09 Th4 2024
cách chọn Switch chia mạng

Cách chọn bộ chuyển mạch Switch đúng cách và dễ dàng

Switch chia mạng là một thiết bị mạng được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống mạng hiện nay, nó được dùng để kết nối nhiều máy tính lại với nhau. Bạn chỉ cần sử dụng thiết bị chuyển mạch switch với số cổng tương ứng với số máy tính cần kết nối là có thể sử dụng một cách dễ dàng. Khi lắp đặt hết thống mạng LAN thì bạn nên biết cách chọn switch chia mạng để phù hợp với hệ thống của mình.

Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, đây là thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Với mô hình này thì switch chia mạng được xem là vị trí trung tâm, tất cả các máy tính đều được kết nối về vị trí này. Chính vì vậy cần phải biết cách chọn Switch chia mạng phù hợp để đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật của hệ thống.

Hình ảnh thiết bị Switch

Những điều cần biết để lựa chọn Switch chia mạng

Điều đầu tiên là bạn cần phải nắm rõ các đặc điểm sau của Switch để xem chúng có thể được chia thành những loại nào?

1. Phân loại

Bộ chuyển mạch có thể được chia thành nhiều loại khác nhau từ:

Nghe đến đây thì có vẻ rất nhiều loại Switch. Điều này là đúng. Nhưng bạn yên tâm rằng nó sẽ rất dễ để lựa chon. Cứ tiếp đọc tiếp thì bạn sẽ thấy điều đó.

Để lựa chọn đúng loại ta cần phải xác định được đúng mục đích sử dụng của mình. Ví dụ như dùng cho mạng gia đình thì thường ta sẽ sử dụng loại Switch không quản lý lắp trong nhà. Đây cũng sẽ là loại Switch Layer 2. Khi cần kết nối cáp quang giữa các mạng thì ta dùng Switch quang. Nếu dùng để cấp nguồn điện cho hệ thống mạng Camera thì ta dùng Switch PoE. Nếu lắp đặt mạng cho xưởng sản xuất thì dùng Switch công nghiệp.

2. Số cổng và yêu cầu tốc độ

Switch có nhiều loại cổng khác nhau nhưng thường có các loại 5, 6, 8, 10, 16, 24 và 48 cổng. Các cổng chính là các cổng được kết nối với các thiết bị khác. Trên Switch có nhiều loại cổng với tốc độ khác nhau. Vị dụ như sản phẩm Switch Cisco SG300-10PP có 10 cổng với tốc độ 1000 Mbps trên mỗi cổng.

Ngoài ra, cũng có nhiều loại tốc độ cổng khác từ 100 Mbps, 1Gbps, 10Gbps, 40 Gbps thậm chí lên tới 100 Gbps đều có. Việc xem xét đến tốc độ cổng thì ta sẽ cần quan tâm đến sự đồng bộ trong hệ thống mạng một chút.

Ví dụ như bạn cần hệ thống mạng gigabit tức là tốc độ truyền dữ liệu trên mạng phải đạt 1 Gbps. Điều này bạn cần sử dụng Switch mạng loại cổng có tốc độ 1 Gbps và dùng cáp mạng từ Cat5e trở lên để kết nối giữa các thiết bị mạng. Đặc biệt rằng bạn phải đảm bảo tất cả các thiết bị trong mạng đều hỗ trợ tốc độ 1 Gbps.

Bên cạnh đó trong các trường hợp đặc biệt, ta cũng sẽ có các yêu cầu cụ thể về cổng có các chức năng khác nhau trên Switch như cổng PoE để cấp nguồn điện hoặc cổng SFP để lắp Module SFP. Do vậy, nhu cầu thể nào thì ta dùng như vậy.

Nếu mạng gia đình và bạn có tầm khoảng 10 thiết bị cần kết nối bao gồm máy tính, camera, tivi,… thì ta sẽ cần loại Switch có tốc độ 1 Gbps với 10 cổng trở lên. Mẹo hay là bạn nên mua loại Switch có nhiều cổng hơn so với nhu cầu của mình để đáp ứng nhu cầu mở rộng trong tương lai.

3. Thương hiệu

Các thương hiệu nổi tiếng về Switch chia mạng rất nhiều gồm: Cisco, Upcom, Planet, D-Link, TP-Link, Lynksis, 3Onedata,…. Với các nhu cầu hàng dự án thì hãy nên chọn loại Cisco, Upcom. Nếu bạn cần dự án nhưng muốn tiết kiệm chi phí hơn thì cân nhắc Planet và 3Onedata.

Với mục đích sử dụng thông thường thì ta nên dùng loại D-Link và TP-Link vì chúng rẻ và chất lượng tốt.

Cách để chọn Switch chia mạng

Để chọn được bộ chuyển mạch ta cần phải xác định chính xác nhu cầu của mình là gì? Hãy trả lời lần lượt các câu hỏi sau:

  • Cần Switch cho mạng nào? Doanh nghiệp hay gia đình?
  • Mình có cần loại quản lý hay không quản lý?
  • Mình cần bao nhiêu cổng? Tốc độ cổng ra sao? Có yêu cầu về các cổng đặc biệt không?
  • Ngân sách của mình ra sao? Nên chọn hàng nào?

Với các dự án, ta nên tham khảo dựa trên yêu cầu từ bên kỹ thuật. Còn với mạng gia đình thì mình nên khuyên bạn xử lý như sau: mạng gia đình thì auto chọn loại Switch không quản lý, số cổng thì có bao nhiêu thiết bị kết nối thì lấy đủ trở lên, tốc độ cổng thì thấp nhất là 1 Gbps và mua các loại của D-Link cho giá rẻ và ngon.

Trên đây là các kinh nghiệm thực tế và lưu ý mà mình muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn lăn tăn hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Mạng Giá Rẻ để được mình tư vấn miễn phí lựa chọn Switch phù hợp nhất!

05 Th4 2024
các cấu trúc mô hình mạng cho doanh nghiệp

Mô hình mạng cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn (chi tiết, có ví dụ)

Có nhiều mô hình mạng khác nhau, Trong bài trước ta đã tìm hiểu về 7 loại kiến trúc mạng như: mạng Star, mạng Ring, mạng Bus, mạng Tree,… Với doanh nghiệp ta có thể lựa chọn các kiến trúc mạng này để xây dựng mạng. Tuy nhiên rõ ràng là chúng có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau.

Bài viết này hướng dẫn các ví dụ chung xây dựng cấu trúc mạng cho doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn:

1. Mô hình mạng cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ (SOHO)

Với các doanh nghiệp nhỏ, mức nhu cầu sử dụng mạng đơn giản với ta sẽ cần một mạng đảm bảo hiệu suất tốt, không cần yêu cầu quản lý và cài đặt. Do đó, mạng này ta sẽ kiến trúc theo mạng hình sao kết hợp với liên kết điểm – điểm.

Các thành phần chính cho mạng này cần: Modem, Router, Switch, Access Point, máy tính.

Hãy quan sát cấu trúc mạng sau đây để thấy rõ:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp nhỏ

Trong cấu trúc này, ta cần một kết nối Internet cáp quang để cung cấp truy cập Internet cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, ta sẽ cần Modem để chuyển đổi tín hiệu giữa mạng LAN và WAN.

Tiếp đến, ta sẽ cần một Router để đảm nhiệm định tuyến dữ liệu trong mạng. Nên sử dụng loại Router tích hợp tính năng tường lửa như thiết bị Firewall.

Tiếp đến ta sẽ cần một bộ chuyển mạch Switch, nhằm làm thiết bị kết nối trung tâm với các thiết bị cuối như máy tính, máy in.

Nếu cần sử dụng mạng không dây, ta sẽ cần thêm một Access Point.

Kiến trúc mạng này có thể áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp nhỏ dưới 10 máy tính, như các cửa hàng, doanh nghiệp SOHO,…

Với các doanh nghiệp nhỏ, ít nhân vân nhưng sử dụng nhu cầu lớn về dữ liệu hay muốn có một trạm dữ liệu riêng để lưu trữ dữ liệu nội bộ thì có thể thiết kế thêm máy chủ hoặc bộ lưu trữ SAS như mô hình dưới đây:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp nhỏ bản nâng cấp

2. Mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ là nằm ở số lượng máy tính sử dụng. Các doanh nghiệp vừa thường có nhiều nhiều nhân viên và chia thành các phòng ban khác nhau hoặc gồm một vài chi nhánh cần liên kết mạng với nhau.

Do đó, về cơ bản ta sẽ cần đáp ứng cho nhiều thiết bị hơn nên sẽ cần nhiều Switch và Router để mở rộng mạng của mình.

Ví dụ ta có một kịch bản yêu cầu xây dựng mạng cho doanh nghiệp như sau:

  • 1 Doanh nghiệp có văn phòng gồm 4 tầng với các yêu cầu khác nhau.
  • Tầng trên cùng sẽ phải hỗ trợ 100 máy tính cho bộ phận nghiên cứu của công ty. Hơn nữa, nó sẽ phải có khả năng cung cấp thông tin liên lạc không dây cho 50 nút di động tại bất kỳ thời điểm nào.
  • Tầng ba sẽ phải cung cấp thông tin liên lạc có dây cho 60 máy tính làm nơi làm việc cơ bản. Văn phòng của CEO và CTO (Giám đốc kỹ thuật) cũng sẽ nằm trên tầng 3 và cả hai đều yêu cầu Truy cập không dây an toàn. Vì vậy, tòa nhà yêu cầu kết nối không dây an toàn cho tầng 3.
  • Tầng hai sẽ có phòng máy chủ với FTP, Mail và Máy chủ Web cùng với hệ thống Tường lửa của công ty cung cấp lợi thế cho Internet và các văn phòng chi nhánh.
  • Khu vực tầng 1 bố trí toàn bộ nút xử lý khách hàng với 20 máy tính.

