27 Th3 2024
tìm hiểu về VLSM

VLSM (mặt nạ mạng con có độ dài thay đổi) là gì? Hiểu sâu qua ví dụ

VLSM (viết tắt của Variable Length Subnet Mask), đây là kỹ thuật dùng trong thiết kế mạng IP để tạo ra các mạng con với Subnet Mask khác nhau. Mục đích của việc sử dụng VLSM là để phân bổ địa chỉ IP hiệu quả hơn bằng cách sử dụng Subnet Mask nhỏ hơn cho các mạng con có ít máy chủ và Subnet mask lớn hơn cho các mạng có nhiều máy chủ.

Bài này ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về VLSM, nhưng trước hết hãy nhớ rằng bạn đã tìm hiểu qua về các kiến thức sau:

Tiếp theo đây ta sẽ cùng nhau đi vào các nội dung chi tiết về VLSM:

Tại sao cần VLSM?

Với mạng truyền thống, Subnet Mask có độ dài cố định được áp dụng cho tất cả các mạng con trong một mạng. Điều này có thể gây ra việc sử dụng địa chỉ IP không hiệu quả. Ví dụ như một mạng doanh nghiệp gồm 2 phòng ban: Hành chính và Marketing.

Phòng hành chính có 10 máy tính và phòng Marketing có 50 máy tính. Lúc này theo cách truyền thống ta sẽ sử dụng Subnet Mask là 255.255.255.0 cho cả 2 mạng con. Nghĩa là mỗi mạng con sẽ có 254 địa chỉ IP khả dụng. Con số này lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Đây chính là sự lãng phí địa chỉ IP.

Subnet Mask theo truyền thống FLSM
Subnet Mask theo truyền thống FLSM

VLSM cho phép các quản trị viên mạng tạo mạng con với các Subnet Mask khác nhau. Trong ví dụ trên, VLSM có thể được sử dụng để gán mặt nạ mạng con 255.255.255.128 cho mạng hành chính (với 126 địa chỉ IP khả dụng) và 255.255.255.192 cho mạng marketing (với 62 địa chỉ IP có sẵn).

Minh họa cho việc sử dụng VLSM
Minh họa cho việc sử dụng VLSM

Bằng cách này ta có thể thấy rõ ràng rằng việc sử dụng địa chỉ IP đã hiệu quả hơn mà vẫn tạo ra không gian để mở rộng thiết bị cho tương lai.

Cách dùng VLSM chia mạng con

Như đã nói ở đầu bài, ta sẽ không đi vào lý thuyết mà đi vào ví dụ cụ thể:

Giả sử chúng ta có một mạng lớn có địa chỉ IP là 192.168.10.0/24 và chúng ta cần phân chia nó thành các mạng con để phục vụ cho các phòng ban trong một công ty. Các yêu cầu về số lượng host trong mỗi phòng ban như sau:

  • Kinh doanh: 90 hosts
  • Phát triển: 30 hosts
  • Marketing: 15 hosts
  • IT: 10 hosts

Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện phân tích và áp dụng VLSM:

Tính toán số lượng host và subnet mask:

  • Kinh doanh: 90 hosts (2^7 – 2 = 126, với 7 bits dành cho host) => subnet mask /25 (255.255.255.128).
  • Phát triển: 30 hosts (2^5 – 2 = 30, với 5 bits dành cho host) => subnet mask /27 (255.255.255.224).
  • Marketing: 15 hosts (2^4 – 2 = 14, với 4 bits dành cho host) => subnet mask /28 (255.255.255.240).
  • IT: 10 hosts (2^4 – 2 = 14, với 4 bits dành cho host) => subnet mask /28 (255.255.255.240).

Phân chia mạng gốc:

  • Kinh doanh: sử dụng subnet 192.168.10.0/25.
  • Phát triển: sử dụng subnet 192.168.10.128/27.
  • Marketing: sử dụng subnet 192.168.10.160/28.
  • IT: sử dụng subnet 192.168.10.176/28.

Gán địa chỉ IP cho các thiết bị trong mạng: Bây giờ chúng ta có thể gán các địa chỉ IP tương ứng cho các thiết bị trong từng phòng ban, đảm bảo rằng mỗi thiết bị được gán một địa chỉ IP hợp lệ trong phạm vi mạng con tương ứng.

Kiểm tra và triển khai: Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động đúng cách và triển khai cấu hình mạng được thiết kế bằng VLSM.

Với ví dụ này, chúng ta đã thực hiện phân tích và áp dụng VLSM để phân chia mạng lớn thành các mạng con có kích thước khác nhau dựa trên yêu cầu cụ thể của mỗi phòng ban trong công ty. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng địa chỉ IP và tăng cường hiệu suất của mạng.

VLSM có nhược điểm không?

Mặc dù Variable Length Subnet Mask (VLSM) mang lại nhiều ưu điểm trong việc tối ưu hóa sử dụng địa chỉ IP và phân chia mạng một cách linh hoạt, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm đáng chú ý.

Trước hết, VLSM đòi hỏi một mức độ kiến thức và kỹ năng cao trong quản lý mạng. Việc tính toán và áp dụng các subnet mask khác nhau cho các mạng con đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về subnetting, CIDR và các khái niệm liên quan. Sự phức tạp của quá trình này có thể làm tăng đáng kể công việc quản lý mạng và đòi hỏi tài nguyên và kỹ năng quản trị cao.

Thứ hai, một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai VLSM là tính chính xác của việc tính toán. Một sai sót nhỏ trong tính toán có thể dẫn đến sự lãng phí đáng kể hoặc sự không chắc chắn về việc sử dụng địa chỉ IP. Điều này đặt ra yêu cầu cao về sự chính xác và cẩn thận trong quá trình thiết kế mạng.

Cuối cùng, sử dụng VLSM có thể tạo ra sự phức tạp và rủi ro trong việc quản lý mạng. Khi có nhiều mạng con với các subnet mask khác nhau, việc quản lý và theo dõi mạng trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng đáng kể nguy cơ xảy ra lỗi và làm giảm hiệu suất của hạ tầng mạng.

Mong rằng qua bài viết với ví dụ thực tế này, bạn đã hiểu rõ được VLSM là gì và cách thức hoạt động của nó!

27 Th3 2024
hiểu về CIDR

CIDR là gì? Giải thích về định tuyến liên miền không phân lớp

CIDR được viết tắt của Classless Inter-Domain Routing, nghĩa là định tuyến liên miền không phân lớp. Đây là phương pháp định tuyến trên Internet mà không dựa vào việc sử dụng các lớp địa chỉ IP mạng cố định như lớp A, B hay C. Thay vào đó mà ta có thể sử dụng Prefix Length để xác định phần mạng của địa chỉ IP. Từ đó mà ta có thể phân bổ và quản lý địa chỉ IP một cách linh hoạt.

CIDR là gì

Trong bài này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về CIDR là gì? Và tại sao nó lại ra đời và hoạt động như thế nào?

Tại sao CIDR ra đời?

Trước khi CIDR xuất hiện, Internet sử dụng hệ thống lớp địa chỉ IP (A, B, C). Các lớp mạng này quy định cố định số Octet được sử dụng cho phần mạng và phần host. Do đó, số địa chỉ IP có thể sử dụng trong từng lớp mạng là cố định:

  • Lớp A: Có phạm vi địa chỉ IP từ 1.0.0.0 đến 126.0.0.0.
  • Lớp B: Có phạm vi địa chỉ IP từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0.
  • Lớp C: Có phạm vi địa chỉ IP từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0.
Cấu trúc các lớp địa chỉ IP
Cấu trúc các lớp địa chỉ IP

Sử dụng các lớp địa chỉ IP tạo thành một nhược điểm trong việc phân bổ và quản lý địa chỉ IP. Đặc biệt khi Internet phát triển. Các lớp địa chỉ lớn lại tập trung dành cho hết các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không có địa chỉ IP để sử dụng.

