Bộ nhớ ROM là gì?

ROM được viết tắt của Read-Only Memory, nghĩa là bộ nhớ chỉ đọc. ROM là loại bộ nhớ máy tính lưu trữ dữ liệu cố định và hướng dẫn khởi động máy tính. ROM là bộ nhớ chỉ có thể đọc chứ không thể ghi vào. Các dữ liệu trong ROM không thể thay đổi hoặc sửa. ROM sẽ lưu trữ nội dung ngay cả khi thiết bị cài đặt tắt nguồn.

hình ảnh bộ nhớ ROM
hình ảnh bộ nhớ ROM

ROM là loại bộ nhớ không khả biến (non-voltile) và thường được sử dụng để lưu trữ phần mềm hệ thống hoặc firmware. Đây là các chương trình điều khiển cơ bản phần cứng và khởi động hệ thống. Do đó, ROM là loại bộ nhớ bắt buộc có trên các thiết bị điện tử và máy tính.

Đơn giản mà nói, ROM là dạng bộ nhớ cố định, lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn và không thể ghi đè hoăc xóa. ROM phù hợp trong máy tính vì nó cho phép truy cập thông tin nhanh mà không cần phải ghi dữ liệu. ROM đã trở thành bộ nhớ cực kỳ quan trọng!

ROM có tác dụng gì?

Bộ nhớ ROM lưu trữ tất cả các hướng dẫn để giúp máy tính, thiết bị điện tử biết cách chạy các chức năng cơ bản như khởi tạo phần cứng và tải hệ điều hành. Các hướng dẫn này được gọi là phần sụn vì chúng không thay đổi sau khi máy tính được lập trình. Và tất nhiên người dùng không thể sửa đổi dữ liệu phần sụn. Do đó, ROM có tên gọi là bộ nhớ chỉ đọc.

Đặc điểm của ROM

  • Chỉ đọc: Như tên gọi, dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc và không thể ghi hoặc sửa đổi trong quá trình hoạt động thông thường của thiết bị. Việc ghi dữ liệu vào ROM thường được thực hiện trong quá trình sản xuất hoặc bởi các thiết bị chuyên dụng.
  • Không khả biến: Dữ liệu trong ROM không bị mất khi nguồn điện bị tắt, giúp bảo vệ thông tin quan trọng cần duy trì ổn định trong quá trình sử dụng thiết bị.
  • Sử dụng rộng rãi trong hệ thống nhúng: ROM thường được sử dụng trong các thiết bị nhúng như vi điều khiển, máy tính, điện thoại di động, và các thiết bị điện tử khác để lưu trữ phần mềm điều khiển cơ bản.

ROM hoạt động bằng cách nào?

ROM hoạt động dựa trên các mạch tích hợp gọi là “ô nhớ” (memory cells). Các ô nhớ này chứa các bóng bán dẫn (transistor) được mắc nối tiếp cho phép hoặc ngăn dòng điện chạy qua chúng khi có tín hiệu điện.

Cấu trúc ô nhớ:

  • Ô nhớ (memory cell): Mỗi ô nhớ chứa một hoặc nhiều bóng bán dẫn (transistor). Tình trạng của các bóng bán dẫn này xác định giá trị bit (0 hoặc 1) được lưu trữ.
  • Transistor: Các transistor hoạt động như công tắc, cho phép dòng điện đi qua hoặc ngăn không cho dòng điện đi qua, từ đó xác định trạng thái của bit dữ liệu.

Lưu trữ dữ liệu:

  • Bóng bán dẫn: Khi một bóng bán dẫn cho phép dòng điện chạy qua, nó đại diện cho một giá trị bit (thường là 1). Ngược lại, nếu nó ngăn dòng điện, nó đại diện cho giá trị bit khác (thường là 0).
  • Tạo từ trường: Trong các loại ROM như EPROM, bóng bán dẫn có cổng nổi (floating gate) lưu trữ điện tích, tạo từ trường lưu trữ dữ liệu. Điện tích này giữ nguyên trạng thái cho đến khi bị xóa bằng một tín hiệu cụ thể (như tia UV hoặc điện áp).

