Với truyền dẫn dữ liệu khoảng cách xa, ta cần phải sử dụng cáp quang. Và để liên kết dữ liệu từ mạng LAN với cáp quang, ta thường sử dụng bộ chuyển đổi quang điện hay Converter quang. Tuy nhiên, có rất nhiều người dùng thắc mắc:

(1) Bộ chuyển đổi quang điện có phải được sử dụng theo cặp không?

(2) Converter quang có được chia thành một để nhận và một để gửi không? Hoặc có thể sử dụng hai bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang bất kỳ thành một cặp không?

(3) Nếu phải sử dụng bộ chuyển đổi quang điện theo cặp thì chúng có cùng nhãn hiệu và kiểu dáng không? Hoặc bất kỳ thương hiệu nào có thể được sử dụng kết hợp?

Trong bài viết này, ta sẽ giải quyết các thắc mắc trên một cách chi tiết!

Bộ chuyển đổi quang điện có sử dụng theo cặp không? Nó có được chia thành máy thu và máy phát?

(1) Bộ chuyển đổi quang điện có phải được sử dụng theo cặp không?

Trong thực tế, cáp quang dùng để nối 2 điểm mạng LAN lại với nhau. Cho nên ở hai đầu ta cần phải sử dụng 1 converter quang. Do đó, mà ta thường sử dụng Converter quang theo cặp.

bộ chuyển đổi quang điện

Tuy nhiên, Converter quang có thể sử dụng theo các trường hợp khác mà không nhất thiết phải sử dụng 1 cặp như:

  • Converter quang + Switch quang.
  • Converter quang + Bộ thu phát SFP.

Về nguyên tắc, thì dữ liệu truyền qua cáp quang sẽ được thực hiện miễn là bước sóng và định dạng đóng gói giống nhau và cả 2 đều hỗ trợ cùng 1 giao thức!

(2) Bộ chuyển đổi quang điện có đầu phát và đầu nhận không?

Các bộ chuyển đổi quang điện chế độ Singlemode loại 2 sợi (thường cần 2 sợi quang để liên lạc) sẽ không chia thành máy phát và máy thu. Miễn là chúng gồm 1 cặp là có thể sử dụng được. Ta thường thấy các Converter chia thành A và B. Thì không nhất thiết Converter ở đầu phát là A và đầu nhận là B mà cứ là 1 cặp thì converter quang nằm ở vị trí nào đều được.

Chỉ có các bộ chuyển đổi singlemode loại 1 sợi (dùng 1 sợi quang duy nhất để truyền và nhận dữ liệu) thì mới được chia thành máy thu và máy phát.

(3) Có thể sử dụng kết hợp các nhãn hiệu khác nhau được không?

Bất kể là Converter quang loại sợi đơn hay sợi kép thì đều nên sử dụng theo cặp. Ngay cả khi chúng có khác thương hiệu, miễn là tốc độ, bước sóng và chế động giống nhau thì chúng đều tương thích với nhau và có thể kết nối được. Tuy nhiên, mình vẫn khuyến khích bạn sử dụng Converter quang cùng cặp của 1 hãng.

hình ảnh 1 cặp bộ chuyển đổi quang điện
hình ảnh 1 cặp bộ chuyển đổi quang điện

Ví dụ: 100M và 1000M, bước sóng 1310nm và bước sóng 1300nm không thể giao tiếp với nhau. Ngoài ra, ngay cả khi chúng cùng nhãn hiệu, một cặp bộ thu phát sợi đơn và sợi kép sợi kép cũng không thể giao tiếp với nhau.

Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi và 2 sợi là gì?

Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi hay còn được gọi là sợi đơn. Nó sử dụng cáp quang singlemode và chỉ sử dụng 1 sợi quang duy nhát đề kết nối 2 đầu mạng LAN với nhau. Converter quang ở hai đầu sẽ sử dụng các bước sóng quang khác nhau nên tín hiệu quang có thể truyền trong 1 lõi sợi quang duy nhát.

Trái ngược lại, Bộ chuyển đổi quang điện sử dụng 2 sợi quang, một sợi dùng để gửi và một sợi dùng để nhận. Do đó, khi sử dụng Converter quang 2 sợi, nếu cắm cáp quang vào 1 đầu gửi bên này thì đầu kia phải cắm vào cổng nhận và ngược lại. Tức là 2 đầu phải bắt chéo nhau.

Làm thế nào để kết hợp các bộ chuyển đổi quang điện?

Để sử dụng bộ chuyển đổi quang điện, ta cần phải khớp thiết bị ở hai đầu. Để thực hiện điều này, ta sử dụng 4 nguyên tắc sau:

1. Kết hợp bước sóng:

Converter quang thường có 3 bước sóng: 850nm, 1310 nm và 1550nm. Trước tiên, ta cần phải chú ý đến bước sóng làm việc trên thiết bị ở hai đầu. Đặc biệt là loại Converter quang 1 sợi singlemode, ta cần phải chú ý đến sự phù hợp giữa đầu A và đầu B.

2. Kết hợp sợi đơn và sợi kép:

Bộ chuyển đổi sợi quang được chia thành bộ chuyển đổi sợi quang đơn và sợi quang kép theo số lượng sợi được sử dụng. Bộ chuyển đổi phương tiện sợi đơn sử dụng một sợi quang để truyền hai bước sóng và bộ chuyển đổi phương tiện sợi kép cần sử dụng hai sợi. Một đầu của RX cần được kết nối với đầu kia của TX.

3. Kết hợp chế độ singlemode và multimode:

Khi sử dụng bộ chuyển đổi cáp quang, chúng ta phải đảm bảo chế độ phù hợp. Bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang singlemode cần được sử dụng với cáp quang singlemode và bộ chuyển đổi quang Multimode cần được sử dụng với cáp quang Multimode. Do đó, không thể sử dụng bộ chuyển quang singlemode và multimode cùng nhau.

4. So khớp tốc độ:

Hãy chú ý đến việc khớp tốc độ khi sử dụng bộ chuyển đổi quang điện. Bộ chuyển đổi quang 100M và bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang 1000M không thể giao tiếp với nhau.

Dưới đây là một số sơ đồ lắp rắp Converter quang tiêu biểu, hãy tham khảo:

mô hình ứng dụng bộ chuyển đổi quang điện

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình về bộ chuyển đổi quang điện!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!