Có nhiều mô hình mạng khác nhau, Trong bài trước ta đã tìm hiểu về 7 loại kiến trúc mạng như: mạng Star, mạng Ring, mạng Bus, mạng Tree,… Với doanh nghiệp ta có thể lựa chọn các kiến trúc mạng này để xây dựng mạng. Tuy nhiên rõ ràng là chúng có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau.

Bài viết này hướng dẫn các ví dụ chung xây dựng cấu trúc mạng cho doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn:

1. Mô hình mạng cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ (SOHO)

Với các doanh nghiệp nhỏ, mức nhu cầu sử dụng mạng đơn giản với ta sẽ cần một mạng đảm bảo hiệu suất tốt, không cần yêu cầu quản lý và cài đặt. Do đó, mạng này ta sẽ kiến trúc theo mạng hình sao kết hợp với liên kết điểm – điểm.

Các thành phần chính cho mạng này cần: Modem, Router, Switch, Access Point, máy tính.

Hãy quan sát cấu trúc mạng sau đây để thấy rõ:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp nhỏ

Trong cấu trúc này, ta cần một kết nối Internet cáp quang để cung cấp truy cập Internet cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, ta sẽ cần Modem để chuyển đổi tín hiệu giữa mạng LAN và WAN.

Tiếp đến, ta sẽ cần một Router để đảm nhiệm định tuyến dữ liệu trong mạng. Nên sử dụng loại Router tích hợp tính năng tường lửa như thiết bị Firewall.

Tiếp đến ta sẽ cần một bộ chuyển mạch Switch, nhằm làm thiết bị kết nối trung tâm với các thiết bị cuối như máy tính, máy in.

Nếu cần sử dụng mạng không dây, ta sẽ cần thêm một Access Point.

Kiến trúc mạng này có thể áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp nhỏ dưới 10 máy tính, như các cửa hàng, doanh nghiệp SOHO,…

Với các doanh nghiệp nhỏ, ít nhân vân nhưng sử dụng nhu cầu lớn về dữ liệu hay muốn có một trạm dữ liệu riêng để lưu trữ dữ liệu nội bộ thì có thể thiết kế thêm máy chủ hoặc bộ lưu trữ SAS như mô hình dưới đây:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp nhỏ bản nâng cấp

2. Mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ là nằm ở số lượng máy tính sử dụng. Các doanh nghiệp vừa thường có nhiều nhiều nhân viên và chia thành các phòng ban khác nhau hoặc gồm một vài chi nhánh cần liên kết mạng với nhau.

Do đó, về cơ bản ta sẽ cần đáp ứng cho nhiều thiết bị hơn nên sẽ cần nhiều Switch và Router để mở rộng mạng của mình.

Ví dụ ta có một kịch bản yêu cầu xây dựng mạng cho doanh nghiệp như sau:

  • 1 Doanh nghiệp có văn phòng gồm 4 tầng với các yêu cầu khác nhau.
  • Tầng trên cùng sẽ phải hỗ trợ 100 máy tính cho bộ phận nghiên cứu của công ty. Hơn nữa, nó sẽ phải có khả năng cung cấp thông tin liên lạc không dây cho 50 nút di động tại bất kỳ thời điểm nào.
  • Tầng ba sẽ phải cung cấp thông tin liên lạc có dây cho 60 máy tính làm nơi làm việc cơ bản. Văn phòng của CEO và CTO (Giám đốc kỹ thuật) cũng sẽ nằm trên tầng 3 và cả hai đều yêu cầu Truy cập không dây an toàn. Vì vậy, tòa nhà yêu cầu kết nối không dây an toàn cho tầng 3.
  • Tầng hai sẽ có phòng máy chủ với FTP, Mail và Máy chủ Web cùng với hệ thống Tường lửa của công ty cung cấp lợi thế cho Internet và các văn phòng chi nhánh.
  • Khu vực tầng 1 bố trí toàn bộ nút xử lý khách hàng với 20 máy tính.

Lúc này ta sẽ cần phải sử dụng đến các Core Switch và Core Router làm kết nối trung tâm cấp 1, cung cấp kết nối đến tầng 2 là các Switch. Đầu vào của mạng cần phải có Gateway và thiết bị Firewall riêng biệt.

Hãy quan sát mô hình kiến trúc mạng mà mình xây dựng dưới đây:

kiến trúc mạng cho doanh nghiệp vừa

Nếu doanh nghiệp của bạn cần kết nối mạng giữa nhiều chi nhánh và địa điểm khác nhau, ta có thể sử dụng các đường dây thuê bao riêng hoặc cáp quang để tạo kết nối đường truyền giữa các chi nhánh với trụ sở chính để quản lý như hình minh họa dưới đây:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp vừa có nhiều chi nhánh

Do đó, với các doanh nghiệp vừa ta sẽ cần kết hợp cấu trúc mạng hình sao với cấu trúc cây để kết nối.

3. Mô hình mạng cho doanh nghiệp lớn

Các doanh nghiệp lớn thường có nhiều chi nhánh, họ cần sự quản lý tập trung và hiệu quả cao. Do đó, cấu trúc mạng của doanh nghiệp lớn thường sử dụng cấu trúc Tree. Mạng sẽ chia thành nhiều tầng khác nhau. Cisco có xây dựng mô hình 3 lớp mạng cho doanh nghiệp này.

Theo đó, trong cấu trúc mạng ta sẽ cần chia mạng thành các tầng khác nhau gồm Core Switch, Distribution Switcs và Access Switch.

Dưới đây là một ví dụ cho cấu trúc mạng doanh nghiệp lớn:

cấu trúc mạng doanh nghiệp lớn

Với các doanh nghiệp lớn ta cần phải có kiến thức chuyên sâu để có thể xây dựng được kiến trúc mạng. Để đưa ra một cấu trúc mạng chung thì rất khó. Nhưng ta có thể quan sát qua các cấu trúc mạng tiêu biểu cho các doanh nghiệp lớn như sau:

Cấu trúc mạng cho trường đại học:

cấu trúc mạng cho trường đại học

Cấu trúc mạng cho trung tâm dữ liệu:

cấu trúc mạng cho trung tâm dữ liệu

Cấu trúc mạng cho doanh nghiệp phát sóng:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp phát sóng

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được các vấn đề sau:

  • Hiểu được các thành phần của một cấu trúc mạng.
  • Biết được sự khác nhau giữa cấu trúc mạng của các quy mô doanh nghiệp.
  • Biết ví dụ cấu trúc mạng cho các trường hợp cụ thể.

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!