Khi muốn kết nối mạng LAN với mạng quang, chắc chắn ta cần phải sử dụng các thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Bộ chuyển đổi quang điện hay Converter quang chính là một trong những thiết bị như vậy. Nếu bạn mới tiếp xúc đến thiết bị này và chưa hiểu tác dụng? Các thức hoạt động và các thông tin về nó? Hãy đọc bài viết này để nắm rõ những thông tin về loại thiết bị này!

Bộ chuyển đổi quang điện – Converter quang là gì?

hình ảnh cổng Tx và Rx trên converter quang

Bộ chuyển đổi quang điện được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau như: Media Converter, Converter quang,… Do đó, khi nghe thấy các tên gọi này bạn phải hiểu rằng đây là Bộ chuyển đổi quang điện.

Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị độc lập chuyển đổi giữa 2 loại tín hiệu riêng biệt như: đồng sang quang hoặc quang sang RS485, quang sang quang. Thiết bị này thường được sử dụng khi ta muốn liên kết giữa các mạng LAN và mạng quang lại với nhau.

Có các thiết bị khác cũng có chức năng chuyển đổi tín hiệu như module SFP. Tuy nhiên, ta phải nhớ rằng Converter quang là thiết bị chuyển đổi tín hiệu độc lập. Dùng để chuyển đổi tín hiệu và kết nối 2 mạng hoặc 2 thiết bị khác nhau.

Ứng dụng của converter quang – Bộ chuyển đổi quang điện

Được dùng để kết nối mạng giữa 2 switch, 2 máy tính, 2 mạng nội bộ, nói chung giữa 2 thiết bị dùng chuẩn Ethernet. Thông thường khi ta dùng cáp đồng xoắn cặp (twisted pair) như cáp UTP, STP, FTP…nhược điểm lớn của cáp đồng xoắn cặp là khoảng cách hoạt động bị hạn chế trong khoảng cách 100m (trên thực tế có thể đến ~130m, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng cáp, chất lượng thiết bị Ethernet) ngoài ra cáp đồng xoắn cặp còn có khả năng bị nhiễu và bị sét lan truyền.

Vậy thì giải pháp nào khi bạn cần nối mạng giữa 2 điểm có khoảng cách từ 100m đến vài chục km? Ta sẽ cần sử dụng dây cáp quang để truyền dữ liệu với khoảng cách xa. Tuy nhiên lúc này sẽ xuất hiện vấn đề là: mạng LAN sử dụng tín hiệu điện, còn cáp quang sử dụng tín hiệu quang.

Vì vậy, ta cần phải có thiết bị chuyển đổi tín hiệu giữa quang và điện – Đó chính là bộ chuyển đổi quang điện!

Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang

Các thông tin cần biết về bộ chuyển đổi quang điện

1. Converter quang có những loại nào?

– Converter quang được chia thành 2 loại chính dựa theo số sợi dẫn:

  • Converter quang 1 sợi: sử dụng 1 sợi quang để truyền và nhận dữ liệu.
  • Converter quang 2 sợi: sử dụng 2 sợi quang. 1 Sợi quang dùng để truyền dữ liệu và 1 sợi quang dùng để nhận dữ liệu.

– Ngoài ra, Converter quang còn được phân biệt dựa trên chế độ sợi quang thành: converter quang singlemode và Converter quang Multimode:

  • Converter quang singlemode sẽ sử dụng dây cáp quang Singlemode và thường dùng để chuyển đổi tín hiệu ở khoảng cách xa lên đến hàng trăm km.
  • Converter quang Multimode sẽ sử dụng dây cáp quang Multimode ở khoảng cách ngắn hơn. Tầm 3km đổ lại.

– Bộ chuyển đổi quang điện có thể được phân loại rộng hơn dựa trên tín hiệu mà nó chuyển đổi như:

2. Cách sử dung Converter quang:

Converter quang thường sử dụng theo cặp. Nghĩa là ta sẽ cần sử dụng 2 Converter quang để kết nối giữa 2 điểm mạng LAN với nhau. Ví dụ bạn muốn kết nối mạng LAN ở nhà xưởng với mạng LAN ở văn phòng cách nhau 120km. Thì ta sẽ cần sử dụng 1 Converter quang ở nhà xưởng và 1 converter quang ở văn phòng và 2 converter quang này được kết nối với nhau bằng cáp quang.

mô hình ứng dụng bộ chuyển đổi quang điện

3. Các hãng Converter quang phổ biến nhất:

Các hãng sản xuất Converter quang phổ biến nhất hiện nay gồm: Upcom, 3onedata, B&ton, wintop, Tp-Link, Acorid, Optone,…

Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp của khách hàng

+ Tôi có thể dùng thiết bị singlemode với cáp multimode hoặc dùng thiết bị multimode với cáp singlemode dược hay không?

Dùng thiết bị singlemode với cáp multimode => Có thể

Dùng thiêt bị multimode với cáp singlemode  => Không được

Tuy nhiên chúng tôi khuyên khách hàng nên chọn đúng loại thiết bị và sử dụng đúng loại cáp quang để mạng hoạt động được ổn định, hiệu suất cao và bền bỉ.

+ Hai thiết bị khác bước sóng có thể hoạt động với nhau hay không ?

– Multi mode: 850 nm

– Single Mode: 1300 nm: 40 km

1550 nm: 80 km

Khác bước sóng:

1300 <-> 1310: Hoạt động được

1300 <-> 1550: Không hoạt động được

Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang

– Multi Mode

[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 5(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____km

[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 9(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____ km

Suy hao trên cáp:

0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm

0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm

Ví dụ: Cáp quang Single-mode

–      Công suất phát tối thiểu: -10 dBm

–     Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm

–     Bước sóng λ=1310nm:

=> Suy hao tối đa = 0.4 dB/km

–     Safety Buffer= 9

Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu)- -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)

– 9(Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm – (-33dBm) – 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)

Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được những thông tin cần thiết nhất về thiết bị Bộ chuyển đổi quang điện!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!