20 Th5 2024
mạng AON là gì

Tổng quan mạng AON (Active Optical Network) – Phân biệt AON và PON

Để triển khai cáp quang, ta có hai phương án. Đó là mạng AON và PON. Trong bài trước ta đã tìm hiểu về mạng PON (mạng quang thụ động). Trong bài này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về mạng AON – mạng quang chủ động cho kết nối điểm – điểm. Sau khi đọc song bài viết bạn sẽ trả lời được các câu hỏi sau:

  • Mạng AON là gì?
  • Cấu tạo và thành phần chính mạng AON?
  • Mạng AON khác mạng PON thế nào?
  • Ưu điểm và ứng dụng của mạng AON?

Mạng AON là gì?

mạng AON

AON được viết tắt của Active Optical Network, nghĩa là mạng quang chủ động. AON triển khai kết nối điểm – điểm để triển khai cáp quang nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng, truyền hình cáp, và các dịch vụ mạng khác đến người dùng cuối. AON sử dụng các thiết bị chủ động (cần nguồn điện) như Switch quang hoặc Router để phân phối tín hiệu quang.

Mục đích của mạng AON là để triển khai mạng quang trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ ISP đến với điểm cuối người tiêu dùng.

Thành phần chính của mạng AON

AON sử dụng các thiết bị quản lý và điều phối luồng dữ liệu quang. Hệ thống AON gồm các thành phần chính sau: thiết bị OLT, ONU/ONT và Switch quang. Trong đó:

1. Thiết bị OLT:

  • OLT được đặt tại nhà cung cấp dịch vụ hoặc trung tâm dữ liệu.
  • Nó đóng vai trò trung tâm điều khiển chính, quản lý luồng dữ liệu từ mạng cáp quang đến các thiết bị ONU/ONT của người dùng cuối.

2. Thiết bị ONT/ONU:

  • ONU/ONT được đặt tại nhà khách hàng hoặc các điểm nút trong mạng.
  • Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu quang từ OLT và chuyển đổi thành tín hiệu điện để các thiết bị đầu cuối như máy tính, TV và điện thoại có thể sử dụng.

3. Switch quang:

Bộ chuyển mạch quang nằm ở các điểm nút trong mạng AON, thực hiện chức năng định tuyến và chuyển tiếp tín hiệu quang giữa OLT và ONU/ONT.

Một số switch quang có thể tích hợp các bộ khuếch đại tín hiệu quang để tăng cường tín hiệu và giảm thiểu suy hao trong quá trình truyền dẫn.

Mạng AON hoạt động như thế nào?

Khi OLT tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ phát tín hiệu quang qua cáp quang đến các switch quang. Các bộ chuyển mạch này có nhiệm vụ định tuyến và chuyển tiếp tín hiệu quang đến đúng ONU tương ứng với từng người dùng cuối.

ONU nhận tín hiệu quang, chuyển đổi thành tín hiệu điện để phục vụ cho các thiết bị đầu cuối như máy tính, TV và điện thoại. Quá trình ngược lại diễn ra khi ONU nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối, chuyển đổi thành tín hiệu quang và truyền ngược lại qua các switch quang đến OLT.

OLT không chỉ điều khiển luồng dữ liệu mà còn quản lý băng thông, đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho các ứng dụng yêu cầu. Bộ chuyển mạch quang hỗ trợ bằng cách định tuyến tín hiệu chính xác, đôi khi khuếch đại tín hiệu để giảm suy hao. Nhờ vào sự điều phối chủ động này, AON có khả năng cung cấp các dịch vụ mạng với hiệu suất cao và độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng cuối.

Phân biệt mạng AON và PON

phân biệt mạng AON và PON

Mạng quang thụ động (PON) và mạng quang chủ động (AON) khác nhau ở cách thức phân phối tín hiệu quang giữa thiết OLT đến ONT:

  • AON sử dụng các thiết bị chủ động như Switch quang để quản lý luồng dữ liệu.
  • Trong khi đó, mạng PON sử dụng các thiết bị thụ động như bộ chia quang để phân phối tín hiệu quang.

Mạng AON có hiệu suất cao hơn nhưng cũng tốn chi phí ban đầu cao hơn, bảo trì, cài đặt và triển khai khó hơn. Mạng PON hiệu suất thấp hơn AON nhưng chi phí ban đầu rẻ hơn và dễ dàng triển khai và cài đặt.

Mạng AON thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp lớn hoặc khu vực đô thị nơi cần hiệu suất cao và quản lý băng thông linh hoạt. Mạng PON phổ biến trong mạng truy nhập cáp quang đến tận nhà (FTTH – Fiber To The Home), đặc biệt là ở các khu vực dân cư.

20 Th5 2024
mạng PON là gì

Mạng PON – Passive Optical Network (mạng quang thụ động) – Giới thiệu tổng quan

Để triển khai mạng cáp quang, ta có thể sử dụng 2 phương pháp đó là mạng AONPON. Trong đó, với kết nối điểm tới đa điểm thì ta sử dụng mạng PON. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông thường sử dụng mạng PON để cung cấp băng thông tốc độ cao tới người tiêu dùng. Mạng PON đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu tới người dùng. Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về mạng PON. Tổng quan từ khái niệm, kết cấu, nguyên lý hoạt động và những ưu nhược điểm của mạng PON!

hình ảnh minh họa mạng PON
hình ảnh minh họa mạng PON

Mạng PON là gì?

PON được viết tắt từ Passive Optical Network, dịch là mạng quang thụ động. Mạng PON triển khai kết nối điểm – đa điểm giúp kết nối trung tâm cung cấp dịch vụ của ISP với nhiều người dùng cuối bằng cáp quang.

Sở dĩ có tên gọi là “mạng quang thụ động” bởi vì mạng PON sử dụng các thiết bị thụ động như bộ chia quang để phân phối tín hiệu từ 1 nguồn đến nhiều người dùng thay vì sử dụng các thiết bị chủ động (cần nguồn điện).

giải thích kiến trúc mạng PON đơn giản

Mạng PON là cách để triển khai chặng cuối giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet ISP. Tùy thuộc vào điểm đến của cáp quang mà mạng PON có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • FTTH: Cáp quang đến nhà.
  • FTTC: Cáp quang đến lề đường.
  • FTTB: Cáp quang đến tòa nhà.

Cách thành phần của mạng PON

Truyền dữ liệu trong mạng PON được bắt nguồn từ các thiết bị OLT đặt trong trung tâm điều hành của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ OLT nó có thể sẽ truyền đi đến các điểm tập trung và đi qua mạng phân phối quang (ODN) và đến thiết bị ONT/ONU tại hộ gia đình, tòa nhà,…

các thành phần trong mạng PON
các thành phần trong mạng PON

1. Thiết bị OLT:

  • OLT là thiết bị đặt tại trung tâm điều hành của nhà cung cấp dịch vụ (CO – Central Office).
  • Chức năng của OLT là chuyển đổi tín hiệu điện tử thành tín hiệu quang học để truyền qua cáp quang và ngược lại.

2. Thiết bị ONT/ONU

  • ONU/ONT là thiết bị đặt tại nơi của người dùng cuối, nhận tín hiệu quang từ mạng PON và chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện tử.
  • Thông thường, ONT được sử dụng trong các hộ gia đình, còn ONU thường được triển khai trong các tòa nhà hoặc khu công nghiệp lớn.

3. Bộ chia quang:

  • Bộ chia quang thụ động không cần nguồn điện và có nhiệm vụ chia tín hiệu quang từ một sợi cáp quang từ OLT ra nhiều sợi cáp quang để kết nối đến nhiều ONT/ONU.
  • Thông thường, bộ chia có tỷ lệ 1:32 hoặc 1:64, nghĩa là một sợi quang từ OLT có thể phân chia tín hiệu đến 32 hoặc 64 người dùng.

Cơ chế hoạt động của mạng PON

Downstream Transmission (Truyền dẫn xuống): Từ OLT đến các ONU/ONT, tín hiệu quang được phát đồng thời đến tất cả các ONU/ONT thông qua bộ chia quang. Mỗi ONU/ONT sẽ nhận toàn bộ tín hiệu, nhưng chỉ xử lý các dữ liệu được gán cho mình dựa trên các nhận dạng độc nhất.

Upstream Transmission (Truyền dẫn lên): Từ các ONU/ONT về OLT, quá trình này sử dụng kỹ thuật TDM để tránh xung đột tín hiệu. Mỗi ONU/ONT truyền dữ liệu của mình trong một khe thời gian định trước để đảm bảo rằng dữ liệu từ nhiều nguồn không bị xung đột.

