Hotspot là một trong những cách đề cung cấp mạng Internet cho các thiết bị như điện thoại, máy tính của bạn ngay cả khi bạn đang di chuyển. Nó có thể cung cấp tốc độ mạng lên tới 30 Mbps với mạng LTE và 5G. Với các thiết bị Hostpot, ta có thể truy cập mạng với tốc độ 1000 Mbps. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu Hostpot là gì? Thực chất nó hoạt động thế nào? Làm thế nào để bật Hostpot?

Hotspot là gì?

minh hoạt Hotspot là gì

Hotspot là một điểm truy cập không dây trong mạng, cho phép các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, hoặc laptop kết nối với internet thông qua một kết nối không dây. Điểm truy cập này thường được tạo ra từ một thiết bị như điện thoại di động, modem không dây, hoặc router có tính năng phát sóng Wi-Fi. Khi được kích hoạt, hotspot tạo ra một mạng Wi-Fi riêng cho phép các thiết bị khác kết nối và truy cập internet thông qua kết nối này.

Hầu hết các điện thoại thông minh hiện nay đều được thích hợp tính năng Hostpot. Khi kích hoạt, điện thoại sẽ trở thành một thiết bị phát sóng WiFi. Các thiết bị khác có thể bắt và kết nối vào mạng WiFi để có Internet truy cập.

Thực chất, Hotspot hoạt động gần như là việc lấy dung lượng truy cập mạng của thiết bị phát chia sẻ cho các thiết bị khác.

Cách thức Hostpot hoạt động

cách Hotspot hoạt động

Khi bật Hotspot, nó sẽ sử dụng dữ liệu không dây từ nhà cung cấp dịch vụ di động để cấp quyền truy cập Internet cho các thiết bị kết nối như: điện thoại, laptop hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ WiFi.

Hotspot thường cấp kết nối quang công nghệ không dây 5G và 4G LTE với tốc độ truy cập tối đa khoảng 30 Mbps. Một số thiết bị hỗ trợ 5G có thể hỗ trợ tốc độ 50 Mbps đên 1000 Mbps tùy vào vị trí bạn đứng.

Có thể sử dụng Hotspot mà không cần 4G không?

Hotspot không thể hoạt động nếu không có dịch vụ di động như 4G LTE hay 5G. Các điện thoại di động cần có 4G để tạo tín hiệu WiFi từ tính năng Hotspot. Vì vậy, ta cần phải đăng ký mạng từ các nhà cung cấp như Viettel, Vinaphone,… để Hotspot có thể hoạt động.

Do đó, ta không thể sử dụng điện thoại để kết nối với WiFi rồi bật Hotspot để chia sẻ Internet cho thiết bị khác được.

So sánh Hotspot và cục phát WiFi

lợi ích và hạn chế của Hotspot

Có rất nhiều thiết bị tạo ra WiFi trong mạng LAN như: Access Point, Router WiFi, Modem WiFi,… Đây là các thiết bị chuyên dụng tạo ra mạng WiFi bằng cách phát tín hiệu không dây truyền tới các thiết bị. Các thiết bị này vẫn có thể tạo ra mạng WiFi độc lập. Tuy nhiên, để có thể sử dụng Internet thì Router WiFi phải được kết nối với mạng do các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet ISP cung cấp.

Hotspot cũng tạo ra mạng WiFi, tuy nhiên nó sử dụng công nghệ không dây như 4G và 5G để cấp Internet cho các thiết bị kết nối. Nó có thể di chuyển liên tục và linh hoạt. Tuy nhiên tốc độ truy cập của Hotspot cung cấp thấp hơn nhiều so với WiFi được cung cấp từ các thiết bị Router hoặc Modem WiFi.

Cách bật tính năng Hotspot trên điện thoại IOS và Android

Đối với điện thoại iOS:

  • Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của bạn.
  • Chọn Điểm truy cập cá nhân.
  • Bật Điểm truy cập cá nhân.
  • Nhập mật khẩu cho điểm truy cập cá nhân của bạn.

cách bật hotspot trên IOS

Đối với điện thoại Android:

  • Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của bạn.
  • Chọn Mạng & internet hoặc Kết nối.
  • Chọn Điểm phát sóng di động hoặc Chia sẻ mạng & điểm phát sóng di động.
  • Bật Điểm phát sóng di động.
  • Nhập mật khẩu cho điểm truy cập di động của bạn.

cách bật hotspot trên Android

Lưu ý khi sử dụng Hotspot

  • Khi bật tính năng Hotspot, điện thoại hay thiết bị của bạn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Do đó, khi bật hotspot, điện thoại di động sẽ hết pin khá nhanh.
  • Tên mạng WiFi do Hotspot tạo ra trên điện thoại di động thường có tên là tên thiết bị điện thoại. Nhưng ta có thể đổi tên cho nó.
  • Nên đặt mật khẩu mạnh khi tạo mạng Hotspot để bảo mật.

Mong rằng, bạn đã hiểu Hotspot là gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng Hotspot!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!