05 Th1 2024
Switch học địa chỉ MAC như thế nào

Bộ chuyển mạch Switch học địa chỉ MAC như thế nào?

Như ta đã biết, để bộ chuyển mạch có thể xác định được địa chỉ chính xác của thiết bị từ đó và chuyển tiếp dữ liệu tới đích hiệu quả cần phải có địa chỉ MAC. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn về cách mà Switch học địa chỉ MAC như thế nào? Hay tính năng MAC Learning hoạt động ra sao?

Dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Cách Switch học địa chỉ MAC

Bộ chuyển mạch Switch học địa chỉ MAC theo 2 cách:

1. Thêm địa chỉ MAC vào bảng CAM thủ công (tĩnh):

  • Theo cách này, người quản trị mạng thủ công nhập địa chỉ MAC của các thiết bị mạng vào bảng CAM (Content Addressable Memory) của Switch.
  • Điều này thường được thực hiện thông qua giao diện quản trị của Switch, ta có thể xóa hoặc sửa đổi địa chỉ MAC tương ứng với các cổng cụ thể của Switch.
  • Ưu điểm của phương pháp này là sự kiểm soát cao, tuy nhiên, nó đòi hỏi sự can thiệp thủ công và không phải là lựa chọn hiệu quả khi mạng lớn và động.
  • Ngoài ra khi thay đổi bất kỳ thiết bị nào, ta đều sẽ cần phải nhập lại tất cả các mục khác.

2. Cấu hình tự động để Switch tự thêm địa chỉ MAC vào bảng CAM (động):

  • Trong phương pháp này, Switch được cấu hình để tự động học địa chỉ MAC của các thiết bị kết nối thông qua giao thức học địa chỉ (Address Learning Protocol) như MAC learning hay Address Resolution Protocol (ARP).
  • Khi một gói tin đến Switch từ một thiết bị, Switch sẽ tự động thêm địa chỉ MAC của thiết bị đó vào bảng CAM, liên kết với cổng mà thiết bị đó kết nối.
  • Phương pháp này linh hoạt và hiệu quả trong môi trường mạng động với nhiều thiết bị kết nối và thay đổi vị trí.

Hiểu rõ hơn cách Switch tự động thêm MAC vào CAM:

Khi Switch nhận được một khung, nó đọc địa chỉ MAC nguồn và địa chỉ MAC đích của khung đó. Nó sử dụng địa chỉ MAC nguồn để biết về thiết bị được kết nối trên cổng nào. Và sử dụng địa chỉ địch để ra quyết định cổng nào sẽ chuyển tiếp khung.

Một bảng CAM gồm 3 trường: MAC Address, Port và Aging

  • Trường MAC Address: switch lưu địa chỉ MAc mà khung có trong trường nguồn.
  • Trường Port: lưu trữ thông tin cổng mà Switch nhận được frame.
  • Trường Aging: lưu trữ thông tin từ bộ đếm thời gian.

Bảng CAM của Switch

Switch gán một bộ đếm thời gian cho mỗi mục trong bảng CAM để quản lý thời gian lão hóa. Tính năng lão hóa giúp Switch tự động loại bỏ các mục cũ từ bảng CAM sau một khoảng thời gian, tạo chỗ cho thông tin mới. Khi bảng CAM đầy, tính năng lão hóa đảm bảo rằng chỉ những địa chỉ MAC của các thiết bị liên tục gửi khung được giữ lại.

Cả hai phương pháp thêm địa chỉ MAC đều có ưu và nhược điểm của mình, nếu mạng bé thì ta có thể lựa chọn cách thủ công. Tuy nhiên nếu mạng lớn và hay thay đổi thì ta nên sử dụng cách động.

Cách Switch tìm hiểu địa chỉ MAC

Khi switch nhận được một frame (khung), nó sẽ đối chiếu địa chỉ nguồn của frame trong bảng CAM. Nếu tìm thấy nó sẽ đặt lại bộ đếm thời gian trong trường Aging. Nếu không tìm thấy nó sẽ thêm thông tin mới trong bảng CAM.

Bây giờ, ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể để hiểu rõ cách Switch hoạt động với địa chỉ MAC như thế nào?

Hãy quan sát mạng trong hình ảnh sau, mạng này có 3 PC liên kết với nhau thông qua 1 Switch. Lúc đầu bảng CAM của Switch sẽ trống và không ghi thông tin gì cả:

ví dụ về cách Switch tìm hiểu địa chỉ MAC

Khi PC-A gửi Frame tới PC-B, Switch nhận được khung trên cổng F0. Lúc này Switch sẽ thực hiện như sau:

  • Tìm địa chỉ MAC nguồn và đích của Frame, rồi đối chiếu trong bảng CAM.
  • Nếu tìm thấy mục trùng địa chỉ MAC đích, switch sẽ chuyển tiếp frame từ cổng có địa chỉ đích. Nếu không thấy, nó sẽ gửi tất frame từ tất cả các cổng trù cổng mà frame đến. Vì bảng CAM đang trống nên swithc sẽ gửi fram ra tất cả các cổng trừ cổng F0.
  • Nếu nó không tìm thấy mục nhập địa chỉ MAC nguồn, nó sẽ tạo một mục nhập mới cho địa chỉ MAC này. Do bảng CAM trống nên Switch sẽ thêm địa chỉ MAC vào bảng CAM và gửi frame từ tất cả các cổng trừ FO.

ví dụ về cách Switch tìm hiểu địa chỉ MAC 2

Khi PC-B trả lời PC-A, Switch sẽ lấy địa chỉ MAC nguồn từ Frame và thêm vào bảng CAM cùng thông tin của cổng đã nhận. Lúc này, Switch đã biết vị trí của PC-A nên sẽ không làm tràn Frame nữa mà gửi frame từ cổng F0 luôn. Đây cũng chính là cách Switch học và chuyển tiếp dữ liệu dựa vào địa chỉ MAC.

ví dụ về cách Switch tìm hiểu địa chỉ MAC 3

Bảng CAM không thể chia sẻ được

Switch không chia sẻ bảng CAM của mình với các Switch khác. Nếu một mạng có nhiều Switch thì mỗi Switch sẽ sử dụng bảng CAM riêng để đưa ra quyết định chuyển tiếp dữ liệu. Hãy xem hình ảnh dưới đây để quan sát một mạng sử dụng 2 Switch.

