Có rất nhiều loại Module SFP khác nhau, điều này khiến nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu gặp khó khăn. Vậy điều gì khiến các loại module quang này khác nhau? Làm thế nào để ta có thể phân biệt chúng? Bài viết hướng dẫn này sẽ giải đáp những thắc mắc như vậy!

Dựa trên loại cáp kết nối

Module SFP có thể hoạt động trên cả cáp quang và cáp đồng. Tùy vào loại cáp liên kết mà SFP có thể chia thành:

  • Module SFP Singlemode sử dụng cáp quang SMF lõi 9/125µm với bước sóng hoạt động ở 1310 nm và 1550 nm truyền dữ liệu ở khoảng cách từ 2km đến 200km.
  • Module SFP Multimode sử dụng cáp quang MMF lõi 62,5/125µm hoặc 50/125µm, sử dụng bước sóng 850 nm và 1300 nm với khoảng cách truyền dữ liệu 100m / 550m.
  • Moudle SFP RJ45 tiêu chuẩn 1000Base-T  thường sử dụng cáp Ethernet loại Cat5e, Cat6 và Cat6A cung cấp tốc độ 1G cho khoảng cách truyền dẫn lên tới 100m.

phân biệt SFP singlemode, SFP multimode và SFP RJ45

Dựa trên khoảng cách truyền dẫn

Với các khoảng cách ngắn, SFP Multimode tối ưu hơn vì băng thông rộng và rẻ hơn. Loại SFP Mulitmode phổ biến nhất sử dụng bước sóng 850 nm với khoảng cách truyền dẫn lên tới 550m. Với các khoảng cách truyền dẫn dài hơn, ta có thể sử dụng SFP multimode với bước sóng 1310 nm với khoảng cách truyền dẫn tối đa lên tới 2 Km.

Với các khoảng cách xa hơn, SFP Singlemode có thể truyền dẫn dữ liệu từ 10 Km đến 200 Km. Loại LX SFP 1310 nm có thể truyền dữ liệu trong 10 km và EX SFP 1310 nm có thể đạt tới 40 Km. Các loại ZX SFP sử dụng bước sóng 1550 nm có thể đạt dữ liệu 80 Km và ZX SFP sử dụng bước sóng 1550 nm có thể đạt tới 160 Km.

Khoảng cách truyền dẫn của BiDi SFP thay đổi từ 10km đến 160km khi sử dụng các bước sóng khác nhau. Các cặp bước sóng phổ biến nhất cho BiDi SFP là 1310nm/1550nm, 1310nm/1490nm và 1510nm/1590nm và khoảng cách truyền lên tới 200km khi sử dụng bước sóng ghép kênh (DWDM/CWDM).

các loại module SFP theo khoảng cách truyền dẫn

Dựa vào tốc độ truyền dẫn

SFP hỗ trợ nhiều loại tốc độ truyền dẫn khác nhau từ Gigabit Ethernet đến Ethernet 10Gb, 40Gb, 25Gb và 100Gb. Các loại SFP phát triển sau này càng có tốc độ vượt trội hơn.

Ví dụ như: SFP+ cho 10 Gigabit, SFP28 cho 25 Gigabit Ethernet, QSFP cho 40 Gigabit Ethernet và QSFP28 cho 100G Gigabit Ethernet.

các loại module SFP theo tốc độ

Dựa vào ứng dụng

Các ứng dụng phổ biến của Module SFP gồm truyền và nhận âm thanh/video HD, mạng quang thụ động (PON), ghép kênh. Cụ thể:

SFP video 3G-SDI truyền cho các yêu cầu truyền video tiêu chuẩn cao trong môi trường độ phân giải cao (HD).

PON SFP được sử dụng cho thiết bị đầu cuối OLT tại trung tâm văn phòng và thiết bị đầu cuối ONT/ONU tại cơ sở thuê bao.

CWDM SFPDWDM SFP được các hệ thống viễn thông sử dụng để truyền đường dài, cho phép truyền nhiều tín hiệu đồng thời trên một sợi quang.

BIDI SFP cho phép gửi và nhận dữ liệu qua một sợi quang tới các thiết bị mạng được kết nối như bộ chuyển mạch mạng hoặc bộ định tuyến, cho phép người dùng đơn giản hóa hệ thống cáp của họ, tăng dung lượng mạng và giảm chi phí.

Fibre Channel SFP là công nghệ mạng tốc độ cao (thường hoạt động ở tốc độ 1, 2, 4, 8, 16, 32 và 128 Gb/giây) được sử dụng chủ yếu để kết nối lưu trữ dữ liệu máy tính với máy chủ trong môi trường trung tâm dữ liệu SAN.

SONET/SDH SFP tương thích với các tiêu chuẩn SONET/SDH và ATM, bao gồm phạm vi tốc độ dữ liệu tiêu chuẩn từ OC-3/STM-1 (155 Mbps) đến OC-48/STM-16 (2488 Gbps) cho đa chế độ (MM) , các ứng dụng tầm ngắn (SR), tầm trung (IR1) và tầm xa (LR1/LR2).

Đến đây bạn đã hiểu rõ hơn về các loại Module SFP chưa? Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!