Có nhiều loại thiết bị lữu trữ dữ liệu trên mạng khác nhau như SAN, NAS và DAS. Trong bài này, ta sẽ tập trung tìm hiểu chi tiết về thiết bị lưu trữ DAS (Direct Attached Storage) hay còn được gọi là thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp. Các thiết bị như ổ cứng SSD, thẻ nhớ SD, USB hay ổ đĩa CD,… chính là DAS. Nó được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và quen thuộc với chúng ta. Vậy DAS là gì và nó khác gì với SAN và NAS?

DAS là gì?

hình ảnh máy chủ kết nối với DAS
hình ảnh máy chủ kết nối với DAS

Direct Attached Storage (DAS) là một hình thức lưu trữ dữ liệu trong đó thiết bị lưu trữ được kết nối trực tiếp với máy tính hoặc máy chủ thông qua giao tiếp như USB, SATA, hoặc SAS. Các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, ổ đĩa SSD hoặc băng thông thường được kết nối trực tiếp với máy tính hoặc máy chủ thông qua các cổng kết nối trên máy chủ, chẳng hạn như cổng USB, cổng SATA hoặc cổng SAS.

DAS là bộ nhớ gắn trực tiếp vào máy tính và máy chủ mà không qua mạng như NAS. DAS có thể gắn trong hoặc ngoài thiết bị và chỉ có máy chủ mới có thể truy cập vào dữ liệu từ DAS. Các thiết bị khác phải đi qua máy chủ để xử lý dữ liệu.

Hầu hết các máy tính để bàn hoặc laptop hiện này đều trang bị ổ HDD và ổ SSD. Đây chính là thiết bị lưu trữ DAS. Mội số máy tính có thể sử dụng DAS ở bên ngoài như USB. Ngoài ra, ta có thể kết nối máy chủ kết nối với các ổ đĩa của máy chủ khác.

Điều khác biệt của DAS là nó không được nối trực tiếp với mạng như NAS hay SAN.

Ưu điểm của lưu trữ DAS

hình ảnh mô hình lưu trữ DAS
hình ảnh mô hình lưu trữ DAS

Vì DAS liên kết trực tiếp với thiết bị mà không qua mạng nên ưu điểm của nó là khả năng truy xuất dữ liệu tốc độ cao. Bên cạnh nó thì DAS cũng rất dễ dàng triển khai và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với NAS hay SAN.

Chính vì vậy, DAS được triển khai rộng rãi trên các thiết bị cá nhân như máy tính và Laptop. Với các doanh nghiệp, người ta thường sử dụng DAS cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao và không phụ thuộc vào mạng.

Nhược điểm của DAS

Hạn chế đầu tiên của DAS là khả năng mở rộng bị hạn chế. Số lượng ổ cứng, ổ đĩa có thể kết liên kết với máy tính đều bị giới hạn. Ta chỉ có thể nâng cấp bộ nhớ lên bằng cách nâng cấp dung lượng ổ đĩa và ổ cứng.

Một điều nữa là DAS chỉ có thể chia sẻ dữ liệu bởi máy tính kết nối trực tiếp với nó. Các thiết bị khác muốn kết nối cần phải thông qua máy tính để xử lý dữ liệu. Do đó, nó hạn chế hơn trong việc lưu trữ dữ liệu dùng chung. Một khi máy tính kết nối với DAS bị hỏng thì ta sẽ không thể sử dụng dữ liệu từ DAS.

DAS dễ dàng triển khai như khi số lượng ổ cứng kết nối với máy tính tăng lên quá nhiều lại tạo ra sự phức tạp trong quản lý và xử lý dữ liệu.

Dữ liệu lưu trữ trên DAS thường chỉ được bảo vệ bằng các phương tiện bảo vệ cơ bản như mã hóa hoặc sao lưu. Trong một số trường hợp, việc này có thể tăng nguy cơ mất dữ liệu do hỏng hóc phần cứng hoặc tấn công mạng.

Có những cách nào để nâng cấp bộ nhớ DAS

hình ảnh ổ cứng lưu trữ
hình ảnh ổ cứng lưu trữ

1. Bổ sung thêm ổ cứng bên trong: Đây là cách phổ biến nhất để mở rộng dung lượng lưu trữ của DAS. Bạn có thể thêm nhiều ổ cứng bên trong vào máy tính hoặc máy chủ của mình để tăng dung lượng lưu trữ khả dụng.

