Nếu bạn nghe thấy cụm từ SSL hay chứng chỉ SSL? Bạn biết nó giúp bảo mật dữ liệu web nhưng nó quá chung chung và khó hiểu? Hãy đọc bài viết này, mình sẽ giới thiệu và giải thích chi tiết nhất giúp bạn hiểu SSL và chứng chỉ SSL là gì?

SSL là gì?

SSL được viết tắt của Secure Sockets Layer, là một giao thức bảo mật sử dụng nhằm bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng Internet. Giao thức này mã hóa tất cả thông tin trước khi nó truyền đi và không có bên thứ 3 có thể đọc được.

Mục tiêu của SSL là tạo sự kênh truyền thông tin an toàn giữa máy chủ Web và trình duyệt. Điều này giúp ngăn chặn tất cả các kẻ tấn công đánh cắp thông hoặc sửa đổi thông tin trên đường truyền. SSL sử dụng mã hóa để mã hóa dữ liệu trước khi nó được gửi từ máy khách đến máy chủ, và sau đó giải mã nó sau khi nó được nhận.

Để thiết lập được SSL, máy chủ Web cần phải có một chứng chỉ SSL. Các trang web đã đăng ký SSL thường có HTTPS và ký hiệu ổ khóa màu xanh trên thanh URL. Các trang web không có SSL sẽ chỉ có HTTP.

phân biệt trang web có chứng chỉ SSL và trang web không có SSL

Khi truy cập vào trang web không có chứng chỉ SSL, trình duyệt web sẽ cảnh bảo và gửi thông điệp đến bạn rằng có thể dữ liệu sẽ bị đánh cắp.

hình ảnh cảnh bảo kết nối không riêng tư do truy cập web không có SSL

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ SSL (SSL certificates) là các tài liệu số được cấp bởi các tổ chức uy tín như các cơ quan chứng thực (Certificate Authorities – CAs) nhằm xác minh danh tính của một máy chủ hoặc một trang web.

Chứng chỉ SSL chứa thông tin về tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web, cùng với một khóa công khai được sử dụng để mã hóa dữ liệu. Khi trình duyệt web kết nối với một trang web sử dụng SSL, nó sẽ nhận được chứng chỉ SSL từ máy chủ, xác minh tính hợp lệ của nó và sử dụng khóa công khai trong chứng chỉ để mã hóa dữ liệu gửi đi.

chứng chỉ SSL quan trọng thế nào

Một chứng chỉ SSL chứa các thông tin sau:

  1. Tên miền (Domain Name): Tên miền của trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL.
  2. Tên của tổ chức (Organization Name): Tên của tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web.
  3. Thời gian hiệu lực (Validity Period): Thời gian mà chứng chỉ SSL được coi là hợp lệ trước khi cần phải được tái cấp.
  4. Chữ ký số (Digital Signature): Một phần của chứng chỉ SSL được tạo ra bằng cách sử dụng mã hóa số dựa trên khóa riêng của cơ quan chứng thực, đảm bảo tính xác thực và không thể thay đổi của chứng chỉ.
  5. Khóa công khai (Public Key): Một phần của chứng chỉ SSL được sử dụng để mã hóa dữ liệu gửi đi từ trình duyệt web của người dùng đến máy chủ. Khóa công khai này được trích xuất từ chứng chỉ và được sử dụng để thiết lập kênh truyền an toàn.

SSL hoạt động thế nào?

cách thức SSL hoạt động

Khi người dùng sử dụng trình duyệt như Chorme hay Cốc cốc để truy cập web, ta sẽ gửi yêu cầu kết nối an toàn từ trình duyệt đến máy chủ. Máy chủ phản hồi bằng một tin nhắn Server Hello để thỏa thuận các thông số kết nối. Một phần quan trọng của quá trình này là xác thực máy chủ, trong đó máy chủ gửi chứng chỉ SSL của mình và trình duyệt kiểm tra tính hợp lệ của nó.

Sau khi máy chủ được xác thực, quá trình Handshake Protocol được sử dụng để tạo ra một khóa phiên, đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa và giải mã dữ liệu trên kênh truyền. Khi quá trình Handshake hoàn thành, dữ liệu được truyền qua kênh an toàn đã thiết lập, sử dụng khóa phiên để đảm bảo tính bảo mật của thông tin.

Cuối cùng, quá trình kết thúc khi một trong hai bên quyết định đóng kết nối hoặc khi phiên kết thúc theo một cách khác. Từ đó, một kênh truyền an toàn đã được thiết lập giữa máy chủ và trình duyệt web, đảm bảo rằng thông tin truyền qua mạng internet được bảo vệ và đáng tin cậy.

Rủi ro khi sử dụng SSL và cách phòng tránh

Khi sử dụng SSL, mặc dù có nhiều lợi ích về bảo mật, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro và tấn công có thể xảy ra. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến và cách phòng tránh chúng:

1. Man-in-the-Middle (MITM) Attacks:

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể can thiệp vào quá trình truyền thông giữa máy chủ và trình duyệt web của người dùng, đọc hoặc thay đổi dữ liệu trên đường truyền mà không được phép.

Cách phòng tránh: Sử dụng các phương tiện bảo mật để xác thực máy chủ và trình duyệt web, chẳng hạn như sử dụng chứng chỉ SSL từ các cơ quan chứng thực đáng tin cậy và kiểm tra tính hợp lệ của chúng. Sử dụng kênh truyền an toàn như mạng riêng ảo (VPN) để bảo vệ khỏi các tấn công MITM.

2. SSL Stripping:

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể thực hiện cuộc tấn công bằng cách thay đổi các kết nối HTTPS thành HTTP, khiến thông tin được truyền đi dưới dạng không được mã hóa.

Cách phòng tránh: Sử dụng kỹ thuật HSTS (HTTP Strict Transport Security) để yêu cầu trình duyệt web luôn sử dụng kết nối HTTPS, không thể bị đổi sang HTTP.

3. Giả mạo (Spoofing):

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể tạo ra các chứng chỉ SSL giả mạo hoặc các trang web giả mạo để lừa đảo người dùng và đánh cắp thông tin cá nhân.

Cách phòng tránh: Luôn kiểm tra tính hợp lệ của chứng chỉ SSL bằng cách kiểm tra chữ ký số và tổ chức cấp phát chứng chỉ. Tránh truy cập vào các trang web không được xác minh hoặc không có chứng chỉ SSL.

4. Sử dụng các phiên bản cũ của SSL/TLS:

Rủi ro: Các phiên bản cũ của SSL/TLS có thể bị lỗ hổng bảo mật, làm cho hệ thống dễ bị tấn công.

Cách phòng tránh: Sử dụng các phiên bản mới nhất của SSL/TLS và cập nhật hệ thống thường xuyên để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật.

Làm thế nào để đăng ký chứng chỉ SSL cho trang web?

Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting hoặc VPS sẽ cung cấp cả chứng chỉ SSL cho trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu web của bạn chưa có chứng chỉ SSL và muốn đăng ký thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm một nhà cung cấp chứng chỉ SSL và đăng ký theo Form mẫu là xong.

Nêu đăng ký SSL từ đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting và VPS cho bạn để dễ dàng quản lý. Một số các đơn vị cung cấp SSL nổi tiếng như: Cloudflare, hostinger, matbao, inet,…

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!