện các tác vụ nhanh chóng.

cách RAM hoạt động

Tốc độ của RAM giúp truy xuất dữ liệu nhanh. Tốc độ RAM quyết định tốc độ dữ liệu truyền vào và ra của CPU. Nếu RAM chậm, ta sẽ tốn thêm thời gian đợi dữ liệu vào và ra từ CPU.

RAM giống như việc bộ não của mình ghi nhớ những nội dung ngắn hạn. Ví dụ như bạn đi chợ và mẹ bạn nói cho bạn biết rằng cần phải mua theo 1 danh sách nhất định. Do đó, ta cần phải ghi nhớ nó để đi chợ sau đó. RAM cũng thế nó ghi các dữ liệu mà CPU cần sử dụng tạm thời bây giờ.

Nếu bạn không thể nhớ danh sách đi chợ thì bạn sẽ chẳng biết mua gì? Bạn lại phải quay lại hỏi mẹ bạn. Cũng giống như nếu không đủ RAM thì CPU sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều để truy cập và xử lý dữ liệu.

Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của RAM

RAM được cấu tạo từ các ô nhớ, mỗi ô nhớ có thể chứa một bit thông tin, và các ô nhớ này được tổ chức thành các hàng và cột. Các module RAM hiện đại thường được sản xuất dưới dạng DIMM (Dual Inline Memory Module) và sử dụng công nghệ DDR (Double Data Rate) như DDR3, DDR4, và mới nhất là DDR5.

hình ảnh minh họa cấu tạo của RAM

Nguyên lý hoạt động của RAM dựa trên việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo cơ chế truy cập ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là bất kỳ ô nhớ nào cũng có thể được truy cập trực tiếp mà không cần phải tuần tự qua các ô nhớ khác, giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Khi một chương trình hoặc tập tin được mở, hệ điều hành sẽ sao chép các dữ liệu cần thiết từ ổ cứng lên RAM để CPU có thể truy xuất và xử lý một cách nhanh chóng.

RAM và ổ cứng khác nhau thế nào?

Nếu định build cây máy tính, bạn cần phải biết sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng trên máy tính. Ổ cứng hay ổ đĩa dù là loại ổ cứng HDD truyền thống hay ổ cứng SSD thì đều được sử dụng để lưu trữ tệp và dữ liệu dài hạn. Các dữ liệu bạn tải về đều được lưu trữ trên ổ cứng.

Còn RAM chi lưu dữ liệu bạn cần cho ứng dụng và tệp đang mở. Khi tắt nguồn thiết bị, dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa sạch. Đó là lý do tại sao ta cần phải lưu file đang viết dở trên Word vào ổ cứng trước khi đóng ứng dụng.

so sánh RAM với ổ cứng

Tại sao RAM không đủ lại khiến máy tính chậm?

Khi mở một tác vụ như chỉnh sửa ảnh trên Photoshop nhưng máy tính của bạn không đủ RAM. Máy tính sẽ phải xáo trộn dữ liệu giữa ổ cứng, RAM và bộ xử lý làm cho dữ liệu vào và ra CPU chậm hơn. Do đó máy tính của bạn bị chậm. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì máy tính của bạn có thể bị đơ, hoặc ứng dụng sẽ báo không thể phản hồi.

minh họa cách RAM hoạt động khi mở WORD
minh họa cách RAM hoạt động khi mở WORD

Do đó, các trò chơi hay ứng dụng năng như Photoshop đều có cấu hình máy tính yêu cầu để sử dụng. Như photoshop yêu cầu cấu hình máy tính thích hợp như sau:

  • CPU: Intel Core i5 trở lên hoặc AMD Ryzen 5 trở lên
  • RAM: 16GB
  • Dung lượng ổ cứng: 500GB SSD hoặc hơn
  • Hệ điều hành: Windows 10 (64-bit) hoặc macOS 10.15 (hoặc cao hơn)
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1050 Ti trở lên hoặc AMD Radeon RX 560 trở lên.

Có nhưng loại RAM nào?

1. DRAM (Dynamic RAM)

DRAM là loại RAM phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân và máy chủ., sử dụng các tụ điện để lưu trữ dữ liệu dưới dạng bit. Cần phải được làm mới (refresh) hàng nghìn lần mỗi giây vì các tụ điện mất điện tích theo thời gian. Có mật độ lưu trữ cao, giá thành rẻ.

