Nếu bạn đang tìm hiểu về công nghệ VoIP và hệ thống VoIP để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhưng lại bắt gặp thuật ngữ “số VoIP” hay “VoIP Number”. Vậy số VoIP là gì? Nó có giống số điện thoại ta hay dùng trên điện thoại?

Số VoIP là gì?

hình ảnh số VoIP

Số VoIP là số điện thoại thực hoạt động trên Internet. Số VoIP về cơ bản là số điện thoại ảo, được sử dụng như số điện thoại thông thường để thực hiện các cuộc gọi qua mạng. Số VoIP gán cho người dùng và được dùng cho nhiều thiết bị chứ không gán cố định trên 1 thiết bị cứng như các loại số điện thoại thông thường.

Số VoIP thược được các đơn vị cung cấp dịch vụ VoIP cung cấp hoặc các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cấp.

Điều đặc biệt của số VoIP là nó gán cho người dùng chứ không phải thiết bị. Tức là miễn bạn có Internet, bạn có thể sử dụng nó thông qua điện thoại IP, thiết bị di động, hay laptop với các phần mềm VoIP.

Số VoIP có ưu điểm gì?

lợi ích của đầu số voip

Nếu bạn nhận được một cuộc gọi, người dùng sẽ không thể phân biệt được số VoIP hay số điện thoại cố định. Tuy nhiên, Số VoIP mang lại rất nhiều lợi ích mà số điện thoại truyền thống không thể cung cấp:

1. Có thể lựa chọn mã vùng:

Với các điện thoại truyền thống sẽ gắn mã vùng vào số điện thoại để tính cước gọi đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế. Nhưng với đầu số VoIP thì không. Ta có thể chọn mã vùng không tương ứng với vị trí thực tế của bạn, miễn là nhà cung cấp có sẵn mã vùng đó.

2. Sử dụng số điện thoại miễn phí:

Các doanh nghiệp lớn mới có khả năng chi trả cho số điện thoại miễn phí nhưng giờ đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cũng có thể sử dụng số điện thoại miễn phí để khách hàng từ bất kỳ vị trí nào có thể gọi đến bạn mà không tốn tiền.

Chắc chắn bạn không muốn khách hàng của mình không phải trả tiền khi gọi đến bạn đúng chứ? Điều này sẽ làm tăng trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng rất nhiều!

3. Có thể chia sẻ cho trên nhiều thiết bị:

VoIP cho phép chia sẻ số điện thoại trên nhiều thiết bị. Bất kỳ cuộc gọi đến cùng 1 số đều có thể trả lời trên bất kỳ thiết bị nào. Do đó, loại bỏ các cuộc gọi nhỡ từ khách hàng và nhu cầu chuyển cuộc gọi.

Có những loại đầu số VoIP nào?

Đầu số VoIP là những đầu số được sử dụng chuyên dụng cho các cuộc gọi với mục đích cụ thể. Hiện nay có 4 loại đầu số VoIP chính gồm: đầu 1800, đầu 1900, đầu số cố định và đầu số di động.

1. Đầu số 1800:

  • Đầu số 1800 là đầu số chỉ có thể nhận các cuộc gọi mà không thể gọi đi.
  • Khách hàng gọi đến đầu số 1800 không bị mất phí cước.
  • Đầu số 1800 không có mã vùng.
  • Để đăng ký đầu số 1800, ta sẽ cần phí đăng ký đầu số, lắp đặt tổng đài, cước phí cố định và phát sinh.

2. Đầu số 1900:

  • Đầu số 1900 là đầu số chỉ nhận các cuộc gọi mà không gọi ra giống như đầu 1800.
  • Khách hàng gọi điện đến đầu số 1900 sẽ bị tính phí giá cước từ 1000 VNĐ/phút đến 8000 VNĐ/phút.
  • Đầu số 1900 không phân biệt mã vùng và có 2 loại 8 số và 10 số.

3. Đầu số cố định:

  • Đầu số cố định là đầu số tổng đài cho phép thực hiện cuộc gọi đi và nhận.
  • Đầu số cố định có mã vùng, ví dụ: 024 – Hà Nội, 028 – Hồ Chí Minh,…
  • Đầu số cố định dài 11 số nhưng chi phí thuê bao rẻ.

4. Đầu số di động:

  • Đầu số di động là số điện thoại di động thông thường chuyển đổi thành đầu số tổng đài và có thể thực hiện cả cuộc gọi đi và nhận.
  • Đầu số di động không phân biệt mã vùng.
  • Đầu số di động ngắn, dễ nhớ và dễ dàng chọn số đẹp.
  • Cước gọi ngoại mạng cao nhưng chi phí thuê bao hàng tháng rẻ.

Làm thế nào để có số VoIP?

Minh họa giải thích số VoIP

Để có đầu số VoIP, ta có 2 cách sau: chuyển đổi đầu số có sẵn và đăng ký mới.

1. Chuyển đổi đầu số có sẵn: Ta có thể chuyển đổi đầu số tổng đài truyền thống, hoặc số điện thoại di động để đăng ký chuyển đổi thành đầu số VoIP.

2. Đăng ký đầu số VoIP từ nhà mạng: Ta có thể đăng ký đầu số VoIP mới với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông như FPT, VNPT, Viettel,…

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về đầu số VoIP là gì?

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!