Các loại mạng PON

Có nhiều công nghệ mạng PON khác nhau. Mỗi loại mạng PON có các đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Dưới đây là các loại mạng PON hiện có:

Tiêu chí BPON GPON EPON 10G-PON NGPON2 WDM-PON
Tên đầy đủ Broadband Passive Optical Network Gigabit Passive Optical Network Ethernet Passive Optical Network 10 Gigabit Passive Optical Network Next-Generation Passive Optical Network 2 Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network
Chuẩn hóa bởi ITU-T ITU-T IEEE ITU-T ITU-T ITU-T
Tốc độ Downstream Lên đến 622 Mbps Lên đến 2.488 Gbps 1 Gbps Lên đến 10 Gbps Lên đến 40 Gbps hoặc cao hơn Phụ thuộc vào số lượng bước sóng, mỗi bước sóng lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn
Tốc độ Upstream Lên đến 155 Mbps hoặc 622 Mbps Lên đến 1.244 Gbps 1 Gbps 2.5 Gbps (XG-PON) hoặc 10 Gbps (XGS-PON) Lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn Phụ thuộc vào số lượng bước sóng, mỗi bước sóng lên đến 10 Gbps hoặc cao hơn
Công nghệ ATM GEM Ethernet GEM TWDM (Time and Wavelength Division Multiplexing) WDM (Wavelength Division Multiplexing)
Kết nối Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm Điểm-đa điểm
Băng thông Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ với mỗi bước sóng có Băng thông riêng
Ứng dụng Internet, truyền hình cáp, thoại IP Internet tốc độ cao, IPTV, VoIP Internet, truyền hình cáp, thoại IP Dịch vụ video 4K/8K, ứng dụng đám mây, IoT Trung tâm dữ liệu, video độ phân giải cao, dịch vụ doanh nghiệp Mạng doanh nghiệp, dịch vụ viễn thông cao cấp
Tính năng bổ sung DBA DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS, bảo mật cao DBA, QoS, bảo mật cao, mở rộng dễ dàng với các bước sóng bổ sung

Ưu điểm của mạng PON:

  1. Hiệu quả chi phí: Sử dụng các bộ chia quang thụ động giúp giảm chi phí bảo trì và vận hành vì không cần cấp nguồn điện và các thiết bị chủ động giữa đường truyền.
  2. Băng thông cao: Cáp quang cho phép truyền dữ liệu với băng thông lớn và tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu.
  3. Khả năng mở rộng: Dễ dàng mở rộng mạng bằng cách thêm các bộ chia quang mới mà không cần thay đổi cấu trúc chính của hệ thống.

Mạng PON là một giải pháp hiệu quả và kinh tế cho việc triển khai mạng băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang. Với khả năng cung cấp băng thông cao, giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì, mạng PON đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới.

20 Th5 2024
tìm hiểu về FTTH

Tổng quan về mạng FTTH (Fiber To The Home)

FTTH là một trong những dịch vụ cung cấp mạng băng thông rộng của các đơn vị cung cấp dịch vụ ISP cung cấp cho người dùng cuối. FTTH giúp cho người dùng có khả năng truy cập mạng nhanh chóng, băng thông rộng. Bài viết này hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về FTTH.

FTTH là gì?

FTTH được viết tắt của Fiber To The Home hay còn được gọi là “Fiber to the Premises” (FTTP). FTTH là dịch vụ cung cấp kết nối mạng quang tốc độ cao và băng thông rộng đến tận điểm kết nối của người dùng tại nhà riêng, tòa nhà, doanh nghiệp.

FTTH LÀ GÌ

Các nhà cung cấp Internet như Viettel, FPT, VNPT xây dựng các đường dẫn cáp quang từ trung tâm dịch vụ, các trạm đến tận các thiết bị ONT/ONU của người dùng.

Kỹ thuật FTTH bao gồm việc triển khai hạ tầng sợi quang trực tiếp đến các địa điểm sử dụng cuối cùng, thay vì sử dụng các kỹ thuật truyền dẫn khác như đồng dây hoặc cáp đồng. Sợi quang được sử dụng do khả năng truyền dẫn tốc độ cao và ít bị suy hao.

Kỹ thuật này thường được triển khai qua việc dựng các hạ tầng quang thông qua các cột trung tâm hoặc đường dây cáp quang dọc theo các con đường, sau đó nối trực tiếp từ hạ tầng này đến tòa nhà hoặc ngôi nhà của người dùng cuối.

Kiến trúc mạng FTTH

Kiến trúc mạng FTTH

Mạng FTTH tạo kết nối mạng quang từ trung tâm và trạm phân phối đến tận người tiêu dùng.

Tại trung tâm dịch vụ, một tập hợp các thiết bị chuyển mạch quang như OLT đóng vai trò trung tâm điều phối và quản lý việc truyền dẫn dữ liệu thông qua sợi quang.

Từ trung tâm dịch vụ này, các sợi quang được triển khai ra khắp nơi và kết nối trực tiếp với trạm gốc hoặc nút phân phối tại các vị trí chiến lược trong khu vực.

Tại các trạm gốc hay nút phân phối này, ta sử dụng bộ chia quang để chia tín hiệu quang ra các nhánh nhỏ hơn và tiếp tục truyền dẫn dữ liệu đến từng gia đình.

Tại mỗi điểm kết nối cuối cùng, mỗi ngôi nhà sẽ trang bị ONT/ONU để chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tử, cho phép các thiết bị như máy tính, TV, điện thoại kết nối và tận dụng dịch vụ truyền thông tốc độ cao.

Ưu điểm của mạng cáp quang FTTH

  1. Tốc độ truyền dữ liệu cao (> 1Gbps)
  2. Băng thông rộng vì sử dụng cáp quang.
  3. Ít bị nhiễu hay suy hao như các công nghệ khác (DSL hay cáp đồng).
  4. Kết nối trực tiếp từ trung tâm dịch vụ mạng đến người tiêu dùng.
  5. Dễ dàng mở rộng đáp ứng nhu cầu tăng cao trong tương lai.

Khó khăn khi triển khai FTTH

  1. Chi phí triển khai FTTH đắt hơn các loại khác như FTTC hay FTTN.
  2. Đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao.
  3. Thời gian xây dựng và triển khai lâu.
  4. Bảo trì mạng FTTH gặp nhiều khó khăn.
  5. Khó khăn trong việc nâng cấp.

Cáp quang FTTH là gì?

ảnh cáp quang FTTH
ảnh cáp quang FTTH

Cáp quang FTTH là loại cáp quang chuyên dụng được sử dụng trong hệ thống mạng FTTH. Đặc điểm của loại cáp quang này là:

  • Có cấu trúc bảo vệ chống được thời tiết khắc nghiệt.
  • Có cấu trúc để hỗ trợ việc treo cáp quang trên cột điện dễ dàng tránh tình trạng võng, kéo căng làm đứt sợi quang.

Mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về FTTH!

20 Th5 2024
FTTX là gì

FTTx là gì? Giải thích và phân biệt FTTH, FTTC, FTTB, FTTN,…

FTTx là gì?

FTTx được viết tắt của Fiber To The X. FTTx là tên gọi chung chỉ mạng truyền dẫn băng thông rộng sử dụng cáp quang mà các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet ISP sử dụng để cấp dịch vụ viễn thông cho người dùng.

Minh họa FTTx
Minh họa FTTx

Tại sao lại chọn FTTx? Đơn giản vì cáp quang có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao, băng thông rộng và khoảng cách truyền xa. Do đó, nếu ta đưa cáp quang đến tận điểm kết nối với mạng LAN của người dùng hay thiết bị thì người dùng có thể trải nghiệm tốc độ dữ liệu cao, nhanh chóng và đáp ứng yêu cầu băng thông rộng.

Chữ X trong FTTx được viết tắt cho đại diện cho các vị trí như nhà (H), tòa nhà (B), hoặc gần cột (C). Do đó, FTTx chia thành rất nhiều loại tùy vào vị trí cáp quang đến. Phổ biến nhất với người dùng là các loại: FTTH, FTTC, FTTB và FTTN.

Cách cấu hình FTTx

FTTx phân thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Kéo cáp quang đến tận nhà và cơ sở bao gồm: FTTP/FTTH/FTTB.
  • Nhóm 2: Kéo cáp quang đến tủ cáp/nút bao gồm: FTTC/N.