Điều này dẫn tới việc lãng phí địa chỉ IP. Sự không đồng đều trong việc sử dụng các lớp mạng đã đẩy các nhà phát triển mạng tìm kiếm một phương pháp mới, linh hoạt hơn. Đó chính là lý do CIDR ra đời

Với CIDR, các mạng được xác định bằng địa chỉ IP mạng cùng với một số lượng bit cụ thể xác định phần mạng của địa chỉ IP. Ví dụ, trong địa chỉ IP “192.168.1.0/24”, “24” đại diện cho số lượng bit trong phần mạng của địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là 24 bit đầu tiên của địa chỉ IP được dành cho phần mạng, còn lại là phần host.

CIDR cho phép các tổ chức có thể chia nhỏ hoặc kết hợp các phạm vi địa chỉ IP một cách linh hoạt hơn, giúp tối ưu hóa sử dụng không gian địa chỉ IP. Điều này làm giảm lãng phí và giúp tăng hiệu suất trong việc định tuyến và quản lý mạng Internet.

CIDR trong địa chỉ IP và Subnetting

Giờ ta sẽ hiểu sâu hơn vai trò của CIDR trong địa chỉ IP và chia mạng con (Subnetting)!

Ta đã biết địa chỉ IP có cấu trúc gồm 2 phần: Phần mạng và phần host.

Phần Mạng (Network ID):

  • Đây là một phần của địa chỉ IP dùng để xác định mạng mà thiết bị đó thuộc về.
  • Số lượng bit trong phần mạng được xác định bởi prefix length.
  • Prefix length là số bit liên tục từ trái sang phải của địa chỉ IP dùng để xác định mạng con.
  • Ví dụ, trong địa chỉ IP “192.168.1.0/24”, phần “192.168.1” là phần mạng, và “24” là prefix length, xác định rằng 24 bit đầu tiên của địa chỉ IP này được dành cho phần mạng.

Phần Host (Host ID):

  • Đây là một phần của địa chỉ IP dùng để xác định một thiết bị cụ thể trong mạng đó.
  • Số lượng bit trong phần host được tính bằng cách trừ đi số bit dành cho phần mạng từ tổng số bit của địa chỉ IP (32 bit cho IPv4 và 128 bit cho IPv6).
  • Ví dụ, trong địa chỉ IP “192.168.1.10/24”, phần “10” là phần host, và các bit sau bit thứ 24 được dành cho phần host.
  • Subnetting là quá trình chia nhỏ một mạng lớn thành các mạng con nhỏ hơn để tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng địa chỉ IP. Kỹ thuật này thường được sử dụng để phân bổ địa chỉ IP một cách hiệu quả và linh hoạt hơn.

Khi áp dụng CIDR, prefix length cũng chính là cách xác định số lượng bit dành cho phần mạng và phần host trong một địa chỉ IP. Bằng cách sử dụng prefix length, CIDR cho phép chúng ta biểu diễn một loạt các mạng con có kích thước khác nhau một cách linh hoạt và đơn giản. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng không gian địa chỉ IP và quản lý mạng một cách hiệu quả hơn.

Hiểu về Prefix Length và CIDR Notation

Để biểu diễn phạm vi của một mạng IP trong CIDR, chúng ta sử dụng định dạng gọi là CIDR notation. Trong CIDR notation, mỗi mạng được biểu diễn bằng cách kết hợp địa chỉ IP mạng và prefix length, được phân tách bằng dấu gạch chéo (/).

Prefix length xác định số lượng bit dành cho phần mạng trong địa chỉ IP. Ví dụ, trong địa chỉ IP “192.168.1.0/24”, phần “192.168.1.0” là địa chỉ IP mạng và “24” là prefix length, cho biết rằng 24 bit đầu tiên của địa chỉ IP này được dành cho phần mạng.

Cách biểu diễn này cho phép chúng ta xác định một cách rõ ràng và tiện lợi phạm vi của một mạng IP và sử dụng nó trong việc định tuyến và quản lý mạng một cách hiệu quả.

CIDR trong định tuyến

CIDR cho phép phân bổ địa chỉ IP một cách linh hoạt bằng cách sử dụng prefix length để xác định phạm vi của mỗi mạng. Các tổ chức có thể chia nhỏ hoặc kết hợp các phạm vi địa chỉ IP theo nhu cầu của họ mà không bị ràng buộc bởi các lớp mạng cố định như trong hệ thống lớp địa chỉ IP truyền thống.

Giả sử có hai tổ chức A và B có mỗi tổ chức có một mạng con riêng của họ. Mạng của tổ chức A được gán địa chỉ IP từ 192.168.1.0 đến 192.168.1.255 và mạng của tổ chức B được gán địa chỉ IP từ 192.168.2.0 đến 192.168.2.255.

Trước khi CIDR được sử dụng, mỗi mạng con này sẽ được biểu diễn bằng cách sử dụng các lớp mạng truyền thống và định rõ prefix length của mỗi lớp. Ví dụ, mạng của tổ chức A sẽ được xác định là lớp C với prefix length là /24 và mạng của tổ chức B cũng sẽ là lớp C với prefix length là /24.

Tuy nhiên, khi sử dụng CIDR, cả hai mạng này có thể được biểu diễn một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Thay vì sử dụng prefix length /24 cho mỗi mạng, chúng ta có thể kết hợp chúng thành một phạm vi lớn hơn, ví dụ như /23. Điều này có nghĩa là cả hai mạng A và B đều có thể được biểu diễn bằng một địa chỉ IP mạng duy nhất là 192.168.0.0 với prefix length là /23.

Khi một gói tin cần được gửi từ mạng của tổ chức A đến mạng của tổ chức B, các thiết bị định tuyến trên Internet sẽ sử dụng bảng định tuyến để quyết định đường đi tối ưu cho gói tin đó. Trong bảng định tuyến, phạm vi IP của mạng A và mạng B sẽ được biểu diễn bằng cùng một địa chỉ IP mạng (192.168.0.0/23), và các thiết bị định tuyến sẽ quyết định đường đi tối ưu dựa trên thông tin này.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về CIDR và vai trò của nó!

26 Th3 2024
Subnetting

Subnetting (Mạng con) là gì? Cách thức mạng con hoạt động

Subnetting, hay còn được gọi là mạng con, là quá trình chia một mạng IP lớn thành các phân đoạn nhỏ hơn, được gọi là subnet. Mục đích của việc này là để tối ưu hóa việc quản lý mạng, giảm thiểu lãng phí địa chỉ IP, cũng như cải thiện hiệu suất của mạng bằng cách giới hạn lưu lượng truy cập và phân phối dữ liệu.

Để hiểu rõ về mạng con là gì? Ta sẽ cùng đi tìm hiểu các vấn đề sau trong bài viết này:

Subnetting là gì?

ví dụ về việc subnet
ví dụ về việc subnet

Hiểu đơn giản là Subnetting là việc chia một mạng lớn hơn thành nhiều mạng nhỏ (được gọi là mạng con). Ta đã biết rằng địa chỉ IPv4 chia thành các lớp địa chỉ khác nhau:

  • Lớp A: tổng cộng 16777216 địa chỉ IP.
  • Lớp B: tổng cộng 65536 địa chỉ IP.
  • Lớp C: tổng cộng 256 địa chỉ IP.

Mạng con là mạng nhỏ hơn nằm trong các lớp địa chỉ A, B, C. Mục đích của việc chia mạng thành các mạng con là để tiết kiệm địa chỉ IP.

Để hiểu tại sao cần subnetting, ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể sau:

Giả sử bạn là quản trị viên mạng cho một công ty với ba phòng ban chính: Kế toán, Kỹ thuật và Bán hàng. Mỗi phòng ban có một số lượng máy tính và thiết bị khác nhau cần kết nối vào mạng nội bộ.

