Switch quản lý và không quản lý là cách để phân loại phổ biến nhất. Để lựa chọn được loại Switch phù hợp, ta cần phải hiểu rõ được sự khác nhau giữa 2 loại Switch này như thế nào? Từ đặc điểm khác biệt giữa 2 loại, ta sẽ hiểu rõ hơn về bản chất và cách để lựa chọn giữa 2 loại Switch này! Hãy cùng thietbimanggiare tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay!
Switch quản lý (Managed Switch)
Switch quản lý hay được biết đến với tên khác là Switch Managed. Đây là loại Switch được thiết kế với các tính năng nâng cao hơn như chia VLAN, QoS. Tuy nhiên loại Switch này sẽ cần phải được nhân viên kỹ thuật mạng cấu hình thủ công để có thể sử dụng các tính năng của mình.
Các nhân viên kỹ thuật mạng có thể thông qua giao diện người dùng (GUI) hoặc các dòng lệnh (CLI) để theo dõi, kiểm soát các chức năng của Switch để tối ưu hóa hiệu suất mạng và phục vụ nhu cầu cụ thể.
Với Switch quản lý, ta có thể chia mạng vật lý thành các mạng con ảo VLAN hay cài đặt các thông số để ưu tiên các lưu lượng đặc biệt nào đó sẽ được nhận băng thông ưu tiên cao hơn. Switch quản lý cũng có các tính năng ngăn chặn vòng lặp STP hay cung cấp khả năng theo dõi và ghi lại thông tin về lưu lượng mạng.
Điều đặc biệt là Switch quản lý có thể cấu hình các Port và bảo mật cho các cổng kết nối của nó. Loại Switch quản lý thường được sử dụng trong hệ thống mạng doanh nghiệp – nơi có nhu cầu kiểm soát và quản lý mạng cao.
Switch không quản lý (Unmanaged Switch)
Trái ngược với Switch quản lý, dòng Switch không quản lý là loại Switch mạng được thiết kế nhằm phục vụ các chức năng đơn giản. Tức là người dùng không thể thực hiện các tính năng cấu hình nâng cao để kiểm soát mạng theo ý của mình. Bù lại thì dòng Switch không quản lý rất dễ dàng sử dụng, ta chỉ cần cắm nóng để kết nối và có thể hoạt động ngay mà không cần đến sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật mạng.
Unmanaged Switch thường có giá thành thấp hơn và thường được sử dụng trong các môi trường mạng đơn giản như mạng gia đình, mạng văn phòng nhỏ. Switch không quản lý được thiết kế để đáp ứng nhu cầu người dùng không cần kiến thức mạng và chỉ muốn chia sẻ kết nối mạng giữa các thiết bị một cách hiệu quả.
Nên lựa chọn Switch quản lý hay không quản lý?
Việc lựa chọn Switch quản lý hay không quản lý bắt buộc phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng mạng của bạn. Nếu mạng của bạn chỉ đơn giản là mạng gia đình và không đòi hỏi các tính năng nâng cao thì rõ ràng việc lựa chọn Switch không quản lý sẽ tối ưu hơn. Nó vừa tiết kiệm tiền, vừa dễ dàng sử dụng và lắp đặt.
Tuy nhiên, nếu mạng của bạn cần các tính năng nâng cao như VLAN, QoS thì rõ ràng là bạn cần một Switch quản lý để có thể triển khai các tính năng đó. Hãy chắc chắn rằng, khi sử dụng Switch quản lý bạn có nhân viên kỹ thuật mạng biết cách cấu hình và sử dụng chúng. Và tất nhiên là đi kèm với Switch chất lượng cao với nhiều tính năng thì Switch quản lý sẽ là sự lựa chọn đắt đỏ hơn rồi!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!