Patch Panel là một loại phụ kiện mạng quan trọng và không thể thiếu. Đặc biệt trong các trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lớn tập trung. Patch Panel có tác dụng giúp quản lý tập trung và kiểm soát đường dẫn mạng tới các thiết bị mạng như Switch, Router, Modem,….

Bài viết này hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu Patch Panel là gì? Và công dụng của nó!

Patch panel là gì?

Patch Panel là một thanh dạng bảng gồm các nhân mạng có 2 đầu cắm RJ45 ở 2 mặt. Mục đích của nó là tạo ra một kết nối trung gian giữa 2 nút mạng nhằm quản lý tập trung và gọn gàng đường dẫn. Patch Panel có kích thước tiêu chuẩn là 19 Inch và chiều cao 1 U hoặc 2 U. Thiết bị này được lắp thẳng vào trong tủ Rack.

Patch Panel là gì?

Mục đích việc sử dụng Patch Panel

Bình thường để cắm nối Switch và Server ta sẽ sử dụng dây mạng bấm sẵn 2 đầu (hoặc dây nhảy mạng) cắm nối trực tiếp giữa 2 thiết bị. Nhưng khi số lượng thiết bị nhiều và lắm dây mạng. Hơn nữa không gian tủ mạng và tủ rack lại chật.

Việc quản lý kết nối giữa các thiết bị gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, các hiện tượng Oxy hóa, việc tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa có thể khiến đầu nối cắm vào thiết bị hỏng.

Do đó, ta cần sử dụng Patch Panel để quản lý tập trung tất cả các mối nối giữa các thiết bị. Điều này mang lại sự gọn gàng, dễ dàng sữa chữa, bảo dưỡng.

Patch Panel là gì?

Hoạt động của Patch panel

Hoạt động của Patch panel khá đơn giản. Các cáp mạng đi âm tường, một đầu được đấu nối với office box, đầu còn lại được đấu nối với Patch panel. Từ Patch panel sẽ có một sợi dây mạng (hay còn gọi là dây nhảy – patch cord) được nối với switch. Quá trình đấu nối trong hệ thống mạng có Patch panel được tiến hành như sau: từ switch của các tầng, cáp mạng được kéo đến mặt sau của Patch panel, sau đó từ mặt phía trước của Patch panel đến switch trong phòng server.

Giới thiệu các bước để lắp thanh Patch panel vào tủ Rack/tủ mạng như sau. Đây là quá trình không quá khó khăn, cầu kì nhưng đòi hỏi phải có những kĩ thuật chính xác để đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định, không chập chờn. Các bước tiến hành lắp đặt Patch panel được tiến hành như sau:

Bước 1: Cố định cáp mạng từ switch tầng vào mặt phía sau của patch panel

Theo đặc điểm của các Patch panel thì phía mặt trước của nó là các jack để cắm đầu RJ45 ( được cắm từ Patch panel đến switch trong phòng server), tương ứng với các jack cắm RJ45 của mặt trước thì ở phía sau chính là các rãnh để cố định cáp mạng kéo từ switch tầng đến.

Ở mặt sau của các Patch panel có nhãn ghi thứ tự màu của chuẩn 586A hay 586B và số thứ tự port, do đó nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586A cho việc bấm cáp mạng thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng sử dụng chuẩn 586A, tương tự nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586B cho việc bấm cáp mạng thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng sử dụng chuẩn 586B.

Khi nhấn cáp mạng vào rãnh, bạn hãy chú ý để lưỡi dao của dụng cụ punch down tool hướng bên ngoài để cắt luôn các dây dư thừa và sau đó có thể dùng dây buộc để buộc các dây cáp mạng lại cho gọn gàng.

Bước 2: Bắt Patch panel vào hai thanh phía trước của tủ rack

Thông thường chúng ta để ý ở Patch panel thì ở 4 góc của Patch panel sẽ có bốn lỗ để bắt bu-lông cố định Patch panel vào hai thanh phía trước của tủ rack. Bạn có thể sử dụng tay để siết đai ốc vào bu-lông, hoặc dùng thêm cờ – lê để có thể siết chặt hơn đai ốc để đảm bảo hệ thống được chắc chắn, an toàn, ổn định lâu dài, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mạng.

Bước 3: Cắm cáp mạng từ mặt trước của Patch panel đến các port của switch

Ở bước cắm cáp mạng này, bạn có thể tự bấm cáp mạng để cắm từ switch đến Patch panel. Tuy nhiên, để tín hiệu hoạt động ổn định, nên mua cáp mạng để cắm từ Patch panel đến switch bởi cáp mạng loại này được đúc sẵn 2 đầu và được tráng sẵn một lớp bảo vệ chống oxy hóa.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Patch Panel và tác dụng của nó!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!