Trước đây, toàn bộ công ty sử dụng một mạng lớp C với địa chỉ IP là 192.168.0.0/24. Tuy nhiên, bạn gặp phải một số vấn đề:

  • Giới hạn số lượng địa chỉ IP: Mỗi mạng /24 chỉ cho phép tối đa 254 địa chỉ IP, và nếu một phòng ban có nhiều hơn số lượng này, họ sẽ không thể kết nối đủ thiết bị vào mạng.
  • Lãng phí địa chỉ IP: Một số phòng ban có ít máy tính hơn 254, nhưng vẫn cần phải sử dụng một mạng /24 đầy đủ, dẫn đến lãng phí địa chỉ IP. Điều này không sao nếu sử dụng địa chỉ IP riêng, nhưng để truy cập mạng ta sẽ cần địa chỉ IP công cộng.
  • Phân phối IP không hiệu quả: Khi bạn cần mở rộng hoặc thay đổi cấu trúc mạng, việc phân phối địa chỉ IP trở nên phức tạp và dễ gây ra lỗi.

hình ảnh minh họa trước và sau khi chia mạng con

Để giải quyết vấn đề này, bạn quyết định sử dụng subnetting để chia mạng lớn thành các mạng con nhỏ hơn cho mỗi phòng ban:

  • Phòng ban Kế toán: Mạng con 192.168.1.0/24
  • Phòng ban Kỹ thuật: Mạng con 192.168.2.0/24
  • Phòng ban Bán hàng: Mạng con 192.168.3.0/24

Với cách tiếp cận này, mỗi phòng ban có một mạng con riêng biệt, giúp tối ưu hóa việc quản lý mạng và sử dụng địa chỉ IP một cách hiệu quả hơn.

Kích thước của mạng con

Kích thước mạng con (subnet size) là một khái niệm quan trọng trong việc thiết kế và quản lý mạng. Nó xác định số lượng địa chỉ IP có sẵn trong mỗi mạng con và ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng mở rộng và quản lý mạng. Dưới đây là chi tiết về kích thước mạng con:

1. Cách để tính kích thước mạng con:

Kích thước mạng con được xác định bằng số lượng bit được dành cho phần mạng trong địa chỉ IP. Subnet mask là một dãy các bit 1 liên tiếp theo sau đó là các bit 0, đại diện cho phần mạng và phần máy trong địa chỉ IP.

Ví dụ: Với subnet mask /24, có nghĩa là 24 bit đầu tiên trong địa chỉ IP được sử dụng để xác định phần mạng, và 8 bit còn lại được sử dụng cho các địa chỉ máy. Vậy là ta có một mạng với 2^8 = 256 địa chỉ IP có thể sử dụng.

2. Số lượng địa chỉ IP có sẵn:

Số lượng địa chỉ IP có sẵn trong mỗi mạng con phụ thuộc vào kích thước của subnet mask.

Với một subnet mask /n, số lượng địa chỉ IP có sẵn là 2^(32-n) – 2, với 2 là số địa chỉ IP bị dành riêng cho địa chỉ mạng và địa chỉ broadcast.

Ví dụ: Với subnet mask /24, có tổng cộng 2^(32-24) – 2 = 254 địa chỉ IP có thể sử dụng.

3. Chọn kích thước mạng con phù hợp:

Khi thiết kế mạng, việc chọn kích thước mạng con phù hợp là rất quan trọng.

Một kích thước mạng con lớn hơn cung cấp nhiều địa chỉ IP hơn, nhưng cũng tăng nguy cơ lãng phí địa chỉ IP và làm tăng bộ nhớ được sử dụng trên các thiết bị mạng.

Ngược lại, một kích thước mạng con nhỏ hơn giảm đáng kể nguy cơ lãng phí địa chỉ IP nhưng cũng hạn chế số lượng thiết bị có thể kết nối vào mạng.

4. Vấn đề mở rộng mạng:

Kích thước mạng con cũng ảnh hưởng đến quản lý và khả năng mở rộng mạng.

Kích thước mạng con lớn hơn có thể làm cho quản lý mạng đơn giản hơn và tăng khả năng mở rộng mạng trong tương lai. Người ta thường sử dụng mạng con cùng kích thước ở mọi nơi là phổ biến và thuận tiện hơn.

Tuy không nên lãng phí địa chỉ IP, nhưng cũng ko nên quá tiết kiệm. Ta sẽ lập mạng con có không gian địa chỉ IP có sẵn lớn hơn số lượng thiết bị. Ví dụ có 200 thiết bị thì ta có thể sử dụng subnet Mask /24 với 254 địa chỉ IP. Điều này sẽ thuận tiện cho việc mở rộng địa chỉ mạng sau này.

Tuy nhiên, kích thước mạng con quá lớn có thể gây ra lãng phí địa chỉ IP và làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề hiệu suất mạng.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về mạng con! Đây sẽ là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng khi tìm hiểu về kiến thức mạng!

26 Th3 2024
so sánh cáp mạng cat5e và cat6

Cat5e và Cat6 – Phân biệt và đánh giá, Khi nào nên sử dụng loại cáp nào?

Cáp mạng Cat5e và Cat6 là 2 loại cáp mạng phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Nếu bạn đang băn khoăn và không biết cần phải mua loại cáp mạng nào trong hai loại này? Thì hãy đọc hết bài viết này!

Trong bài ta sẽ đi tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại cáp mạng Cat5e và Cat6 về cấu tạo, tốc độ truyền dẫn và khi nào thì ta sử dụng loại cáp nào?

So sánh Cat5e và Cat6

cat5e và cat6 khác nhau thế nào

Cáp mạng Cat5eCat6 khác nhau về cấu tạo và tốc độ truyền dẫn. Trong đó, Cat6 là loại cáp có tốc độ truyền dẫn mạnh mẽ hơn cáp mạng Cat5e.

  • Cáp Cat5e là phiên bản cải tiến của loại cáp mạng Cat5 với tốc độ truyền dẫn đạt 1000 Mbps, băng thông đạt 100 Mhz.
  • Cáp mạng Cat6 có tốc độ truyền dẫn cao nhất lên tới 10 Gpbs (gấp 10 lần Cat5e) trong khoảng cách dưới 20m và đạt tốc độ 1 Gbps (tương đương Cat5e). Loại cáp này không chỉ có tốc độ vượt trội hơn mà băng thông của nó cũng rộng hơn lên tới 250 Mhz (gấp 2,5 lần Cat5e).

Do đó, Cat6 là loại cáp tốt hơn cáp Cat5e. Dưới đây là bảng so sánh thông số giữa Cat5e và Cat6:

Thuộc tính Cat5e Cat6
Tốc độ truyền dẫn (tối đa) 1 Gbps 10 Gbps
Tần số 100 MHz 250 MHz
Loại dây 4 cặp dây xoắn đôi (UTP) 4 cặp dây xoắn đôi (UTP)
Tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B.2 TIA/EIA-568-B.2-1
Khoảng cách tối đa 100 mét (328 feet) 100 mét (328 feet)
Dây đồng 24 AWG 23-24 AWG
Loại dây dẫn Dây đồng Dây đồng
Số cặp dây 4 cặp 4 cặp
Số lõi 8 lõi 8 lõi
Chức năng Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, 10-Gigabit Ethernet
Ứng dụng Văn phòng, gia đình, môi trường không đòi hỏi hiệu suất cao Môi trường đòi hỏi hiệu suất cao, máy chủ, trạm làm việc, truyền dữ liệu video HD

Cấu tạo cáp Cat5e và Cat6 khác nhau không?

cấu tạo cáp cat5e và cat6

Điểm khác biệt dễ dàng nhận ra giữa cáp Cat6 so với Cat5e là thành phần Rãnh khế nhựa ở giữa sợi cáp. Thành phần này chỉ xuất hiện ở loại cáp Cat6 và Cat6a và không xuất hiện trên các dòng cáp mạng Cat5e. Rãnh khế giúp tách riêng từng cặp sợi dẫn với nhau nhằm giảm nhiễu chéo giữa các cặp dẫn.

Một điều nữa là cáp loại cáp mạng Cat6 có đường kính sợi dẫn thường là 23AWG, trong khi cáp mạng Cat5e là 24AWG.

Khi nào dùng cáp mạng Cat5e và khi nào dùng cáp mạng Cat6?

Vì khác nhau về tốc độ truyền dẫn, băng thông nên cáp mạng Cat5e và Cat6 cũng được ứng dụng để đáp ứng các nhu cầu mạng khác nhau.