Việc kéo cáp quang đến càng gần người dùng thì đồng nghĩa với việc chi phí xây dựng càng tăng. Người dùng càng tiện lợi.

triển khai FTTx

Dưới đây là giới thiệu về các loại FTTx hay gặp:

Loại FTTx Miêu tả
FTTH (Fiber to the Home) Kết nối sợi quang trực tiếp từ trạm gốc đến từng căn nhà hoặc căn hộ.
FTTB (Fiber to the Building) Triển khai sợi quang đến các tòa nhà hoặc tòa nhà, chia sẻ kết nối quang học giữa nhiều hộ gia đình hoặc doanh nghiệp trong cùng một khu vực.
FTTC (Fiber to the Curb) Kết nối sợi quang đến gần các điểm ngoại vi như cột điện hoặc hộp cáp gần ngõ nhà.
FTTN (Fiber to the Node) Triển khai sợi quang đến tủ phân phối hoặc nút, với dây đồng hoàn thiện kết nối đến người dùng cuối.
FTTP (Fiber to the Premises) Kết nối sợi quang trực tiếp đến tận nơi sử dụng, bao gồm cả các căn nhà, tòa nhà và các cơ sở doanh nghiệp.
FTTD (Fiber to the Desk) Kết nối sợi quang trực tiếp đến các thiết bị hoặc máy tính ở mỗi bàn làm việc trong một văn phòng hoặc môi trường làm việc.
FTTK (Fiber to the Kerb) Tương tự như FTTC, nhưng kết nối sợi quang được đưa đến gần các lề đường hoặc vỉa hè thay vì gần những điểm ngoại vi như cột điện.
FTTN (Fiber to the Neighborhood) Tương tự như FTTC, nhưng kết nối sợi quang được đưa đến gần các khu vực dân cư thay vì gần từng căn nhà cụ thể.

Mục tiêu chính của FTTx

Mục tiêu chính của FTTX là nâng cao cả tốc độ và chất lượng của dịch vụ băng thông rộng, giúp tạo ra một môi trường truy cập Internet nhanh chóng, ổn định và đáng tin cậy cho người dùng, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của thế hệ tiếp theo của dịch vụ viễn thông.

FTTx thúc đẩy việc tiếp cận thế hệ tiếp theo của dịch vụ viễn thông, được gọi là Next-Generation Access.

Sử dụng sợi quang, FTTX cho phép truyền tải lượng dữ liệu lớn với tốc độ cao hơn, cung cấp trải nghiệm truy cập Internet mượt mà và không bị gián đoạn.

Khó khăn khi triển khai FTTx

  1. Chi phí đầu tư lớn.
  2. Việc lặp đặt và quản lý hạ tầng đòi hỏi kỹ thuật cao.
  3. Khó triển khai với khu vực sử dụng mạng đồng cũ hoặc quy hoạch phức tạp.
  4. Triển khai FTTx cần thời gian dài nên có thể gây ra trì hoàn dịch vụ cho người dùng.

Ngoài FTTx thì người dùng có thể sử dụng Internet băng thông cao qua kênh nào?

Ngoài FTTX, còn có các phương pháp khác như mạng hybrid fiber-coaxial (HFC) được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.

Công nghệ không dây cố định và di động như Wi-Fi, WiMAX và 3GPP Long Term Evolution (LTE) cũng là phương pháp thay thế để cung cấp truy cập Internet.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được bản chất của FTTx từ mục đích đến mục tiêu và các loại của nó!

20 Th5 2024
Phân biệt OLT, ONU, ONT và ODN trong mạng PON

Phân biệt OLT, ONU, ONT và ODN trong mạng PON

Mạng PON hay mạng quan thụ động là sự lựa chọn phổ biến để cung cấp các dịch vụ Internet tốc độ cao qua cáp quang tới người dùng. Một mạng quang PON sẽ gồm có những thành phần chính sau: OLT, ONU, ONT và ODN. Trong bài này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết các thiết bị này trong mạng PON thế nào?

PON là gì
Cấu trúc mạng PON

OLT (Thiết bị cuối đường dây quang)

OLT là thành phần cốt lõi trong mạng PON, đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải một cách hiệu quả, an toàn và liên tục từ nhà cung cấp dịch vụ đến người dùng cuối.

Thiết bị OLT thường đặt tại tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Đây là một thành phần quan trọng, có nhiệm vụ kết nối và quản lý truyền tải dữ liệu giữa mạng lõi (core network) của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị đầu cuối tại người dùng (ONU/ONT).

Hình ảnh OLT

Chức năng của OLT gồm:

  • OLT chuyển đổi tín hiệu điện từ mạng lõi thành tín hiệu quang để truyền qua mạng PON, và ngược lại, chuyển tín hiệu quang từ các ONU/ONT thành tín hiệu điện để gửi lại vào mạng lõi.
  • OLT quản lý lưu lượng dữ liệu từ mạng lõi đến các ONU/ONT, đảm bảo băng thông được phân phối hợp lý và hiệu quả cho từng người dùng cuối.

Thiết bị ONT và ONU

Trong hệ thống mạng PON , ONT và ONU đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng cuối với mạng lưới quang:

1. Thiết bị ONT

ONT là thiết bị đầu cuối quang học đặt tại nhà hoặc cơ sở của người dùng cuối. Nó nhận tín hiệu quang từ OLT thông qua mạng ODN và chuyển đổi thành tín hiệu điện để cung cấp cho các thiết bị của người dùng.

ONT chuyển đổi tín hiệu quang nhận được từ OLT thành tín hiệu điện và ngược lại. ONT cung cấp các giao diện kết nối cho thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại VoIP, và các thiết bị IoT.

2. Thiết bị ONU

ONU cũng là thiết bị đầu cuối quang học, tương tự như ONT, nhưng thường được sử dụng trong các mô hình triển khai mạng có cấu trúc phức tạp hơn như FTTB hoặc FTTC. ONU có thể phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực nhất định.

ONU chuyển đổi tín hiệu quang từ OLT thành tín hiệu điện để phân phối cho các người dùng trong một tòa nhà hoặc khu vực.

hình ảnh so sánh ONT và ONU

3. Bảng so sánh ONT và ONU

Yếu Tố ONT ONU
Vị Trí Triển Khai Thường được triển khai tại nhà hoặc cơ sở của người dùng cuối. Thường được triển khai trong các mô hình mạng có cấu trúc phức tạp hơn, phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực như tòa nhà hoặc khu dân cư.
Phạm Vi Phục Vụ Phục vụ một hoặc vài người dùng cuối. Có thể phục vụ nhiều người dùng cuối trong một khu vực nhất định.
Ứng Dụng Triển Khai Thường được sử dụng trong các mô hình FTTH (Fiber to the Home). Thường được sử dụng trong các mô hình FTTB (Fiber to the Building) hoặc FTTC (Fiber to the Curb).
Chức Năng ONT thường được sử dụng khi:

– Chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và ngược lại.

– Phân phối dữ liệu cho các thiết bị đầu cuối.

– Quản lý mạng và dịch vụ.

– Bảo mật và kiểm soát truy cập.

ONU thường được sử dụng khi:

– Chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và ngược lại.

– Phân phối băng thông cho nhiều người dùng.

– Quản lý mạng và dịch vụ.

Phân Biệt ONT thường được sử dụng khi phục vụ người dùng cá nhân hoặc gia đình. ONU thường được sử dụng khi phục vụ nhiều người dùng trong một khu vực hoặc cơ sở doanh nghiệp.
Tầm Quan Trọng Đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng cuối với mạng lưới quang thụ động. Có vai trò quan trọng trong việc phân phối băng thông và quản lý mạng cho nhiều người dùng trong một khu vực nhất định.

ODN (mạng phân phối quang)

ví dụ ODN

ODN chịu trách nhiệm vận chuyển tín hiệu quang giữa OLT và các thiết bị đầu cuối như ONT và ONU. ODN sử dụng cáp quang, bộ chia quang và hộp phó quang để phân phối tín hiệu quang từ OLT đến các thiết bị đầu cuối như ONT và ONU và ngược lại, mà không cần sự kích hoạt từ bất kỳ thiết bị kích hoạt nào (không cần kích hoạt mạch điện hoặc kích hoạt năng lượng).

Như vậy, trong mạng PON, thiết bị OLT đóng vai trò thiết bị tại trụ sở ISP, ONT/ONU đóng vai trò thiết bị đầu cuối tại mạng quang của người dùng và ODN đóng vai trò kết nối giữa OLT và ONT/ONU!

20 Th5 2024
GPON là gì

Giới thiệu về mạng GPON (Gigabit Passive Optical Network)

GPON viết tắt của Gigabit Passive Optical Network. GPON là một tiêu chuẩn mạng quang thụ động, cung cấp truy cập mạng băng thông rộng tốc độ cao cho nhà và doanh nghiệp. GPON sử dụng công nghệ sợi quang để truyền dữ liệu với tốc độ nhanh và hiệu quả.