Lúc này ta sẽ cần phải sử dụng đến các Core Switch và Core Router làm kết nối trung tâm cấp 1, cung cấp kết nối đến tầng 2 là các Switch. Đầu vào của mạng cần phải có Gateway và thiết bị Firewall riêng biệt.

Hãy quan sát mô hình kiến trúc mạng mà mình xây dựng dưới đây:

kiến trúc mạng cho doanh nghiệp vừa

Nếu doanh nghiệp của bạn cần kết nối mạng giữa nhiều chi nhánh và địa điểm khác nhau, ta có thể sử dụng các đường dây thuê bao riêng hoặc cáp quang để tạo kết nối đường truyền giữa các chi nhánh với trụ sở chính để quản lý như hình minh họa dưới đây:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp vừa có nhiều chi nhánh

Do đó, với các doanh nghiệp vừa ta sẽ cần kết hợp cấu trúc mạng hình sao với cấu trúc cây để kết nối.

3. Mô hình mạng cho doanh nghiệp lớn

Các doanh nghiệp lớn thường có nhiều chi nhánh, họ cần sự quản lý tập trung và hiệu quả cao. Do đó, cấu trúc mạng của doanh nghiệp lớn thường sử dụng cấu trúc Tree. Mạng sẽ chia thành nhiều tầng khác nhau. Cisco có xây dựng mô hình 3 lớp mạng cho doanh nghiệp này.

Theo đó, trong cấu trúc mạng ta sẽ cần chia mạng thành các tầng khác nhau gồm Core Switch, Distribution Switcs và Access Switch.

Dưới đây là một ví dụ cho cấu trúc mạng doanh nghiệp lớn:

cấu trúc mạng doanh nghiệp lớn

Với các doanh nghiệp lớn ta cần phải có kiến thức chuyên sâu để có thể xây dựng được kiến trúc mạng. Để đưa ra một cấu trúc mạng chung thì rất khó. Nhưng ta có thể quan sát qua các cấu trúc mạng tiêu biểu cho các doanh nghiệp lớn như sau:

Cấu trúc mạng cho trường đại học:

cấu trúc mạng cho trường đại học

Cấu trúc mạng cho trung tâm dữ liệu:

cấu trúc mạng cho trung tâm dữ liệu

Cấu trúc mạng cho doanh nghiệp phát sóng:

cấu trúc mạng cho doanh nghiệp phát sóng

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được các vấn đề sau:

  • Hiểu được các thành phần của một cấu trúc mạng.
  • Biết được sự khác nhau giữa cấu trúc mạng của các quy mô doanh nghiệp.
  • Biết ví dụ cấu trúc mạng cho các trường hợp cụ thể.
05 Th4 2024
7 mô hình mạng cần biết

7 Mô hình mạng (kiến trúc mạng) máy tính cần biết

Các mô hình mạng nên được gọi đúng hơn là cấu trúc mạng hay kiến trúc mạng. Vì chúng quy định cách thức tổ chức và liên kết giữa các máy tính, thiết bị mạng và các nút mạng trong một mạng. Rất nhiều người nhầm và đánh đồng nó thành mô hình mạng. Thậm chí nhiều người xếp cách phân loại mạng LAN, WAN, MAN và gọi chúng là mô hình mạng. Điều này là sai, ta cần phải biết rằng mô hình mạng đang nói đến kiến trúc kết nối giữa các thiết bị. Hãy ghi nhớ điều này!

Nếu bạn đang tìm hiểu về mạng, hay theo học khóa học CCNA, kiến thức mạng thì điều cơ bản là phải nắm rõ được về kiến trúc mạng và các loại kiến trúc mạng thường gặp. Mỗi kiến trúc mạng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ta cũng cần phải biết được trường hợp nào thì nên dùng kiến trúc mạng nào?

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về điều đó:

1. Cấu trúc liên kết điểm – điểm (Point To Point)

Liên kết Điểm – Điểm là cấu trúc mạng đơn giản nhất. Mô hình này dựa trên chức năng gửi và nhận giữa 2 nút trong mạng. Trong đó một Nút đóng vai trò là người gửi và Nút còn lại sẽ làm người nhận.

cấu trúc liên kết điểm điểm

Cấu trúc này chỉ yêu cầu 1 đường truyền duy nhất giữa 2 điểm. Do đó, ta có thể tận dụng toàn bộ băng thông của đường truyền, tối ưu hiệu suất truyền dẫn. Vì chỉ có 2 nút kết nối với nhau nên ta cũng dễ dàng bảo mật và quản lý dữ liệu hơn.

Cấu trúc này thường được áp dụng cho việc kết nối giữa 2 địa điểm với nhau. Chẳng hạn như kết nối mạng nhà máy với mạng văn phòng quản lý. Hay hai chi nhánh của một công ty với nhau.

Tuy nhiên, cấu trúc này không thuận lợi cho việc mở rộng để kết nối giữa nhiều địa điểm với nhau.

2. Cấu trúc liên kết lưới (Mesh Topology)

Trong mô hình Mesh, tất cả các thiết bị được liên kết với nhau. Nghĩa là mỗi thiết bị sẽ được kết nối với các thiết bị còn lại trong mạng trên mỗi đường truyền riêng. Giả sử ta có 4 máy tính A, B, C, D, E. Theo cấu trúc mô hình mạng lưới ta sẽ có cấu trúc liên kết như sau:

cấu trúc liên kết lưới mesh

Với mô hình mạng Mesh, ta có nhiều đường truyền dữ liệu khác nhau. Điều này tạo ra một mạng linh hoạt, có khả năng chịu lỗi và dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết. Do có nhiều đường truyền dữ liệu song song, cấu trúc lưới giảm thiểu nguy cơ mất kết nối so với các kiểu kiến trúc mạng khác. Ngay cả khi một đường truyền gặp sự cố, dữ liệu vẫn có thể được chuyển tiếp thông qua các đường truyền dự phòng.

Cấu trúc lưới cho phép dễ dàng mở rộng mạng bằng cách thêm các thiết bị mới và kết nối chúng với các thiết bị hiện có trong mạng.

Việc triển khai và duy trì một cấu trúc lưới đòi hỏi nhiều tài nguyên về phần cứng và băng thông mạng, làm tăng chi phí so với các kiểu kiến trúc mạng khác như Star hoặc Bus. Với số lượng lớn các đường truyền dữ liệu và các kết nối, quản lý mạng trong cấu trúc lưới có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi sự quản lý tỉ mỉ.

Cấu trúc lưới thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu độ tin cậy cao như hệ thống điều khiển giao thông, trạm điện, trung tâm dữ liệu lớn.

3. Cấu trúc liên kết hình sao (Star Topology)

Cấu trúc hình sao có một thiết bị mạng trung tâm (thường là Switch hoặc Hub) làm thiết bị kết nối trung tâm trong mạng. Các thiết bị khác trong mạng sẽ chỉ cần kết nối với thiết bị trung tâm này là có thể liên kết với nhau. Hiểu đơn giản là mỗi thiết bị trong mạng hình sao cần có 1 đường truyền đến thiết bị trung tâm kết nối.

cấu trúc mạng hình sao

Mạng hình sao rất dễ dàng để triển khai và quản lý. Việc thêm hoặc loại bỏ các thiết bị từ mạng cũng rất đơn giản. Với cấu trúc này, việc phát hiện và sửa chữa lỗi trở nên dễ dàng hơn so với các kiểu kiến trúc mạng khác. Nếu một thiết bị gặp sự cố, chỉ ảnh hưởng đến kết nối giữa thiết bị đó và trung tâm, không làm ảnh hưởng đến toàn bộ mạng.

Mạng hình sao thích hợp cho các mạng có quy mô từ nhỏ đến trung bình, nơi yêu cầu băng thông không quá lớn. Ngoài ra, cấu trúc mạng Star đem lại bảo mật tốt hơn là cấu trúc Bus.

Tuy nhiên, nhược điểm trí mạng của cấu trúc này chính là phụ thuộc vào thiết bị trung tâm. Tức là nếu có vấn đề xảy ra với thiết bị trung tâm thì mạng sẽ dừng hoạt động.

4. Cấu trúc liên kết Bus (Bus Topology)

Cấu trúc mạng Bus rất độc đáo. Theo cấu trúc này, tất cả các thiết bị trong mạng sẽ được kết nối vào một đường truyền chung (Bus). Mạng Bus rất dễ triển khai và duy trì. Chỉ cần một đường dây chung và các thiết bị mạng được kết nối vào đó thông qua các thiết bị gọi là repeater hoặc hub.

cấu trúc liên kết bus

Hiệu suất truyền dữ liệu giảm khi số lượng thiết bị trên mạng tăng lên. Điều này là do băng thông trên đường truyền chia sẻ giữa các thiết bị. Do đó, mạng Bus thích hợp cho các mạng có quy mô nhỏ và cần chi phí triển khai thấp.