Cáp mạng Cat5e thường được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống mạng gia đình, văn phòng nhỏ hay hệ thống camera,… Loại cáp này đáp ứng được hầu hết các nhu cầu hệ thống mạng Gigabit và trở thành loại cáp quốc dân sử dụng nhiều nhất.

Cáp mạng Cat6 thì được sử dụng chính trong các hệ thống mạng văn phòng cỡ vừa hiện nay. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các Smart home. Cáp mạng Cat6 đang trở thành xu hướng mới thay thế cho cáp mạng Cat5e.

Giá cáp mạng Cat6 và Cat5e chênh nhau thế nào?

Chắc chắn là giá cáp mạng Cat6 sẽ cao hơn giá cáp mạng Cat5e. Tuy nhiên mức chênh này là không đáng kể. Ví dụ như cùng loại cáp UTP thì cáp mạng Cat6 hãng Commscope cao hơn cáp mạng Cat5e Commscope tầm 400.000 VND đến 500.000 VND. Đây là đối với hãng Commscope (nhập khẩu – chất lượng). Còn với các loại cáp mạng tầm trung hơn thì mức giá này sẽ còn thấp hơn nữa.

Do đó, nếu bạn đang suy tính xem chọn loại cáp mạng nào cho gia đình mình thì đừng ngần ngại chọn cáp mạng cat6. Tuy nhiên nếu lựa chọn cho dự án với số lượng lớn thì cần phải cân nhắc kỹ.

Mong rằng bài viết này đem đến kiến thức về sự khác nhau giữa cáp mạng Cat6 và Cat5e cũng như cách lựa chọn cho bạn!

25 Th3 2024
cáp mạng bị đứt làm gì

Làm gì khi cáp mạng bị đứt? Có nối cáp mạng đứt được không? Bằng cách nào?

Một điều rất hay gặp trong các hệ thống mạng LAN tại gia đình, văn phòng là dây cáp mạng, Ethernet đang sử dụng bị đứt. Tình trạng này có thể do cáp mạng bị kéo căng quá mức, do chuột cắn,… Gặp tình trạng này khiến ta gặp phải tình trạng mất kết nối giữa các thiết bị.

Tiến thoái lưỡng nan là nếu đoạn cáp mạng bị đứt ở ngay giữa? Đoạn cáp mạng lại dài? Nếu mua đoạn cáp mới thay thế thì sẽ gây ra tốn kém? Vậy khi cáp mạng bị đứt ta có thể nối được không?

Cáp mạng bị đứt có nối được không?

Trước hết mình xin khẳng định rằng, ta có thể nối cáp mạng bị đứt được bằng rệp nối mạng. Và để thực hiện thì cũng không quá khó khăn nhưng sẽ cần phải có kiến thức riêng. Yên tâm là mình sẽ hướng dẫn bạn ở trong bài viết này.

Tuy nhiên, có một điều mà ta sẽ cần phải xem xét trước: Đó là việc nối cáp mạng bị đứt có ảnh hưởng gì đến đường truyền không?

  • Cáp mạng được nối không có khả năng chịu lực kéo tốt. Tức là nếu ta đi dây cáp mạng treo từ đầu này sang đầu khác mà ko có giá đỡ thì cáp được nối sẽ rất dễ lại đứt tiếp.
  • Cáp mạng được nối có suy hao tín hiệu nên đường truyền sẽ không được như lúc đầu.
  • Việc nối cáp mạng bị đứt không phải dễ dàng.

Thực sự mà nói, khi cáp mạng bị đứt mình khuyên bạn không nên nối làm gì. Bởi vì việc nối cáp mạng bị đứt vừa dễ gặp sự cố tiếp, vừa gây suy hao và thực sự chi phí để mua cáp mạng mới cũng không quá đắt. Đặc biệt nếu là mạng dùng cho văn phòng, doanh nghiệp thì không ai nối cáp mạng bị đứt để làm gì?

Thay vào đó, khi cáp mạng bị đứt ta hãy xem nếu cắt bỏ đoạn cáp mạng bị hỏng đi có đủ độ dài để nối thiết bị không? Nếu có thì ta sẽ cắt bỏ đi và thực hiện bấm đầu mạng mới. Nếu không được thì phải mua đoạn cáp mạng khác và thay thế!

Việc nối cáp mạng bị đứt chỉ nên làm khi đây là mạng gia đình và bạn không muốn đoạn cáp mạng mới.

Cách nối cáp mạng bị đứt bằng dệp nối mạng

Để thực hiện nối cáp mạng bằng rệp nối ta sẽ cần chuẩn bị như sau:

  • Rệp nối mạng (ít nhất 8 hạt rệp nối mạng)
  • Kìm
  • Kìm bấm mạng (nếu có)
  • Máy test mạng (nếu có)
rệp nối mạng
Hình ảnh rệp nối mạng

Để thực hiện ta sẽ tiến hành như sau:

Các bước nối cáp mạng bị đứt bằng rệp đơn giản

  • Bước 1: Tại điểm cáp mạng bị đứt, cắt phẳng và tách lớp vỏ cáp mạng ra để lộ phần lõi dẫn. Chỉ cần tách mỗi đầu khoảng 4cm phần vỏ là đủ.
  • Bước 2: Tách và duỗi từng sợi dẫn cáp mạng ra riêng và loại bỏ các thành phần thừa.
  • Bước 3: Để ý trên rệp nối mạng có 2 lỗ nhỏ để đút sợi dẫn mạng. Ta tiến hành đút từng cặp sợi dẫn cùng màu vào cùng một rệp nối. Cặp xanh – xanh, cắp trắng-trắng,… Làm tương tự như vậy cho đến hết. Khi đút vào hãy đút sao cho sợi dẫn đi hết vào trong rệp nối.
  • Bước 4: Dùng kìm bấm ngang rệp nối để nối phần sợi dẫn lại. Khi bấm dùng lực mạnh và dứt khoát.
  • Bước 5: Tiến hành kiểm tra kết nối của đoạn cáp được nối bằng máy test mạng hoặc sử dụng kết nối trực tiếp giữa 2 thiết bị để kiểm tra.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có cách để xử lý khi dây mạng bị đứt!

23 Th3 2024
phân biệt các loại cáp UTP, S-UTP, FTP, STP và SFTP

Ký hiệu UTP, S/UTP, FTP, STP VÀ SFTP trên cáp mạng có nghĩa là gì?

Các ký hiệu UTP, S/UTP, FTP, STP VÀ SFTP chỉ mức độ che chắn trong cấu trúc cáp mạng. Tương ứng với mỗi loại cáp mạng sẽ có mức chộ che chắn riêng. Mức độ che chắn này còn được gọi là khả năng chống nhiễu của cáp. Bài viết này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về từng loại cáp trên có sự khác nhau thế nào?

1. Cáp UTP (Unshielded Twisted Pair): cáp xoắn không che chắn

cấu trúc cáp UTP

  • UTP là loại cáp mạng phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các mạng LAN.
  • UTP là cáp không có vỏ bọc chống nhiễu nào bên ngoài cặp xoắn.

2. Cáp S/UTP (Screened/Unshielded Twisted Pair): cáp có lớp mạ chống nhiễu

cấu trúc cáp S-UTP

  • S/UTP là một biến thể của cáp UTP với một lớp mạ vỏ bọc bên ngoài (screen) để bảo vệ khỏi nhiễu điện từ bên ngoài.
  • Mạ bọc giúp giảm nhiễu và cải thiện chất lượng tín hiệu trong môi trường có nhiều tác động từ các nguồn nhiễu.
  • Thích hợp cho các môi trường mạng có nhiều nhiễu như trong các nhà máy sản xuất hoặc các môi trường công nghiệp.

3. Cáp FTP (Foiled Twisted Pair): cáp có lớp bọc chống nhiễu

cấu trúc cáp FTP

  • FTP là loại cáp mạng có lớp vỏ bọc kim loại chống nhiễu xung quanh toàn bộ cặp dây xoắn.
  • Lớp vỏ bọc kim loại giúp chống lại nhiễu điện từ bên ngoài và giữ cho tín hiệu mạng ổn định hơn.
  • Thích hợp cho các môi trường mạng có nhiều tác động từ các nguồn nhiễu điện từ bên ngoài, nhưng không cần sự bảo vệ cao như loại STP.