Cấu trúc mạng GPON

Hiểu GPON là gì?

GPON là một tiêu chuẩn mạng PON với tốc độ Gigabyte. Để hiểu GPON, trước hết ta cần hiểu mạng PON là gì?

Mạng PON là mạng quang thụ động, là mạng sử dụng cáp quang để cấp internet cho một mạng cụ thể từ nhà cung cấp đến người dùng cuối. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình sử dụng mạng PON đẻ cung cấp kết nối băng thông rộng, tốc độ cao cho người dùng.

Chữ G được viết tắt của Gigabyte. Nghĩa là các kết nối GPON có tốc độ tối đa 2,488 Gbps trông tốc độ tải và 1,244 Gbps ở tốc độ gửi. GPON thường sử dụng cho mạng doanh nghiệp.

Các thành phần chính của hệ thống GPON

OLT (Optical Line Terminal): Thiết bị đặt tại trụ sở của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), chịu trách nhiệm quản lý và truyền dữ liệu qua mạng cáp quang.

ODN (Optical Distribution Network): Mạng phân phối quang thụ động, bao gồm các sợi quang và bộ chia quang, truyền dữ liệu từ OLT đến các thiết bị đầu cuối.

ONT/ONU (Optical Network Terminal/Unit): Thiết bị đầu cuối tại nhà hoặc doanh nghiệp, nhận và giải mã tín hiệu quang từ ODN để cung cấp dịch vụ Internet, thoại và TV.

Nguyên lý hoạt động của GPON

cấu tạo mạng GPON

Truyền dữ liệu từ OLT: OLT tại trụ sở ISP truyền dữ liệu (Internet, thoại, TV) qua sợi quang trong ODN.

Phân chia tín hiệu quang: Dữ liệu đi qua ODN và đến bộ chia quang thụ động. Bộ chia này không cần nguồn điện, chỉ đơn thuần phân chia tín hiệu ánh sáng thành nhiều nhánh.

Nhận tín hiệu tại ONT/ONU: Tín hiệu quang sau khi được phân chia sẽ đến các thiết bị ONT/ONU tại nhà hoặc doanh nghiệp. Các thiết bị này chuyển đổi tín hiệu quang thành dữ liệu số mà thiết bị của người dùng có thể sử dụng.

Lợi ích của GPON

  1. Hỗ trợ dịch vụ Triple-play: Cung cấp dịch vụ VoIP, dữ liệu và IPTV trên cùng một sợi quang, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả.
  2. Tốc độ và băng thông cao: GPON cung cấp tốc độ truyền tải cao hơn so với các tiêu chuẩn PON khác, đáp ứng nhu cầu truyền tải dữ liệu lớn.
  3. Phạm vi phủ sóng rộng: Mạng quang thụ động cho phép tín hiệu truyền đi xa hơn mà không cần khuếch đại, giảm chi phí và phức tạp trong việc triển khai.
  4. Bảo mật và mã hóa cao: Hỗ trợ mã hóa dữ liệu với các khóa có độ dài lên đến 256 bit, đảm bảo an toàn thông tin.
  5. Chất lượng dịch vụ vượt trội (QoS): GPON quản lý băng thông hiệu quả, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt cho tất cả người dùng.
  6. Khả năng phân bổ băng thông động: Giúp tối ưu hóa việc sử dụng băng thông dựa trên nhu cầu thực tế.

GPON và EPON

GPON và EPON là hai tiêu chuẩn mạng cáp quang thụ động cung cấp truy cập Internet băng thông rộng. GPON, sử dụng ATM cho thoại và Ethernet cho dữ liệu, đạt tốc độ 2.488 Gbps tải xuống và 1.244 Gbps tải lên, với mã hóa AES và QoS nâng cao, phù hợp cho các ứng dụng băng thông cao.

EPON dựa hoàn toàn trên Ethernet, tốc độ 1.25 Gbps cho cả tải xuống và tải lên, mã hóa IEEE 802.1AE, QoS đơn giản hơn, dễ tích hợp với mạng hiện có. Cả hai đều có phạm vi phủ sóng 20 km. GPON thích hợp cho nhu cầu băng thông lớn và độ trễ thấp, còn EPON đơn giản và dễ triển khai hơn.

Đặc điểm GPON EPON
Chế độ truyền dẫn ATM cho thoại, Ethernet cho dữ liệu Hoàn toàn dựa trên Ethernet
Tốc độ 2.488 Gbps tải xuống, 1.244 Gbps tải lên 1.25 Gbps tải xuống và tải lên
Mã hóa AES với khóa 128, 192, 256 bit IEEE 802.1AE (MACsec) với khóa 128 bit
QoS Nâng cao, linh hoạt Dựa trên chuẩn Ethernet
Phạm vi phủ sóng Lên đến 20 km Lên đến 20 km
Ứng dụng Phù hợp cho dịch vụ băng thông cao, độ trễ thấp Phù hợp cho dịch vụ Internet tốc độ cao, dễ tích hợp mạng Ethernet hiện tại

GPON là một giải pháp mạng quang thụ động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm chi phí, được sử dụng rộng rãi bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn. Với khả năng hỗ trợ nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng và cung cấp băng thông cao, GPON là lựa chọn lý tưởng cho việc triển khai mạng băng thông rộng đến hộ gia đình và doanh nghiệp.

20 Th5 2024
NVRAM là gì

NVRAM là gì? Đặc điểm của bộ nhớ NVRAM

Nếu bộ nhớ RAM chỉ để lưu trữ dữ liệu tạm thời và khi tắt thiết bị, dữ liệu trong RAM sẽ mất hết. Bộ nhớ ROM thì lưu trữ dữ liệu không bị mất khi nguồn điện mất nhưng lại không thể sửa đổi dữ liệu đã lưu trữ. Có một bộ nhớ kết hợp được ưu điểm của cả bộ nhớ RAM và ROM đó là bộ nhớ NVRAM.

NVRAM được viết tắt của Non-Volatile Random Access Memory, là một loại bộ nhớ có khả năng lưu trữ dữ liệu mà  không bị mất khi mất nguồn điện. Khác với RAM thông thường, vốn sẽ mất dữ liệu khi không còn được cấp nguồn, NVRAM giữ lại thông tin ngay cả khi thiết bị tắt. Điều này làm cho NVRAM trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi tính ổn định và an toàn dữ liệu cao.

hình ảnh bộ nhớ NVRAM
hình ảnh bộ nhớ NVRAM

Đặc điểm của bộ nhớ NVRAM

Non-Volatile: NVRAM không mất dữ liệu khi ngắt nguồn điện. Điều này có nghĩa là dữ liệu được lưu trữ trong NVRAM vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi thiết bị bị tắt hoặc mất điện đột ngột.

Random Access Memory: Khả năng truy cập ngẫu nhiên, cho phép đọc và ghi dữ liệu ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ mà không cần phải theo thứ tự. Điều này khác với các loại bộ nhớ tuần tự, nơi dữ liệu phải được truy cập theo thứ tự lưu trữ.

hình ảnh so sánh NVRAM, PRAM và SMC

NVRAM lưu trữ dữ liệu như thế nào?

NVRAM sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để lưu trữ dữ liệu một cách ổn định và không bị mất khi mất nguồn điện. Dưới đây là các công nghệ chính mà NVRAM sử dụng để lưu trữ dữ liệu:

1. Flash Memory:

Flash memory sử dụng các bóng bán dẫn cổng nổi (floating-gate transistor) để lưu trữ điện tích.

Nguyên lý hoạt động: Điện tích được lưu trữ trong cổng nổi của transistor, biểu diễn các bit dữ liệu. Khi cần ghi dữ liệu, điện áp cao được áp dụng để điều chỉnh trạng thái của điện tích trong cổng nổi. Khi đọc dữ liệu, sự hiện diện hay vắng mặt của điện tích trong cổng nổi sẽ quyết định giá trị của bit (0 hoặc 1).

Ứng dụng: Flash memory được sử dụng rộng rãi trong ổ SSD, USB flash drive, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác.

2. Ferroelectric RAM (FeRAM):

FeRAM sử dụng vật liệu sắt điện để lưu trữ thông tin.

Nguyên lý hoạt động: Vật liệu sắt điện có các nguyên tử với sự phân cực có thể được điều chỉnh bằng cách áp dụng điện áp. Sự phân cực này lưu trữ các trạng thái khác nhau của bit dữ liệu. Khi cần ghi dữ liệu, điện áp sẽ thay đổi trạng thái phân cực của các nguyên tử. Khi đọc dữ liệu, trạng thái phân cực này sẽ quyết định giá trị của bit.