Vì tất cả các thiết bị kết nối với cùng một đường dây, việc phát hiện và sửa chữa lỗi trở nên dễ dàng hơn so với các kiểu kiến trúc mạng khác. Tuy nhiên, nếu đường truyền chung gặp sự cố, toàn bộ mạng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể xảy ra nếu có một thiết bị nào đó gây ra sự cố hoặc nếu đường dây bị hỏng.

Thêm nữa, tất cả các thiết bị đều có thể nghe được dữ liệu trên đường truyền, việc bảo mật dữ liệu trở nên khó khăn hơn so với các kiểu kiến trúc mạng khác.

5. Cấu trúc liên kết vòng (Ring Topology)

Cấu trúc liên kết Ring có tên gọi như vậy bởi vì các thiết bị mạng được kết nối thành một vòng tròn đóng. Trong đó dữ liệu được truyền tuần tự từ thiết bị này đến thiết bị khác cho đến khi đạt được đích đến.

cấu trúc liên kết mạng vòng

Mỗi thiết bị trên mạng vòng có thể gửi và nhận dữ liệu, làm cho mạng có tính đối xứng. Điều này có nghĩa là không có một thiết bị nào chiếm vị trí đặc biệt hơn so với các thiết bị khác.

Mạng vòng thường đơn giản và dễ triển khai hơn so với một số kiểu kiến trúc mạng khác như Mesh hoặc Tree. Khi thêm một thiết bị mới vào mạng vòng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác, và việc mở rộng mạng có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng cách thêm thiết bị mới vào vòng.

Hiệu suất truyền dữ liệu trong mạng vòng có thể ổn định, nhưng nó thường không cao bằng các kiểu kiến trúc mạng khác như Star hoặc Mesh.

Nếu một thiết bị gặp sự cố hoặc đường truyền bị hỏng, có thể xảy ra tình trạng chia cắt mạng thành hai phần, làm mất kết nối giữa các thiết bị. Do đó, mạng vòng thích hợp cho các mạng có quy mô nhỏ đến trung bình, nơi tính linh hoạt và dễ triển khai được đánh giá cao hơn hiệu suất truyền dữ liệu.

6. Cấu trúc liên kết cây (Tree Topology)

Cấu trúc liên kết cây là dạng biến thể của cấu trúc hình sao nhưng có sự phân cấp trong mạng. Các thiết bị mạng được kết nối theo một cấu trúc phân cấp tương tự như cấu trúc của một cây. Trong mỗi cấp ta sẽ thấy rằng các thiết bị được liên kết với các thiết bị trung tâm như Switch và Hub. Do đó, ta có thể coi cấu trúc này là sự kết hợp của nhiều cấu trúc mạng hình sao liên kết lại với nhau.

cấu trúc liên kết cây

Mạng cây có một cấu trúc phân cấp với một trung tâm chính (root) ở cấp cao nhất và các chi nhánh (branches) phân cấp dưới nó. Điều này tạo ra một mô hình tổ chức rõ ràng và dễ quản lý.

Cấu trúc này có thể hỗ trợ một số lượng lớn các thiết bị mạng và dữ liệu, đặc biệt là khi được thiết kế và triển khai đúng cách. Mỗi chi nhánh trong mạng cây có thể được xem như một mạng nhỏ, giúp giảm bớt lưu lượng truy cập và tăng cường hiệu suất truyền dữ liệu.

Mạng cây giảm thiểu nguy cơ mất kết nối bằng cách phân chia mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn, giúp giảm thiểu tác động của sự cố trên toàn bộ mạng. Tuy nhiên, mạng này đòi hỏi chi phí triển khai và quản lý cao hơn so với các kiểu kiến trúc mạng khác như Star hoặc Bus.

Mạng cây thích hợp cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu kết nối nhiều thiết bị mạng một cách có tổ chức, phân cấp và có khả năng mở rộng. Đặc biệt, nó thích hợp cho các môi trường yêu cầu tính ổn định và hiệu suất cao như trong các doanh nghiệp lớn, trường học, hay tổ chức chính phủ.

7. Cấu trúc liên kết hỗn hợp (Hyprid Topology)

Cấu trúc liên kết hỗn hợp (Hybrid Topology) là một kiểu kiến trúc mạng kết hợp hai hoặc nhiều loại kiến trúc mạng khác nhau. Bằng cách này, cấu trúc hỗn hợp có thể tận dụng ưu điểm của mỗi loại kiến trúc mạng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của tổ chức hoặc hệ thống mạng.

Do tính đa dạng và phức tạp của cấu trúc hỗn hợp, việc quản lý và triển khai mạng có thể trở nên phức tạp hơn so với một kiểu kiến trúc mạng duy nhất.

cấu trúc liên kết hỗn hợp là lựa chọn phù hợp cho các tổ chức có nhu cầu đặc biệt và mong muốn tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy của mạng mà không gặp các hạn chế của một kiểu kiến trúc mạng duy nhất.

Ví dụ như dưới đây là hình ảnh cấu trúc liên kết giữa 2 cấu trúc mạng hình sao và mạng Ring:

cấu trúc mạng hỗn hợp

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã nắm rõ được các mô hình mạng cần biết và ưu nhược điểm của chúng!

30 Th3 2024
cách Map hostnames to IP addresses

Cách ánh xạ tên máy chủ (Hostname) thành địa chỉ IP khi không có máy chủ DNS

Ta đã biết DNS dùng để ánh xạ tên miền như “example.com” thành địa chỉ IP như “192.0.2.1”. Để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP ta sẽ cần máy chủ DNS thông qua dịch vụ DNS hoặc tường lửa (firewalls). Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình ánh xạ tên máy chủ đến địa chỉ tĩnh trên các thiết bị Cisco bằng cách sử dụng các bản ghi ánh xạ tên (host mapping).

Cách ánh xạ tên máy chủ (Hostname) thành địa chỉ IP khi không có máy chủ DNS

Dưới đây là cách thực hiện điều này thông qua cấu hình tĩnh trên router hoặc switch Cisco:

1. Sử dụng bản ghi tĩnh trong bộ nhớ cục bộ (Local Memory) của thiết bị:

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào chế độ cấu hình của router hoặc switch Cisco bằng cách sử dụng giao diện dòng lệnh (CLI – Command Line Interface).

Sau đó, sử dụng lệnh sau để thêm bản ghi ánh xạ tên:

ip host <hostname> <ip-address>

Trong đó:

  • <hostname> là tên của máy chủ bạn muốn ánh xạ.
  • <ip-address> là địa chỉ IP tĩnh mà bạn muốn gán cho tên máy chủ.

Ví dụ: Nếu bạn muốn ánh xạ tên máy chủ “server1” đến địa chỉ IP 192.168.1.10, bạn sẽ sử dụng lệnh:

ip host server1 192.168.1.10

Bạn có thể thêm nhiều bản ghi ánh xạ tên bằng cách lặp lại quá trình này cho mỗi máy chủ.

2. Kiểm tra và lưu cấu hình:

Sau khi thêm các bản ghi ánh xạ tên, bạn cần kiểm tra cấu hình để đảm bảo rằng mọi thứ đã được cấu hình đúng.

Sử dụng lệnh show running-config để xem cấu hình hiện tại và đảm bảo rằng các bản ghi ánh xạ tên đã được thêm vào.

Lưu cấu hình bằng lệnh write memory để đảm bảo rằng các thay đổi sẽ được lưu lại sau khi khởi động lại thiết bị.

3. Ta có thể sử dụng lệnh show hosts để hiển thị bản ghi ánh xạ tên máy chủ đến địa chỉ IP trên router hoặc switch Cisco.

Router# show hosts
Default domain is not set
Name/address lookup uses domain service
Codes: UN - unknown, EX - expired, OK - OK, ?? - revalidate
temp - temporary, perm - permanent
NA - Not Applicable None - Not defined
Host Port Flags Age Type Address(es)
server1 None OK 13 DYNAMIC 192.168.1.10

Trong đó:

  • Host là tên của máy chủ đã được ánh xạ.
  • Port là cổng kết nối (nếu có).
  • Flags chỉ trạng thái của bản ghi ánh xạ.
  • Age là thời gian tồn tại của bản ghi.
  • Type chỉ loại bản ghi.
  • Address(es) là địa chỉ IP tương ứng với tên máy chủ.

Mong rằng bài viết này, hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu cách cấu hình DNS!

29 Th3 2024
Hướng dẫn cách cấu hình Frame Relay Point To MultiPoint

Hướng dẫn cấu hình Frame Relay Point-to-MultiPoint (nhiều điểm)

Bài trước ta đã đi vào cách để cấu hình Frame Relay trong kết nối điểm – điểm (P2P). Vậy nếu ta cần kết nối nhiều điểm cuối khác nhau thì ta phải xử lý cấu hình như thế nào? Cách cấu hình có thay đổi nhiều không? Trong bài này ta sẽ đi vào cách cấu hình Frame Relay Point-to-MultiPoint (nhiều điểm).

