Bài viết này hướng dẫn chi tiết và phân tích sâu về kỹ thuật về Module quang SFP. Cụ thể là các thông số bước sóng của SFP. Ta biết SFP có thể đi với loại cáp quang Singlemode và Multimode, cùng các bước sóng khác nhau như: 850 nm, 1310 nm và 1550nm. Bây giờ ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của thông số bước sóng của SFP và sự khác nhau giữa các loại SFP sử dụng bước sóng khác nhau.

Các loại bước sóng của Module SFP

Module quang SFP chủ yếu hoạt động ở 2 loại bước sóng: bước sóng ngắn (SX) và bước sóng dài (LX). Các loại bước sóng này tương ứng với các loại cáp quang và khoảng cách truyền dẫn tín hiệu khác nhau.

SX SFP với LX SFP

Ví dụ như: Module quang SFP 1G của Cisco có thể có nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào ứng dụng và cơ sở hạ tầng mạng mong muốn. Mỗi loại SFP sẽ hỗ trợ bước sóng khác nhau.

Dưới đây là các loại SFP hay gặp và bước sóng của chúng:

1. Loại SX (khoảng cách truyền ngắn)

  • Thường sử dụng bước sóng 850 nm.
  • Dùng cáp quang Multimode
  • Khoảng cách truyền dẫn hỗ trợ tới 550 m.

hình ảnh SX SFP

2. Loại LX/LH (tầm xa)

  • Thường sử dụng bước sóng 1310 nm.
  • Dùng cả cáp quang Multimode và singlemode.
  • Khoảng cách truyền dẫn tín hiệu xa, lên tới 10 Km với cáp quang singlemode.

hình ảnh LX-LH SFP

3. Loại EX (mở rộng)

  • Sử dụng bước sóng 1310 nm.
  • Dùng cáp quang singlemode.
  • Khoảng cách truyền dẫn dài lên tới 40 Km.

hình ảnh EX SFP

4. Loại ZX (cực dài)

  • Sử dụng bước sóng 1550 nm.
  • Sử dụng cáp quang singlemode.
  • Khoảng cách truyền dẫn lên tới 80 Km với cáp quang singlemode chất lượng tốt.

hình ảnh ZX SFP

5. Loại BX (hai chiều)

  • Sử dụng 2 bước sóng khác nhau để truyền tín hiệu và nhận trên cùng 1 sợi quang. Thường là 1310/1490 nm hoặc 1490/1550 nm.
  • Sử dụng cáp quang singlemode.

hình ảnh BX SFP

6. Loại CWDM (tăng băng thông)

  • Sử dụng nhiều bước sóng khác nhau để truyền nhiều tín hiệu, mỗi bước sóng chênh nhau 20 nm. Thường nằm trong khoảng 1270-1610 nm.
  • Sử dụng cáp quang singlemode.
  • Dùng để tăng băng thông bằng cách truyền nhiều tín hiệu trên 1 sợi quang duy nhất.

hình ảnh CWDM SFP

7. Loại DWDM (đường dài và dung lượng cao)

  • Sử dụng nhiều bước sóng khác nhau với khoảng cách hẹp chỉ 0,8 nm để truyền tín hiệu trên 1 sợi quang. Thường nằm trong khoảng 1530-1565 nm (trong dải C) hoặc 1565-1625 nm (trong dải L).
  • Sử dụng cáp quang singlemode.
  • Số lượng ghép kênh cực cao dùng cho các đường liên kết yêu cầu tốc độ cao và băng thông rộng, khoảng cách truyền xa.

Hình ảnh DWDM SFP

Mỗi loại SFP sẽ được dán nhãn với loại thông số kỹ thuật riêng. Do đó, ta cần phải xác định loại SFP chính xác với loại cáp quang và khoảng cách truyền tải tín hiệu của bạn.

Ứng dụng SFP với các bước sóng khác nhau

Các loại SFP SX có bước sóng 850 nm thường thích hợp với dây nhảy quang Multimode và chiều dài truyền dẫn lên tới 550 m. Do đó, loại SFP SX thường được sử dụng để kết nối các máy chủ với Switch trong trung tâm dữ liệu.

Trong khi đó, loại SFP mở rộng hơn như SFP LX dùng cho kết nối nhà xưởng trong khu công nghiệp với nhà máy với khoảng cách không quá 10 Km. Các loại LX/LH có thể sử dụng cho cả cáp quang singlemode va Multimode nên rất phổ biến.

Với các khoảng cách truyền xa lên tới 120 Km thì SFP ZX hoặc EX SFP sẽ là sự lựa chọn thích hợp.

Ta có thể dễ dàng nhận diện bước sóng của SFP qua màu sắc bộ chuyển và nhận:

nhận diện bước sóng SFP qua màu sắc

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được các ký hiệu trên SFP và thông số bước sóng SFP để có thể đưa ra lựa chọn và sử dụng hiệu quả nhất!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!