Nếu cần sử dụng VLAN trong mạng, bạn sẽ cần phải định cấu hình cổng trên bộ chuyển mạch làm cổng truy cập và cổng khác làm cổng trung kế (Trunk). Vậy khi nào thì ta sẽ cần dùng đến cổng Trunk và làm cách nào để triển khai nó đúng cách?
Cổng Trunk – Cổng Trung Kế là gì?
Cổng trung kế (Trunk) là một cổng được chỉ định để mang lưu lượng truy cập cho tất cả các Vlan có thể truy cập được bằng một bộ chuyển mạch cụ thể. Do đó ta có thể mở rộng Vlan trên toàn bộ mạng của mình. Các khung sẽ được gắn thẻ bằng cách gán VLAN ID cho mỗi khung khi chúng truyền qua giữa các thiết bị chuyển mạch.
Để các Switch nhận dạng lưu lượng thuộc VLAN nào? ta sử dụng 2 phương pháp gồm: 802.1q hoặc ISL. Ngoài ra để truyền dữ liệu giữa nhiều VLAN ta sẽ cần phải định tuyến giữa các VLAN, trong đó liên kết giữa bộ định tuyến và bộ chuyển mạch phải là đường Trunk vì liên kết phải mang lưu lượng của nhiều VLAN.
Các đường Trunk có thể mang lưu lượng từ nhiều VLAN. Nhưng nếu các liên kết giữa 2 Switch không phải là đường Trunk thì nó sẽ chỉ truyền thông tin VLAN đã được định cấu hình.
Phân biệt cổng Trunk và cổng Truy cập
Cổng truy cập (Access) sẽ chỉ truyền lưu lượng của một VLAN. Theo mặc định, nó sẽ truyền lưu lượng của VLAN gốc (Native VLAN) và là VLAN 1. Nếu ta cấu hình một cổng trên Switch làm cổng truy cập thì các cổng này sẽ chỉ thuộc về một miền quảng bá duy nhất. Bất kỳ lưu lượng nào đến các cổng truy cập sẽ mặc định quy về VLAN được gán cho cổng.
Tóm lại: cổng Trunk dùng để kết nối giữa các thiết bị chuyển mạch và hỗ trợ nhiều VLAN, trong khi cổng Truy cập thường kết nối trực tiếp đến các thiết bị đầu cuối và chỉ phục vụ một VLAN cụ thể.
Cấu hình cổng Trunk
Hãy quan sát ví dụ cụ thể dưới đây:
Sơ đồ trên là cấu trúc liên kết đơn giản gồm 2 Switch kết nối VLAN 2 và VLAN 3 được cấu hình trên cả 2 Switch. Vì ta chưa cấu hình gán VLAN nào cho các cổng khác của Switch. Do đó, theo mặc định các cổng sẽ thuộc VLAN 1.
Bây giờ ta cần phải cấu hình một cổng Trung kế giữa 2 Switch vì ở đây có nhiều hơn 1 VLAN (1, 2,3):
Bước 1: Ta sẽ tạo VLAN trên các Switch
Switch 1:
Switch1(config)#vlan 2
Switch1(config)#vlan 3
Switch 2:
Switch2(config)#vlan 2
Switch2(config)#vlan 3
Bước 2: Gán VLAN cho các cổng tương ứng trên Switch
Switch 1:
Switch1(config)#interface fa0/1
Switch1(config-if)#switchport access vlan 2
Switch1(config)#interface fa0/2
Switch1(config-if)#switchport access vlan 3
Switch 2:
Switch2(config-if)#interface fa0/1
Switch2(config-if)#switchport access vlan 2
Switch2(config)#interface fa0/2
Switch2(config-if)#switchport access vlan 3
Bước 3: Định cấu hình cổng Trunk giữa 2 Switch
Switch1#interface fa0/0
Switch1#switchport trunk encapsulation dot1q
Switch1#switchport mode trunk
Như vậy là ta đã cấu hình xong cổng trunk giữa các Switch. Với ứng dụng mạng phức tạp hơn, ta cũng sẽ tiến hành tương tự với các bước: định cấu hình VLAN => gán VLAN vào cổng => cấu hình cổng Trunk.
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!