Đầu tiên, ta cần phải biết cấu hình Frame Relay Point-to-MultiPoint có gì khác với Point-To-Point:

  • Trong cấu hình P2MP, một điểm cuối (hoặc router) có thể kết nối với nhiều điểm cuối khác nhau thông qua một kết nối Frame Relay duy nhất.
  • Mỗi điểm cuối trong mạng P2MP được ánh xạ với một DLCI duy nhất.
  • Cấu hình P2MP thường được sử dụng trong các kịch bản mạng nơi một router cần kết nối với nhiều vùng hoặc vị trí khác nhau.
  • Trong cấu hình P2MP, bạn cấu hình một kết nối Frame Relay trên một giao diện truyền thông trên router và ánh xạ mỗi điểm cuối với một DLCI duy nhất.
  • P2MP thích hợp cho các mạng phân tán hoặc các kịch bản kết nối mạng phức tạp hơn với nhiều điểm cuối.
Minh họa cách Frame-Relay Point-to-MultiPoint
Minh họa cách Frame-Relay Point-to-MultiPoint

Các bước cấu hình Frame Relay Point-to-MultiPoint

1. Xác định DLCI (Data Link Connection Identifier):

Xác định DLCI cho mỗi kết nối Frame Relay P2MP. Mỗi DLCI sẽ đại diện cho một kết nối giữa một router và switch Frame Relay.

2. Cấu hình ánh xạ DLCI:

Ánh xạ DLCI với giao diện đích trên switch hoặc router Frame Relay. Điều này cho phép switch hoặc router biết cách chuyển tiếp khung Frame Relay đến các điểm cuối đích.

3. Cấu hình giao diện kết nối:

Cấu hình giao diện kết nối với các router hoặc thiết bị khác trong mạng Frame Relay.

Sử dụng cấu hình frame-relay map để ánh xạ DLCI với các địa chỉ IP của các router trong mạng.

4. Kiểm tra và xác nhận cấu hình:

Sử dụng lệnh show frame-relay map để xác nhận các ánh xạ DLCI.

Kiểm tra lại cấu hình để đảm bảo rằng DLCI đã được ánh xạ đúng và giao diện đã được cấu hình đúng cách.

Ví dụ cấu hình Frame Relay Point-to-MultiPoint

Dưới đây là một ví dụ về yêu cầu và cách thực hiện cấu hình Frame-Relay Point-to-Multipoint (P2MP) giữa một switch Frame-Relay và ba router A, B và C:

Yêu cầu:

  • Thiết lập một mạng Frame-Relay Point-to-Multipoint (P2MP) giữa một switch Frame-Relay và ba router A, B và C.
  • Sử dụng DLCI 102 để kết nối với Router A, DLCI 103 để kết nối với Router B và DLCI 104 để kết nối với Router C.
  • Cấu hình switch Frame-Relay làm thiết bị DCE.

Cách thực hiện:

1. Cấu hình trên Switch Frame-Relay:

Switch(config)# interface serial 0/0
Switch(config-if)# encapsulation frame-relay
Switch(config-if)# frame-relay intf-type dce
Switch(config-if)# clock rate 128000
Switch(config-if)# frame-relay route 102 interface serial0/1 201
Switch(config-if)# frame-relay route 103 interface serial0/1 202
Switch(config-if)# frame-relay route 104 interface serial0/1 203

Giải thích lệnh trên:

  • interface serial 0/0: Chọn giao diện serial trên switch Frame-Relay.
  • encapsulation frame-relay: Thiết lập encapsulation cho giao diện là Frame-Relay.
  • frame-relay intf-type dce: Thiết lập giao diện là loại DCE.
  • clock rate 128000: Thiết lập tốc độ truyền dẫn cho giao diện serial.
  • frame-relay route [DLCI] interface [interface] [DLCI]: Ánh xạ DLCI với các giao diện và DLCI tương ứng trên router A, B và C.

2. Cấu hình trên Router A:

Router_A(config)# interface serial 0/0
Router_A(config-if)# encapsulation frame-relay
Router_A(config-if)# frame-relay map ip <địa chỉ IP Switch Frame-Relay> 201 broadcast

3. Cấu hình trên Router B:

Router_B(config)# interface serial 0/0
Router_B(config-if)# encapsulation frame-relay
Router_B(config-if)# frame-relay map ip <địa chỉ IP Switch Frame-Relay> 202 broadcast

4. Cấu hình trên Router C:

Router_C(config)# interface serial 0/0
Router_C(config-if)# encapsulation frame-relay
Router_C(config-if)# frame-relay map ip <địa chỉ IP Switch Frame-Relay> 203 broadcast

Kết quả:

  • Một mạng Frame-Relay Point-to-Multipoint đã được thiết lập giữa switch Frame-Relay và ba router A, B và C.
  • Giao diện trên switch Frame-Relay được cấu hình làm thiết bị DCE để cung cấp xung điều khiển.
  • Dữ liệu có thể được truyền giữa switch Frame-Relay và mọi router A, B và C thông qua các kết nối Frame-Relay đã cấu hình.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ được cách cấu hình Frame Relay!

29 Th3 2024
hướng dẫn cách cấu hình Frame Relay P2P

Hướng dẫn cấu hình Frame-Relay Point-to-Point (điểm- điểm)

Trong bài trước, mình có hướng dẫn bạn cách để cấu hình Frame-Relay trong thực tế trên Switch Cisco. Bài viết này, ta sẽ đi vào hướng dẫn cấu hình Frame-Relay trong trường hợp cụ thể hơn. Đó là kết nối Point-to-Point (P2P).

Đầu tiên ta sẽ cần phải nắm được các đặc điểm riêng biệt khi cấu hình Frame-Relay Point-to-Point như sau:

  • Trong cấu hình P2P, chỉ có hai điểm cuối (hoặc hai router) được kết nối với nhau qua một kết nối Frame Relay duy nhất.
  • Mỗi kênh truyền thông Frame Relay được ánh xạ với một DLCI duy nhất.
  • Cấu hình P2P thường được sử dụng cho các kết nối trực tiếp giữa hai điểm trong mạng, nơi chỉ cần một kênh truyền thông duy nhất.
  • Trong cấu hình P2P, ta cần cấu hình các kết nối giữa mỗi cặp điểm cuối một cách riêng biệt, với mỗi cặp có một DLCI duy nhất.
minh hoa cho Frame-Relay Point-to-Point
minh hoa cho Frame-Relay Point-to-Point

Các bước để cấu hình Frame-Relay Point-to-Point

B1: Xác định DLCI (Data Link Connection Identifier):

Xác định DLCI cho mỗi kết nối Frame Relay P2P. DLCI là số duy nhất được sử dụng để xác định kênh truyền thông ảo giữa hai điểm cuối của mạng Frame Relay.

B2: Ánh xạ DLCI với giao diện đích:

Ánh xạ DLCI với giao diện đích trên thiết bị mạng của bạn (thường là router hoặc switch). Điều này cho phép thiết bị biết cách chuyển tiếp khung Frame Relay đến điểm cuối đích.

B3: Cấu hình giao diện kết nối:

Cấu hình giao diện kết nối với thiết bị mạng đối tác. Đảm bảo rằng giao diện đã được cấu hình để sử dụng giao thức Frame Relay.

B4: Cấu hình băng thông và tốc độ truyền:

Nếu giao diện đó là loại DCE (Data Communications Equipment), bạn cần cấu hình băng thông và tốc độ truyền dữ liệu bằng cách sử dụng lệnh clock rate.

B5:Kiểm tra và xác nhận cấu hình:

Kiểm tra lại cấu hình để đảm bảo rằng DLCI đã được ánh xạ đúng và giao diện đã được cấu hình đúng cách.

Ví dụ cấu hình Frame-Relay Point-to-Point

Yêu cầu:

  • Thiết lập một kết nối Frame-Relay Point-to-Point giữa hai router A và B.
  • Sử dụng DLCI 102 trên router A và DLCI 201 trên router B.
  • Thiết lập router A làm thiết bị DCE.

Thực hiện:

1. Cấu hình trên Router A:

Router_A(config)# interface serial 0/0
Router_A(config-if)# encapsulation frame-relay
Router_A(config-if)# frame-relay intf-type dce
Router_A(config-if)# clock rate 128000
Router_A(config-if)# frame-relay map ip <địa chỉ IP Router B> 201 broadcast

Trong lệnh cấu hình trên:

  • interface serial 0/0: Chọn giao diện serial trên router A.
  • encapsulation frame-relay: Thiết lập encapsulation cho giao diện là Frame-Relay.
  • frame-relay intf-type dce: Thiết lập giao diện là loại DCE.
  • clock rate 128000: Thiết lập tốc độ truyền dẫn cho giao diện serial.
  • frame-relay map ip <địa chỉ IP Router B> 201 broadcast: Ánh xạ DLCI 201 với địa chỉ IP của Router B và sử dụng broadcast.

2. Cấu hình trên Router B:

Router_B(config)# interface serial 0/0
Router_B(config-if)# encapsulation frame-relay
Router_B(config-if)# frame-relay map ip <địa chỉ IP Router A> 102 broadcast

Trong lệnh cấu hình trên:

  • interface serial 0/0: Chọn giao diện serial trên router B.
  • encapsulation frame-relay: Thiết lập encapsulation cho giao diện là Frame-Relay.
  • frame-relay map ip <địa chỉ IP Router A> 102 broadcast: Ánh xạ DLCI 102 với địa chỉ IP của Router A và sử dụng broadcast.