Ví dụ về việc Switch không chia sẻ bảng CAM

Hình ảnh trên mô tả một mạng văn phòng nhỏ gồm 2 phòng ban:

  • Sales gồm 3 máy tính A, B, C.
  • Production gồm 2 máy tính D, E.

Mỗi phòng ban sử dụng một Switch riêng và 2 Switch này được liên kết với nhau. Ta có thể thấy rằng thông tin về bảng CAM của 2 Switch là hoàn toàn khác nhau.

Lúc này, nếu máy tính A muốn gửi khung đến máy tính E thì nó sẽ gửi gói tin tới Switch phòng Sales. Khi đó Switch lấy thông tin địa chỉ MAC nguồn và đích để đối chiếu và thấy có mục. Nó sẽ quyết định chuyển tiếp khung từ cổng G0.

Switch tại phòng Production nhận được khung và đối chiếu thông tin trong bảng CAM của mình. Nó thấy rằng địa MAC đích nằm ở cổng F1 nên sẽ chuyển tiếp khung từ cổng F1.

Trong trường hợp, máy tính E muốn trả lời thì quá trình này sẽ diễn ra tương tự.

Cách xem thông tin bảng CAM trên Switch

Để xem thông tin bảng CAM trên switch, ta sử dụng lệnh “show mac-address-table” ở chế độ privileged-exec. Lệnh này sẽ hiện thị các thông tin bảng CAM. Nếu Switch vừa bật và sử dụng lệnh này thì bảng CAM sẽ trống thông tin. Sau đó khi hoạt động nó sẽ thêm các thông địa chỉ MAC của thiết bị vào bảng CAM khi nhận được Frame từ thiết bị kết nối với cổng của nó. Ta có thể quan sát hình ảnh minh họa dưới đây:

Xem thông tin bảng CAM của Switch

Khi ta thay đổi vị trí của thiết bị trong mạng, Switch nhận được Frame từ thiết bị đó nhưng với thông tin cổng khác. Lúc này Switch biết rằn thiết bị này đã di chuyển và nó sẽ cập nhật thông tin cổng cùng bộ hẹn đếm giờ. Do đó, khi di chuyển thiết bị trong mạng sẽ không gây ra bất kỳ lỗi gì.

Tuy nhiên nếu sử dụng cách thêm địa chỉ tĩnh vào bảng CAM thì khi thay đổi vị trí ta sẽ cần phải thay đổi lại các mục khác nữa.

Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu xong về cách Switch hoạt động với địa chỉ MAC như thế nào? Mong rằng bạn đã hiểu tính năng MAC Learning. Nếu có câu hỏi thắc mắc nào? Hãy để lại dưới phần bình luận để được mình hỗ trợ giải đáp!

05 Th1 2024
Leon Wang

Huawei Mở Đường Cho Net5.5G, Mở Ra Khả Năng Phát Triển Mới

Trong bài diễn thuyết chủ chốt tại sự kiện UBBF 2023, ông Leon Wang, Chủ tịch Dòng Sản phẩm Truyền dẫn Dữ liệu của Huawei, đã nhiệt tình thảo luận về việc thực hiện Net5.5G và tiềm năng của nó để tạo ra sự phát triển chưa từng có. Trong thời kỳ 5.5G, ông Wang nhấn mạnh sự xuất hiện của các ứng dụng siêu rộng băng tuyến đột phá, bao gồm cả 3D không kính, trí tuệ nhà thông minh, hội nghị video siêu nét và dịch vụ máy tính tiên tiến.

Leon Wang

Ông Wang nhấn mạnh rằng sự chuyển đổi sang thời kỳ 5.5G đòi hỏi nâng cấp các dịch vụ như mạng rộng tại nhà, mạng di động, mạng doanh nghiệp và đường riêng doanh nghiệp lên 10 Gbps. Nâng cấp này, ông lưu ý, mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các nhà mạng, đặc biệt là thông qua việc hỗ trợ kết nối 10 Gbps ở mọi nơi, vận chuyển siêu rộng băng tuyến linh hoạt và tối ưu hóa tự động của mạng thông qua Net5.5G.

Sự tiến hóa của mạng rộng tại nhà và mạng di động lên 10 Gbps sẽ thúc đẩy mạng truyền dẫn IP thành một mạng kết hợp metro và mạng lõm 400GE. Các nhà mạng có thể nâng cấp mạng truyền dẫn IP để hỗ trợ sự đồng thời cao cho các dịch vụ 10 Gbps mạnh mẽ và sử dụng các tính năng mới như chia mạng để đảm bảo trải nghiệm dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của người dùng.

Trong lĩnh vực mạng doanh nghiệp, sự biến đổi số thúc đẩy việc nâng cấp chất lượng của mạng trường doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng các khả năng mới như truy cập cao Wi-Fi 7, đảm bảo trải nghiệm video và quản lý dựa trên đám mây, các nhà mạng có thể tích hợp mạng trường doanh nghiệp với các đường riêng doanh nghiệp. Qua đó, họ có thể cung cấp dịch vụ toàn diện, tạo điều kiện cho việc cung cấp kết nối không dây 10 Gbps, dịch vụ video và trải nghiệm dịch vụ O&M chất lượng cao đến khách hàng doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ B2B.

Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo trong nhiều ngành cũng tạo ra cơ hội phát triển mới như dịch vụ máy tính và đường riêng dịch vụ máy tính linh hoạt. Để nắm bắt cơ hội mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi thông minh của ngành công nghiệp, các nhà mạng có thể cung cấp công suất tính toán hiệu quả thông qua mạng trung tâm dữ liệu 800GE, kết nối linh hoạt đến công suất tính toán qua đường riêng đàn hồi 10 Gbps, và cung cấp dịch vụ công suất tính toán cho người dùng thông qua kết nối công suất tính toán có thông lượng cao.