4. Cáp STP (Shielded Twisted Pair): cáp có lớp bọc chống nhiễu cho từng cặp xoắn và toàn bộ các cặp xoắn

cấu trúc cáp STP

  • STP là loại cáp mạng có vỏ bọc kim loại xung quanh từng cặp dây xoắn cũng như một lớp vỏ bọc toàn bộ cáp.
  • Cung cấp sự bảo vệ cao nhất chống lại các loại nhiễu từ bên ngoài, bao gồm cả nhiễu từ tần số cao và tần số thấp.
  • Thích hợp cho các môi trường mạng đòi hỏi hiệu suất cao và độ tin cậy, như các trung tâm dữ liệu hoặc môi trường công nghiệp cần độ ổn định cao.

5. Cáp SFTP (Screened Foiled Twisted Pair): cáp có lớp chống nhiễu và mạ bọc chống nhiễu

cấu trúc cáp SFTP

  • SFTP kết hợp cả hai lớp bảo vệ của FTP và STP, bao gồm lớp vỏ bọc kim loại và lớp mạ bọc.
  • Đây là loại cáp mạng cung cấp hiệu suất và độ bảo vệ cao nhất trước các nguồn nhiễu từ bên ngoài.
  • Thích hợp cho các môi trường mạng đòi hỏi hiệu suất và độ tin cậy tối đa, như các hệ thống mạng lớn hoặc trong môi trường công nghiệp đặc biệt khắc nghiệt.

Cáp nào có khả năng chống nhiễu tốt nhất?

Mức độ chống nhiễu của cáp mạng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tín hiệu mạng khỏi các yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài. Theo thứ tự từ cao đến thấp về mức độ chống nhiễu, chúng ta có các loại cáp như STP, SFTP, FTP (Foiled Twisted Pair), S/UTP và UTP.

Loại cáp STP được coi là sự lựa chọn hàng đầu cho các môi trường mạng đòi hỏi độ tin cậy và bảo mật cao, với lớp vỏ bọc kim loại xung quanh từng cặp dây xoắn và vỏ bọc toàn bộ cáp. Tiếp theo, SFTP kết hợp cả hai lớp bảo vệ của FTP và STP, cung cấp mức độ bảo vệ cao trước các nguồn nhiễu.

Loại cáp FTP, với lớp vỏ bọc kim loại chống nhiễu xung quanh cặp dây xoắn, cung cấp mức độ bảo vệ tốt hơn so với UTP. S/UTP, có lớp mạ bọc giúp giảm nhiễu điện từ bên ngoài, nhưng không cung cấp mức độ bảo vệ cao như FTP hoặc STP. Cuối cùng, loại cáp UTP, mặc dù phổ biến và dễ dàng cài đặt, nhưng không có bất kỳ loại vỏ bọc chống nhiễu nào bên ngoài, do đó có mức độ bảo vệ thấp nhất trong số các loại cáp này.

Cách ghi nhớ chuẩn chống nhiễu của cáp nhanh nhất

Các ký hiệu UTP, STP hay SFTP đều được viết tắt nên rất dễ bị nhầm lẫn và khó nhớ. Để đơn giản hóa, ta chỉ cần nhớ các ký hiệu viết tắt sau:

  • S: viết tắt của “Screened” hoặc “Shielded”. Ký hiệu này chỉ rằng cáp mạng có một lớp mạ bọc bên ngoài cặp dây xoắn hoặc cáp. Lớp mạ này giúp bảo vệ dây trước các nguồn nhiễu bên ngoài như tia nhiễu điện từ (EMI) hoặc nhiễu tần số cao (RFI).
  • U: Viết tắt của “Unshielded”. Ký hiệu này chỉ ra rằng cáp mạng không có lớp mạ bọc bên ngoài cặp dây xoắn. Trong trường hợp của UTP (Unshielded Twisted Pair), cáp không có bất kỳ lớp vỏ bọc chống nhiễu nào bên ngoài.
  • F: viết tắt cho “Foiled”. Ký hiệu này chỉ rằng cáp mạng có một lớp vỏ bọc kim loại để chống nhiễu. Lớp vỏ bọc này thường được làm bằng nhôm hoặc nhôm phủ bạc và được sử dụng để chặn nhiễu từ bên ngoài.
  • TP: viết tắt của Twisted Pairs chỉ cáp xoắn đôi.

Để có cái nhìn chi tiết nhất hãy cùng mình xem hình ảnh về bảng so sánh các chuẩn chống nhiễu cáp mạng dưới đây:

bảng so sánh các loại cáp UTP, SUTP, FTP, STP và SFTP
bảng so sánh các loại cáp UTP, SUTP, FTP, STP và SFTP

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn phân biệt được các loại cáp STP, UTP, SFTP,… từ đó có thể lựa chọn cáp mạng đúng và chính xác!

22 Th3 2024
hướng dẫn bấm đầu mạng

Hướng dẫn bấm đầu mạng, bấm cáp thẳng, cáp chéo, theo chuẩn A, chuẩn B đúng cách

Bài viết này hướng dẫn chi tiết các bước để bấm cáp mạng tại nhà chuyên nghiệp và đạt hiệu suất truyền dẫn cao. Sau bài viết, bạn sẽ biết cách bấm cáp thẳng, cáp chéo và bấm cáp mạng theo chuẩn T568A và T568B như thế nào?

Trước khi đi vào hướng dẫn bạn cần phải biết các vấn đề sau:

  • Có 2 tiêu chuẩn để bấm đầu mạng gồm: T568AT568B. Ta thường gọi tắt nó là chuẩn A và chuẩn B.
  • Cáp thẳng và cáp chéo có sự khác nhau về cách bấm đầu dây. Cáp thẳng sử dụng cùng tiêu chuẩn (A-A hoặc B-B) để bấm cáp mạng ở hai đầu dây mạng. Cáp chéo sự dụng khác tiêu chuẩn (A-B hoặc B-A).

Do đó, để bấm được cáp mạng ta chỉ cần biết cách để bấm đầu mạng theo tiêu chuẩn T568A và T568B. Sau đây sẽ là các bước chi tiết để thực hiệm bấm đầu mạng:

Các dụng cụ cần có để thực hiện bấm dây mạng:

  1. 1 đoạn dây mạng được cắt sẵn (Ta thường cắt dài hơn chiều dài yêu cầu tầm 20 Cm. Với các bạn lần đầu thực hiện bấm dây mạng nên để từ 25 -30 Cm để dự phòng cho nhiều lần bấm sai)
  2. Kìm bấm mạng (bắt buộc phải có).
  3. Kéo (nên có)
  4. Dao (nên có)
  5. Thước (nên có)
  6. Máy đo mạng (không bắt buộc)
Các bước bấm cáp mạng đúng cách
Các bước bấm cáp mạng đúng cách

Bước 1: Tách vỏ dây mạng để lộ sợi dẫn

  • Khi tách vỏ dây mạng cần phải thực hiện khéo để tránh làm hỏng sợi dẫn bên trong.
  • Chỉ cần tách một đoạn vỏ dây mạng tầm 2.5 – 3 cm.
  • Nên dùng thiết bị tách vỏ dây mạng chuyên nghiệp. Nếu không có thể sử dụng kéo.