Kết quả thu được:

  • Hai router A và B đã được kết nối qua một kết nối Frame-Relay Point-to-Point, sử dụng DLCI 102 trên router A và DLCI 201 trên router B.
  • Giao diện trên router A được thiết lập là loại DCE để cung cấp xung điều khiển.
  • Dữ liệu có thể được truyền giữa hai router thông qua kết nối Frame-Relay đã cấu hình.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách thực hiện cấu hình Frame-Relay!

28 Th3 2024

Hướng dẫn cấu hình Frame Relay trên Switch Cisco

Trong bài trước, ta đã tiếp cận với khái niệm Frame Relay. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình Frame Relay trên Switch Cisco với ví dụ đơn giản cụ thể.

Tại sao cần cấu hình Frame Relay trên Switch?

Frame Relay cần 1 Switch chuyển tiếp Frames để chuyển giữa các DLCI tạo thành mạch ảo. Thông thường ta sẽ không cần phải quan tâm đấy Switch vì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấu hình hộ. Tuy nhiên, nếu bạn đang quan tâm đến Frame Relay trong các kỳ thi CCNA hay tìm hiểu vì đang làm một quản trị viên mạng vậy thì cần phải hiểu cách định cấu hình của nó.

Các việc cần làm để cấu hình Frame Relay

Để cấu hình Frame Relay trên một thiết bị mạng như một Switch Cisco, bạn cần thực hiện một số bước cơ bản sau:

1. Bật tính năng Frame Relay Switching (nếu cần thiết):

Đầu tiên, bạn cần bật tính năng Frame Relay Switching trên Switch Cisco nếu nó chưa được kích hoạt. Điều này cho phép switch chuyển tiếp các khung Frame Relay giữa các cổng mạng.

2. Cấu hình các giao diện kết nối:

Cấu hình các cổng Serial trên switch để kết nối với các router hoặc các thiết bị khác trong mạng Frame Relay.

3. Thiết lập giao diện như loại DCE (Data Communications Equipment) (nếu cần thiết):

Trong mạng Frame Relay, một giao diện phải được thiết lập là loại DCE để cung cấp xung điều khiển cho các giao diện khác. Bạn cần thiết lập các cổng Serial trên switch là loại DCE nếu không được cấu hình tự động.

4. Cấu hình băng thông đồng bộ (nếu cần thiết):

Nếu giao diện Serial là loại DCE, bạn cần cấu hình băng thông đồng bộ trên đó bằng lệnh clock rate.

5. Xác định và ánh xạ các DLCI (Data Link Connection Identifier):

Xác định DLCI cho mỗi kết nối Frame Relay và ánh xạ chúng với các cổng đích trên switch. Điều này cho phép switch biết cách chuyển tiếp khung giữa các điểm trong mạng.

6. Kiểm tra và xác nhận cấu hình:

Kiểm tra cấu hình Frame Relay trên switch bằng cách sử dụng các lệnh kiểm tra như show frame-relay route và show frame-relay pvc để đảm bảo rằng kết nối được thiết lập và hoạt động đúng đắn.

7. Cấu hình các router hoặc thiết bị kết nối:

Cuối cùng, bạn cần cấu hình các router hoặc các thiết bị khác kết nối với switch trong mạng Frame Relay. Điều này bao gồm ánh xạ DLCI trên router, cấu hình định tuyến và các cài đặt liên quan khác.

Ví dụ cấu hình Frame Relay

Yêu cầu: giả sử ta có 4 địa điểm tương ứng với 4 Router (R1, R2, R3 và R4), bây giờ ta sẽ cần cấu hình Frame Relay trên Switch để tạo thành mạng ảo kết nối giữa các điểm này.

Nối đa điểm bằng Frame Relay

Thực hiện như sau:

Bước 1: Cấu hình Frame Relay Switching:

Switch(config)# frame-relay switching

Bước 2: Cấu hình các cổng Serial kết nối với các router:

Cổng Serial kết nối với R1:

Switch(config)# interface serial1/0
Switch(config-if)# description R1
Switch(config-if)# encapsulation frame-relay
Switch(config-if)# frame-relay intf-type dce
Switch(config-if)# clock rate 128000
Switch(config-if)# frame-relay route 101 interface serial1/1 201

Cổng Serial kết nối với R2:

Switch(config)# interface serial1/1
Switch(config-if)# description R2
Switch(config-if)# encapsulation frame-relay
Switch(config-if)# frame-relay intf-type dce
Switch(config-if)# clock rate 128000
Switch(config-if)# frame-relay route 201 interface serial1/0 101

Cổng Serial kết nối với R3:

Switch(config)# interface serial1/2
Switch(config-if)# description R3
Switch(config-if)# encapsulation frame-relay
Switch(config-if)# frame-relay intf-type dce
Switch(config-if)# clock rate 128000
Switch(config-if)# frame-relay route 301 interface serial1/3 401

Cổng Serial kết nối với R4:

Switch(config)# interface serial1/3
Switch(config-if)# description R4
Switch(config-if)# encapsulation frame-relay
Switch(config-if)# frame-relay intf-type dce
Switch(config-if)# clock rate 128000
Switch(config-if)# frame-relay route 401 interface serial1/2 301

Bước 3: Kiểm tra và xác nhận cấu hình:

Switch# show frame-relay route

Bước 4: Cấu hình các router kết nối:

Cấu hình R1:

R1(config)# interface serial0/0
R1(config-if)# encapsulation frame-relay
R1(config-if)# frame-relay map ip <IP_R2> <DLCI_to_R2> broadcast
R1(config-if)# frame-relay map ip <IP_R3> <DLCI_to_R3> broadcast
R1(config-if)# frame-relay map ip <IP_R4> <DLCI_to_R4> broadcast

Cấu hình R2:

R2(config)# interface serial0/0
R2(config-if)# encapsulation frame-relay
R2(config-if)# frame-relay map ip <IP_R1> <DLCI_to_R1> broadcast
R2(config-if)# frame-relay map ip <IP_R3> <DLCI_to_R3> broadcast
R2(config-if)# frame-relay map ip <IP_R4> <DLCI_to_R4> broadcast

Cấu hình R3:

R3(config)# interface serial0/0
R3(config-if)# encapsulation frame-relay
R3(config-if)# frame-relay map ip <IP_R1> <DLCI_to_R1> broadcast
R3(config-if)# frame-relay map ip <IP_R2> <DLCI_to_R2> broadcast
R3(config-if)# frame-relay map ip <IP_R4> <DLCI_to_R4> broadcast

Cấu hình R4:

R4(config)# interface serial0/0
R4(config-if)# encapsulation frame-relay
R4(config-if)# frame-relay map ip <IP_R1> <DLCI_to_R1> broadcast
R4(config-if)# frame-relay map ip <IP_R2> <DLCI_to_R2> broadcast
R4(config-if)# frame-relay map ip <IP_R3> <DLCI_to_R3> broadcast

Bước 5: Kiểm tra và xác nhận cấu hình trên các router:

R1# show frame-relay pvc
R2# show frame-relay pvc
R3# show frame-relay pvc
R4# show frame-relay pvc

Mong rằng qua ví dụ này, bạn đã nắm được cách thức cơ bản để cấu hình Frame Relay trên Switch Cisco! Với các hãng Switch khác, cách làm ta thực hiện tương tự nhưng việc cấu hình sẽ khác vì mỗi hãng có cách cấu hình riêng biệt!

28 Th3 2024
cách thức Frame Relay hoạt động

Giải thích Frame Relay là gì? Cách thức hoạt động

Frame Relay là một trong những giao thức mạng WAN khó hiểu nhất với hầu hết tất cả mọi người. Trong bài này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem Frame Relay là gì? Tại sao ta lại sử dụng nó và cách thức nó hoạt động thế nào? Và đương nhiên tôi sẽ diễn giải dễ hiểu nhất!

Frame Relay là gì?

Frame Relay là một công nghệ truyền dẫn dữ liệu trong mạng dạng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN) hoặc trong mạng rộng (Wide Area Network – WAN). Frame Relay được thiết kế để cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu hiệu quả và linh hoạt trong các mạng có tỷ lệ lưu lượng biến đổi và nhu cầu băng thông đa dạng.

Cách Frame Relay hoạt động và mục đích

Frame Relay là gì

Cách Frame Relay hoạt động như sau:

  • Chia dữ liệu thành khung (frames): Dữ liệu được chia thành các đơn vị gọi là khung, mỗi khung có một kích thước nhất định. Mỗi khung chứa thông tin như địa chỉ đích (DLCI), thông tin kiểm soát lỗi, và các dữ liệu cần truyền.
  • Chuyển tiếp khung qua mạng: Khung dữ liệu được chuyển tiếp qua mạng từ một điểm đến điểm khác dựa trên các DLCI. Frame Relay không thực hiện định tuyến thông qua mỗi nút như các giao thức định tuyến khác mà thay vào đó nó chuyển tiếp dữ liệu trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đích thông qua các kênh ảo (virtual circuits) được thiết lập trước.
  • Sử dụng DLCI để xác định kết nối: Mỗi kết nối trong mạng Frame Relay được định danh bằng một số gọi là DLCI. DLCI này được sử dụng để xác định đường đi dữ liệu giữa các điểm trong mạng.

