Bộ chuyển đổi quang điện thường được sử dụng để kết nối mạng LAN với mạng quang. Ví dụ điển hình nhất là kết nối 2 mạng LAN ở khoảng cách xa nhau hàng Km với cáp quang. Khi triển khai, bộ chuyển đổi quang điện thường được sử dụng theo cặp. Mỗi đầu dây cáp quang sẽ cần 1 Converter quang.

Tuy nhiên, khi sử dụng bộ chuyển đổi quang điện theo cặp, nếu cáp quang ở 1 bên bị gặp sự cố thì thiết bị còn lại sẽ tiếp tục hoạt động mặc dù không có dữ liệu được truyền. Và ta cũng không có thông bão lỗi cho quản trị. Để giải quyết về đề này tính năng FEF (Far End Fault) và LFP (Link Fault Pass Throug) trên Converter quang sẽ thực hiện.

Tính năng FEF trên Converter quang

Far-End Fault (FEF) là một tính năng quan trọng trong các thiết bị mạng, đặc biệt là trong các bộ chuyển đổi quang điện. Tính năng này cho phép thiết bị gửi tín hiệu cảnh báo đến thiết bị nguồn khi xảy ra lỗi tại đầu xa của kết nối quang, tức là khi có sự cố xảy ra ở phía xa của liên kết quang.

Khi FEF được kích hoạt, bộ chuyển đổi quang điện sẽ phát hiện được sự cố ở đầu xa của đường truyền quang và gửi một tín hiệu cảnh báo về thiết bị gốc, giúp người quản trị mạng dễ dàng xác định và xử lý vấn đề. Điều này làm tăng tính tin cậy và hiệu suất của hệ thống mạng bằng cách giảm thời gian downtime và giúp nhanh chóng khôi phục kết nối khi có sự cố xảy ra.

mô tả tính năng FEF trên Converter quang
mô tả tính năng FEF trên Converter quang

Hoạt động của FEF trên Bộ chuyển đổi phương tiện:

Khi bật tính năng FEF, nếu mất tín hiệu cổng nhận Rx ở bên A của Converter sẽ làm cho đầu truyền Tx tạo ra 1 thông báo FEF cho Converter ở đầu B có lỗi xảy ra.

Khi Converter ở đầu B nhận được thông báo có sự cố xảy ra ở đầu Rx, việc truyền từ cổng Tx của Converter A sẽ bị vô hiệu hóa.

Cả Converter A và Converter B sẽ ngắt kết nối và các đèn thông báo trên Switch Ethernet cũng sẽ chuyển màu để chỉ ra trạng thái ngắt kết nối.

Khi Far End Fault được hỗ trợ và kích hoạt, mất tín hiệu RX ở bên A của Bộ chuyển đổi phương tiện sẽ làm cho đầu TX tạo ra một mẫu Far End Fault để thông báo cho Bộ chuyển đổi phương tiện B ở đầu xa của cặp quang rằng đã xảy ra một lỗi.

Khi đầu Rx trên Converter ở đầu A có tín hiệu trở lại, đầu Tx sẽ được hoạt động bình thường trở lại.

mô tả cách thức hoạt động của tính năng FEF trên converter quang

Tính năng LFP trên Converter quang

LFP là tính năng được sử dụng để giám sát liên kết đồng với các bộ chuyển đổi quang điện từ thiết bị cục bộ. Khi cáp đồng kết nối với Converter bị lỗi, tính năng LFP đảm bảo vô hiệu hóa liên két quang và kết nối đầu xa.

Bằng cách sử dụng tính năng LFP, ta có thể giám sát lỗi mạng đặc biệt về các liên kết đồng tới Converter quang.

Hoạt động của LFP trên Bộ chuyển đổi phương tiện:

Giả sử ta liên kết đồng từ Switch tới Converter phía A xảy ra lỗi. Chức năng LFP được bật, Converter A sẽ thông báo cho Converter B về lỗi liên kết đồng và vô hiệu hóa kết nối quang đến Converter B.

Converter B nhận được thông báo cũng sẽ vô hiệu hóa kết nối, Đèn tín hiệu trên cổng liên kết Switch với Converter sẽ hiển thị trạng thái thiết bị ngắt kết nối.

mô tả cách thức hoạt động của tính năng LFP trên converter quang

Lưu ý khi sử dụng tính năng FEF và LFP

Ta cần phải lưu ý rằng FEF là cơ chế chỉ lỗi liên kết từ xa. Còn LFP là cơ chế chuyển trạng thái lỗi sử dụng cả hai đầu của liên kết. Dưới đây là các lưu ý:

  • Đảm bảo rằng sử dụng 1 cặp Converter quang và cả 2 đều hỗ trợ FEF và LFP nếu muốn kích hoạt tính năng FEF và FLP. Tốt nhất nên chọn cùng một hãng và Model.
  • Các thiết bị khác trong mạng có thể cần cấu hình để nhận diện và xử lý tín hiệu hiệu FEF hoặc các trạng thái lỗi của Link Pass-Through.

Tóm lại, FEF và LFP đều là 2 tính năng quan trọng giúp hỗ trợ quản trị viên mạng phát hiện, xử lý các lỗi về liên kết trong mạng quang. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được ứng dụng và tính năng của FEF và LFP!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!