Mạng PON hay mạng quan thụ động là sự lựa chọn phổ biến để cung cấp các dịch vụ Internet tốc độ cao qua cáp quang tới người dùng. Một mạng quang PON sẽ gồm có những thành phần chính sau: OLT, ONU, ONT và ODN. Trong bài này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết các thiết bị này trong mạng PON thế nào?
OLT (Thiết bị cuối đường dây quang)
OLT là thành phần cốt lõi trong mạng PON, đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải một cách hiệu quả, an toàn và liên tục từ nhà cung cấp dịch vụ đến người dùng cuối.
Thiết bị OLT thường đặt tại tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Đây là một thành phần quan trọng, có nhiệm vụ kết nối và quản lý truyền tải dữ liệu giữa mạng lõi (core network) của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị đầu cuối tại người dùng (ONU/ONT).
Chức năng của OLT gồm:
- OLT chuyển đổi tín hiệu điện từ mạng lõi thành tín hiệu quang để truyền qua mạng PON, và ngược lại, chuyển tín hiệu quang từ các ONU/ONT thành tín hiệu điện để gửi lại vào mạng lõi.
- OLT quản lý lưu lượng dữ liệu từ mạng lõi đến các ONU/ONT, đảm bảo băng thông được phân phối hợp lý và hiệu quả cho từng người dùng cuối.
Thiết bị ONT và ONU
Trong hệ thống mạng PON , ONT và ONU đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng cuối với mạng lưới quang:
1. Thiết bị ONT
ONT là thiết bị đầu cuối quang học đặt tại nhà hoặc cơ sở của người dùng cuối. Nó nhận tín hiệu quang từ OLT thông qua mạng ODN và chuyển đổi thành tín hiệu điện để cung cấp cho các thiết bị của người dùng.
ONT chuyển đổi tín hiệu quang nhận được từ OLT thành tín hiệu điện và ngược lại. ONT cung cấp các giao diện kết nối cho thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại VoIP, và các thiết bị IoT.
2. Thiết bị ONU
ONU cũng là thiết bị đầu cuối quang học, tương tự như ONT, nhưng thường được sử dụng trong các mô hình triển khai mạng có cấu trúc phức tạp hơn như FTTB hoặc FTTC. ONU có thể phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực nhất định.
ONU chuyển đổi tín hiệu quang từ OLT thành tín hiệu điện để phân phối cho các người dùng trong một tòa nhà hoặc khu vực.
3. Bảng so sánh ONT và ONU
Yếu Tố | ONT | ONU |
---|---|---|
Vị Trí Triển Khai | Thường được triển khai tại nhà hoặc cơ sở của người dùng cuối. | Thường được triển khai trong các mô hình mạng có cấu trúc phức tạp hơn, phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực như tòa nhà hoặc khu dân cư. |
Phạm Vi Phục Vụ | Phục vụ một hoặc vài người dùng cuối. | Có thể phục vụ nhiều người dùng cuối trong một khu vực nhất định. |
Ứng Dụng Triển Khai | Thường được sử dụng trong các mô hình FTTH (Fiber to the Home). | Thường được sử dụng trong các mô hình FTTB (Fiber to the Building) hoặc FTTC (Fiber to the Curb). |
Chức Năng | ONT thường được sử dụng khi:
– Chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và ngược lại. – Phân phối dữ liệu cho các thiết bị đầu cuối. – Quản lý mạng và dịch vụ. – Bảo mật và kiểm soát truy cập. |
ONU thường được sử dụng khi:
– Chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và ngược lại. – Phân phối băng thông cho nhiều người dùng. – Quản lý mạng và dịch vụ. |
Phân Biệt | ONT thường được sử dụng khi phục vụ người dùng cá nhân hoặc gia đình. | ONU thường được sử dụng khi phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực hoặc cơ sở doanh nghiệp. |
Tầm Quan Trọng | Đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng cuối với mạng lưới quang thụ động. | Có vai trò quan trọng trong việc phân phối băng thông và quản lý mạng cho nhiều người dùng trong một khu vực nhất định. |
ODN (mạng phân phối quang)
ODN chịu trách nhiệm vận chuyển tín hiệu quang giữa OLT và các thiết bị đầu cuối như ONT và ONU. ODN sử dụng cáp quang, bộ chia quang và hộp phó quang để phân phối tín hiệu quang từ OLT đến các thiết bị đầu cuối như ONT và ONU và ngược lại, mà không cần sự kích hoạt từ bất kỳ thiết bị kích hoạt nào (không cần kích hoạt mạch điện hoặc kích hoạt năng lượng).
Như vậy, trong mạng PON, thiết bị OLT đóng vai trò thiết bị tại trụ sở ISP, ONT/ONU đóng vai trò thiết bị đầu cuối tại mạng quang của người dùng và ODN đóng vai trò kết nối giữa OLT và ONT/ONU!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!