Bản đồ Kỹ thuật Số Mạng cũng quan trọng trong việc giúp các nhà mạng làm cho hoạt động mạng của họ trở nên hiệu quả hơn. Nó cho phép hình dung mạng từ tầng vật lý đến tầng ứng dụng, giúp các nhà mạng thực hiện tối ưu hóa tự động dựa trên trải nghiệm.

Huawei đã tham gia vào nhóm làm việc về công nghệ mạng của WBBA và hiện đang hợp tác với đối tác ngành để thực hiện nghiên cứu Net5.5G. Công ty cũng tham gia vào công việc chuẩn hóa kỹ thuật liên quan đến Net5.5G do IEEE và IETF thực hiện, bao gồm các lĩnh vực chính như Wi-Fi 7, 800GE, SRv6 và Bản đồ Kỹ thuật Số Mạng. Huawei dự kiến sẽ chính thức tung ra các sản phẩm và giải pháp dòng Net5.5G vào năm 2024. Kết thúc bài diễn thuyết, Leon Wang kêu gọi ngành công nghiệp cùng thúc đẩy Net5.5G. Ông hy vọng rằng điều này sẽ giúp đưa Net5.5G từ nghiên cứu khái niệm sang thực hành ứng dụng, thúc đẩy nhanh chóng nghiên cứu tiêu chuẩn, đổi mới ứng dụng và phát hành và thực hành giải pháp thương mại, và những nỗ lực chung này sẽ kích thích sự phát triển mới cho các nhà mạng trong thời đại 5.5G sôi động.

05 Th1 2024

Huawei Ra Mắt Nền Tảng OTN Thế Hệ Tiếp Theo – Kepler Đặc Trưng Cho Trung Tâm Dữ Liệu

Huawei đã chính thức ra mắt nền tảng OTN thế hệ mới mang tên Kepler tại sự kiện UBBF 2023, và đây không chỉ là một sự cập nhật thông thường. Kepler được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dung lượng, hiệu suất năng lượng và quản lý linh hoạt trong môi trường Trung Tâm Dữ Liệu.

Một điểm độc đáo của Kepler là khả năng chuyển mạch với dung lượng lớn, vượt qua con số 100 trong một subrack. Điều này được đạt được thông qua việc sử dụng kiến trúc kết nối chéo tiên tiến, giảm thiểu mất mát kết nối và tăng cường hiệu suất. Nền tảng này đưa vào sử dụng kiến trúc đối xứng 3D, mở ra khả năng triển khai linh hoạt của các bảng dịch vụ, kép đôi số khe cắm và đạt được liên kết SerDes siêu tốc độ. Điều này giúp Kepler có thể dễ dàng đối phó với đợt tăng trưởng lưu lượng trong thời kỳ số.

OTN thế hệ tiếp theo của Huawei — Nền tảng Kepler tập trung vào DC
OTN thế hệ tiếp theo của Huawei — Nền tảng Kepler tập trung vào DC

Ngoài ra, Kepler làm mới cả cách tản nhiệt bằng cách sử dụng thiết kế luồng khí từ trước ra sau. Với quạt thông minh Hato và vật liệu dẫn nhiệt tiên tiến, nền tảng này không chỉ cải thiện khả năng tản nhiệt của các bảng mà còn giảm tiêu thụ năng lượng, đóng góp vào việc xây dựng trung tâm dữ liệu hiệu quả năng lượng.

Sự đổi mới còn nằm ở việc sử dụng cảm biến quang học và đơn vị tính toán quang học tích hợp. Kepler có khả năng đo lường các tham số quang học trong thời gian ngắn đến mức mili giây, giúp đảm bảo mạng luôn duy trì ở trạng thái hoạt động tối ưu.

Với Kepler, Huawei không chỉ đưa ra giải pháp công nghệ mạnh mẽ cho các nhà điều hành mạng truyền thông, mà còn đóng góp vào việc giảm chi phí, tăng cường hiệu suất và thúc đẩy sự phồn thịnh bền vững trong nền kinh tế số.

05 Th1 2024
switch quang là gì

Switch Quang là gì? Nó khác gì với các loại Switch khác?

Bộ chuyển mạch thường hoạt động trong mạng LAN và chuyển tiếp dữ liệu tín hiệu điện qua hệ thống dây cáp mạng. Vậy liệu rằng nó có thể hoạt động với cáp quang được không? Câu trả lời là có! Switch quang hay Fiber Switch chính là loại Switch hoạt động với tín hiệu quang thay vì tín hiệu điện thông thường. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu chi tiết về loại Switch quang này với các nội dung chính sau:

Switch quang là gì?

Switch quang là thiết bị chuyển mạch đặc biệt hoạt động với tín hiệu quang và được sử dụng trong mạng SAN. Bộ chuyển mạng quang chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối bằng tín hiệu ánh sáng và cáp quang. Thay vì sử dụng các cổng kết nối RJ45 như Ethernet Switch thì nó sử dụng các khe cắm SFP.

hình ảnh Switch quang

Switch quang có thể hỗ trợ thêm các cổng RJ45 và có tốc độ truyền dẫn khủng từ 100 Mbps đến 1 Gbps, 10Gbps và 40 Gbps. Thậm chí có các loại Switch quang cao cấp hỗ trợ đường truyền lên tới 100 Gbps. Nó có thể tích hợp tính năng PoE để cấp nguồn điện cho thiết bị kết nối.

Bộ chuyển mạch quang được làm bằng hợp kim nhôm để đạt mức bảo vệ IP40. Nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau  từ tự động hóa công nghiệp, giám sát an ninh, mạng truyền dữ liệu, mạng LAN, MAN, mạng doanh nghiệp, trung tâm dữ liệu,..

Tuy nhiên, Fiber Switch được sử dụng nhiều nhất trong mạng SAN để kết nối các máy tính lưu trữ dữ liệu với máy chủ. Khi nhu cầu lưu trữ của trung tâm dữ liệu tăng, Switch quang sẽ được thêm vào để mạng lại hiệu suất cao, độ trễ thấp trong việc truyền dẫn dữ liệu. Các sản phẩm Switch quang cao cấp còn có các tính năng mã hóa, phân vùng để vô hiệu hóa truy cập không mong muốn.

