5G là tiêu chuẩn mạng không dây thế hệ thứ 5 của mạng di động. 5G là tiêu chuẩn tiếp theo của các mạng 1G, 2G, 3G và 4G. Mạng 5G được phát triển để tăng tốc độ, giảm độ trễ và cải thiện tính linh hoạt của mạng không dây.

Công nghệ mạng 5G

minh họa mạng 5G

Công nghệ 5G trên lý thuyết có tốc độ truyền dẫn tối đa lên tới 20 Gbps. Tức là 5G truyền dữ liệu nhanh hơn 20 lần mạng 4G. Tốc độ 20 Gbps có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu mạng tốc độ cao hiện nay. Các mạng Ethernet dây đồng xây dựng bằng cáp mạng cho các doanh nghiệp lớn cũng chỉ đạt tốc độ 1 Gbps đến 10 Gbps nhưng với công nghệ mạng không dây thì đây quả thực là một con số khủng.

Ngoài tốc độ cao, mạng 5G có ưu điểm là độ trễ thấp hơn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng khi chơi game trực tuyến, gọi video và điều khiển ô tô tự lái.

Nếu mạng 4G LTE trước đây tập trung vào việc duy trì kết nối thì mạng 5G cung cấp kết nối từ đám mây. 5G được ảo hóa và điều khiển bằng phần mềm.

Với 5G ta cũng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa mạng di động và WiFi. Cùng với chuẩn WiFi 6, 5G sẽ tạo ra mạng kết nối không dây nhanh chóng.

Mạng 5G hoạt động như thế nào?

minh họa trạm phát sóng 5G

Để có những hiệu suất vượt trội, mạng 5G sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Các trạm phát sóng 5G phát triển sẽ bao phủ các phổ tần không được sử dụng trong 4G. 5G sử dụng phổ tần số rộng, bao gồm cả tần số thấp (dưới 1 GHz), tần số trung (1-6 GHz), và tần số cao (24-100 GHz) gọi là sóng millimeter (mmWave).

Trạm 5G sử dụng ăng ten với công nghệ Massive MIMO giúp phục vụ hàng triệu thiết bị trong bán kính 1 Km2. Ngoài ra 5G còn sử dụng công nghệ Beamforming và OFDM để tăng chất lượng sóng vô tuyến.

Một điều đặc biệt của mạng 5G là nó được phản lý bằng phần mềm thay vì phần cứng. Công nghệ Network Slicing cho phép nhà mạng tạo ra các “mạng ảo” trên cơ sở hạ tầng vật lý duy nhất, mỗi mạng ảo được tối ưu hóa cho một dịch vụ cụ thể. 5G cũng nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số thông qua tự động hóa hỗ trợ máy học (ML).

Mạng 5G đã có mặt tại Việt Nam chưa?

hình ảnh trạm 5G viettel

Tại Việt Nam mạng 5G được thử nghiệm vào tháng 6 năm 2020. Đến tháng 9/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Viettel và MobiFone triển khai mạng 5G thương mại tại một số khu vực nhất định.

Sau đó, các nhà mạng khác như VinaPhone và VNPT cũng đã tham gia vào thị trường 5G.

Hiện nay, mạng 5G đã được phủ sóng trên nhiều địa bàn quận, huyện của các thành phố lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,…

Tuy nhiên phạm vi phủ sóng mạng 5G vẫn còn hạn chế. Dự kiến đến cuối năm 2024 phạm vi phủ sóng 5G sẽ được triển khai rộng hơn.

Mạng 5G tác động thế nào?

tốc độ mạng 5G

Đầu tiên, mạng 5G sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho tốc độ mạng di động. Từ đó chất lượng và trải nghiệm người dùng qua mạng di động sẽ được nâng cao vượt trội.

Ngoài ra 5G còn là cơ sở để phát triển công nghệ IOT, học máy và các công nghệ thông minh. 5G là nhu cầu xuất phát từ hiện tại và cũng là cơ sở để phát triển công nghệ trong tương lai.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng 5G!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!