Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng Converter quang hiệu quả
Trong thời đại công nghệ số đang phát triển như vũ bão kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Việc truyền tải dữ liệu cũng như vậy, không chỉ đơn giản là ở không gian nhỏ hẹp, gần nữa mà đòi hỏi cần phải nhanh, mạnh cùng với đó vẫn phải đáp ứng ở khoảng cách xa. Điều này sẽ giúp cho hệ thống quản lý trong các cơ quan, doanh nghiệp trở nên chặt chẽ, khoa học và ít tốn kém về tài chính hơn rất nhiều so với việc sử dụng các hệ thống mạng truyền thống trước đây. Bộ chuyển đổi quang điện cũng từ đó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó của con người trong lĩnh vực công nghệ truyền thông.
Bộ chuyển đổi quang điện hay còn có tên gọi khác là Converter quang (Fiber Optic Media Converter) là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang điện, là thiết bị tiếp nhận tín hiệu đầu vào và chuyển đổi ra một loại tín hiệu khác, cụ thể là chuyển đổi tín hiệu quang (chạy trên cáp quang) sang tín hiệu điện (chạy trong cáp đồng) và ngược lại. Bởi vậy mà converter quang còn được gọi với cái tên khác là bộ chuyển đổi quang – điện.
Có rất nhiều loại bộ chuyển đổi quang điện ( Fiber Optic Media Converter) khác nhau trên thị trường như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp ( RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, V11, mono Audio, Audio,…
Khi nào thì nên dùng bộ chuyển đổi quang điện ?
Bộ chuyển đổi quang điện – Converter quang khắc phục những nhược điểm của các chuẩn điện trên nền cáp đồng như tốc độ thấp chỉ với 100 Mbit trên giây, khoảng cách truyền ngắn, không vượt quá 100m. Điều này không thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong khi muốn mở rộng và phát triển trong lĩnh vực truyền thông công nghệ với những ứng dụng chạy trên PC, video conference, truyền tải các loại dữ liệu, truyền hình ảnh, các ứng dụng chạy trên cơ sở dữ liệu thường yêu cầu băng thông lớn hàng trăm Mbps có khi lên tới hàng Gigabyte
Vậy trường hợp nào thì bạn nên dùng cáp quang cho hệ thống mạng của mình – nghĩa là khi nào bạn cần sử dụng tới Bộ chuyển đổi quang điện?
-Bạn nên lắp Bộ chuyển đổi quang điện khi kết nối mạng LAN trong phạm vi lớn hơn 100m. Vì ngoài 100m thì tín hiệu truyền trong cáp đồng ( cáp mạng, cáp điện thoại…) thì tín hiệu sẽ bị suy hao đáng kể. Trong khi đó, phạm vi truyền tín hiệu của cáp quang có thể lên đến hàng ngàn mét mà không bị suy hao.
-Khi đường truyền tín hiệu của bạn hoạt động trên diện rộng như: hệ thống truyền hình, hội nghị, hệ thống camera trên diện rộng…
-Khi cần truyền đa ứng dụng: video, data, audio trên khoảng cách lớn.
Nguyên lý hoạt động của Converter quang như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
- Nguyên lý hoạt động:
Hiện nay, trên thị trường bộ chuyển đổi quang điện được chia ra làm 2 loại cơ bản là bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi (singlemode) và bộ chuyển đổi quang điện 2 sợi (multimode). Trong thành phần của hai loại này còn được chia thêm làm 2 loại nhỏ dựa trên tốc độ của đường truyền dẫn tín hiệu 10/100 Mbps và 10/100/1000 Mbps.
Nguyên lý hoạt động của cả hai dòng bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi quang và 2 sợi quang tương đối giống nhau, cơ bản gồm có:
-Đầu bên phát: 1 bên có sợi cáp đồng (tín hiệu điện) được đưa vào bộ chuyển đổi quang điện, sau đó được converter chuyển đổi thành tín hiệu quang. Đưa ra và truyền đi theo sợ cáp quang single mode tối đa lên đến 120 km.