Switch quang hoạt động như thế nào?

sơ bộ chuyển mạch quang kết nối với máy chủ và bộ lưu trữ

Trong các trung tâm dữ liệu, thông thường các máy chủ sẽ liên kết trực tiếp với các bộ lưu trữ. Do đó, 1 máy chủ sẽ phải kết nối với tất cả các bộ lưu trữ. Điều này khiến mật độ dây kết nối rất phức tạp. Mặc dù dây nhảy quang hỗ trợ vào bộ lưu trữ đính kèm mà không cần bộ chuyển mạch quang, tuy nhiên kiến trúc này không có quy mô tốt.

Switch quang giải quyết vấn đề này bằng cách đóng vai trò kết nối trung giữa giữa máy chủ và bộ lưu trữ. Máy chủ và thiết bị lưu trữ đều được kết nối với Switch quang qua dây nhảy quang hoặc cáp quang. Khi máy chủ cần truy cập vào thiết bị lưu trữ, Switch quang sẽ chuyển yêu cầu đến thiết bị lưu trữ thích hợp.

So sánh Switch quang và Switch Ethernet?

Các Switch Ethernet được sử dụng trong mạng LAN, trong khi đó Switch quang được sử dụng chủ yếu trong mạng SAN. Sau đây, ta sẽ cùng phân tích những điểm khác nhau giữa 2 loại Switch này:

1. Kết nối

Switch Ethernet kết nối nhiều loại thiết bị với nhau bằng gói tin Ethernet chẳng hạn như máy tính, PC, máy in, camera, thiết bị IoT. Trong khi đó, Switch quang chủ yếu được sử dụng để kết nối máy chủ với thiết bị lưu trữ. Ta không dùng Switch quang cho mạng truyền thông chung và nó cũng không cần địa chỉ IP.

2. Chất lượng truyền

Khi chuyển tiếp dữ liệu, với Switch Ethertnet sẽ có thể xảy ra tình trạng rớt khung (frame) khi mạng bị tắc nghẽn và chỉ dựa vào các lớp trên như TCP để đảm bảo hoạt động. Switch quang không làm mất dữ liệu và rớt khung và đảm bảo các frame sẽ được chuyển tiếp theo thứ tự. Bởi vì, Switch quang sẽ ngừng gửi Frame khi mạng bị tắc nghẽn.

3. Tốc độ truyền

Tốc độ truyền dữ liệu tối đa mà Switch quang có thể đạt tới 256 GFC. Ta sẽ có nhiều sự lựa chọn từ 8GFC, 16GFC, 32GFC, 64GFC và 128GFC. Trong khi đó, Switch Ethernet có tộc độ từ Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, 10 Gigabit Ethernet đến 100/400 GbE.

Các mạng quang ngày này thường chạy với tốc độ 8Gbs và 16 Gbps và mạng Ethernet là 1 Gbps/10 Gbps cho gia đình và 25G/40G/100G cho trung tâm dữ liệu. Về tốc độ giữa mạng quang và mạng ethernet thì 8GFC tương đương với 10 GbE nên sự khác biệt gần như không đáng kể. Mạng 16GFC sẽ nhanh hơn khá nhiều 10GbE, tóm lại thì tốc độ truyền thực tế của từng loại sẽ quyết định bởi môi trường cụ thể.

4. Giá cả

Hầu hết các bộ chuyển mạch quang đều đắt hơn các Switch Ethernet. Nhưng ta sẽ phân tích sâu hơn một chút, Switch quang chỉ dùng trong mạng SAN của trung tâm dữ liệu, trong khi Switch Ethernet dùng từ mạng gia đình đến văn phòng và trung tâm dữ liệu.

Do đó, nếu cùng trong môi trường trung tâm dữ liệu thì giá 8Gbps Switch quang sẽ rẻ hơn Ethernet 10Gbps và chi phí 16GFC tương đương với 10GbE. Khi nói đến các doanh nghiệp, nhiều người đầu tư cho mạng quang, việc chuyển sang Ethernet là điều rất tốn chi phí.

Một điều cần lưu ý là khi Switch ethernet bị hỏng thì các quản trị viên mạng có thể xử lý được nhưng khi có sự cố với Switch quang thì sẽ cần phải gửi tới nhà sản xuất để bảo trì.

Ý kiến cá nhân:

Rất nhiều người ủng hộ Switch Ethernet vì hiệu suất cao, đơn giản và phổ biến với nhiều ứng dụng. Do đó nếu xây dựng mạng mới và ta chưa có đầu tư vào mạng quang thì mạng Ethernet là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên mình phải nói một điều rằng: với các nhu cầu lưu trữ dữ liệu cấp doanh nghiệp, dùng mạng quang vẫn sẽ tốt hơn.

Làm thế nào kết nối cáp quang vào Switch

Các Switch quang gồm có cổng SFP hoặc cổng QSFP. Các cổng này là khe cắm Module quang. Ta sẽ xem qua hình ảnh dưới đây:

khung SFP
khung SFP

khung QSFP

Vì vậy để kết nối cáp quang vào Switch ta sẽ cần Module SFP. Có rất nhiều loại Module SFP và QSFP khác nhau. Từng loại sẽ hoạt động với loại đầu nối sợi Có vô số sự lựa chọn cho các loại Module SFP và QSFP khác nhau và các loại cần hoạt động với loại đầu nối sợi như FC, SC, ST.

Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã biết cách phân biệt Switch quang với Switch Ethernet và hiểu được ứng dụng của nó!

04 Th1 2024
tìm hiểu Switch PoE

Switch PoE là gì? Đặc điểm và ứng dụng của nó như thế nào?

Bộ chuyển mạch luôn là một thiết bị quan trọng trong việc kết nối các thiết bị mạng LAN. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu bạn một loại Switch đặc biệt thường được sử dụng trong các hệ thống camera IP, hệ thống cảm biến, chiếu sáng hoặc hệ thống điện thoại VoIP. Đó chính là thiết bị Switch PoE. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết đặc điểm của Switch PoE khác Switch thường như thế nào? Các loại Switch PoE và khi nào thì ta sẽ dùng Switch PoE.