Mục đích chính của việc sử dụng Frame Relay trong mạng là:

  • Cung cấp dịch vụ truyền dẫn dữ liệu linh hoạt: Frame Relay cho phép cung cấp các dịch vụ truyền dẫn dữ liệu theo nhu cầu, từ băng thông thấp đến băng thông cao, phục vụ các ứng dụng khác nhau của doanh nghiệp.
  • Giảm chi phí mạng: Bằng cách chia sẻ băng thông và sử dụng các kênh ảo, Frame Relay giúp giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng các phương tiện truyền dẫn dữ liệu truyền thống.
  • Cung cấp tính linh hoạt: Frame Relay cho phép doanh nghiệp mở rộng mạng và thay đổi cấu hình mạng một cách dễ dàng, phù hợp với nhu cầu và thay đổi trong doanh nghiệp.

Tại sao lại sử dụng Frame Relay?

Nối đa điểm bằng đường thuê bao riêng
Nối đa điểm bằng đường thuê bao riêng

Giả sử ta có mạng gồm 4 địa điểm khác nhau gồm: R1, R2, R3 và R4. Ta muốn kết nối giữa các địa điểm, thường thì ta sẽ sử dụng đường truyền thuê bao riêng do ISP cung cấp. Như vậy ta sẽ cần 3 đường truyền riêng biệt:

  • Giữa R1 và R2.
  • Giữa R1 và R3.
  • Giữa R1 và R4.

Việc sử dụng đường dây thuê riêng sẽ mang lại khả năng truyền dữ liệu cao. Vì bạn là người dùng duy nhất, điều này có nghĩa là băng thông rộng và ít tắc nghẽn.

Tuy nhiên, có các nhược điểm khi sử dụng đường dây thuê bao riêng như sau:

  • Phải trả tiền.
  • Trên R1 ta sẽ cần 3 cổng cho mỗi kênh thuê riêng.
  • Nếu vị trí R1 thay đổi thì các đường dây thuê riêng tính sao?
  • R1 mà gặp sự cố thì R2, R3, R4 cũng bị cô lập.

Đây là lúc ta cần sử dụng Frame Relay. Nó có thể được sử dụng để thiết lập các kết nối ảo giữa trụ sở chính và các cửa hàng chi nhánh. Bằng cách này, dữ liệu về hàng tồn kho, đặt hàng và bán hàng có thể được truyền tải một cách hiệu quả giữa các điểm trong mạng mà không cần phải sử dụng các đường truyền riêng biệt cho mỗi kết nối.

Nối đa điểm bằng Frame Relay

Các thành phần quan trọng của Frame Relay

Có 3 thành phần quan trọng nhất khi tìm hiểu về Frame Relay ta cần phải nắm được gồm: Frames, giao thức LAPF và địa chỉ đích DLCI.

Khung (Frames):

Trong Frame Relay, dữ liệu được chuyển đi qua mạng dưới dạng các đơn vị gọi là khung (frames).

Mỗi khung bao gồm các trường thông tin cần thiết để chuyển tiếp dữ liệu, bao gồm:

  • Header: Chứa các trường như DLCI, FECN/BECN (Forward/Backward Explicit Congestion Notification), DE (Discard Eligibility), và các trường điều khiển lỗi.
  • Dữ liệu: Phần chứa dữ liệu thực sự cần truyền đi.
  • Trailer: Phần cuối cùng của khung, thường chứa các trường kiểm tra lỗi như CRC (Cyclic Redundancy Check).

Giao thức Điều khiển Truy cập vào Mạng (LAPF – Link Access Procedure, Frame Mode):

LAPF là giao thức điều khiển truy cập vào mạng được sử dụng trong Frame Relay để quản lý việc truyền và nhận các khung dữ liệu.

Nó chịu trách nhiệm cho việc đồng bộ hóa truyền dẫn và điều khiển lỗi trong mạng Frame Relay.

LAPF hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI (Open Systems Interconnection).

Địa chỉ Đích (DLCI – Data Link Connection Identifier):

DLCI là một số duy nhất được sử dụng để định danh các kết nối ảo (virtual circuits) trong mạng Frame Relay.

Mỗi DLCI định danh một kết nối từ một điểm trong mạng đến một điểm khác.

DLCI được gắn vào các khung dữ liệu để xác định đường đi của khung qua mạng Frame Relay.

Thông qua DLCI, các nút mạng có thể định tuyến và chuyển tiếp dữ liệu đến đúng đích.

Định tuyến và chuyển mạch trong Frame Relay

Trong Frame Relay, việc định tuyến và chuyển mạch dữ liệu được thực hiện dựa trên các DLCI (Data Link Connection Identifier), mỗi DLCI định danh một kết nối ảo (virtual circuit) giữa hai điểm trong mạng. Dưới đây là chi tiết về cách Frame Relay sử dụng DLCI để định tuyến và chuyển mạch dữ liệu:

Định tuyến dữ liệu:

  • Khi một khung dữ liệu nhập vào mạng Frame Relay từ một điểm, nút mạng sẽ sử dụng DLCI để xác định đường đi của khung.
  • Mỗi nút mạng trong mạng Frame Relay có một bảng định tuyến, trong đó liệt kê các DLCI và các giao diện ra của nút mạng tương ứng với các đích của các DLCI đó.
  • Khi nhận được một khung, nút mạng sẽ so khớp DLCI của khung với bảng định tuyến để xác định giao diện đích của khung.
  • Sau đó, khung sẽ được chuyển tiếp qua giao diện đó để tiếp tục đến điểm đích.

Chuyển mạch dữ liệu:

  • Sau khi đã xác định giao diện đích của khung dữ liệu, nút mạng sẽ tiến hành chuyển tiếp khung qua giao diện đó.
  • Trong quá trình này, không có quá trình định tuyến hay xác định đường đi dữ liệu từng bit như trong các giao thức định tuyến như RIP hay OSPF.
  • Thay vào đó, Frame Relay thực hiện chuyển tiếp dữ liệu dựa trên thông tin được lập trình trước trong bảng định tuyến của các nút mạng.

Tại sao Frame Relay tối ưu băng thông?

Frame Relay tối ưu hóa băng thông. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là khả năng chia sẻ băng thông trên các kết nối ảo giữa các điểm trong mạng. Bằng cách này, tài nguyên băng thông có thể được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, cho phép nhiều ứng dụng và dịch vụ sử dụng cùng một tài nguyên mạng mà không cần phải cấu hình các kết nối riêng biệt cho mỗi ứng dụng.

Ngoài ra, Frame Relay cung cấp các tính năng quản lý băng thông động, cho phép tăng hoặc giảm băng thông trên các kết nối ảo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi ứng dụng và dịch vụ có đủ băng thông để hoạt động một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu việc lãng phí tài nguyên mạng.

Hơn nữa, tính linh hoạt và dễ dàng mở rộng của Frame Relay cho phép doanh nghiệp mở rộng mạng và thay đổi cấu hình băng thông một cách linh hoạt theo nhu cầu và thay đổi trong doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm Frame Relay

Frame Relay, mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng cũng mang lại nhược điểm so với các công nghệ mạng khác như MPLS và Ethernet. Trong số những ưu điểm của Frame Relay, chi phí triển khai và vận hành thấp được coi là điểm nổi bật. Khả năng quản lý băng thông linh hoạt của nó cũng là một ưu điểm đáng chú ý, cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên mạng theo nhu cầu thực tế. Khả năng mở rộng dễ dàng của Frame Relay cũng là một lợi thế khi doanh nghiệp cần mở rộng mạng mà không muốn đối mặt với các thách thức phức tạp về cấu hình hoặc thiết bị.

Tuy nhiên, Frame Relay cũng có nhược điểm đáng lưu ý. Trong số đó, hiệu suất giới hạn và không cung cấp tính bảo mật cao là những điểm đáng chú ý. So với các công nghệ như MPLS và Ethernet, Frame Relay thường không cung cấp hiệu suất cao và không có tính năng bảo mật mạnh mẽ như MPLS. Ngoài ra, với sự phát triển của các công nghệ mới, Frame Relay trở nên lạc hậu và không còn phù hợp cho các mạng mới được triển khai hoặc nâng cấp.

Trong khi đó, MPLS và Ethernet có nhiều ưu điểm so với Frame Relay. MPLS cung cấp hiệu suất cao, bảo mật tốt và khả năng quản lý lưu lượng linh hoạt hơn, phù hợp cho các mạng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và quản lý mạng phức tạp. Ethernet, với tính dễ triển khai, chi phí thấp và hỗ trợ tốt cho các ứng dụng đám mây và ảo hóa, phù hợp cho các mạng cục bộ và LANs.

Mong rằng qua bài viết chi tiết này, bạn đã hiểu rõ về Frame Relay!