2. Nâng cấp lên ổ cứng lớn hơn: Bạn cũng có thể nâng cấp các ổ cứng hiện có trong DAS của mình lên ổ có dung lượng lớn hơn. Điều này sẽ cho phép bạn giữ nguyên số lượng ổ đĩa nhưng tăng dung lượng lưu trữ tổng thể.

3. Thêm ổ cứng ngoài: Bạn cũng có thể thêm ổ cứng ngoài vào DAS của mình. Các ổ đĩa này có thể được kết nối với máy tính hoặc máy chủ của bạn bằng giao diện USB, FireWire hoặc eSATA.

4. Sử dụng bộ điều khiển RAID phần cứng: Bộ điều khiển RAID phần cứng có thể được sử dụng để kết hợp nhiều ổ đĩa cứng thành một ổ đĩa logic duy nhất. Điều này có thể tăng dung lượng lưu trữ tổng thể của DAS cũng như cung cấp khả năng dự phòng dữ liệu và cải thiện hiệu suất.

5. Sử dụng cấu hình JBOD (Just a Bunch Of Disks): Cấu hình JBOD cho phép bạn kết nối nhiều ổ đĩa cứng với máy tính hoặc máy chủ của mình và sử dụng chúng như một ổ đĩa logic duy nhất. Điều này có thể tăng dung lượng lưu trữ tổng thể của DAS nhưng không cung cấp khả năng dự phòng dữ liệu.

6. Sử dụng vỏ DAS: Vỏ DAS là thiết bị cho phép bạn kết nối nhiều ổ cứng với máy tính hoặc máy chủ bằng một giao diện duy nhất. Điều này có thể tăng dung lượng lưu trữ tổng thể của DAS của bạn và nó cũng có thể cung cấp khả năng dự phòng dữ liệu và cải thiện hiệu suất.

Bảng so sánh DAS với SAN và NAS

Yếu Tố DAS NAS SAN
Định nghĩa Lưu trữ dữ liệu trực tiếp kết nối với máy tính hoặc máy chủ thông qua giao tiếp như USB, SATA, hoặc SAS. Lưu trữ dữ liệu trên một mạng LAN và được truy cập thông qua giao thức mạng như NFS hoặc SMB/CIFS. Mạng lưu trữ chuyên biệt với cấu trúc phân tán, lưu trữ dữ liệu được chia sẻ giữa nhiều máy tính hoặc máy chủ thông qua giao thức SAN như iSCSI hoặc Fibre Channel.
Khả năng Mở Rộng Hạn chế do giới hạn về số lượng cổng kết nối trực tiếp với máy tính hoặc máy chủ. Phù hợp cho môi trường mạng với khả năng mở rộng linh hoạt, có thể thêm bộ lưu trữ mới mà không làm gián đoạn dịch vụ. Có khả năng mở rộng tốt, cho phép kết nối nhiều hơn một bộ lưu trữ và máy chủ, giảm thiểu sự gián đoạn khi mở rộng hệ thống.
Chia Sẻ Dữ Liệu Không dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính hoặc máy chủ. Dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính hoặc máy chủ thông qua mạng LAN. Chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính hoặc máy chủ thông qua giao thức SAN như iSCSI hoặc Fibre Channel.
Hiệu Suất Cung cấp hiệu suất tốt trong môi trường lưu trữ trực tiếp. Hiệu suất có thể bị giảm khi truy cập dữ liệu qua mạng. Hiệu suất cao với băng thông lớn và thời gian truy cập ngắn, đặc biệt trong môi trường lưu trữ chuyên dụng.
Bảo Mật Dữ Liệu Dữ liệu thường được bảo vệ bằng các phương tiện bảo vệ cơ bản như mã hóa hoặc sao lưu. Có các tính năng bảo mật như phân quyền truy cập và mã hóa dữ liệu. Có các tính năng bảo mật cao như phân quyền truy cập, mã hóa dữ liệu và giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu phức tạp.
Chi Phí Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với NAS và SAN. Chi phí đầu tư ban đầu và duy trì thấp hơn so với SAN. Chi phí đầu tư ban đầu và duy trì cao hơn so với DAS và NAS.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về các thiết bị lưu trữ DAS!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!