Voice VLAN là một trong những tính năng cực kỳ quan trọng với mạng Ethernet để đảm bảo chất lượng cuộc gọi của các điện thoại IP trong mạng. Nếu không có Voice VLAN, cả dữ liệu thoại và dữ liệu internet trong mạng sẽ không có sự ưu tiên làm nghẽn mạng, chậm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trò chuyện với khách hàng qua điện thoại IP. Chính vì vậy, giải pháp cho việc này đó là sử dụng Voice VLAN để tạo ra một VLAN riêng cho dữ liệu thoại. Từ đó, các dữ liệu thoại sẽ được ưu tiên hơn và đảm bảo chất lượng cuộc gọi tốt nhất!
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu về Voice VLAN và cách thức cấu hình nó ra sao?
Voice VLAN là gì?
Voice VLAN là cách sử dụng cấu hình các cổng trên Switch thuộc về một mạng phụ riêng biệt dành cho dữ liệu thoại trên cùng một hạ tầng mạng cho dữ liệu. Khi điện thoại Voice kết nối với cổng cấu hình Voice VLAN nó sẽ tự động được thêm vào mạng riêng cho dữ liệu thoại (được gọi là Voice VLAN). Mục đích của Voice VLAN là đảm bảo chất lượng thoại và tránh tình trạng canh tranh lưu lượng với các dịch vụ dữ liệu khác.
Tại sao cần sử dụng Voice VLAN?
Bình thường điện thoại IP sẽ được cạnh máy tính. Và chúng cũng cấp dây cáp mạng như máy tính. Nếu ta muốn kết nối các điện thoại Voice IP với Switch , ta có 2 cách sau:
Cách 1: Sử dụng 1 cáp mạng riêng để nối trực tiếp với switch, máy tính cũng vậy.
Cách này có hạn chế là:
- Tốn dây cáp mạng cho điện thoại Voice và máy tính.
- Ta mất thêm 1 cổng Ethernet trên Switch.
Do đó thông thường ta sẽ sử dụng cách thứ 2: Sử dụng điện thoại IP có 3 cổng kết nối – 1 cổng cho kết nối Switch – 1 cổng cho kết nối máy tính và 1 cổng cho kết nối điện thoại. Trông nó sẽ như sau:
Nhưng nếu thế này thì có vấn đề xảy ra, cả dữ liệu từ máy tính và điện thoại đều đến switch trên 1 dây. Nó có thể sẽ gây ra tắc nghẽn và giảm chất lượng cuộc gọi từ điện thoại IP. Do đó ta sẽ cần phải tách tín hiệu điện thoại vào VLAN riêng. Đó chính là lý do ta sử dụng Voice VLAN.
Lợi ích khi sử dụng Voice VLAN
- Đảm bảo chất lượng cuộc gọi thoại bằng cách ưu tiên lưu lượng thoại trên mạng.
- Giảm nguy cơ nhiễu từ các lưu lượng dữ liệu khác, đảm bảo chất lượng thoại ổn định.
- Giảm tải trên mạng chung, cải thiện hiệu suất và độ ổn định của mạng LAN.
- Phân biệt và quản lý lưu lượng thoại và dữ liệu dễ dàng hơn, tối ưu hóa hoạt động và duy trì mạng một cách hiệu quả.
- Có thể triển khai trên các hệ thống mạng Ethernet hiện có mà không cần thay đổi cấu hình toàn bộ mạng, tiết kiệm thời gian và chi phí triển khai.
Cấu hình Voice VLAN thế nào?
Quay lại ví dụ kết nối ở phần trên, ta kết nối 1 máy tính và 1 điện thoại IP với Switch. Bây giờ ta sử dụng Voice VLAN để tách riêng máy tính và điện thoại IP. Nó sẽ trông như sau:
Để cấu hình Voice VLAN, rất đơn giản nếu bạn đã quen với cấu hình VLAN trước đó. Ta chỉ cần cấu hình cổng kết nối trên Switch sử dụng VLAN 100 cho máy tính và VLAN 101 cho điện thoại IP.
Kết quả sau cùng sẽ như sau:
Bây giờ ta sẽ đi vào các bước cấu hình chi tiết:
Bước 1: Tạo hai VLAN 100 và VLAN 101
SW1(config)#vlan 100
SW1(config-vlan)#name COMPUTER
SW1(config-vlan)#exit
SW1(config)#vlan 101
SW1(config-vlan)#name VOIP
SW1(config-vlan)#exit
Bước 2: Cấu hình cổng trên Switch:
SW1(config)#interface GigabitEthernet 0/1
SW1(config-if)#switchport mode access
SW1(config-if)#switchport access vlan 100
SW1(config-if)#switchport voice vlan 101
SW1(config-if)#exit
Lưu ý: trong ví dụ trên ta đang cấu hình cổng Gigabit 0/1 trên switch, dùng lệnh switchport voice vlan để yêu cầu sử dụng VLAN 101 làm Voice VLAN.
Để kiểm tra cấu hình xem hoạt động không, ta thực hiện lệnh show interfaces như sau:
SW1#show interfaces GigabitEthernet 0/1 switchport
Name: Gi0/1
Switchport: Enabled
Administrative Mode: static access
Operational Mode: static access
Administrative Trunking Encapsulation: negotiate
Operational Trunking Encapsulation: native
Negotiation of Trunking: Off
Access Mode VLAN: 100 (COMPUTER)
Trunking Native Mode VLAN: 1 (default)
Administrative Native VLAN tagging: enabled
Voice VLAN: 101 (VOIP)
Administrative private-vlan host-association: none
Administrative private-vlan mapping: none
Administrative private-vlan trunk native VLAN: none
Administrative private-vlan trunk Native VLAN tagging: enabled
Administrative private-vlan trunk encapsulation: dot1q
Administrative private-vlan trunk normal VLANs: none
Administrative private-vlan trunk associations: none
Administrative private-vlan trunk mappings: none
Operational private-vlan: none
Trunking VLANs Enabled: ALL
Pruning VLANs Enabled: 2-1001
Capture Mode Disabled
Capture VLANs Allowed: ALLProtected: false
Unknown unicast blocked: disabled
Unknown multicast blocked: disabled
Appliance trust: none
Kết quả trên cho thấy ta đã thành công cấu hình Voice VLAN!
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu về Voice VLAN là gì và cách để cấu hình ra sao!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!