Thiết bị mạng là thiết bị dùng để kết nối các thiết bị trong 1 hoặc nhiều mạng LAN lại với nhau. Thiết bị mạng có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tùy thuộc vào số lượng cổng (port) trên thiết bị sử dụng trong mạng.

Thiết bị mạng cơ bản bao gồm 6 loại chính: Repeater, Hub, bridge, Switch, Router và Gateway. Vậy bạn đã biêt rõ đặc điểm của từng loại thiết bị để lựa chọn sử dụng cho phù hợp chưa? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Router là gì?

router-co-the-thay-the-switch-hub-hay-khong

 

 

Router là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên kết mạng và đến các đầu cuối, thông qua định tuyến. Định tuyến xảy ra ở tầng thứ 3 trong mô hình OSI 7 tầng.

Router được gọi là Router Gateway nằm giữa mạng WAN và mạng LAN của bạn và cung cấp NAT (Network Address Translation), cung cấp bảo mật như tường lửa và cho phép nhiều PC và thiết bị mạng có địa chỉ IP riêng và chia sẻ WAN IP đơn lẻ từ ISP của bạn. Router kết nối các loại mạng khác nhau nhưng khả năng làm việc của Router chậm hơn Bridge, do cần phải tính toán để tìm ra đường đi cho các gói tín hiệu.

Repeater là gì?

Repeater là thiết bị có khả năng khuếch đại, truyền tín hiệu xa và ổn định. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là giúp những tín hiệu vật lý ở đầu vào được khuếch đại giúp đường truyền sóng wifi được mạnh. Nếu bạn sử dụng máy tính trong không gian lớn và muốn tốc độ truy cập internet bằng wifi được mạnh thì nên chọn Repeater. 

Tại sao cần sử dụng repeater?

Khi một tín hiệu điện được truyền qua một kênh, nó sẽ bị suy giảm gây ra hạn chế về độ dài của mạng LAN hoặc vùng phủ sóng của mạng di động. Do đó cài đặt repeater ở một số vị trí sẽ giúp giảm tình trạng trên.

Các repeater kỹ thuật số thậm chí có thể tái tạo lại các tín hiệu bị bóp méo do mất đường truyền. Vì vậy, các repeater được kết hợp phổ biến để kết nối giữa hai mạng LAN và tạo thành một mạng LAN lớn duy nhất. 

Các loại repeater

Theo tín hiệu, repeater có thể được phân thành hai loại:

  • Analog repeater (repeater analog): khuếch đại tín hiệu analog.
  • Digital repeater (repeater kỹ thuật số): tái tạo lại tín hiệu bị méo.

Theo loại mạng mà chúng kết nối, repeater có thể được phân thành hai loại:

  • Repeater có dây: sử dụng trong mạng LAN có dây.
  • Repeater không dây: sử dụng trong mạng LAN không dây và mạng di động.

Theo domain của mạng LAN, repeater có thể được chia thành hai loại:

  • Repeater cục bộ: kết nối các LAN segment cách nhau một khoảng cách nhỏ.
  • Repeater từ xa: kết nối các mạng LAN cách xa nhau.

Thiết bị mạng Bridge là gì?

Bridge nằm ở lớp thứ hai trong mô hình OSI với mục đích nối hai mạng Ethernet với nhau để tạo thành một mạng lớn. Cho dù bạn sử dụng nhiều hệ thống mạng khác nhau nhưng chỉ Bridge thì những tín hiệu vẫn có thể trao đổi qua lại một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Bridge còn có thể xử lý được nhiều luồng thông tin từ nhiều mạng khác nhau trong cùng một lúc.

Dữ liệu trong Bridge

Bridge được sử dụng để chuyển frame từ mạng này sang mạng khác và duy trì MAC nơi các địa chỉ được lưu trữ. Đây là một tính năng chính không có trong các thiết bị Repeater và Hub. 

Hoạt động của một Bridge

Bridge thường được sử dụng trong mạng cục bộ dễ dàng để chuyển dữ liệu đến tất cả các node, trong trường hợp không biết địa chỉ MAC của node đích.

Bridge được sử dụng để kết nối một hoặc nhiều thiết bị mà mạng được truyền qua. Sử dụng bridge, một hoặc nhiều mạng có thể hoạt động như một mạng duy nhất.

Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong bridge và frame nhận được dành cho các segment nằm trên cùng một mạng thì node sẽ bị loại bỏ.

Nếu bridge nhận được bất kỳ frame nào có địa chỉ MAC chính xác và gửi đến mạng được kết nối thì trong những trường hợp như vậy, frame được truyền mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

Thiết bị hub

Hub là thiết bị mạng cơ bản nhất kết nối nhiều PC hoặc các thiết bị mạng khác với nhau. Hub và Switch đóng vai trò như một kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng của bạn và xử lý một kiểu dữ liệu gọi là khung. Khi nhận được một khung, nó được khuếch đại và sau đó truyền đến cổng của máy tính đích.

So với switch, hub chậm hơn vì nó có thể gửi hoặc nhận thông tin không chỉ cùng một lúc, mà tốn nhiều hơn một hub.

Đặc điểm của Hub

  • Hoạt động trong lớp vật lý của mô hình OSI.
  • Hub là một thiết bị mạng không thông minh và gửi thông tin đến tất cả các cổng.
  • Hub chủ yếu phát đi các thông tin.
  • Chế độ truyền của hub là bán song công.
  • Khi nhiều máy tính đặt dữ liệu đồng thời vào các cổng tương ứng thì xung đột có thể xảy ra trong quá trình thiết lập truyền
  • Vì hub thiếu sự thông minh để tính toán đường dẫn tốt nhất cho việc truyền các gói dữ liệu, nên làm xảy ra sự thiếu hiệu quả và lãng phí.
  • Hub là các thiết bị thụ động, chúng không có bất kỳ phần mềm nào được liên kết.

Các loại Hub

Hiện nay có 2 loại Hub phổ biến:

  • Active Hub: loại Hub này thường được cấp nguồn khi hoạt động, dùng để khuếch đại tín hiện đến và chia ra những cổng còn lại để đảm bảo tốc độ tín hiệu cần thiết khi sử dụng.
  • Smart Hub: có chức năng làm việc tương tự như Active Hub, nhưng được tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi trên mạng.

Switch là gì?

Switch là thiết bị chuyển mạch, một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao. Từ đó, switch đóng vai trò mà tất các các thiết bị mạng của hệ thống được kết nối tại đây.

Switch kết nối các thiết bị mạng khác nhau lại với nhau và cho phép các thiết bị đó liên lạc với nhau. Switch có một số cổng mạng, đôi khi có thể lên tới hàng chục cổng, để kết nối nhiều thiết bị với nhau.

Nhiệm vụ chính của switch

  • Thay đổi mật khẩu của Switch
  • Cập nhật firmware của Switch

Tốc độ hoạt động của Switch cao hơn rất nhiều so với Repeater, khả năng hoạt động cũng tích cực hơn do cung cấp nhiều chức năng hơn như tạo mạng LAN ảo (VLAN).

Những lưu ý quan trọng về switch

  • Switch được tìm thấy ở cả hai hình thức không được quản lý và quản lý.
  • Switch không được quản lý không có tùy chọn và chỉ đơn giản là làm việc ngay lập tức.
  • Switch được quản lý có các tùy chọn nâng cao có thể được định cấu hình.
  • Switch chỉ kết nối với các thiết bị mạng khác thông qua cáp mạng và không yêu cầu các driver để hoạt động trong Windows hoặc các hệ điều hành khác.

Thiết bị mạng Gateway

Thiết bị mạng Gateway kết nối các máy tính với nhau ngay cả khi những thiết bị này không sử dụng chung một giao thức. Ngoài ra, thiết bị này còn có khả năng phân biệt các giao thức nên thường được ứng dụng trong việc chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác kể cả đường truyền xa.

Kết

Với những thông tin cơ bản của về các thiết bị mạng trên đây, hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích để ứng dụng vào thực tế hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công!

Thông Tin Về Tác Giả

Tổng Biên Tập at Thiết Bị Mạng Giá Rẻ | Website | + posts

Nguyễn Thành Hợp là một chuyên gia về lĩnh vực thiết bị mạng, viễn thông gần 10 năm kinh nghiệm với nhiều chứng chỉ chất lượng như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP,... do Cisco cung cấp. Sở thích cá nhân là khám phá những kiến thức mới mẻ về công nghệ nói chung và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực mạng!