27 Th3 2024
Mọi thứ cần biết về Ethernet

Ethernet là gì? Tất cả mọi thứ cần biết về Ethernet

Khi sử dụng mạng LAN, hoặc Internet chắc chắn ta sẽ bắt gặp thuật ngữ Ethernet, đi kèm với những thứ khác như Cáp ethernet, cổng Ethernet, Gigabit Ethernet,…? Tất cả những cái trên nói về cái gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Ethernet là một công nghệ dùng trong mạng có dây

Ethernet là công nghệ dùng trong mạng có dây dùng trong mạng LAN hoặc WAN. Công nghệ này tạo ra một tiêu chuẩn kết nối giữa các thiết bị mạng trong mạng cục bộ. Các công nghệ kết nối khác giống như Ethernet gồm có: Wifi, Token Ring, FDDI hay ARCNET.

Mạng Ethernet trở thành phổ biến vì những ưu điểm vượt trội so với các công nghệ kết nối khác.

Ethernet là gì
Ethernet là gì

Ethernet hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, sử dụng giao thức truy cập vào phương tiện truyền thông (MAC) để kiểm soát việc truyền gói dữ liệu trên mạng. Mỗi thiết bị kết nối vào mạng Ethernet có một địa chỉ MAC duy nhất để xác định nó trong mạng.

Trong mạng Ethernet, các thiết bị như máy tính, máy chủ, switch và router được kết nối với nhau thông qua cáp Ethernet. Các switch được sử dụng để chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng, trong khi router được sử dụng để kết nối các mạng con khác nhau hoặc mạng LAN với Internet.

Cáp Ethernet là phương tiện truyền dẫn chính được sử dụng trong mạng Ethernet. Cáp Ethernet thường được sử dụng là cáp UTP (Unshielded Twisted Pair) hoặc cáp quang (fiber optic) để truyền dẫn dữ liệu với tốc độ và khoảng cách khác nhau tùy thuộc vào tiêu chuẩn Ethernet được áp dụng.

Ethernet đã trải qua nhiều tiêu chuẩn và tốc độ truyền dẫn khác nhau từ khi ra đời, bao gồm 10 Mbps (Ethernet ban đầu), 100 Mbps (Fast Ethernet), 1 Gbps (Gigabit Ethernet), 10 Gbps (10 Gigabit Ethernet), 100 Gbps (100 Gigabit Ethernet), và các tiêu chuẩn tốc độ cao hơn như 400 Gigabit và 800 Gigabit đang được phát triển.

Trong mạng Ethernet, dữ liệu được truyền đi dưới dạng các gói dữ liệu (packet) theo các giao thức truyền dữ liệu như TCP/IP, UDP/IP, và ICMP. Các gói dữ liệu này được đóng gói và gửi từ nguồn đến đích thông qua các thiết bị mạng như switch và router.

Tóm lại, hãy hiểu đơn giản như sau: ” Ethernet là một công nghệ kết nối dùng cho mạng có dây để kết nối các thiết bị, nó đặt ra quy định chung từ các tiêu chuẩn Ethernet, cổng Ethernet rồi cáp Ethernet. Nó được gọi chung trong tiêu chuẩn IEEE 802.3.”

Lịch sử Ethernet ra đời

Ethernet ra đời vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 tại Xerox PARC (Xerox Palo Alto Research Center). Robert Metcalfe và David Boggs, nhà nghiên cứu tại Xerox PARC, đã phát triển một hệ thống mạng cục bộ dựa trên ý tưởng của AlohaNet, một mạng không dây đầu tiên ở Hawaii.

Hệ thống này đã làm nền tảng cho giao thức Ethernet đầu tiên vào năm 1973. Sau đó, Ethernet được tiêu chuẩn hóa bởi IEEE vào năm 1983, mở ra một thời kỳ phát triển và phổ biến rộng rãi của công nghệ mạng này.

Sau năm 1983, Ethernet đã trải qua các giai đoạn phát triển với việc ra đời của các tiêu chuẩn tốc độ mới như Fast Ethernet, Gigabit Ethernet và 10/100/1000 Ethernet. Hiện nay, Ethernet vẫn tiếp tục phát triển với các tiêu chuẩn tốc độ cao hơn như 10 Gigabit và 100 Gigabit để đáp ứng nhu cầu truyền dẫn dữ liệu ngày càng lớn trong mạng.

Cấu trúc mạng Ethernet và cách nó hoạt động

Một mạng Ethernet gồm các thành phần cơ bản như: Card mạng, cáp Ethernet, Switch và Hub. Các thành phần này làm việc với nhau để truyền dẫn dữ liệu trong mạng.

cáp Ethernet
Hình ảnh cáp Ethernet

Card mạng, được cài đặt trên mỗi thiết bị, cung cấp kết nối vào mạng Ethernet và sử dụng địa chỉ MAC để xác định thiết bị trong mạng. Cáp Ethernet, được kết nối từ card mạng đến các switch hoặc hub, là phương tiện truyền dẫn chính để chuyển gói dữ liệu trong mạng.

Switch là thành phần chính của mạng Ethernet, hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, sử dụng địa chỉ MAC để chuyển tiếp dữ liệu chỉ đến các thiết bị cần thiết, tạo ra các đường kết nối song song để cải thiện hiệu suất và giảm độ trễ trong mạng. Trong khi đó, hub là một thiết bị đơn giản hơn, chuyển tiếp dữ liệu tới tất cả các thiết bị kết nối với nó mà không quản lý được lưu lượng dữ liệu.

Hoạt động của mạng Ethernet bắt đầu khi một thiết bị muốn truyền dữ liệu, gói dữ liệu (frame) sẽ được tạo ra và gán địa chỉ MAC của thiết bị đích. Sau đó, gói dữ liệu sẽ được gửi qua cáp Ethernet đến switch hoặc hub. Switch sẽ kiểm tra địa chỉ MAC và chỉ chuyển tiếp gói dữ liệu đến thiết bị đích, trong khi hub sẽ gửi gói dữ liệu tới tất cả các thiết bị kết nối với nó. Sự kết hợp giữa các thành phần này tạo ra một mạng Ethernet.

Các tiêu chuẩn Ethernet

Ethernet quy định công nghệ kết nối mạng thì các tiêu chuẩn Ethernet cho biết tốc độ truyền dẫn của kết nối trong mạng.

Tiêu chuẩn Ethernet Tốc độ truyền dẫn Loại cáp sử dụng Năm tiêu chuẩn hóa
Ethernet 10 Mbps 10 Mbps Cáp xoắn đôi không bọc chống nhiễu (UTP), cáp đồng trục 1983
Fast Ethernet 100 Mbps Cáp UTP, cáp quang 1995
Gigabit Ethernet 1 Gbps Cáp UTP, cáp quang, cáp đồng trục 1999
10 Gigabit Ethernet 10 Gbps Cáp quang, cáp đồng trục 2002
100 Gigabit Ethernet 100 Gbps Cáp quang 2010

Ethernet 10 Mbps (10BASE-T) là tiêu chuẩn Ethernet ban đầu, mang lại tốc độ truyền dẫn 10 Mbps và sử dụng các loại cáp như UTP và cáp đồng trục. Fast Ethernet đã nhanh chóng tiếp nối, cung cấp tốc độ truyền dẫn 100 Mbps và hỗ trợ cả cáp UTP và cáp quang.

Gigabit Ethernet đã nâng cao tốc độ lên 1 Gbps và mở ra khả năng sử dụng cáp đồng trục cũng như cáp UTP và quang. Tiêu chuẩn 10 Gigabit và 100 Gigabit Ethernet tiếp theo đã cung cấp tốc độ truyền dẫn lần lượt là 10 Gbps và 100 Gbps, chủ yếu sử dụng cáp quang để đáp ứng nhu cầu truyền dẫn dữ liệu lớn.

Sự tiến bộ liên tục trong công nghệ Ethernet đã giúp nó trở thành một trong những công nghệ mạng quan trọng nhất và phổ biến nhất trên toàn cầu.

Vị trí của Ethernet trong OSI và giao thức được sử dụng

Ethernet được triển khai ở tầng Liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và thực hiện quản lý truy cập vào phương tiện truyền thông thông qua giao thức truy cập vào phương tiện truyền thông (Media Access Control – MAC). Giao thức MAC là trách nhiệm cốt lõi của Ethernet và đảm bảo tính tin cậy và hiệu suất trong việc truyền dữ liệu trên mạng.

Hoạt động của giao thức MAC bao gồm kiểm tra trạng thái của mạng trước khi truyền dữ liệu để đảm bảo không có xung đột, gửi các khung dữ liệu với địa chỉ MAC của thiết bị đích, và giám sát mạng để xử lý xung đột dữ liệu nếu cần. Khi nhận được khung dữ liệu, thiết bị đích kiểm tra địa chỉ MAC để xác định liệu gói dữ liệu có dành cho nó hay không.

Các loại cáp Ethernet

Loại Cáp Môi Trường Sử Dụng Ưu Điểm Hạn Chế
Cáp xoắn đôi (UTP) Gia đình, Văn phòng Phổ biến, dễ sử dụng, Chi phí thấp, Dễ lắp đặt Khoảng cách truyền dẫn ngắn hơn so với cáp quang, Dễ bị nhiễu từ môi trường xung quanh
Cáp xoắn đôi (STP) Môi trường có nhiễu Giảm nhiễu điện từ môi trường xung quanh, Phù hợp cho môi trường công nghiệp Đắt hơn so với cáp UTP, Khó lắp đặt
Cáp quang Trung tâm dữ liệu, Mạng truyền dẫn Băng thông lớn, Khoảng cách truyền dẫn xa, Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ Đắt hơn so với cáp xoắn đôi, Đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt cao
Cáp đồng trục Truyền hình cáp, Mạng truyền hình vệ tinh Dùng cho mạng truyền hình, Khoảng cách truyền dẫn xa, Dễ duy trì và sửa chữa Băng thông thấp, Đòi hỏi thiết bị phụ trợ để nối

Cổng Ethernet

cổng Ethernet
Hình ảnh cổng Ethernet

Cổng Ethernet, còn được gọi là cổng RJ45, là một kết nối vật lý được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng vào mạng Ethernet. Cổng Ethernet thường được sử dụng trên các thiết bị như máy tính, máy tính xách tay, máy chủ, switch, router và các thiết bị mạng khác.