Trong bài viết sẽ có những nội dung chính sau:

Giải thích về Switch PoE

Switch PoEbộ chuyển mạch có tính năng PoE cho phép vừa truyền dẫn dữ liệu, vừa cấp nguồn điện cho các thiết bị kết nối với cổng PoE của Switch. Công nghệ PoE cho phép truyền truyền dẫn nguồn điện DC qua dây cáp mạng tới các thiết bị như camera IP, điện thoại VoIP, đèn LED,…

PoE Switch là gì

Do đó, Switch PoE chỉ khác với switch thông thường ở việc có tính năng PoE và hoạt động như thiết bị PSE để cấp nguồn cho các thiết bị PD. Nhu cầu xuất hiện loại bộ chuyển mạch này xuất phát từ vấn đề thực tế. Với các hệ thống camera giám sát, việc cấp nguồn điện cho các thiết bị camera thường rất khó khăn vì các thiết bị này nằm xa nguồn điện. Nếu sử dụng dây điện thì phát sinh ra nhiều vấn đề như chi phí dây điện lớn, mất mỹ quan, các vấn đề về an toàn điện, chống cháy nổ, rồi rất nhiều vấn đề quản lý nguồn điện.

Đứng trước vấn đề nguồn điện này, trước đây người ta đã sáng kiến ra các loại cáp mạng kèm nguồn. Tuy nhiên, nó không tối ưu cho các hệ thống giám sát ngày nay. Từ khi công nghệ PoE ra đời, Switch PoE đã trở thành giải pháp hoàn hảo để giải quyết vấn đề nhức nhối này.

Với Switch PoE, ta sẽ không cần phải tốn chi phí mua dây cáp điện nữa. Người dùng vừa có thể truyền dữ liệu và vừa cấp nguồn điện cho thiết bị một cách dễ dàng trên cùng dây cáp mạng. Ngoài ra, các Switch PoE còn có tính năng hỗ trợ quản lý và theo dõi tình trạng tiêu thụ nguồn điện, phát hiện lỗi của các thiết bị.

Các Switch PoE sẽ thường là loại Access Switch nằm ngoài cùng mạng và kết nối trực tiếp với các thiết bị cuối. Các switch PoE thường sử dụng tiêu chuẩn IEEE 802.3af hoặc 802.3at để cung cấp nguồn điện, và có thể cung cấp các mức điện áp khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của thiết bị kết nối.

Lợi ích khi dùng Switch PoE


Icon tiết kiệm chi phí

 

Tiết kiệm chi phí: Khi sử dụng Switch PoE ta sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn cho dây cáp điện. Ngoài ra với các hệ thống như điện thoại VoIP, việc sử dụng Switch PoE còn giúp tiết kiệm không gian làm việc cho nhân viên, có thêm các ổ cắm điện có thể sử dụng và tránh việc dây điện rối. Ngoài ra, ta còn có thể tiệt kiệm chi phí để thuê nhân viên kỹ thuật điện. Một ưu điểm nữa là Switch PoE có chế độ theo dõi nguồn điện tiêu thụ và hỗ trợ quản lý từ đó có thể tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng cho hệ thống.

 


ICon linh hoạt

 

Dễ dàng triển khai: Khi thi công và lắp đặt các hệ thống camera hay đèn chiếu sáng,… nếu ta sử dụng Switch PoE thì có thể giúp thời gian triển khai giảm đáng kể và đẩy nhanh tiến độ. Vì không còn hạn chế về vị trí lắm đặt nữa, ta cũng có thể dễ dàng lắp đặt Camera tại các vị trí trên tường hoặc trên mái nhà.

 

 


ICon quản lý

 

 

Dễ dàng mở rộng: Không cần lo về nguồn điện thì việc mở rộng hệ thống cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ta sẽ chỉ cần lắp dây mạng kết nối từ Switch tới thiết bị là được.

 


Icon giám sát

 

Hỗ trợ quản lý, giám sát: các Switch PoE có các tính năng quản lý nguồn điện, hay theo dõi và giám sát các thiết bị PoE kết nối. Do đó, nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý và giám sát các thiết bị PoE một cách hiệu quả.

 

 

Các loại Switch PoE

Switch PoE cũng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Khi tìm hiểu về loại Switch này, ta sẽ cần biết và phân biệt các loại sau:

ICon quản lý và không quản lý

 

Được quản lý và không quản lý: Các Switch quản lý có nhiều tính năng nâng cao hơn nhưng sẽ đòi hiểu yêu cầu cấu hình cụ thể. Các loại Switch không quản lý thì chỉ cần cắm vào để sử dụng nhưng tính năng thì cơ bản hơn.

 

 


Icon số cổng

 

 

Số lượng cổng PoE: Một Switch PoE sẽ có cả cổng cấp nguồn PoE và cổng không cấp nguồn PoE. Số lượng cổng PoE trên một Switch có thể từ 4 cổng cho đến tận 48 cổng.

 


Icon tốc độ mạng

 

 

Tốc độ mạng: Cũng giống như các bộ chuyển mạch khác, Switch PoE cũng có các loại tốc độ mạng khác nhau từ 100 Mbps đến 1000 Mbps và 10Gbps. Rất ít loại Switch PoE có tốc độ cao hơn vì chúng thường là Access Switch.

 


icon công suất PoE

 

Công suất PoE: Switch PoE tuân thủ theo tiêu chuẩn IEEE 802.3 để cấp nguồn điện theo nhiều mức khác nhau cho các thiết bị. Theo đó sẽ có các loại Switch PoE (15.4 watts), Switch PoE + (30 watts) và Switch UPoE (60 watts).

 

 


icon Switch công nghiệp

 

 

Nguyên tắc cấp nguồn: Switch PoE có hai loại khác nhau gồm: Active và Passive. Passive PoE Switch thì cấp nguồn điện cho tất cả các thiết bị kết nối với nó mặc dù không cần biết đó có phải là thiết bị PoE hay không? Còn Active PoE Switch cấp nguồn một cách thông minh hơn, nó chỉ cấp nguồn cho các thiết bị PoE và điểu chỉnh được nguồn điện thích hợp cho thiết bị.