Ứng dụng: FeRAM thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tốc độ cao và độ bền như thẻ thông minh, thiết bị y tế và các hệ thống nhúng.

3. Magnetoresistive RAM (MRAM):

MRAM sử dụng các cặp lớp từ tính để lưu trữ dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động: Dữ liệu được lưu trữ thông qua sự định hướng của các lớp từ tính. Một lớp từ tính có hướng từ cố định, trong khi lớp kia có thể thay đổi hướng từ. Trạng thái từ tính của hai lớp này sẽ quyết định giá trị của bit. Khi cần ghi dữ liệu, dòng điện sẽ thay đổi hướng từ của lớp từ thay đổi. Khi đọc dữ liệu, sự khác biệt trong điện trở giữa hai lớp sẽ quyết định giá trị của bit.

Ứng dụng: MRAM thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ truy cập nhanh và độ bền cao, chẳng hạn như thiết bị quân sự, thiết bị y tế và các hệ thống nhúng công nghiệp.

4. Phase-Change Memory (PCM):

PCM sử dụng vật liệu thay đổi pha như chalcogenide để lưu trữ dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động: Vật liệu chalcogenide có thể tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái vô định hình và trạng thái kết tinh. Khi cần ghi dữ liệu, dòng điện sẽ làm thay đổi trạng thái của vật liệu giữa vô định hình và kết tinh. Khi đọc dữ liệu, sự khác biệt về điện trở giữa hai trạng thái sẽ quyết định giá trị của bit.

Ứng dụng: PCM được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tốc độ ghi/xóa cao và độ bền như các thiết bị lưu trữ và bộ nhớ cho máy tính.

Ứng dụng của NVRAM:

NVRAM thường được sử dụng để:

  • Lưu trữ cấu hình hệ thống: Dùng để lưu trữ các cấu hình quan trọng của hệ thống như BIOS hoặc firmware.
  • Lưu trữ dữ liệu quan trọng: Được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu tính sẵn sàng cao như thiết bị y tế, hệ thống điều khiển công nghiệp và viễn thông.
  • Caching: Được sử dụng làm bộ nhớ đệm để cải thiện hiệu suất truy cập dữ liệu trong các hệ thống máy tính.

NVRAM được sử dụng trong máy tính thế nào?

hình ảnh NVRAM trên máy tính

NVRAM có nhiều ứng dụng trong các hệ thống máy tính hiện đại:

  • Lưu trữ các cài đặt BIOS: NVRAM lưu trữ các cài đặt hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản, bao gồm thứ tự khởi động, cấu hình phần cứng và các tham số hệ thống.
  • Lưu trữ cập nhật firmware: NVRAM được dùng để lưu trữ các bản cập nhật chương trình cơ sở cho các thiết bị như card mạng, bộ điều khiển lưu trữ và card đồ họa.
  • Bộ đệm ghi trong hệ thống lưu trữ: NVRAM được sử dụng làm bộ đệm ghi trong các hệ thống lưu trữ hiệu suất cao để cải thiện thông lượng và độ tin cậy của dữ liệu.

NVRAM trong thiết bị mạng

NVRAM đóng vai trò quan trọng trong các thiết bị mạng như bộ định tuyến và bộ chuyển mạch. Nó được sử dụng để lưu trữ tệp cấu hình của thiết bị, bao gồm các cài đặt như:

  • Địa chỉ IP: Địa chỉ xác định của thiết bị trong mạng.
  • Bảng định tuyến: Thông tin về các đường dẫn mạng mà thiết bị sử dụng để chuyển tiếp dữ liệu.
  • Danh sách kiểm soát truy cập (ACL): Các quy tắc xác định quyền truy cập vào các tài nguyên mạng.
  • Các tham số mạng khác: Các thiết lập liên quan đến bảo mật, quản lý băng thông và cấu hình giao thức mạng.

File cấu hình này được giữ lại ngay cả khi thiết bị mất nguồn hoặc khởi động lại. NVRAM đảm bảo rằng thiết bị có thể nhanh chóng khôi phục cấu hình khi bật nguồn, cho phép thiết bị hoạt động chính xác trong mạng. Điều này giúp duy trì tính liên tục và ổn định của mạng, tránh tình trạng mất cấu hình sau mỗi lần khởi động lại, từ đó đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống mạng.

Một số câu hỏi thường gặp về NVRAM

1. Có cần nâng cấp RAM trên máy tính thành NVRAM không?

Không cần thiết phải nâng cấp RAM lên NVRAM. Để nâng cấp rất phức tạp và không cần thiết.

2. NVRAM có thể thay thế ổ đĩa cứng (HDD) hoặc ổ cứng thể rắn (SSD) không?

NVRAM không thể thay thế ổ cứng. Nó chỉ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hệ thống.

3. NVRAM có giúp tốc độ bật máy tính nhanh hơn không?

NVRAM có thể giúp máy tính khởi động nhanh hơn nếu lưu trữ các cài đặt cấu hình khởi động.

17 Th5 2024
bộ nhớ Flash là gì

Bộ nhớ Flash là gì? Tác dụng và cách phân loại

Bộ nhớ Flash là gì?

hình ảnh bộ nhớ Flash

Flash memory, hay bộ nhớ flash, là một loại bộ nhớ không khả biến được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện tử và hệ thống máy tính. Đặc điểm nổi bật của flash memory là khả năng lưu trữ dữ liệu mà không cần nguồn điện liên tục, giúp nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị di động, máy ảnh kỹ thuật số, ổ USB và ổ đĩa trạng thái rắn (SSD).

Bộ nhớ Flash lưu trữ dữ liệu không bị mất kể cả có ngắt điện thiết bị. Nó tương tự như ROM và khác với RAM. Tuy nhiên, với ROM ta chỉ ghi dữ liệu 1 lần duy nhất và không thể thay đổi. Nhưng bộ nhớ FLash có thể thay đổi dữ liệu.

Các đặc điểm của bộ nhớ Flash

  • Không mát dữ liệu khi ngắt nguồn điện.
  • Sử dụng công nghệ Solid-state (ss) nên truy xuất dữ liệu nhanh hơn HDD.
  • Truy cập dữ liệu nhanh chóng.
  • Có dung lượng lưu trữ lớn từ vài Gb đến vài Tb.
  • Tốn ít năng lượng hơn khi đọc dữ liệu so với HDD.
  • Có thể xóa và ghi nhiều lần.

Cách bộ nhớ Flash ghi và xóa dữ liệu

Bộ nhớ flash là một loại bộ nhớ không khả biến (non-volatile memory) có thể lưu trữ và xóa dữ liệu nhiều lần. Nó hoạt động dựa trên cấu trúc của các ô nhớ được tạo thành từ các bóng bán dẫn cổng nổi (floating-gate transistors). Dưới đây là hai bước chính trong quá trình hoạt động của bộ nhớ flash: ghi dữ liệu và đọc dữ liệu.

1. Ghi dữ liệu vào bộ nhớ flash

Cấu trúc ô nhớ:

Bộ nhớ flash bao gồm hàng triệu ô nhớ nhỏ, mỗi ô nhớ được cấu tạo từ một bóng bán dẫn cổng nổi.

Các ô nhớ này được sắp xếp theo thứ tự tuần tự trong một mảng các ô nhớ.

Quá trình ghi dữ liệu:

Dữ liệu trong bộ nhớ flash chỉ có thể được lưu trữ dưới dạng các bit 0 và 1.

Để ghi dữ liệu, một điện áp cao được áp dụng vào cổng điều khiển (control gate) của bóng bán dẫn.

Điện áp này tạo ra một hiệu ứng “đường hầm Fowler-Nordheim” (Fowler-Nordheim tunneling), cho phép các electron đi qua lớp oxide và bị “bẫy” trong cổng nổi. Số lượng electron trong cổng nổi quyết định trạng thái của bit (0 hoặc 1).

Khi các electron bị giữ lại trong cổng nổi, ô nhớ sẽ lưu trữ dữ liệu tương ứng.

Xóa dữ liệu:

Để xóa dữ liệu, một điện áp cao nhưng ngược chiều (trái dấu) được áp dụng, tạo ra hiệu ứng “đường hầm ngược” (reverse tunneling). Điều này cho phép các electron rời khỏi cổng nổi, đặt tất cả các bit của ô nhớ về 0.

Việc xóa thường được thực hiện trên toàn bộ khối các ô nhớ thay vì từng ô riêng lẻ, làm tăng hiệu suất xóa.