Bước 2: Sắp xếp dây theo chuẩn mã màu

  • Nhớ loại bỏ các thành phần thừa của cáp như sợi aramid, lớp bọc chống nhiễu.
  • Sắp sếp các sợi dẫn theo tiêu chuẩn T568B hoặc T568A.

hai tiêu chuẩn bấm đầu mạng T568A và T568B

Chuẩn mã màu T568A:

  • Đen (Sợi 1)
  • Nâu (Sợi 2)
  • Xanh (Sợi 3)
  • Đỏ (Sợi 4)
  • Xanh lá (Sợi 5)
  • Đỏ đậm (Sợi 6)
  • Vàng (Sợi 7)
  • Nâu đậm (Sợi 8)

Chuẩn mã màu T568B:

  • Đen (Sợi 1)
  • Đỏ (Sợi 2)
  • Xanh (Sợi 3)
  • Đen đậm (Sợi 4)
  • Xanh lá (Sợi 5)
  • Đỏ đậm (Sợi 6)
  • Vàng (Sợi 7)
  • Nâu đậm (Sợi 8)

Bước 3: Cắt phẳng sợi dây dẫn:

  • Sử dụng kìm bấm mạng để cắt phẳng đầu của các sợi dây.
  • Giữ chiều dài sợi dẫn sau khi cắt còn 1 Cm đến 1,5 cm là đẹp.

Bước 4: Chèn dây vào đầu cắm RJ45 và bấm mạnh

Bạn cần chèn từng sợi dây vào các khe tương ứng trên đầu cắm RJ45. Hãy chắc chắn rằng bạn đặt chúng vào đúng thứ tự mà bạn đã sắp xếp ở bước trước.

Khi đã chèn các sợi dây vào đúng vị trí, sử dụng kìm bấm mạng để ép chặt chúng vào đầu cắm RJ45. Điều này đảm bảo rằng các sợi dây sẽ không bị lỏng trong đầu cắm, tạo ra một kết nối ổn định và đáng tin cậy.

Bước 5: Kiểm tra kết nối

  • Ta có thể sử dụng máy test mạng để kiểm tra.
  • Đơn giản nhất là cắm thử kết nối 2 thiết bị xem có kết nối được không.

Lưu ý khi bấm cáp mạng

  • Khi bấm cáp mạng kết nối 2 thiết bị khác loại như máy tính với Switch ta cần dùng cáp chéo. Do đó, ta sẽ phải bấm 2 đầu của dây mạng khác tiêu chuẩn nhau. Nghĩa là 1 đầu bấm chuẩn A và 1 đầu bấm chuẩn B. Ta chỉ dùng cáp thẳng khi kết nối thiết bị cùng loại. Khi đó ta mới bấm cùng chuẩn ở 2 đầu dây mạng.
  • Lúc bấm kìm bấm mạng phải bấm mạnh và dứt khoát. Tránh bấm nhiều lần.

Mẹo để bấm dây mạng đẹp và chắc chắn

  • Để bấm đầu mạng chuẩn và đẹp ta cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ.
  • Khi bấm cáp mạng cần phải kéo căng các sợi dẫn, sắp xếp chặt chẽ, cắt bằng và giữ chiều dài vừa đủ để cho vào hạt mạng RJ45.

Mong rằng bài viết hướng dẫn này đã giúp bạn hiểu cách thức bấm cáp mạng thế nào! Chúc các bạn thành công!

22 Th3 2024
phân biệt cáp thẳng và cáp chéo

Phân biệt cáp thẳng và cáp chéo? Khi nào dùng cáp thẳng, cáp chéo?

Khi kết nối các thiết bị như máy tính, Switch hay Router với nhau bằng cáp mạng ta cần phải chú ý một điều. Đó là có 2 loại cáp được sử dụng để kết nối gồm: cáp thẳng và cáp chéo. Mỗi loại cáp được sử dụng trong ứng dụng khác nhau. Nếu ta dùng sai thì kết nối giữa 2 thiết bị mạng sẽ bị lỗi. Việc nhận biết và hiểu rõ về 2 loại cáp thẳng và cáp chéo cũng rất quan trọng trong việc thực hiện bấm đầu cáp mạng, hay lựa chọn loại dây nhảy mạng.

Cáp thẳng và cáp chéo khác nhau thế nào?

Cấu trúc cáp mạng gồm 8 sợi dẫn được đánh dấu màu dây khác nhau theo cặp. Khi thực hiện dùng dây mạng để kết nối giữa 2 thiết bị ta sẽ cần phải bấm đầu mạng cho 2 đầu dây. Sự khác biệt bắt đầu từ đây. Ta có 2 tiêu chuẩn dùng để bấm đầu dây gồm: T568AT568B. Hai tiêu chuẩn này khác nhau ở thứ tự sắp xếp màu sợi dẫn. Bạn có thể quan sát hình dưới đây:

hai tiêu chuẩn bấm đầu mạng T568A và T568B

Cáp thẳng và cáp chéo khác nhau ở cách thức hoạt động và mục đích sử dụng. Cáp thẳng được dùng để kết nối các thiết bị khác loại với nhau. Ví dụ, kết nối máy tính với switch hoặc router. Còn cáp chéo được sử dụng để kết nối cùng loại các thiết bị với nhau. Ví dụ, kết nối máy tính với máy tính hoặc switch với switch.

cáp thẳng và cáp chéo dùng để làm gì
cáp thẳng và cáp chéo dùng để làm gì

Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết dưới đây:

1. Cáp thẳng

Đặc điểm chính của cáp thẳng là cấu trúc dây dẫn bên trong không thay đổi và các chân dây được kết nối theo cùng một thứ tự ở cả hai đầu của cáp. Điều này có nghĩa là chân 1 ở một đầu sẽ kết nối với chân 1 ở đầu kia, chân 2 kết nối với chân 2, và tiếp tục như vậy.

cấu trúc cáp thẳng
cấu trúc cáp thẳng

Do đó, 2 đầu nối của cáp thẳng sẽ phải cùng tiêu chuẩn bấm đầu mạng. Tức là cùng T568A hoặc T568B.

Cấu trúc của cáp thẳng yêu cầu các chân dây ở mỗi đầu của cáp phải được kết nối theo cùng một thứ tự. Thường thì, chân dây được sắp xếp theo chuẩn T568B hoặc T568A, hai chuẩn phổ biến nhất trong mạng Ethernet. Dưới đây là một ví dụ về cấu trúc chân dây cho chuẩn T568B:

  • Chân 1: Màu cam trắng
  • Chân 2: Màu cam
  • Chân 3: Màu xanh trắng
  • Chân 4: Màu xanh
  • Chân 5: Màu nâu trắng
  • Chân 6: Màu nâu
  • Chân 7: Màu đen trắng
  • Chân 8: Màu đen

2. Cáp chéo

Trái ngược với cáp thẳng, cáp chéo sự hoán đổi vị trí của các chân dây ở hai đầu của cáp. Thay vì kết nối các chân dây theo cùng một thứ tự ở cả hai đầu như trong cáp thẳng, cáp chéo yêu cầu một cấu trúc đặc biệt để đảm bảo rằng các chân truyền của một thiết bị được kết nối với các chân nhận của thiết bị khác và ngược lại.

Tức là nếu một đầu cáp chéo bấm theo chuẩn T568A thì đầu kia phải bấm theo chuẩn T568B và ngược lại.

cấu trúc cáp chéo

Tại sao khi kết nối các loại thiết bị cùng loại thì phải dùng cáp chéo?

Ta đã biết cáp thẳng và cáp chéo khác nhau ở cấu trúc sắp xếp sợi dẫn bấm đầu. Trong cáp thẳng, các chân dây dẫn được đấu nối đúng theo chuẩn, tức là chân 1 kết nối với chân 1, chân 2 kết nối với chân 2, và tiếp tục như vậy. Trong khi đó với cáp chéo, các chân dây dẫn được đấu nối chéo nhau, tức là chân 1 của một đầu kết nối với chân 3 của đầu còn lại, và chân 2 của đầu này kết nối với chân 6 của đầu kia, và ngược lại.

Các thiết bị như máy tính hoặc switch thường có hai cổng Ethernet (hoặc RJ45). Một cổng được sử dụng để truyền dữ liệu (TX – Transmit), và một cổng khác được sử dụng để nhận dữ liệu (RX – Receive).

Trong cáp chéo, các dây dẫn được kết nối chéo nhau, tức là chân truyền của một thiết bị kết nối với chân nhận của thiết bị kia và ngược lại.

Khi hai thiết bị cùng loại giao tiếp với nhau, dữ liệu cần được truyền từ cổng truyền của một thiết bị sang cổng nhận của thiết bị kia, và ngược lại.