 

 


Icon màn hình hiển thị

 

Màn hình hiển thị: Có các loại Switch PoE hỗ trợ màn hình hiển thị giúp nhà quản trị dễ dàng quan sát các thông số theo dõi.

Ứng dụng của Switch PoE

Switch PoE được sử dụng chủ yếu nhất trong các hệ thống camera IP và hệ thống điện thoại VoIP. Với các loại Switch PoE công suất cao thì ngày nay nó cũng đang được sử dụng cho các hệ thống đèn chiếu sáng, cảm biến thậm chí là hệ thống màn hình hiển thị, tự động hóa nhà thông minh.

Sau đây là hình ảnh ứng dụng Switch PoE trong hệ thống camera IP:

hệ thống Camera IP với Switch PoE
hệ thống Camera IP với Switch PoE

Nhược điểm của Switch PoE

Mặc dù lợi ích từ việc sử dụng Switch PoE rất nhiều, nhưng ta sẽ cần phải cân nhắc một số hạn chế khi sử dụng loại Switch này:

  • Chi phí phần cứng lớn: Rõ ràng rằng Switch PoE có giá cao hơn các Switch thông thường khá nhiều. Tuy nhiên nó chỉ tốn về chi phí ban đầu nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí sau này. Do đó đây không phải là một vấn đề quá lớn.
  • Rủi ro khi gặp sự cố: Nếu switch PoE gặp sự cố có thể gây ra hậu quả khá nghiêm trọng. Cả hệ thống camera IP hoặc đèn của bạn có thể ngừng hoạt động. Thậm chí cả các thiết bị PoE cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để dự phòng thì việc sử dụng nguồn điện bổ sung từ bộ lưu điện UPS là điều nên được sử dụng. Nhưng mà việc các Switch PoE gặp lỗi là khá hiếm và hầu như không bao giờ xảy ra. Do đó, ta sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề này.
  • Hạn chế khoảng cách: Việc truyền dữ liệu qua cáp mạng thường bị hạn chế bởi khoảng cách. Việc sử dụng Switch PoE cấp nguồn qua dây mạng cũng bị giới hạn và thường là 100 m. Điều này cũng gây ra khó khăn với các hệ thống có khoảng cách từ thiết bị PoE tới Switch lớn. Tuy nhiên ta có thể sử dụng các thiết bị như bộ mở rộng cấp nguồn PoE để hỗ trợ gia tăng khoảng cách kết nối.

Các câu hỏi thường gặp

1. Switch PoE có cần sử dụng dây cáp mạng đặc biệt không?

Trả lời: Khi sử dụng Switch PoE ta không cần loại cáp mạng đặc biệt nào cả. Việc lựa chọn cáp mạng khi sử dụng Switch PoE chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu tốc độ cổng PoE. Ví dụ như: yêu cầu tốc độ 100 Mbps thì yêu cầu cáp mạng Cat5e, Cat6. Với yêu cầu tốc độ 1000 Mbps thì ta cần cáp mạng Cat6 đến Cat6A.

2. Kết nối Switch PoE với thiết bị không PoE thì có sao không?

Trả lời: Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng loại Switch PoE nào? Nếu sử dụng loại Active PoE Switch thì không sao cả. Nhưng nếu ta sử dụng loại Passive Switch PoE thì có một vấn đề xảy ra. Bởi vì loại Switch PoE này sẽ cấp nguồn điện cho bất kỳ thiết bị nào kết nối. Do đó nếu thiết bị không hỗ trợ PoE mà kết nối thì có khả năng sẽ bị lỗi hỏng do chập cháy.

3. Kết nối 2 Switch PoE với nhau được không?

Trả lời: Ta hoàn toàn có thể nối 2 Switch PoE với nhau. Nó sẽ chỉ cấp nguồn cho thiết bị có hỗ trợ PoE và khi ta nối 2 Switch PoE với nhau thì nó sẽ chỉ truyền dữ liệu nên không sao cả.

4. Khoảng cách cấp nguồn PoE của Switch là bao nhiêu?

Trả lời: Giới hạn khoảng cách truyền PoE của Switch là 100m. Khi sử dụng các bộ mở rộng cấp nguồn thì khoảng cách này có thể mở rộng lên 300m.

5. Tôi muốn lắp thêm Camera IP vào hệ thống nhưng muốn tận dụng Switch không PoE cũ của mình thì sao?

Trả lời: Với các hệ thống mạng cũ trước đây, giờ bạn muốn mở rộng bằng việc lắp thêm các camera IP vào hệ thông của mình thì ta sẽ có 2 cách để xử lý:

  • Sử dụng dây cáp điện để cấp nguồn cho các camera IP và dùng dây cáp mạng để truyền dữ liệu từ Switch đến camera.
  • Nếu muốn sử dụng công nghệ PoE thì ta có thể sử dụng PoE Injector để cấp nguồn cho các thiết bị đơn lẻ mà không cần Switch PoE.
Sử dụng PoE Injector để cấp nguồn PoE
Sử dụng PoE Injector để cấp nguồn PoE

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ các thông tin chi tiết về bộ chuyển mạch cấp nguồn qua Ethernet. Nếu bạn cần tư vấn hay liên hệ đặt câu hỏi thắc mắc thì vui lòng liên lạc qua số Zalo hiển thị trên web để được mình hỗ trợ tốt nhất!

04 Th1 2024
Tìm hiểu về Switch công nghiệp

Switch Công Nghiệp là gì? Khác gì với Switch thông thường?

Trong bài viết hôm nay, Mình sẽ giới thiệu với bạn một loại Switch chia mạng được sử dụng trong các khu sản xuất, công nghiệp, hay ngoài trời trong các hệ thống camera giám sát, hệ thống điều khiển máy móc,… Đó chính là Switch công nghiệp. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu từ khái niệm, đến đặc điểm và so sánh giúp bạn hiểu rõ được loại Switch công nghiệp khác gì với loại Switch thông thường khác? ứng dụng của nó ra sao!