2. Đọc dữ liệu từ bộ nhớ flash

Quá trình đọc dữ liệu:

  • Để đọc dữ liệu, một điện áp thấp hơn (so với điện áp ghi) được áp dụng vào cổng điều khiển.
  • Dựa vào lượng điện tích trong cổng nổi, mức điện áp này sẽ thay đổi dòng điện chạy qua bóng bán dẫn.
  • Dòng điện này được đo lường để xác định trạng thái của bit. Nếu có dòng điện chạy qua, bit được đọc là 1, nếu không có dòng điện, bit được đọc là 0.

Cách đo dòng điện:

  • Khi điện áp được áp dụng vào cổng điều khiển, mức điện tích trong cổng nổi ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện của bóng bán dẫn.
  • Bằng cách đo lường dòng điện, mạch đọc có thể xác định được trạng thái của từng bit (0 hoặc 1).

Có những loại bộ nhớ Flash nào?

Bộ nhớ flash được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện tử. Có ba loại chính của bộ nhớ flash, mỗi loại có cấu trúc và ứng dụng khác nhau: NAND, NOR và 3D.

1. Bộ nhớ flash NAND

ảnh NAND flash

Mật độ ô nhớ cao: Bộ nhớ flash NAND có mật độ ô nhớ cao, cho phép lưu trữ một lượng lớn dữ liệu trong một không gian nhỏ.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trong thẻ nhớ, ổ USB và ổ đĩa trạng thái rắn (SSD).

Ô nhớ: Các ô nhớ NAND được tạo thành từ hai cổng: cổng điều khiển (control gate) và cổng nổi (floating gate).

  • Cổng điều khiển: Được sử dụng để áp dụng điện áp cần thiết để ghi và đọc dữ liệu.
  • Cổng nổi: Lưu trữ các electron để xác định trạng thái của bit (0 hoặc 1).

Ưu điểm:

  • Tiêu thụ điện năng thấp: Sử dụng ít điện năng để lưu trữ dữ liệu, giúp tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bị di động.
  • Chi phí thấp: So với bộ nhớ flash NOR, NAND có chi phí sản xuất thấp hơn, do đó được sử dụng rộng rãi hơn.

2. Bộ nhớ flash NOR

ảnh NOR Flash

Tốc độ đọc nhanh: Các ô nhớ trong bộ nhớ flash NOR được kết nối song song, giúp tăng tốc độ đọc dữ liệu.

Cấu trúc:

  • Ô nhớ: Bộ nhớ flash NOR được tạo thành từ các bóng bán dẫn FGMOS hoặc FGMOSFET (Bóng bán dẫn hiệu ứng trường oxit kim loại cổng nổi).
  • FGMOS: Là thành phần điện tử trong bộ nhớ flash NOR có thể lưu trữ bit 0 hoặc 1.
  • Kết nối song song: Các ô nhớ được kết nối song song, giúp tăng tốc độ truy cập dữ liệu.

Ứng dụng:

Firmware: Thường được sử dụng để lưu trữ firmware do khả năng đọc nhanh và đáng tin cậy.

Ưu điểm:

Tốc độ đọc nhanh: Do kết nối song song của các ô nhớ, bộ nhớ flash NOR có tốc độ đọc nhanh hơn so với NAND, làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng.

3. Bộ nhớ flash 3D

ảnh 3D flahs

Đặc điểm:

  • Mật độ ô nhớ lớn: Bộ nhớ flash 3D có mật độ ô nhớ lớn hơn cả bộ nhớ flash NAND.
  • Dung lượng cao: Được sử dụng trong các ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) dung lượng cao.

Cấu trúc:

  • Thiết kế xếp chồng: Các lớp ô nhớ được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, giúp tăng mật độ lưu trữ mà không cần tăng diện tích bề mặt của chip.
  • Tối ưu hóa không gian: Thiết kế này giúp tăng dung lượng lưu trữ mà không cần mở rộng kích thước vật lý của thiết bị.

Ưu điểm:

  • Dung lượng cao: Phù hợp cho các ứng dụng cần dung lượng lưu trữ lớn, như SSD dung lượng cao.
  • Hiệu suất cao: Thiết kế 3D cho phép tốc độ truy cập dữ liệu nhanh và hiệu suất cao hơn so với các loại bộ nhớ flash truyền thống.

Hạn chế của bộ nhớ Flash

Mặc dù có nhiều ưu điểm, bộ nhớ flash cũng tồn tại một số hạn chế quan trọng:

  • Bộ nhớ flash có số lần ghi/xóa hạn chế (NAND khoảng 10,000-100,000 chu kỳ, NOR khoảng 100,000-1,000,000 chu kỳ).
  • Tốc độ ghi chậm hơn so với đọc do cần xóa trước khi ghi.
  • Ghi dữ liệu nhỏ làm tăng số lượng ghi/xóa thực tế, giảm tuổi thọ.
  • Giới hạn dung lượng trên mỗi ô nhớ, mặc dù công nghệ 3D tăng mật độ lưu trữ nhưng vẫn có thách thức kỹ thuật.
  • Dữ liệu có thể mất theo thời gian do rò rỉ điện tích, đặc biệt ở nhiệt độ cao.

Các ứng dụng của Flash Memory

ứng dụng của bộ nhớ Flash dùng trong thẻ nhớ, usb

Flash memory được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và thiết bị khác nhau, bao gồm:

  1. Ổ đĩa SSD: Flash memory được sử dụng làm nền tảng cho SSD, cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn và độ bền cao hơn so với ổ đĩa cứng truyền thống (HDD).
  2. Ổ USB: Bộ nhớ flash là thành phần chính của ổ USB, cho phép lưu trữ và di chuyển dữ liệu dễ dàng giữa các thiết bị.
  3. Thẻ nhớ: Được sử dụng trong các thiết bị như máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động và máy tính bảng để mở rộng dung lượng lưu trữ.
  4. Firmware: Nhiều thiết bị sử dụng flash memory để lưu trữ firmware, cho phép cập nhật và nâng cấp phần mềm dễ dàng.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu về bộ nhớ Flash!

17 Th5 2024
bộ nhớ RAM là gì

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có tác dụng gì? Lưu ý khi lựa chọn RAM

RAM là một trong những thiết bị cực kỳ quan trọng trên máy tính, điện thoại. RAM quyết định đến hiệu suất làm việc của máy tính. Nâng cấp RAM cũng là cách để nâng cấp khả năng làm việc của máy tính tốt hơn. Vậy RAM là gì? Tác dụng của RAM và tại sao nâng cấp RAM để làm gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

RAM là gì?

hình ảnh RAM

RAM được viết tắt của Random Access Memory, hay còn được gọi là bộ nhớ tạm thời. RAM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu ngắn hạn và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. RAM lưu trữ các thông tin về chương trình, ứng dụng và dữ liệu mà CPU cần truy cập thường xuyên trong quá trình máy tính hoạt động.

Có nhiều dung lượng RAM hơn nghĩa là máy tính có thể truy cập và đọc nhiều dữ liệu hơn gần như ngay lập tức, thay vì được ghi trên ổ cứng hoặc SSD.

RAM có tác dụng gì?

RAM giúp máy tính thực hiện các tác vụ thương ngày từ truy cập app, lướt web, sử dụng excel, chơi game,… RAM cho phép chuyển đổi nhanh chóng giữa các tác vụ và đồng thời ghi lại bạn đang ở tác vụ nào. Càng nhiều RAM thì khả năng đa nhiệm ứng dụng càng tốt.

Để hiều đơn giản, ta cần biết rằng. Bất cứ khi nào các ứng dụng, chương trình chạy đều sẽ tốn RAM. Thử dùng Task Manager kiểm tra xem:

dùng Task manager kiểm tra bộ nhớ RAM
dùng Task manager kiểm tra bộ nhớ RAM

RAM càng nhiều, thì ta có thể sử dụng bật nhiều ứng dụng và chương trình cùng lúc. Nếu RAM bắt đầu đầy, máy tính sẽ bắt đầu chậm dần và khi chuyển qua lại ứng dụng bằng Alt + Tab chắc chắn sẽ bị lag. Các ứng dụng đang chạy như Photoshop mà không đủ RAM dùng sẽ tự động tắt.

Ví dụ như bật 1 Tab trình duyệt trên Chorme tốn 100 Mb dung lượng RAM thì RAM 4G sẽ bật được 40 Tab trên trình duyệt và RAM 8G sẽ bật được 80 Tab trên trình duyệt.

RAM trên máy tính hoạt động như thế nào?