Cổng Ethernet được thiết kế để chứa cáp mạng Ethernet, thường là cáp xoắn đôi (UTP) hoặc cáp quang, để truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Cổng RJ45 bao gồm 8 chân dẫn, được sắp xếp theo chuẩn để tương thích với các loại cáp mạng Ethernet.

Khi kết nối hai thiết bị với nhau thông qua cổng Ethernet, dữ liệu có thể được truyền qua cáp mạng từ một thiết bị đến thiết bị khác, cho phép truy cập vào tài nguyên mạng và chia sẻ thông tin giữa các thiết bị trong mạng Ethernet.

Tổng kết lại, Ethernet là một công nghệ chung, nó bao gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau thành một công nghệ giúp kết nối các thiết bị trong mạng có dây. Mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm rõ được các điểm chính sau:

  • Ethernet là công nghệ kết nối trong mạng có dây.
  • Mạng Ethernet gồm các thành phần như: card mạng, cáp ethernet, Switch, HUB, cổng Ethernet,…
  • Hiểu về các tiêu chuẩn Ethernet, các loại cáp Ethernet
  • Biết cách thức Ethernet hoạt động thông qua giao thức MAC và Farme (khung dữ liệu)
27 Th3 2024
cách chia mạng con ở dạng thập phân

Cách chia mạng con ở dạng thập phân nhanh chóng (ví dụ cụ thể)

Trong bài trước, mình đã giới thiệu cho bạn về số nhị phân và cách để ta thực hiện chuyển đổi địa chỉ IP giữa số thập phân và nhị phân. Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách để chia mạng con với số thập phân thay vì sử dụng số nhị phân với quy tắc “lũy thừa của 2” mà ta thường sử dụng.

Theo cách truyền thống với số nhị phân mang lại sự chính xác cao, và đa số các quản trị mạng đều sử dụng cách này. Tuy nhiên, nếu bạn mới làm quen với mạng con thì việc làm việc với số thập phân sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt trong các kỳ thi CCNA thì việc chia mạng con ở dạng thập phân là cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ chia mạng con ở thập phân

Ta sẽ bắt đầu với ví dụ về mạng gốc 172.16.1.0 với subnet mask 255.255.255.0 (/24). Yêu cầu đặt ra là ta sẽ chia mạng gốc thành 4 mạng con.

Xác định số lượng bit mạng và bit máy từ subnet mask:

Với subnet mask 255.255.255.0, chúng ta có 24 bit mạng và 8 bit máy chủ.

Tức là ta có thể tạo ra 256 địa chỉ IP có sẵn.

128 + 64 + 32 + 16 + 8 + 4 + 2 + 1 = 255.

Đừng quên số 0. Do đó số địa chỉ IP cao nhất có thể tạo ra là 256.

Tạo ra mạng con:

Ta có 256 địa chỉ IP, và giờ ta muốn 4 mạng con của mạng  172.16.1.0, do đó ta sẽ chia 256 thành 4 phần. Mỗi phần sẽ có 256/4=64

Vậy ta đã biết rằng mỗi mạng con sẽ có 64 địa chỉ IP, lúc này ta sẽ cần phải trả lời các câu hỏi sau cho từng mạng con:

  • Địa Network là gì?
  • Địa Broadcast là gì?
  • Subnet mask là gì?
  • Phạm vị địa chỉ IP của mạng con?

Ta sẽ bắt đầu từ mạng con 1, địa chỉ mạng của nó sẽ bắt đầu từ 172.16.0.0, và mạng con thứ 2 sẽ là 172.16.1.64 (.0 – .63 = 64)

Do đó địa chỉ mạng của các mạng con như sau:

Mạng con 1 Mạng con 2 Mạng con 3 Mạng con 4
172.16.0.0 172.16.1.64 172.16.1.128 172.16.1.192

Địa chỉ Broadcast là địa chỉ cuối cùng trong mạng con, do đó chịa chỉ Broadcast của các mạng con như sau:

Mạng con 1 Mạng con 2 Mạng con 3 Mạng con 4
172.16.0.63 172.16.1.127 172.16.1.191 172.16.1.256

Bây giờ ta đã có phạm vi địa chỉ mạng của các mạng con như sau:

Mạng con 1 Mạng con 2 Mạng con 3 Mạng con 4
172.16.0.0 – 172.16.0.63 172.16.1.64 – 172.16.1.127 172.16.1.128 – 172.16.1.191 172.16.1.192 – 172.16.1.256

Trên đây là cách để chia mạng con ở dạng thập phân, để chia mạng con với các Subnet Mask khác nhau thì ta sẽ cần sử dụng VLSM (mặt nạ mạng con có độ dài thay đổi).

Cách để chia mạng con nhanh

Đây là phần mình muốn bật mí thêm cho bạn. Cái này là kinh nghiệm riêng của mình được đúc kết qua thực tế và đi học hỏi từ người khác. Cách này rất phù hợp với các bạn có ý định tham gia kỳ thi CCNA.

Cho địa chỉ IP 10.0.1.22 /26 tìm địa chỉ ID mạng?

Ta sẽ nhìn thẳng vào Subnet Mask (ở đây là 26 = 8 + 8 + 8 + 2)

Mỗi Octet chứa 8 bit, vì vậy ở đây ta sẽ cần quan tâm đến Octet thứ 4.

Bắt đầu từ 128 (vì bit mạng đầu tiên là 128), chúng ta sẽ giảm giá trị của mỗi bit mạng xuống dần cho đến khi gặp bit máy đầu tiên.

rong trường hợp này, chúng ta xem xét giá trị của octet thứ tư, là 64. So sánh giá trị này với các giá trị trong dãy số. Chúng ta thấy rằng 64 nhỏ hơn 128 và nằm trong phạm vi từ 0 đến 63.

Network ID là giá trị đầu tiên trong phạm vi mạng con. Vì 64 nằm trong phạm vi từ 0 đến 63, Network ID là 0.

Kết hợp Network ID với subnet mask (/26) để biểu diễn mạng con theo định dạng CIDR, nên Network ID là 10.0.1.0/26.

Địa chỉ IP host hợp lệ đầu tiên là Network ID cộng một (10.0.1.1), và địa chỉ IP host hợp lệ cuối cùng là địa chỉ phát trừ một (10.0.1.62).

Ngoài cách này ta có thể sử dụng bảng để tính nhanh như sau:

Subnet Mask là /26, vậy có tổng cộng 26 bit. Tập trung vào octet thứ tư vì đó là octet quan trọng.
Tính toán cho thấy có 2 bit được sử dụng trong subnet mask.

Subnet Mask Target Bit Decimal Bits place
192 128 8
224 64 7
240 32 6
248 16 5
252 8 4
254 4 3
255 2 2

Dựa trên số lượng bit được sử dụng (2 bit), ta tìm ra Subnet Mask là 255.255.255.192 và giá trị thập phân của bit mục tiêu là 64.

Nhìn vào bảng, tự động thấy mặt nạ mạng con, số máy chủ, số mạng con có thể được tạo và ta cũng có thể thấy số ma thuật được sử dụng để tăng từng mạng con nhằm tìm địa chỉ mạng con.

Mặt nạ mạng con: 255.255.255. 192

Số lượng máy chủ hợp lệ trên mỗi mạng con (2^H – 2) = 2^6 – 2 = 62 địa chỉ IP

Khi mượn 2 bit 2^S = 2^2 = 4 mạng con

Số địa chỉ mỗi mạng con là = 64

Bắt đầu từ địa chỉ 0 và tăng lên theo số kỳ diệu để tìm ra địa chỉ mạng cho mỗi mạng con.

  • Mạng con 1: 192.168.1.0
  • Mạng con 2: 192.168.1.64
  • Mạng con 3: 192.168.1.128
  • Mạng con 4: 192.168.1.192

Dựa trên địa chỉ mạng và số lượng máy chủ hợp lệ trên mỗi mạng con, bạn có thể xác định phạm vi địa chỉ IP hợp lệ cho mỗi mạng con.

  • Phạm vi địa chỉ IP hợp lệ cho mạng con 1: 192.168.1.1 – 192.168.1.62
  • Phạm vi địa chỉ IP hợp lệ cho mạng con 2: 192.168.1.65 – 192.168.1.126
  • Phạm vi địa chỉ IP hợp lệ cho mạng con 3: 192.168.1.129 – 192.168.1.190
  • Phạm vi địa chỉ IP hợp lệ cho mạng con 4: 192.168.1.193 – 192.168.1.254

Mong rằng các cách tính chia mạng chon nhanh chóng này có ích với bạn!