Dây hàn quang và dây nhảy quang là những thiết bị quang phổ biến trong ngành viễn thông hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau với công dụng, cấu tạo khác nhau. Làm thế nào để phân biệt dây hàn quang và dây nhảy quang? Khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây!
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều khách hàng đang phân vân, thắc mắc với những câu hỏi dạng như “ Dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi?”. Vậy câu trả lời cho thắc mắc này là gì? Bạn có thể phân tích khái niệm, công dụng, phân loại, tác dụng và ứng dụng của dây nhảy quang và dây hàn cáp quang để giải đáp.
Khái niệm dây nhảy quang và dây hàn quang
– Dây nhảy quang – dây nhảy cáp quang: đây là khái niệm được dịch từ một thuật ngữ trong tiếng Anh có tên là “ Fiber optic pathcord”, là một thiết bị viễn thông có tác dụng và vai trò quan trọng trong việc kết nối hộp phối quang ODF ( là một thiết bị dùng để phân phối quang từ các sợi dây hàn cáp quang sang nhiều thiết bị khác, có vai trò chứa và bảo vệ các điểm dây hàn quang đảm bảo cho các kết nối bên trong ổn định) với bộ chuyển đổi quang điện – converter quang, giữa các thiết bị quang hoặc phụ kiện quang, giữa các thiết bị truyền dẫn quang với nhau, giữa chính các hộp phối quang ODF. Việc kết nối này để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo trong lĩnh vực viễn thông.
– Dây hàn quang – dây nối quang: tên tiếng Anh là Pigtail, đây được hiểu là một đoạn cáp quang Singlemode hoặc dây cáp quang multimode, thường sử dụng là một lõi, hoặc 1 đầu có gắn sẵn đầu kết nối quang như SC, FC, ST, MU,… và một đầu để trống để hàn nối vào tuyến cáp quang. Dây hàn cáp quang được bảo vệ và chứa đựng, quản lý trong hộp đấu nối quang ODF.
Đặc điểm cấu tạo
– Dây nhảy quang: dây nhảy quang có cấu tạo bao gồm những bộ phận cơ bản sau:
Ống nối: dịch từ tiếng Anh là Ferrule: đây là một loại ống có cấu trúc dạng rỗng, thường được sử dụng là dạng trụ. Có chất liệu được làm từ sứ, kim loại hoặc nhựa cao cấp chất lượng cao. Ống nối có tác dụng để giữ chặt sợi quang.
Thân đầu nối: hay còn được gọi là connector body: được làm từ nhựa hoặc kim loại có chứa ống nối, được gắn kết cố định với lớp vỏ ngoài có tác dụng bảo vệ và là lớp chịu lực.
Khớp nối: tên tiếng Anh là Coupling Mechanism: đây là một phần của thân đầu nối, bộ phận làm nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị khác.
Đầu nối quang: đây là bộ phận gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, có hai thành phần được chú ý nhiều nhất đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC… và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.
Một đoạn sợi quang của dây nhảy quang có đường kính thông dụng là 0,9; 2,0; 2,4; 3,0mm.
– Dây hàn quang – dây nối quang: chính là một đoạn sợi quang có đường kính là 0,9mm, nó được gắn một đầu với đầu nối quang, đầu còn lại nhằm mục đích gắn vào cáp quang.
Phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang
Dây nhảy quang | Đầu nối quang | |
1. Đặc điểm | Có thể tác động nhẹ của lực | Luôn cần được bảo vệ trong hộp quang ODF |
2. Công dụng | Dây nhảy quang dùng để kết nối từ hộp quang ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa các hộp ODF với nhau.
Hay còn gọi là giao tiếp giữa thiết bị và hộp ODF |
Là loại dây dùng để kết nối cáp quang với hộp phối quang ODF. Hay là loại dây giao tiếp giữa cáp và hộp quang ODF |
3. Số lượng | Tối thiểu là 02 đầu nối
Tối đa là 04 đầu nối |
Có thể là 1 hoặc nhiều đầu nối cùng một phía. |
“ Dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi?”
“Dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi?” và câu hỏi “ dây nhảy quang cắt đôi để làm dây nối có được không?” đang là vấn đề thắc mắc của rất nhiều khách hàng hiện nay khi nói đến dây nhảy quang và dây hàn quang.
Trên thực tế và về nguyên tắc kĩ thuật vấn đề này không sai, nhưng chưa thực sự phù hợp và chưa đúng. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công, sử dụng cáp quang làm theo thực trạng này. Trong trường hợp khi kết nối cáp quang với số lượng sợi nhỏ như 2 – 4 – 6 – 8 sợi có thể sẽ không phát sinh vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu đấu nối cáp quang ở số sợi quang lớn như 24 – 48 – 96 sợi thì việc tìm ra đâu là sợi số 78 sẽ rất khó khăn, dễ nhầm lẫn với các sợi khác và quá trình kiểm tra rất lâu do tất cả các đầu nối đều cùng một màu.
Với những thông tin cơ bản về dây nhảy quang và dây hàn quang trên, khách hàng đã có thể phân biệt được phần nào dây nhảy quang với dây hàn quang và có thể giải đáp cho thắc mắc bấy lâu của khách hàng: “dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi?”.
Bạn muốn mua dây nhảy quang và dây hàn quang chất lượng, đảm bảo và uy tín? Liên hệ ngay với thietbimanggiare.com – địa chỉ đáng tin cậy của rất nhiều khách hàng trong những năm qua. Các thiết bị viễn thông của công ty như dây nhảy quang, dây hàn quang, module quang, hộp phối quang ODF… là sản phẩm đảm bảo chính hãng được kiểm tra tất cả các thông số. Chúng tôi luôn dành cho khách hàng những ưu đãi lớn nhất tại công ty. Cảm ơn sự ủng hộ của khách hàng!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!