Cáp đồng trục hiện nay được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống mạng Camera, hệ thống truyền hình hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ về loại cáp này không phải ai cũng có thể có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất. Hôm nay, Thietbimanggiare.com xin chia sẻ cho Quý vị những kiến thức cơ bản và cốt lõi nhất về sản phẩm này.
-
Cáp đồng trục là gì?
Cáp đồng trục là một loại cáp được phát minh vào năm 1880 bởi một kĩ sư nhà toán học người Anh. Đây là loại cáp được sử dụng thường xuyên và rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ truyền hình cáp, truyền tín hiệu camera. Cáp đồng trục được hiểu là một loại cáp điện có một lõi dẫn điện được bao bọc bởi một lớp điện môi không dẫn điện, xung quanh là lớp bện kim loại và bên ngoài là bao bọc một lớp vỏ bọc cách điện.
-
Cấu tạo của cáp đồng trục
Cấu tạo của cáp đồng trục bao gồm có 4 phần:
- Dây dẫn ở trung tâm: thông thường đây là một dây được làm bằng sợi đồng đặc hay nhiều sợi nhỏ để có thể tạo thành cáp đồng trục duy nhất.
- Lớp điện môi: là lớp cách điện nằm giữa dây ngoài và trong để giữ khoảng cách đều.
- Lớp lưới chống nhiễu: bao gồm nhiều dây kim loại có dạng lưới được tết bím hoặc ở dạng lá kim loại, tác dụng chính của lớp này bảo vệ đường dẫn trung tâm không bị nhiễu trong quá trình truyền dẫn tín hiệu.
- Lớp ngoài cùng là một lớp bọc nhựa được làm bởi một chất liệu tốt và nguyên chất, đây là lớp bảo vệ chính cho cáp trước các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài.
-
Phân loại cáp đồng trục
Có nhiều cách phân loại cáp đồng trục, tùy vào những nhu cầu khác nhau mà ta phân loại cáp đồng trục với các tiêu chí khác nhau như:
–Theo kích thước của cáp:
- Cáp mỏng: đây là loại cáp có đường kính khoảng 0.25 inch, loại cáp này có đặc điểm nhẹ dẻo, dai, có giá thành rẻ và dễ thi công lắp đặt, có khả năng truyền tín hiệu tốt nhất trong khoảng cách 185m.
- Cáp dày: loại cáp này có đường kính lớn gấp đôi cáp mỏng với đường kính của nó lên đến khoảng 0.5 inch, cáp dày có đặc điểm là cáp cứng, khó thi công nhưng ngược lại, khả năng truyền tín hiệu rất xa, có thể đạt tới 500m.
–Theo lớp vỏ bọc chống nhiễu:
- Cáp đồng trục có vỏ bọc: đây là loại cáp có vỏ bọc kim loại giúp tăng khả năng chống nhiễu. Đặc điểm của loại cáp đồng trục có vỏ bọc này là: có khả năng truyền dẫn tộc độ xa với khoảng 500 Mbps trong lý thuyết, còn trên thưc tế, cáp đồng trục có khả năng truyền khoảng 155Mbps với tổng chiều dài khoảng 100m với tốc độ phổ thông thường thấy nhất là khoảng 16Mbps. Chính vì loại cáp đồng trục có vỏ bọc chống nhiễu nên đòi hỏi trong quá trình lắp đặt cần phải có kinh nghiệm mới có thể setup được tốt nhất.
- Cáp đồng trục không có vỏ bọc chống nhiễu: Loại cáp đồng trục này được ứng dụng tại các công trình hay các địa điểm không bị ảnh hưởng bởi điện trường hay các yếu tố gây nhiễu tín hiệu trong quá trình truyền tải. Loại này thường có chi phí thấp hơn so với loại có vỏ chống nhiễu cùng loại.
Ngoài ra, cáp đồng trục còn được phân loại với các đặc đểm khác như: Có hoặc không lớp dầu chống ẩm, các loại dây cáp đồng trục có kèm nguồn sử dụng cho hệ thống Camera,…
-
Ứng dụng của cáp đồng trục
Với những ưu điểm vượt trội của mình, cáp đồng trục hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thị trường ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong ứng dụng công nghệ truyền hình cáp, cáp đồng trục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra nó được còn được ứng dụng rộng rãi trong mạng truyền thông liên lạc đòi hỏi nhiều liên kết đồng thời, được ứng dụng trong hệ thống CCTV, hệ thống camera quan sát, truyền phát thanh thương mại. Cáp đồng trục thích hợp cho cả việc sử dụng cho cả công nghệ analog và công nghệ truyền dẫn kỹ thuật số.
-
Ưu điểm – nhược điểm của cáp đồng trục hiện nay
Ưu điểm:
- Ưu điểm hàng đầu của cáp đồng trục hiện nay là dễ lắp đặt và có tính bền bỉ cao, có thể chịu được các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết cũng như môi trường xung quanh như nhiệt độ.
- Các phụ kiện đầu nối dễ dàng bấm nối
- Do đặc điểm có lớp lưới bao phủ cao nên cáp đồng trục hoàn toàn có khả năng kiểm soát được việc mất và rò rỉ thông tin, có độ an toàn thông tin cao.
- Có khả năng chống nhiễu cực tốt.
- Giá thành tiết kiệm, giảm thiểu chi phí cho người sử dụng
- Cáp đồng trục có hoạt động với băng thông rộng, có khả năng truyền daanx với khoảng cách xa hơn so với cáp xoắn đôi hay còn được gọi là cáp mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cáp đồng trục còn có những điểm hạn chế riêng biệt như:
- Khả năng chạy xa còn hạn chế so với cáp quang
- Khả năng suy hao cao hơn so với dây cáp quang
- Có giá thành cao hơn cáp mạng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cáp đồng trục khác nhau, trong đó thông dụng nhất là hai loại cáp đồng trục: loại cáp đồng trục RG59 và cáp đồng trục RG6. Tùy vào từng lĩnh vực và nhu cầu sử dụng, điều kiện môi trường mà có thể chọn những loại cáp đồng trục khác nhau. Trong quá trình chọn mua và lắp đặt dây cáp đồng trục có gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ thietbimanggiare.com. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các loại cáp đồng trục chính hãng đến từ các thương hiệu như: Alantek, Belden, Altek Kabel,… với nhiều chủng loại và có đầy đủ CO, CQ theo đúng nhu cầu của người dùng và dự án. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất!
Thông Tin Về Tác Giả
Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!