Truy xuất dữ liệu:

  • Khi cần đọc dữ liệu, bộ điều khiển gửi địa chỉ của ô nhớ đến ROM.
  • Giải mã địa chỉ: Mạch giải mã trong ROM xác định ô nhớ tương ứng với địa chỉ.
  • Đọc dữ liệu: Dòng điện được cấp qua các bóng bán dẫn của ô nhớ, và trạng thái (có dòng điện hoặc không có dòng điện) được chuyển đổi thành dữ liệu bit (0 hoặc 1) gửi về bộ xử lý.

Không thể thay đổi trừ khi có hướng dẫn cụ thể:

  • Không khả biến: Dữ liệu trong ROM không thể thay đổi hoặc xóa trong điều kiện hoạt động bình thường của thiết bị.
  • Xóa và lập trình lại: Đối với các loại ROM có thể lập trình lại như EPROM, EEPROM, và Flash ROM, dữ liệu có thể được xóa và lập trình lại khi có tín hiệu cụ thể từ bộ xử lý hoặc bộ điều khiển. Ví dụ, EPROM cần tia UV để xóa dữ liệu, còn EEPROM và Flash ROM cần điện áp.

Vai trò của ROM với máy tính

Bất kỳ loại máy tính nào từ máy tính để bàn, laptop hay máy tính bảng. Chắc chắn máy tính sẽ cần bộ nhớ RAM hoặc ROM cố định. Bộ nhớ này lưu trữ các thông tin quan trọng như cài đặt BIOS và hướng dẫn hệ điều hành mà máy tính bạn cần để hoạt động chính xác. Nếu không có ROM, máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động bình thường.

Các loại ROM:

Mask ROM (MROM): Đây là loại ROM được lập trình cố định trong quá trình sản xuất bởi nhà sản xuất thiết bị. MROM có chi phí sản xuất thấp nhưng không thể thay đổi sau khi đã lập trình.

Programmable ROM (PROM): Loại ROM này có thể được lập trình một lần duy nhất sau khi sản xuất thông qua một thiết bị lập trình đặc biệt. Sau khi lập trình, dữ liệu không thể thay đổi.

Erasable Programmable ROM (EPROM): EPROM cho phép dữ liệu được xóa và lập trình lại bằng cách sử dụng tia cực tím (UV). Điều này giúp dễ dàng cập nhật dữ liệu hơn so với PROM.

Electrically Erasable Programmable ROM (EEPROM): EEPROM cho phép xóa và lập trình lại dữ liệu điện tử mà không cần đến tia cực tím, giúp quá trình cập nhật dữ liệu trở nên thuận tiện hơn.

Flash ROM: Một loại EEPROM nhưng có thể xóa và lập trình lại nhanh chóng hơn và thường được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị lưu trữ như ổ SSD, thẻ nhớ, USB, và firmware của các thiết bị điện tử.

Ứng dụng của ROM:

Lưu trữ BIOS/UEFI: BIOS hoặc UEFI là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính khởi động, kiểm tra phần cứng và khởi động hệ điều hành. BIOS thường được lưu trữ trong ROM.

Firmware: Nhiều thiết bị như router, máy in, và thiết bị gia dụng sử dụng ROM để lưu trữ firmware, là phần mềm điều khiển chức năng cơ bản của thiết bị.

Hệ thống nhúng: Trong các hệ thống nhúng như vi điều khiển, ROM lưu trữ chương trình điều khiển hoạt động của hệ thống, đảm bảo thiết bị hoạt động đúng chức năng.

Phân biệt ROM và RAM

so sánh ROM vói RAM

ROM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn trong khi RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời sử dụng trong khi các ứng dụng đang chạy. RAM và ROM khác nhau ở mục đích của chúng. ROM chứa các tệp cố định như BIOS và OS, RAM chứa dữ liệu tạm thời trong quá trình chạy ứng dụng và làm mới thường xuyên để duy trì nội dung.

Việc hiểu rõ về ROM và các loại của nó giúp các chuyên gia mạng và kỹ sư phần cứng lựa chọn đúng loại bộ nhớ cho từng ứng dụng cụ thể, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!