-Đầu bên nhận: có nhiệm vụ là đưa tín hiệu quang vào và converter lại chuyển đổi ngược lại từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện và cho ra kết nối với switch hay máy tính.
- Cách sử dụng:
Bộ chuyển đổi quang điện là một thiết bị nhỏ với 2 giao diện truyền dẫn: cáp đồng và cáp quang, nó nhận tín hiệu từ môi trường truyền dẫn này (đồng/ quang), chuyển và truyền sang môi trường truyền dẫn kia (quang/ đồng)
Về mặt cấu trúc mạng, cáp quang hoạt động ở lớp vật lý (physical layer) của mô hình 7 lớp OSI, chức năng chỉ đơn thuần là nhận tín hiệu, chuyển tín hiệu (từ dạng điện sang dạng quang và ngược lại từ quang sang điện) và truyền tín hiệu đi, dữ liệu đi qua converter quang là “trong suốt” vì vậy nó không can thiệp vào QoS cũng như chuyển mạch gói layer 3 switching.
Bộ chuyển đổi quang điện hoàn toàn có thể chuyển tín hiệu Ethernet CAT5, CAT5E hay CAT6… sang dạng tín hiệu quang tương thích với mọi loại cáp sợi quang trên thị trường hiện nay, ở đầu bên kia của cáp quang, một bộ chuyển đổi quang điện thứ hai sẽ chuyển tín hiệu trở lại định dạng ban đầu (Ethernet), tóm lại bộ chuyển đổi quang điện – converter quang được dùng theo cặp.
Một số lưu ý khi sử dụng Converter quang:
Lưu ý về tốc độ: Hiện nay chỉ có 2 loại tốc độ phổ biến cho converter quang 1 sợi là loại 10/100Mbps và loại 10/100/1000Mbps, giá 2 loại này cũng chênh nhau khá nhiều. Bạn nên xem hệ thống bạn đang dùng có phải truyền tải dữ liệu nhiều không nếu truyền dữ liệu nhiều và tốc độ cao bạn nên sử dụng loại bộ chuyển đổi quang điện 10/100/1000Mb. Còn nếu bạn chỉ sử dụng mạng Lan-quang bình thường cho hộ gia đình hay văn phòng với phạm vi dưới 100m thì bạn chỉ cần dùng bộ chuyển đổi quang điện 10/100Mb là đủ.
Lưu ý về khoảng cách truyền: Đối với cáp quang Multimode thì khoảng cách truyền tối đa chỉ được 5km, còn đối với cáp quang single mode thì bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi có thể đẩy tín hiệu đi xa tối đa 120km. Các khoảng cách của bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi là: 2km, 10km, 25km, 40km, 60km, 120km.Vì giá thành cũng thay đổi tỉ lệ thuận với khoảng cách truyền nên tùy vào khoảng cách truyền dẫn bạn lên lựa chọn loại converter quang 1 sợi cho phù hợp.
Lưu ý về hãng, xuất xứ: Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất bộ chuyển đổi quang điện loại 1 sợi quang, Hàng cao cấp có thể kể đến như Planet, Cisco, AMP.. hoặc hàng bình dân, trung cấp của các hãng 3Onedata, Optone, Netlink, Upcom, Wintop, TP-Link… Có quá nhiều sự lựa chọn cho các bạn với các thông số kỹ thuật khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người.
Để tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm Converter quang – Bộ chuyển đổi quang điện chính hãng, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Thietbimanggiare.com để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm converter chính hãng tới từ rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Cisco, Optone, 3Onedata với đầy đủ mấu mã và cung cấp đầy đủ cá giấy tờ CO, CQ theo yêu cầu của người dùng và các dự án. Liên hệ ngay để được trang bị cho mình những sản phẩm tốt nhất với những mức giá chắc chắn sẽ làm thỏa mãn cả những người tiêu dùng khó tính nhất.
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!