Switch công nghiệp là gì?

hình ảnh Switch công nghiệp

Nếu bạn để ý thì các loại Switch công nghiệp sẽ có ký hiệu tên trên mặt trược của nó như ” Industrial Switch” hoặc “Industrial Ethernet Switch. Vậy thực chất loại Switch này là như thế nào?

Rất dễ hiểu thôi, như tên gọi của mình. Switch công nghiệp là loại bộ chuyển mạch được sử dụng riêng biệt cho môi trường công nghiệp. Đặc điểm của loại Switch này là thiết kế vỏ ngoài và lớp tản nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị bên trong Switch khỏi bụi bẩn, chất độc hại, khả năng kháng nhiệt cao, có các tính dự phòng tốt, chống nhiễu cao và hỗ trợ các giao thức công nghiệp như PROFINET, EtherNet/IP, Modbus TCP/IP để tương thích với các thiết bị công nghiệp khác.

Tóm lại, ta có thể hiểu rằng: “Switch công nghiệp là loại bộ chuyển mạch được tối ưu hóa để đáp ứng các yêu cầu trong hệ thống mạng của các khu công nghiệp, sản xuất hoặc hệ thống mạng ngoài trời”

Đặc điểm của Switch công nghiệp

Về cơ bản chức năng của bộ chuyển mạch đều là chuyển tiếp dữ liệu và kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Sự khác biệt của Switch công nghiệp và Switch thông thường nằm ở đặc điểm riêng biệt của nó. Những đặc điểm này giúp Switch có thể hoạt động bình thường và hiệu quả trong môi trường công nghiệp.

1. Chịu được môi trường khắc nghiệt

tính năng mạnh mẽ của Switch công nghiệo

Switch công nghiệp thường có phần vỏ bọc bên ngoài làm bằng thép và sơn tĩnh điện, vỏ dày hơn và dạng kín không có lỗ thoáng như Switch thông thường. Switch công nghiệp không sử dụng quạt gió làm mát mà sử dụng hệ thống làm mát bằng rãnh dẫn khí. Đây cũng chính là đặc điểm nhận dạng dễ dàng để biết Switch công nghiệp. Với cấu trúc như vậy mà Switch có thể chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt như chịu nhiệt độ cao, chịu độ ẩm, chống bụi, chống rung, và chống nhiễu điện từ (EMI). Điều này làm cho chúng thích hợp cho các ứng dụng công nghiệp như mỏ than, nhà máy sản xuất, hay các môi trường có điều kiện khắc nghiệt.

2. Tính năng dự phòng

Vì hoạt động trong môi trường công nghiệp nên các bộ chuyển mạch phải đáp ứng tính dự phòng rất tốt. Switch công nghiệp có nhiều tính năng dự phòng để đảm bảo sự ổn định và giảm sự cố trong mạng.

  • Sử dụng giao thức RSTP thay vì STP như switch thông thường để dự phòng nhanh chóng khi có sự thay đổi trong cấu trúc mạng, giảm thời gian chờ.
  • Sử dụng giao thức MSTP giúp chia mạng thành nhiều khu vực với cấu hình độc lập thích hợp trong trường công nghệ phức tạp.
  • Dự phòng đường truyền cho phép gộp nhiều kênh dữ liệu và duy trì kết nối mạng ngay cả khi có đường truyền bị gặp sự cố.
  • Dự phòng nguồn điện cho phép tự đông chuyển đổi giữa các nguồn điện AC và DC, đảm bảo Switch vẫn sẽ hoạt động khi có vấn đề về điện.
  • Sử dụng giao thức vòng lặp Ring để đảm bảo sự ổn định của mạng.
  • Có khả năng tự điều chỉnh đường dự phòng khi có sự cố. Điều này giúp mạng tự khôi phục mà không cần sự can thiệp của nhà quản trị mạng.
  • Dự phòng thiết bị như máy tính, máy chủ hoặc các Switch khác để đảm bảo tính ổn định của hệ thống.

3. Tính năng Real-time

Switch công nghiệp có thêm giao thức Real-time để xử lý và truyền thông dữ liệu một cách có độ trễ thấp và đáng tin cậy. Trong môi trường công nghiệp, nơi mà việc điều khiển và giám sát các quy trình thời gian thực là quan trọng, các tính năng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và đáng tin cậy của mạng.

4. Cấu trúc mạng và vòng lặp

Thiết kế của switch công nghiệp thường tập trung vào việc xây dựng cấu trúc mạng vòng lặp để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy. Các giao thức vòng lặp được tích hợp như RingOn, RingOpen, FRP Ring, và Turbo Ring để tối ưu hóa khả năng chịu lỗi của mạng.

5. Quản lý và điều khiển

Switch công nghiệp thường có khả năng quản lý cao, có thể được quản lý thông qua nhiều phương thức như cổng nối chuỗi (Out-of-band), trình duyệt web (In-band), và phần mềm quản lý mạng sử dụng giao thức SNMP. Điều này cho phép người quản trị có khả năng giám sát và cấu hình mạng một cách hiệu quả.

6. Khả năng mở rộng

Switch công nghiệp thường được thiết kế để dễ dàng mở rộng, có thể kết hợp với các thiết bị khác trong môi trường công nghiệp như cảm biến, PLC (Programmable Logic Controller), và các thiết bị khác để tạo thành một hệ thống tự động hoá toàn diện.

7. Bảo mật

Để bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa an ninh, switch công nghiệp thường có các tính năng bảo mật như cơ chế xác thực, VLAN (Virtual Local Area Network), và giám sát lưu lượng mạng để ngăn chặn và phát hiện các hành vi độc hại.

8. Giao thức công nghiệp

Switch công nghiệp thường hỗ trợ các giao thức mạng công nghiệp như PROFINET, EtherNet/IP, Modbus TCP/IP để tương thích tốt với các thiết bị và hệ thống công nghiệp khác.

Có những loại Switch công nghiệp nào?