2. SRAM (Static RAM)

SRAM thường được sử dụng trong các bộ nhớ cache của CPU và các thiết bị yêu cầu tốc độ cao. Nó lưu trữ dữ liệu bằng cách sử dụng các mạch lật (flip-flop), không cần làm mới liên tục như DRAM. Tốc độ truy xuất nhanh hơn DRAM. Không cần làm mới, giữ dữ liệu cho đến khi tắt nguồn.

3. SDRAM (Synchronous DRAM)

SDRAM là một dạng cải tiến của DRAM, hoạt động đồng bộ với bus hệ thống của CPU, được sử dụng trong các hệ thống máy tính hiện đại. Nó có thể thực hiện nhiều lệnh trong một chu kỳ xung nhịp và tốc độ truy xuất nhanh hơn DRAM truyền thống.

4. DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)

DDR SDRAM là phiên bản nâng cao của SDRAM, truyền dữ liệu ở cả cạnh lên và cạnh xuống của xung nhịp, tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu. Nó được sử dụng rộng rãi trong các máy tính để bàn, máy tính xách tay, và máy chủ.

5. GDDR (Graphics DDR)

GDDR là loại RAM được thiết kế đặc biệt cho các card đồ họa, tối ưu hóa cho việc xử lý đồ họa. Nó được sử dụng trong các card đồ họa để hỗ trợ chơi game và xử lý đồ họa chuyên nghiệp.

6. LPDDR (Low Power DDR)

LPDDR là phiên bản tiêu thụ điện năng thấp của DDR, được thiết kế cho các thiết bị di động. Nó được sử dụng trong các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, và ultrabook.

Các thông số quan trọng của RAM

  1. Dung lượng: Dung lượng RAM thường được đo bằng gigabyte (GB) và quyết định khả năng lưu trữ tạm thời của hệ thống. Dung lượng RAM lớn hơn cho phép máy tính chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc mà không bị chậm.
  2. Tốc độ: Tốc độ của RAM, đo bằng megahertz (MHz), biểu thị tốc độ mà RAM có thể đọc và ghi dữ liệu. Tốc độ cao hơn giúp cải thiện hiệu năng tổng thể của hệ thống.
  3. Độ trễ: Đây là thời gian trễ giữa lệnh truy xuất và khi dữ liệu bắt đầu được chuyển. Độ trễ thấp hơn có nghĩa là RAM có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

Bạn cần bao nhiêu dung lượng RAM?

Nếu chỉ cần xem video, lướt web hay dùng tác vụ đơn giản như email, Word, excel thì RAM 4G là đủ.

Với trò chơi điện tử hoặc chính sửa ảnh thì cần ít nhất là Ram 12G.

Nếu muốn dùng các ứng dụng mượt mà không bị ảnh hưởng thì cần ít nhất RAM 32G. Lúc này bạn có thể sử dụng PTS hay chơi LoL, FiFA hay các game online hiện nay một cách mượt mà với tốc độ khung hình tốt.

Nếu muốn chơi các tựa game offline siêu nặng hay sử dụng để làm các ứng dụng như dựng phim, video 3D, ảnh 3D thì ta sẽ cần phải sử dụng đến 64 G RAM.

Dấu hiệu máy tính của bạn cần nâng cấp RAM?

Nâng cấp RAM là biện pháp tốt nếu bạn gặp các trường hợp sau:

  • Khi mở Task Manager lên kiểm tra thấy RAM luôn hoạt động trên 80%.
  • Mở file nặng rất chậm.
  • Máy tính hay gặp tình trạng máy treo và ứng dụng bị đơ.
  • Mở ứng dụng và chơi game chậm.
  • FPS trên máy tính khi chơi game lên xuống liên tục.
  • Mở càng nhiều ứng dụng máy càng đơ.

Một vài sự thật bất ngờ về RAM

1. Máy tính đầu tiên ENIAC chế tạo năm 1946 có RAM với dung lượng chỉ có 512 Byte.

2. RAM không chỉ sử dụng ở máy tính. Nó còn được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử như Switch, Router, điện thoại, máy in, xe hơi,…

3. Siêu máy tính Fugaku, được chế tạo tại Nhật Bản, có 675 petabyte RAM. Đó là 675.000.000.000.000.000 byte!

4. Ép xung RAM có thể làm tăng tốc độ của nó, nhưng cũng có thể làm hỏng RAM nếu không được thực hiện đúng cách.

5. Trên rắc cắm của RAM được mạ vàng để tránh oxi hóa và tăng khả năng truyền dẫn.

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!