Máy chủ (host), máy khách (Client) và mô hình Client – Server là những khái niệm cơ bản và cực kỳ quan trọng. Nó được nhắc đến rất nhiều khi tìm hiểu về kiến thức mạng. Bài viết này giải thích chi tiết giúp bạn hiểu về cấu trúc của mô hình máy chủ – máy khách, cách thức hoạt động và lợi ích của nó!

Giải thích Mô hình Client Server

mô hình Client Server gồm 2 thành phần

Mô hình Client – Server là một kiến trúc trong mạng máy tính, trong đó nó có 2 thành phần chính gồm: Client và Server.

  • Client là thiết bị hoặc phần mềm gửi yêu cầu để truy cập dữ liệu hoặc dịch vụ từ server.
  • Server là máy tính hoặc thiết bị cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho client thông qua mạng.

Mô hình máy chủ máy khách được gọi là mô hình phân tán bởi vì nó tách biệt chức năng rõ ràng giữa các thiết bị. Máy khách thường ko chia sẻ dữ liệu, trong khi máy chủ lại đảm nhiệm cung cấp dữ liệu và tài nguyên. Cấu trúc này giúp tăng tính linh hoạt và quản lý trong mạng máy tính.

Máy chủ và máy khách thường sẽ giao tiếp qua mạng máy tính (internet) khác nhau giữa phần cứng riêng biệt hoặc có thể nằm cùng trong một hệ thống mạng. Các ứng dụng quen thuộc sử dụng mô hình máy chủ – máy khách bao gồm: máy chủ web, Email,…

Các đặc điểm cần nắm về mô hình Client Server

1. Kết nối giữa Client và Server

Kết nối giữa client và server thường được thực hiện thông qua mạng máy tính, chẳng hạn như mạng LAN, mạng WAN, hoặc Internet.

Nếu máy chủ và máy khác cùng trong một hệ thống phần cứng thì sẽ giao tiếp qua mạng LAN. Ngược lại nếu không cùng một hệ thống thì sẽ sử dụng mạng WAN hoặc Internet.

2. Giao thức sử dụng

Trong mô hình Client-Server, giao thức được sử dụng để giao tiếp giữa client và server. Các giao thức phổ biến như HTTP, FTP, SMTP, và TCP/IP thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa client và server.

3. Cấu trúc dữ liệu trao đổi

Dữ liệu được trao đổi giữa client và server thường có cấu trúc rõ ràng, định dạng theo các quy định cụ thể của giao thức mạng được sử dụng. Ví dụ, trong truy cập web, dữ liệu thường được trao đổi dưới dạng HTML, CSS, và JavaScript.

4. Bảo mật

Để bảo mật dữ liệu khi truyền tải giữa máy chủ và máy khách. Ta thường sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực bằng mật khẩu, sử dụng chứng chỉ số, xác thực vân tay, uy quyền truy cập hay mã hóa dữ liệu.

Ví dụ về mô hình Client Server

Một ví dụ phổ biến về mô hình Client-Server là khi người dùng truy cập vào hệ thống thương mại điện tử để mua hàng trực tuyến. Trong ví dụ này, người dùng sử dụng trình duyệt web hoặc ứng dụng di động để truy cập vào trang web của cửa hàng trực tuyến, trong khi máy chủ của cửa hàng chứa thông tin về sản phẩm, giỏ hàng và quản lý giao dịch.

Khi người dùng truy cập vào trang web, họ có thể xem các sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, và thực hiện thanh toán. Máy chủ nhận yêu cầu từ trình duyệt web của người dùng, sau đó xác thực thông tin và xử lý giao dịch. Quá trình này thường sử dụng giao thức HTTPS để đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân và tài khoản người dùng.

Sau khi xử lý thanh toán, máy chủ gửi lại thông báo xác nhận cho người dùng và cập nhật thông tin giao dịch trong cơ sở dữ liệu của họ. Tại thời điểm này, người dùng có thể nhận được thông báo email xác nhận đơn hàng hoặc cập nhật về trạng thái giao hàng từ máy chủ.

Ưu và nhược điểm của mô hình Client Server

Mô hình Client-Server là một kiến trúc phổ biến trong lĩnh vực mạng với nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu nhược điểm.

Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của mô hình này là sự phân chia trách nhiệm giữa client và server. Client chịu trách nhiệm cho giao diện người dùng và xử lý tương tác người dùng, trong khi server xử lý logic nghiệp vụ và lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống, vì các phần riêng biệt có thể được phát triển và duy trì một cách độc lập.

Tuy nhiên, mô hình Client-Server cũng mang theo một số nhược điểm. Sự phụ thuộc của client vào server là một trong số đó. Nếu server gặp sự cố, client sẽ không thể truy cập dữ liệu hoặc dịch vụ mạng, dẫn đến sự gián đoạn trong hoạt động và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.

Một vấn đề khác là vấn đề về băng thông. Mô hình Client-Server yêu cầu băng thông lớn khi client và server phải trao đổi dữ liệu liên tục. Điều này có thể gây ra vấn đề về hiệu suất mạng, đặc biệt là khi có nhiều client truy cập cùng một lúc, và đôi khi đòi hỏi các giải pháp tăng cường băng thông đắt tiền.

Mặc dù mô hình Client-Server cung cấp các cơ chế bảo mật nhưng vẫn còn đối mặt với thách thức về bảo mật và riêng tư. Việc bảo vệ thông tin cá nhân và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng vẫn đòi hỏi sự cẩn trọng và đầu tư đáng kể vào các giải pháp bảo mật.

Các máy chủ có thể bị tấn công DDoS, máy khách dễ bị nhiễm Trojan, Virus hay Worms nếu máy chủ bị nhiễm và tải lên.

Có những mô hình nào khác ngoài mô hình Client Server?

Ngoài mô hình Client Server ra còn có rất nhiều mô hình mạng khác như: mô hình Peer to Peer, mô hình SOA, mô hình EDA, mô hình Batch Processing,…. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm của riêng mình.

Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm hiểu về kiến thức mạng thì mô hình máy chủ máy khách vẫn là sự ưu tiên hàng đầu để có thể hiểu cách triển khai mạng như thế nào.

Tóm lại: khi nhắc về mô hình Client Server bạn chỉ cần nắm rõ như sau:

  • Thứ nhất mô hình này chia thành 2 thành phần; Máy khác và máy chủ
  • Chức năng của máy chủ là cung cấp tài nguyên cho máy khách thông qua mạng máy tính.
  • Máy khách lấy tài nguyên bằng cách gửi yêu cầu tới máy chủ.
  • Mô hình này có ưu điểm là linh hoạt, dễ mở rộng và thay đổi nhưng lại dễ bị tấn công.

Mong rằng bài viết này, đã cho bạn cái nhìn rõ về mô hình Client Server!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!