Do đó, khi kết nối các loại thiết bị khác nhau như máy tính và Switch ta sẽ dùng cáp chéo.

Tổng kết lại, hãy nắm rõ những đặc điểm sau để hiểu về cáp thẳng và cáp chéo:

  • Cáp thẳng có 2 đầu mạng bấm cùng chuẩn bấm (A hoặc B). Cáp chéo có 2 đầu bấm khác chuẩn bấm.
  • Cáp thẳng dùng để kết nối thiết bị giống nhau như Switch với Switch hoặc máy tính và máy tính. Trong khi đó cáp chéo dùng để kết nối thiết bị khác loại như Switch và Router, Switch và máy tính.
sự khác nhau giữa cấu trúc cáp thẳng và cáp tréo
sự khác nhau giữa cấu trúc cáp thẳng và cáp tréo

Điều này cũng có nghĩa là hầu hết hiện nay ta thường sử dụng cáp chéo là chính. Cáp thẳng sử dụng ít hơn. Mong rằng bài viết giải thích này đã giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa cáp thẳng và cáp chéo!

21 Th3 2024
AWG là gì đơn vị đo AWG

AWG là gì? Dây cáp 23 AWG, 24 AWG nghĩa là sao? Bảng tra cứu AWG

Khi bạn gặp sản phẩm các loại cáp điện như cáp mạng, cáp điều khiểu, cáp đồng trục,… Ta thấy rằng đường kính lõi sợi dây dẫn của cáp được ký hiệu với kích thước bằng đơn vị AWG. Chẳng hạn như cáp mạng Commscope Cat6 có 2 loại 23 AWG và 24 AWG? Vậy chúng khác nhau thế nào? Cáp AWG là gì? Tất cả câu hỏi trên sẽ được mình giải đáp trong bài này!

AWG là gì?

AWG là viết tắt của “American Wire Gauge“, là đơn vị đo kích thước dây dẫn điện. Đơn vị AWG thường được sử dụng để xác định đường kính của dây dẫn điện, với các con số AWG nhỏ hơn tương ứng với dây có đường kính lớn hơn, và ngược lại.

hình ảnh minh họa sự khác nhau giữa các cáp AWG
hình ảnh minh họa sự khác nhau giữa các cáp AWG

Các số AWG thường được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, tức là số AWG càng nhỏ, đường kính dây càng lớn. Ví dụ, Dây cáp mạng 23 AWG sẽ có đường kính lớn hơn một dây cáp mạng 23 AWG.

Kích thước AWG lớn nhất là 0000 và AWG nhỏ nhất là 40. Đơn vị đo AWG có nguồn gốc từ Hoa kỳ vào cuối thể kỹ 19. Mục tiêu của việc xây dựng AWG là để cung cấp một cách tiêu chuẩn hóa và dễ dàng để đo và mô tả kích thước của dây dẫn điện.

Lưu ý: AWG chỉ sử dụng chủ yếu với sợi dẫn truyền tín hiệu điện như các loại cáp mạng Ethernet, cáp điều khiển, cáp tín hiệu, cáp điện,…

Bảng quy đổi AWG sang Inch, Milimet

Số AWG Đường kính (inch) Đường kính (mm) Đường kính (mil)
0000 0.46 11.684 460
000 0.4096 10.404 409.6
00 0.3648 9.266 364.8
0 0.3249 8.251 324.9
1 0.2893 7.348 289.3
2 0.2576 6.544 257.6
3 0.2294 5.827 229.4
4 0.2043 5.189 204.3
5 0.1819 4.621 181.9
6 0.162 4.115 162
7 0.1443 3.665 144.3
8 0.1285 3.264 128.5
9 0.1144 2.906 114.4
10 0.1019 2.588 101.9
11 0.0907 2.304 90.7
12 0.0808 2.053 80.8
13 0.072 1.828 72
14 0.0641 1.628 64.1
15 0.0571 1.45 57.1
16 0.0508 1.291 50.8
17 0.0453 1.149 45.3
18 0.0403 1.024 40.3
19 0.0359 0.912 35.9
20 0.032 0.812 32
21 0.0285 0.723 28.5
22 0.0253 0.644 25.3
23 0.0226 0.573 22.6
24 0.0201 0.511 20.1
25 0.0179 0.455 17.9
26 0.0159 0.405 15.9
27 0.0142 0.361 14.2
28 0.0126 0.321 12.6
29 0.0113 0.286 11.3
30 0.01 0.255 10
31 0.00893 0.227 8.93
32 0.00795 0.202 7.95
33 0.00708 0.18 7.08
34 0.0063 0.16 6.3
35 0.00561 0.143 5.61
36 0.005 0.128 5
37 0.00445 0.113 4.45
38 0.004 0.102 4
39 0.00355 0.091 3.55
40 0.00315 0.08 3.15

Công thức tính AWG

Công thức chính xác: Có một công thức chính xác để tính toán đường kính dây dựa trên số AWG. Công thức này không phức tạp và thường được thực hiện bằng các công cụ hoặc bảng tra cứu. Công thức này là:

Đường kính (inch) = 0.005 × 92^((36-n)/39))

Trong đó:

  • n là số AWG của dây.
  • Đường kính được tính bằng inch.

AWG càng lớn đường kính dây dẫn càng nhỏ

Mối quan hệ giữa số AWG và đường kính thực tế của dây dẫn là ngược với nhau, nghĩa là khi số AWG giảm (tức là AWG nhỏ hơn), thì đường kính dây tăng lên, và ngược lại.

Cụ thể, khi số AWG giảm:

  • Đường kính dây tăng lên.
  • Diện tích của dây tăng lên.
  • Sức chứa dòng điện của dây tăng lên.

Ví dụ:

  • Dây có số AWG 10 sẽ có đường kính lớn hơn và diện tích lớn hơn so với dây có số AWG 12.
  • Dây có số AWG thấp hơn (như AWG 10) thường được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu dòng điện lớn hơn, trong khi dây có số AWG cao hơn (như AWG 20) thường được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu dòng điện nhỏ hơn và dây mảnh hơn.

Dây cáp mạng có AWG nhỏ hơn thì có truyền dẫn tốt hơn không?

Không nhất thiết là dây cáp mạng Ethernet có số AWG lớn hơn sẽ dẫn đến chất lượng truyền dẫn tín hiệu kém hơn. Thực tế, việc chọn lựa số AWG cho dây cáp mạng Ethernet thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả độ dài cáp, loại cáp, và yêu cầu cụ thể của ứng dụng.

Tuy nhiên, có một số yếu tố bạn có thể cần xem xét:

  1. Khả năng truyền dẫn dòng điện: Dây cáp mạng Ethernet với số AWG nhỏ hơn có thể cung cấp khả năng truyền dẫn dòng điện tốt hơn, đặc biệt là khi truyền dẫn qua các khoảng cách xa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Gigabit Ethernet hoặc 10 Gigabit Ethernet.
  2. Độ mềm dẻo: Dây cáp mạng Ethernet với số AWG lớn hơn thường có đường kính lớn hơn, điều này có thể làm cho chúng cứng hơn và khó uốn cong hơn. Trong một số trường hợp, sử dụng dây có số AWG nhỏ hơn có thể dễ dàng hơn cho việc cài đặt và giúp tiết kiệm không gian.
  3. Tiêu thụ năng lượng và môi trường: Dây cáp mạng Ethernet với số AWG nhỏ hơn có thể tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình truyền tải dữ liệu, điều này có thể quan trọng đối với các hệ thống yêu cầu hiệu suất năng lượng cao hoặc trong môi trường yêu cầu tiết kiệm năng lượng.

Ưu nhược điểm của việc sử dụng AWG để đo đường kính sợi dẫn điện?

Khi sử dụng hệ thống AWG để đo đường kính của sợi dẫn điện, ta có thể nhận thấy những ưu và nhược điểm đặc biệt của phương pháp này.

