Lắp đặt hệ thống mạng LAN/Wan cáp quang ngày nay là một việc làm vô cùng cần thiết và phổ biến trong thời đại xã hội công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để đảm bảo một quá trình lắp đặt chính xác và không xảy ra lỗi, bạn cần có những thiết bị quan trọng. Vậy đó là những thiết bị gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới khách hàng những thông tin hữu ích về vấn đề thi công lắp đặt hệ thống mạng LAN/WAN cáp quang cần những thiết bị gì?

Khái niệm mạng LAN/Wan cáp quang?

 Mạng LAN là một khái niệm viễn thông được sử dụng phổ biến trong thời đại xã hội ngày nay. Đây là từ viết tắt của từ tiếng Anh Local Area Network, mang nghĩa là mạng máy tính nội bộ. Thiết bị này được sử dụng để kết nối các thiết bị với nhau để làm việc, giao tiếp và chia sẻ dữ liệu trong quá trình làm việc. Kết nối qua mạng LAN được thông qua sợi cáp LAN hoặc Wifi (không dây) trong một khoảng không gian nhất định ( không gian hẹp).

 Mạng LAN có vai trò quan trọng và ý nghĩa trong cuộc sống, nó là một thiết bị viễn thông – một công cụ làm việc không thể thiếu trong bất kỳ công ty, tổ chức doanh nghiệp hay trong đời sống cá nhân nào muốn truyền tải và chia sẻ dữ liệu, quản lý dữ liệu hay kể cả kết nối, giao lưu với nhau.

Những thiết bị có cùng mạng LAN kết nối với nhau qua sợi cáp mạng. Kết hợp nhiều các mạng LAN có thể truy cập với nhau thành một mạng lưới rộng được gọi là WAN. Mạng WAN có kết nối rộng lớn hơn, có thể bao phủ một quốc gia hay toàn cầu. Mạng WAN chính là sự kết hợp giữa mạng LAN và MAN ( Mạng MAN có kết nối giống như mô hình mạng LAN, kết nối các mạng LAN với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn, cáp…). Thông thường, mạng WAN dùng đường truyền có giải thông thay đổi trong một khoảng lớn từ 56Kbps đến T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps,….và đến Giga bít-Gbps là các đường trục nối với các quốc gia hay châu lục.

Thi công lắp đặt hệ thống mạng LAN/Wan cáp quang

Ứng dụng cáp quang trong đời sống con người ngày càng tăng, nhất là trong hệ thống mạng nội bộ của các khu đô thị, văn phòng, nhà máy, công ty… Thông thường, một mạng LAN được sử dụng khi khoảng cách giữa hai điểm truy cập mạng có khoảng cách xa nhau từ 100m trở lên.

Lưu ý: đối với những điểm truy cập mạng LAN trên 100m, hiện nay người ta thường sử dụng cáp quang để kết nối các điểm mạng với nhau để tạo nên sự hoạt động ổn định cho đường truyền và có tốc độ truyền dẫn cao. Nếu sử dụng cáp đồng cho khoảng cách này sẽ cho tốc độ thấp và đường truyền không ổn định, thậm chí không thể kết nối được. Chính vì vậy, đối với khoảng cách trên 100m , khách hàng nên sử dụng cáp quang để đảm bảo chất lượng truyền dẫn.

 

Vậy để thi công lắp đặt một mạng LAN cáp quang, cần những thiết bị gì? Để lắp đặt một mạng LAN cáp quang, bạn cần phải có những vật tư sau đây:

Cáp quang singlemode – có sợi quang singlemode, là sợi quang mà trong đó chỉ có một tia sáng Axial được lan truyền, chúng chỉ có thể truyền được ánh sáng với một bước sóng nhất định.

Cáp quang multimode: đây là loại cáp quang có đường kính lõi lớn, trung bình là 50/125 và 62.5/125 micromet. Cáp multimode có thể truyền song song nhiều bước sóng với các bước sóng gần, phổ biến là bước sóng 850nm.

Hộp phối quang ODF: hay còn gọi là giá phân phối cáp quang, là từ viết tắt của Optical  Distribution Frame. Đây là nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang, phân phối các kết nối quang đến các thiết bị khác như modem quang, converter quang hay chính là bộ chuyển đổi quang điện. Hộp phối quang ODF được đặt tại 2 đầu của 2 nơi kết nối, có thể là 2 văn phòng làm việc.

là các dây được thiết kế với đường kính siêu nhỏ từ: 0.9, 2.0, 2.4, 3.0mm. Ngoài ra còn cần có dây nối cáp quang và các vật tư phụ để thực hiện việc đấu nối.

Bạn còn cần sử dụng đến bộ chuyển đổi quang điện – converter quang : chuyển đổi từ tín hiệu dạng điện sang tín hiệu dạng quang – ánh sáng và ngược lại, từ tín hiệu dạng quang – ánh sáng sang tín hiệu dạng điện. Thông thường, người ta sử dụng bộ chuyển đổi quang điện loại loại 10/100Mbps hoặc 10/100/1000Mbps tùy theo điều kiện của hệ thống hiện có.

Cần có thêm các thiết bị chuyên dụng để đấu nối cáp quang, nhân công chuyên nghiệp và kinh nghiệp đi dây cáp và lắp đặt thiết bị.

Đối với những trường hợp đấu nối cáp quang không cần máy hàn cáp quang bởi trên thực tế, một máy hàn cáp quang khá đắt, trên dưới 100 triệu. Viễn Thông Xanh xin chia sẻ tới khách hàng giải pháp thi công đấu nối cáp quang không cần máy hàn cáp quang. Cách thức này khá phù hợp cho nhưng đơn vị tổ chức nhỏ, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Dao cắt sợi quang: dùng để cắt chính xác đầu sợi quang cho bằng phẳng chính xác để khi thực hiện ghép vào đầu Fastconnecter ít bị suy hao.

Kìm tuốt sợi quang: được sử dụng để tuốt lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài sợi quang.

Kìm cắt: sử dụng để cắt dây gia cường và vỏ bọc bên ngoài của sợi cáp quang.

Dao rọc giấy: sử dụng để tách ống nhựa bảo vệ bên ngoài sợi quang.

Vật tư sử dụng: Fastconnecter SC/APC, SC/UPC…

Để có một quá trình lắp đặt hệ thống mạng tốt nhất, bạn cần đến những nhân viên lắp đặt có kinh nghiệm và chuyên môn, họ sẽ đảm bảo cho bạn một hệ thống mạng ổn định và chính xác với sự an toàn tuyệt đối. Để có được sự tư vấn nhiệt tình và chi tiết đối với hệ thống mạng của bạn, hãy vui lòng cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau:

Số lượng các điểm mạng mà bạn cần kết nối với nhau thông qua cáp quang. Có thể là 2 – 3 – 4 hoặc nhiều điểm mạng hơn.

Khoảng cách giữa các điểm mạng với nhau: 100m, 200m, 300m, …hay lên đến 1km, 2km…

Tốc độ yê cầu cho hệ thống: bạn muốn sử dụng tốc độ 10/100 Mbps hay tốc độ 10/100/1000 Mbps?

Địa hình đi dây cáp: đi cáp treo ngoài trời, luồn trong cống, chôn ngầm dưới đất hay đi trong máng cáp có sẵn?

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!