Khi ta sử dụng máy tính để chơi game hay lướt web, hay bất kỳ tác vụ nào. Máy tính sẽ tải dữ liệu mà CPU cần từ ổ cứng và lưu trữ nó ở RAM. CPU sử dụng các dữ liệu này để thực hiện các tác vụ nhanh chóng.

cách RAM hoạt động

Tốc độ của RAM giúp truy xuất dữ liệu nhanh. Tốc độ RAM quyết định tốc độ dữ liệu truyền vào và ra của CPU. Nếu RAM chậm, ta sẽ tốn thêm thời gian đợi dữ liệu vào và ra từ CPU.

RAM giống như việc bộ não của mình ghi nhớ những nội dung ngắn hạn. Ví dụ như bạn đi chợ và mẹ bạn nói cho bạn biết rằng cần phải mua theo 1 danh sách nhất định. Do đó, ta cần phải ghi nhớ nó để đi chợ sau đó. RAM cũng thế nó ghi các dữ liệu mà CPU cần sử dụng tạm thời bây giờ.

Nếu bạn không thể nhớ danh sách đi chợ thì bạn sẽ chẳng biết mua gì? Bạn lại phải quay lại hỏi mẹ bạn. Cũng giống như nếu không đủ RAM thì CPU sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều để truy cập và xử lý dữ liệu.

Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của RAM

RAM được cấu tạo từ các ô nhớ, mỗi ô nhớ có thể chứa một bit thông tin, và các ô nhớ này được tổ chức thành các hàng và cột. Các module RAM hiện đại thường được sản xuất dưới dạng DIMM (Dual Inline Memory Module) và sử dụng công nghệ DDR (Double Data Rate) như DDR3, DDR4, và mới nhất là DDR5.

hình ảnh minh họa cấu tạo của RAM

Nguyên lý hoạt động của RAM dựa trên việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo cơ chế truy cập ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là bất kỳ ô nhớ nào cũng có thể được truy cập trực tiếp mà không cần phải tuần tự qua các ô nhớ khác, giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Khi một chương trình hoặc tập tin được mở, hệ điều hành sẽ sao chép các dữ liệu cần thiết từ ổ cứng lên RAM để CPU có thể truy xuất và xử lý một cách nhanh chóng.

RAM và ổ cứng khác nhau thế nào?

Nếu định build cây máy tính, bạn cần phải biết sự khác nhau giữa RAM và ổ cứng trên máy tính. Ổ cứng hay ổ đĩa dù là loại ổ cứng HDD truyền thống hay ổ cứng SSD thì đều được sử dụng để lưu trữ tệp và dữ liệu dài hạn. Các dữ liệu bạn tải về đều được lưu trữ trên ổ cứng.

Còn RAM chi lưu dữ liệu bạn cần cho ứng dụng và tệp đang mở. Khi tắt nguồn thiết bị, dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa sạch. Đó là lý do tại sao ta cần phải lưu file đang viết dở trên Word vào ổ cứng trước khi đóng ứng dụng.

so sánh RAM với ổ cứng

Tại sao RAM không đủ lại khiến máy tính chậm?

Khi mở một tác vụ như chỉnh sửa ảnh trên Photoshop nhưng máy tính của bạn không đủ RAM. Máy tính sẽ phải xáo trộn dữ liệu giữa ổ cứng, RAM và bộ xử lý làm cho dữ liệu vào và ra CPU chậm hơn. Do đó máy tính của bạn bị chậm. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì máy tính của bạn có thể bị đơ, hoặc ứng dụng sẽ báo không thể phản hồi.

minh họa cách RAM hoạt động khi mở WORD
minh họa cách RAM hoạt động khi mở WORD

Do đó, các trò chơi hay ứng dụng năng như Photoshop đều có cấu hình máy tính yêu cầu để sử dụng. Như photoshop yêu cầu cấu hình máy tính thích hợp như sau:

  • CPU: Intel Core i5 trở lên hoặc AMD Ryzen 5 trở lên
  • RAM: 16GB
  • Dung lượng ổ cứng: 500GB SSD hoặc hơn
  • Hệ điều hành: Windows 10 (64-bit) hoặc macOS 10.15 (hoặc cao hơn)
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1050 Ti trở lên hoặc AMD Radeon RX 560 trở lên.

Có nhưng loại RAM nào?

1. DRAM (Dynamic RAM)

DRAM là loại RAM phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân và máy chủ., sử dụng các tụ điện để lưu trữ dữ liệu dưới dạng bit. Cần phải được làm mới (refresh) hàng nghìn lần mỗi giây vì các tụ điện mất điện tích theo thời gian. Có mật độ lưu trữ cao, giá thành rẻ.

2. SRAM (Static RAM)

SRAM thường được sử dụng trong các bộ nhớ cache của CPU và các thiết bị yêu cầu tốc độ cao. Nó lưu trữ dữ liệu bằng cách sử dụng các mạch lật (flip-flop), không cần làm mới liên tục như DRAM. Tốc độ truy xuất nhanh hơn DRAM. Không cần làm mới, giữ dữ liệu cho đến khi tắt nguồn.

3. SDRAM (Synchronous DRAM)

SDRAM là một dạng cải tiến của DRAM, hoạt động đồng bộ với bus hệ thống của CPU, được sử dụng trong các hệ thống máy tính hiện đại. Nó có thể thực hiện nhiều lệnh trong một chu kỳ xung nhịp và tốc độ truy xuất nhanh hơn DRAM truyền thống.

4. DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)

DDR SDRAM là phiên bản nâng cao của SDRAM, truyền dữ liệu ở cả cạnh lên và cạnh xuống của xung nhịp, tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu. Nó được sử dụng rộng rãi trong các máy tính để bàn, máy tính xách tay, và máy chủ.

5. GDDR (Graphics DDR)

GDDR là loại RAM được thiết kế đặc biệt cho các card đồ họa, tối ưu hóa cho việc xử lý đồ họa. Nó được sử dụng trong các card đồ họa để hỗ trợ chơi game và xử lý đồ họa chuyên nghiệp.

6. LPDDR (Low Power DDR)

LPDDR là phiên bản tiêu thụ điện năng thấp của DDR, được thiết kế cho các thiết bị di động. Nó được sử dụng trong các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, và ultrabook.

Các thông số quan trọng của RAM

  1. Dung lượng: Dung lượng RAM thường được đo bằng gigabyte (GB) và quyết định khả năng lưu trữ tạm thời của hệ thống. Dung lượng RAM lớn hơn cho phép máy tính chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc mà không bị chậm.
  2. Tốc độ: Tốc độ của RAM, đo bằng megahertz (MHz), biểu thị tốc độ mà RAM có thể đọc và ghi dữ liệu. Tốc độ cao hơn giúp cải thiện hiệu năng tổng thể của hệ thống.
  3. Độ trễ: Đây là thời gian trễ giữa lệnh truy xuất và khi dữ liệu bắt đầu được chuyển. Độ trễ thấp hơn có nghĩa là RAM có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

Bạn cần bao nhiêu dung lượng RAM?

Nếu chỉ cần xem video, lướt web hay dùng tác vụ đơn giản như email, Word, excel thì RAM 4G là đủ.

Với trò chơi điện tử hoặc chính sửa ảnh thì cần ít nhất là Ram 12G.

Nếu muốn dùng các ứng dụng mượt mà không bị ảnh hưởng thì cần ít nhất RAM 32G. Lúc này bạn có thể sử dụng PTS hay chơi LoL, FiFA hay các game online hiện nay một cách mượt mà với tốc độ khung hình tốt.

Nếu muốn chơi các tựa game offline siêu nặng hay sử dụng để làm các ứng dụng như dựng phim, video 3D, ảnh 3D thì ta sẽ cần phải sử dụng đến 64 G RAM.

Dấu hiệu máy tính của bạn cần nâng cấp RAM?

Nâng cấp RAM là biện pháp tốt nếu bạn gặp các trường hợp sau:

  • Khi mở Task Manager lên kiểm tra thấy RAM luôn hoạt động trên 80%.
  • Mở file nặng rất chậm.
  • Máy tính hay gặp tình trạng máy treo và ứng dụng bị đơ.
  • Mở ứng dụng và chơi game chậm.
  • FPS trên máy tính khi chơi game lên xuống liên tục.
  • Mở càng nhiều ứng dụng máy càng đơ.

Một vài sự thật bất ngờ về RAM

1. Máy tính đầu tiên ENIAC chế tạo năm 1946 có RAM với dung lượng chỉ có 512 Byte.

2. RAM không chỉ sử dụng ở máy tính. Nó còn được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử như Switch, Router, điện thoại, máy in, xe hơi,…

3. Siêu máy tính Fugaku, được chế tạo tại Nhật Bản, có 675 petabyte RAM. Đó là 675.000.000.000.000.000 byte!

4. Ép xung RAM có thể làm tăng tốc độ của nó, nhưng cũng có thể làm hỏng RAM nếu không được thực hiện đúng cách.