Một trong những ưu điểm chính của việc sử dụng AWG là tính tiêu chuẩn hóa của nó, giúp đơn giản hóa quá trình đo và mô tả kích thước của sợi dẫn. Các bảng tra cứu AWG cung cấp thông tin chi tiết và dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng xác định kích thước và tính chất của sợi dẫn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến nhược điểm của việc sử dụng AWG. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là độ chính xác hạn chế của hệ thống này, đặc biệt là đối với các kích thước sợi dẫn nhỏ. Điều này có thể dẫn đến sự không chính xác trong việc đo đường kính của sợi dẫn, đặc biệt là ở các kích thước nhỏ hơn.

AWG không đối xứng, nghĩa là cùng một số AWG có thể tương ứng với đường kính sợi dẫn khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu và cách sản xuất. Điều này có thể gây ra sự không nhất quán và nhầm lẫn trong việc lựa chọn sợi dẫn.

Tại sao lại sử dụng AWG mà không dùng đơn vị đo chung nào khác?

Vì sợi dây dẫn điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, nó có thể phát sinh việc mỗi lĩnh vực dùng một đơn vị đo riêng. Từ đó làm phức tạp hóa và không nhất quán trong việc đo kích thước đường dây dẫn.

AWG được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Nó đem lại một bảng quy chiếu chung và ta có thể tra cứu một cách dễ dàng!

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về AWG!

09 Th3 2024
mô hình Client Server là gì

Mô hình Client Server (máy chủ – máy khách) là gì?

Máy chủ (host), máy khách (Client) và mô hình Client – Server là những khái niệm cơ bản và cực kỳ quan trọng. Nó được nhắc đến rất nhiều khi tìm hiểu về kiến thức mạng. Bài viết này giải thích chi tiết giúp bạn hiểu về cấu trúc của mô hình máy chủ – máy khách, cách thức hoạt động và lợi ích của nó!

Giải thích Mô hình Client Server

mô hình Client Server gồm 2 thành phần

Mô hình Client – Server là một kiến trúc trong mạng máy tính, trong đó nó có 2 thành phần chính gồm: Client và Server.

  • Client là thiết bị hoặc phần mềm gửi yêu cầu để truy cập dữ liệu hoặc dịch vụ từ server.
  • Server là máy tính hoặc thiết bị cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho client thông qua mạng.

Mô hình máy chủ máy khách được gọi là mô hình phân tán bởi vì nó tách biệt chức năng rõ ràng giữa các thiết bị. Máy khách thường ko chia sẻ dữ liệu, trong khi máy chủ lại đảm nhiệm cung cấp dữ liệu và tài nguyên. Cấu trúc này giúp tăng tính linh hoạt và quản lý trong mạng máy tính.

Máy chủ và máy khách thường sẽ giao tiếp qua mạng máy tính (internet) khác nhau giữa phần cứng riêng biệt hoặc có thể nằm cùng trong một hệ thống mạng. Các ứng dụng quen thuộc sử dụng mô hình máy chủ – máy khách bao gồm: máy chủ web, Email,…

Các đặc điểm cần nắm về mô hình Client Server

1. Kết nối giữa Client và Server

Kết nối giữa client và server thường được thực hiện thông qua mạng máy tính, chẳng hạn như mạng LAN, mạng WAN, hoặc Internet.

Nếu máy chủ và máy khác cùng trong một hệ thống phần cứng thì sẽ giao tiếp qua mạng LAN. Ngược lại nếu không cùng một hệ thống thì sẽ sử dụng mạng WAN hoặc Internet.

2. Giao thức sử dụng

Trong mô hình Client-Server, giao thức được sử dụng để giao tiếp giữa client và server. Các giao thức phổ biến như HTTP, FTP, SMTP, và TCP/IP thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa client và server.

3. Cấu trúc dữ liệu trao đổi

Dữ liệu được trao đổi giữa client và server thường có cấu trúc rõ ràng, định dạng theo các quy định cụ thể của giao thức mạng được sử dụng. Ví dụ, trong truy cập web, dữ liệu thường được trao đổi dưới dạng HTML, CSS, và JavaScript.

4. Bảo mật

Để bảo mật dữ liệu khi truyền tải giữa máy chủ và máy khách. Ta thường sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực bằng mật khẩu, sử dụng chứng chỉ số, xác thực vân tay, uy quyền truy cập hay mã hóa dữ liệu.

Ví dụ về mô hình Client Server

Một ví dụ phổ biến về mô hình Client-Server là khi người dùng truy cập vào hệ thống thương mại điện tử để mua hàng trực tuyến. Trong ví dụ này, người dùng sử dụng trình duyệt web hoặc ứng dụng di động để truy cập vào trang web của cửa hàng trực tuyến, trong khi máy chủ của cửa hàng chứa thông tin về sản phẩm, giỏ hàng và quản lý giao dịch.

Khi người dùng truy cập vào trang web, họ có thể xem các sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, và thực hiện thanh toán. Máy chủ nhận yêu cầu từ trình duyệt web của người dùng, sau đó xác thực thông tin và xử lý giao dịch. Quá trình này thường sử dụng giao thức HTTPS để đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân và tài khoản người dùng.

Sau khi xử lý thanh toán, máy chủ gửi lại thông báo xác nhận cho người dùng và cập nhật thông tin giao dịch trong cơ sở dữ liệu của họ. Tại thời điểm này, người dùng có thể nhận được thông báo email xác nhận đơn hàng hoặc cập nhật về trạng thái giao hàng từ máy chủ.

Ưu và nhược điểm của mô hình Client Server

Mô hình Client-Server là một kiến trúc phổ biến trong lĩnh vực mạng với nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu nhược điểm.

Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của mô hình này là sự phân chia trách nhiệm giữa client và server. Client chịu trách nhiệm cho giao diện người dùng và xử lý tương tác người dùng, trong khi server xử lý logic nghiệp vụ và lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống, vì các phần riêng biệt có thể được phát triển và duy trì một cách độc lập.

Tuy nhiên, mô hình Client-Server cũng mang theo một số nhược điểm. Sự phụ thuộc của client vào server là một trong số đó. Nếu server gặp sự cố, client sẽ không thể truy cập dữ liệu hoặc dịch vụ mạng, dẫn đến sự gián đoạn trong hoạt động và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.

Một vấn đề khác là vấn đề về băng thông. Mô hình Client-Server yêu cầu băng thông lớn khi client và server phải trao đổi dữ liệu liên tục. Điều này có thể gây ra vấn đề về hiệu suất mạng, đặc biệt là khi có nhiều client truy cập cùng một lúc, và đôi khi đòi hỏi các giải pháp tăng cường băng thông đắt tiền.

Mặc dù mô hình Client-Server cung cấp các cơ chế bảo mật nhưng vẫn còn đối mặt với thách thức về bảo mật và riêng tư. Việc bảo vệ thông tin cá nhân và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng vẫn đòi hỏi sự cẩn trọng và đầu tư đáng kể vào các giải pháp bảo mật.

Các máy chủ có thể bị tấn công DDoS, máy khách dễ bị nhiễm Trojan, Virus hay Worms nếu máy chủ bị nhiễm và tải lên.

Có những mô hình nào khác ngoài mô hình Client Server?

Ngoài mô hình Client Server ra còn có rất nhiều mô hình mạng khác như: mô hình Peer to Peer, mô hình SOA, mô hình EDA, mô hình Batch Processing,…. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm của riêng mình.

Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm hiểu về kiến thức mạng thì mô hình máy chủ máy khách vẫn là sự ưu tiên hàng đầu để có thể hiểu cách triển khai mạng như thế nào.

Tóm lại: khi nhắc về mô hình Client Server bạn chỉ cần nắm rõ như sau:

  • Thứ nhất mô hình này chia thành 2 thành phần; Máy khác và máy chủ
  • Chức năng của máy chủ là cung cấp tài nguyên cho máy khách thông qua mạng máy tính.
  • Máy khách lấy tài nguyên bằng cách gửi yêu cầu tới máy chủ.
  • Mô hình này có ưu điểm là linh hoạt, dễ mở rộng và thay đổi nhưng lại dễ bị tấn công.

Mong rằng bài viết này, đã cho bạn cái nhìn rõ về mô hình Client Server!