5. Trên rắc cắm của RAM được mạ vàng để tránh oxi hóa và tăng khả năng truyền dẫn.

17 Th5 2024
bộ nhớ ROM là gì

ROM là gì? Vai trò của bộ nhớ chỉ đọc ROM trong máy tính và phân loại

Bộ nhớ ROM là gì?

ROM được viết tắt của Read-Only Memory, nghĩa là bộ nhớ chỉ đọc. ROM là loại bộ nhớ máy tính lưu trữ dữ liệu cố định và hướng dẫn khởi động máy tính. ROM là bộ nhớ chỉ có thể đọc chứ không thể ghi vào. Các dữ liệu trong ROM không thể thay đổi hoặc sửa. ROM sẽ lưu trữ nội dung ngay cả khi thiết bị cài đặt tắt nguồn.

hình ảnh bộ nhớ ROM
hình ảnh bộ nhớ ROM

ROM là loại bộ nhớ không khả biến (non-voltile) và thường được sử dụng để lưu trữ phần mềm hệ thống hoặc firmware. Đây là các chương trình điều khiển cơ bản phần cứng và khởi động hệ thống. Do đó, ROM là loại bộ nhớ bắt buộc có trên các thiết bị điện tử và máy tính.

Đơn giản mà nói, ROM là dạng bộ nhớ cố định, lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn và không thể ghi đè hoăc xóa. ROM phù hợp trong máy tính vì nó cho phép truy cập thông tin nhanh mà không cần phải ghi dữ liệu. ROM đã trở thành bộ nhớ cực kỳ quan trọng!

ROM có tác dụng gì?

Bộ nhớ ROM lưu trữ tất cả các hướng dẫn để giúp máy tính, thiết bị điện tử biết cách chạy các chức năng cơ bản như khởi tạo phần cứng và tải hệ điều hành. Các hướng dẫn này được gọi là phần sụn vì chúng không thay đổi sau khi máy tính được lập trình. Và tất nhiên người dùng không thể sửa đổi dữ liệu phần sụn. Do đó, ROM có tên gọi là bộ nhớ chỉ đọc.

Đặc điểm của ROM

  • Chỉ đọc: Như tên gọi, dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc và không thể ghi hoặc sửa đổi trong quá trình hoạt động thông thường của thiết bị. Việc ghi dữ liệu vào ROM thường được thực hiện trong quá trình sản xuất hoặc bởi các thiết bị chuyên dụng.
  • Không khả biến: Dữ liệu trong ROM không bị mất khi nguồn điện bị tắt, giúp bảo vệ thông tin quan trọng cần duy trì ổn định trong quá trình sử dụng thiết bị.
  • Sử dụng rộng rãi trong hệ thống nhúng: ROM thường được sử dụng trong các thiết bị nhúng như vi điều khiển, máy tính, điện thoại di động, và các thiết bị điện tử khác để lưu trữ phần mềm điều khiển cơ bản.

ROM hoạt động bằng cách nào?

ROM hoạt động dựa trên các mạch tích hợp gọi là “ô nhớ” (memory cells). Các ô nhớ này chứa các bóng bán dẫn (transistor) được mắc nối tiếp cho phép hoặc ngăn dòng điện chạy qua chúng khi có tín hiệu điện.

Cấu trúc ô nhớ:

  • Ô nhớ (memory cell): Mỗi ô nhớ chứa một hoặc nhiều bóng bán dẫn (transistor). Tình trạng của các bóng bán dẫn này xác định giá trị bit (0 hoặc 1) được lưu trữ.
  • Transistor: Các transistor hoạt động như công tắc, cho phép dòng điện đi qua hoặc ngăn không cho dòng điện đi qua, từ đó xác định trạng thái của bit dữ liệu.

Lưu trữ dữ liệu:

  • Bóng bán dẫn: Khi một bóng bán dẫn cho phép dòng điện chạy qua, nó đại diện cho một giá trị bit (thường là 1). Ngược lại, nếu nó ngăn dòng điện, nó đại diện cho giá trị bit khác (thường là 0).
  • Tạo từ trường: Trong các loại ROM như EPROM, bóng bán dẫn có cổng nổi (floating gate) lưu trữ điện tích, tạo từ trường lưu trữ dữ liệu. Điện tích này giữ nguyên trạng thái cho đến khi bị xóa bằng một tín hiệu cụ thể (như tia UV hoặc điện áp).

Truy xuất dữ liệu:

  • Khi cần đọc dữ liệu, bộ điều khiển gửi địa chỉ của ô nhớ đến ROM.
  • Giải mã địa chỉ: Mạch giải mã trong ROM xác định ô nhớ tương ứng với địa chỉ.
  • Đọc dữ liệu: Dòng điện được cấp qua các bóng bán dẫn của ô nhớ, và trạng thái (có dòng điện hoặc không có dòng điện) được chuyển đổi thành dữ liệu bit (0 hoặc 1) gửi về bộ xử lý.

Không thể thay đổi trừ khi có hướng dẫn cụ thể:

  • Không khả biến: Dữ liệu trong ROM không thể thay đổi hoặc xóa trong điều kiện hoạt động bình thường của thiết bị.
  • Xóa và lập trình lại: Đối với các loại ROM có thể lập trình lại như EPROM, EEPROM, và Flash ROM, dữ liệu có thể được xóa và lập trình lại khi có tín hiệu cụ thể từ bộ xử lý hoặc bộ điều khiển. Ví dụ, EPROM cần tia UV để xóa dữ liệu, còn EEPROM và Flash ROM cần điện áp.

Vai trò của ROM với máy tính

Bất kỳ loại máy tính nào từ máy tính để bàn, laptop hay máy tính bảng. Chắc chắn máy tính sẽ cần bộ nhớ RAM hoặc ROM cố định. Bộ nhớ này lưu trữ các thông tin quan trọng như cài đặt BIOS và hướng dẫn hệ điều hành mà máy tính bạn cần để hoạt động chính xác. Nếu không có ROM, máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động bình thường.

Các loại ROM:

Mask ROM (MROM): Đây là loại ROM được lập trình cố định trong quá trình sản xuất bởi nhà sản xuất thiết bị. MROM có chi phí sản xuất thấp nhưng không thể thay đổi sau khi đã lập trình.

Programmable ROM (PROM): Loại ROM này có thể được lập trình một lần duy nhất sau khi sản xuất thông qua một thiết bị lập trình đặc biệt. Sau khi lập trình, dữ liệu không thể thay đổi.

Erasable Programmable ROM (EPROM): EPROM cho phép dữ liệu được xóa và lập trình lại bằng cách sử dụng tia cực tím (UV). Điều này giúp dễ dàng cập nhật dữ liệu hơn so với PROM.

Electrically Erasable Programmable ROM (EEPROM): EEPROM cho phép xóa và lập trình lại dữ liệu điện tử mà không cần đến tia cực tím, giúp quá trình cập nhật dữ liệu trở nên thuận tiện hơn.

Flash ROM: Một loại EEPROM nhưng có thể xóa và lập trình lại nhanh chóng hơn và thường được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị lưu trữ như ổ SSD, thẻ nhớ, USB, và firmware của các thiết bị điện tử.

Ứng dụng của ROM:

Lưu trữ BIOS/UEFI: BIOS hoặc UEFI là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính khởi động, kiểm tra phần cứng và khởi động hệ điều hành. BIOS thường được lưu trữ trong ROM.

Firmware: Nhiều thiết bị như router, máy in, và thiết bị gia dụng sử dụng ROM để lưu trữ firmware, là phần mềm điều khiển chức năng cơ bản của thiết bị.

Hệ thống nhúng: Trong các hệ thống nhúng như vi điều khiển, ROM lưu trữ chương trình điều khiển hoạt động của hệ thống, đảm bảo thiết bị hoạt động đúng chức năng.

Phân biệt ROM và RAM

so sánh ROM vói RAM

ROM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn trong khi RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời sử dụng trong khi các ứng dụng đang chạy. RAM và ROM khác nhau ở mục đích của chúng. ROM chứa các tệp cố định như BIOS và OS, RAM chứa dữ liệu tạm thời trong quá trình chạy ứng dụng và làm mới thường xuyên để duy trì nội dung.

Việc hiểu rõ về ROM và các loại của nó giúp các chuyên gia mạng và kỹ sư phần cứng lựa chọn đúng loại bộ nhớ cho từng ứng dụng cụ thể, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.