Về cơ bản, Switch công nghiệp có thể chia nhỏ thêm thành các loại khác nhau như:

  • Switch quản lý và không quản lý: các loại quản lý thì cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn nhưng đòi hỏi sự cấu hình phức tạp. Còn loại không quản lý thì hỗ trợ ít tính năng nhưng dễ dàng sử dụng. Trong môi trường công nghiệp chủ yếu người ta sử dụng loại có quản lý hơn vì nó đáp ứng yêu cầu quản lý và giám sát.
  • Switch PoE: Cũng có các loại Switch công nghiệp với tính năng PoE để cấp nguồn điện cho thiết bị kết nối bằng dây mạng. Loại Switch này thường được sử dụng cho hệ thống camera giám sát ngoài trời.
  • Theo số cổng: chia thành nhiều loại khác nhau từ 5 cổng, 8 cổng, 16 cổng, 24 cổng và 48 cổng.
  • Theo cách lắp đặt: Switch công nghiệp thường có kích thước hộp chữ nhật, nhỏ gọn và được lắp theo 2 kiểu: Rack-mount (treo tường) và Din-rail (lắp trên các thanh DIN).

Ứng dụng Switch công nghiệp

các ứng dụng Switch PoE Công Nghiệp

Tất nhiêu là Switch công nghiệp thì dùng trong mạng công nghiệp rồi. Nhưng mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn về các lĩnh vực mà Switch công nghiệp thường được sử dụng nhiều nhất:

  • Nhà máy sản xuất
  • Hệ thống tự động hóa.
  • Hệ thống mạng trong khai thác khoáng sản.
  • Hệ thống an ninh và giám sát ngoài trời.

Switch công nghiệp hãng nào tốt?

Có rất nhiều hãng sản xuất Switch công nghiệp, tuy nhiên trên thị trường Việt Nam mình thì riêng sản phẩm Switch công nghiệp mình đánh giá cao các hãng sau đây:

  • Teltonika là một hãng công nghệ Phần Lan chuyên sản xuất các thiết bị mạng, bao gồm cả switch công nghiệp. Switch công nghiệp của Teltonika được đánh giá cao về độ bền, hiệu suất và tính năng.
  • Planet là một hãng công nghệ Đài Loan chuyên sản xuất các thiết bị mạng, bao gồm cả switch công nghiệp. Switch công nghiệp của Planet có giá thành cạnh tranh và đáp ứng tốt các nhu cầu của nhiều ứng dụng công nghiệp.
  • Moxa là một hãng công nghệ Đài Loan chuyên sản xuất các thiết bị mạng, bao gồm cả switch công nghiệp. Switch công nghiệp của Moxa được đánh giá cao về khả năng quản lý và tính bảo mật.
  • 3onedata là một hãng công nghệ Trung Quốc chuyên sản xuất các thiết bị mạng, bao gồm cả switch công nghiệp. Switch công nghiệp của 3onedata có giá thành hợp lý và đáp ứng tốt các nhu cầu của nhiều ứng dụng công nghiệp.
  • Advantech là một hãng công nghệ Đài Loan chuyên sản xuất các thiết bị công nghiệp, bao gồm cả switch công nghiệp. Switch công nghiệp của Advantech được đánh giá cao về độ bền, hiệu suất và tính năng.

Ngoài ra còn có các hãng nổi tiếng khác như UPCOM hoặc Cisco nhưng các hãng này mạnh về Switch lắp rack nhiều hơn. Nhưng chất lượng Switch công nghiệp hãng này cũng rất chất lượng.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn hiểu sâu hơn và chi tiết về đặc điểm của loại Switch công nghiệp, cũng như là sự khác nhau giữa nó với loại Switch thông thường khác. Nếu bạn đang cần tư vấn về các sản phẩm Switch công nghiệp, hoặc còn có thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay qua số zalo để mình hỗ trợ tốt nhất!

03 Th1 2024
phân biệt switch layer 2 và switch layer 3

Switch Layer 2, Layer 3 là gì? Giải thích và So sánh chi tiết

Mô hình OSI là mô hình quan trọng để tham chiếu cách hệ thống mạng hoạt động thế nào, mô hình này chia thành 7 lớp khác nhau. Mỗi lớp có chức năng riêng biệt, bộ chuyển mạch Switch có thể hoạt động ở tầng 2 và tầng 3 trong mô hình này. Do đó, ta có 2 loại Switch Layer 2 và Switch Layer 3. Vì nằm ở các lớp khác nhau nên chức năng của chúng cũng sẽ khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể xem Switch Layer 2 và Switch layer 3 thực sự là gì? Và sự khác nhau giữa chúng!

Giới thiệu cơ bản về mô hình OSI

Một mô hình OSI có 7 lớp gồm:

  • Tầng 1- tầng vật lý: quản lý truyền dẫn truyền dẫn tín hiệu vật lý như cáp.
  • Tầng 2 – tầng liên kết dữ liệu: quy định cách truyền dữ liệu qua môi trường vật lý, xử lý lỗi kết nối ở tầng 1.
  • Tầng 3 – tầng mạng: Định tuyến dữ liệu qua mạng, quản lý địa chỉ IP, và quyết định đường đi tối ưu.
  • Tầng 4 – tầng vận chuyển: Đảm bảo giao tiếp điểm đến điểm đúng cách và đáng tin cậy giữa hai thiết bị.
  • Tầng 5 – tầng phiên: Quản lý và duy trì các phiên liên lạc giữa các ứng dụng.
  • Tầng 6 – tầng trình bày: Đảm bảo sự tương thích giữa các định dạng dữ liệu khác nhau, như mã hóa và nén dữ liệu.
  • Tầng 7 – tầng ứng dụng: Cung cấp các dịch vụ mạng cho ứng dụng người dùng cuối.

Trong bài viết này, ta sẽ cần phải chú trọng đến tầng 2 và tầng 3 và cách Switch hoạt động trên các lớp này.

Layer 2 Switch

Switch layer 2

Switch Layer 2bộ chuyển mạch hoạt động ở tầng 2 – tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI. Loại Switch này được sử dụng để kết nối trực tiếp với các thiết bị người dùng cuối như máy tính, máy in, camera,… Chức năng chính của loại Switch này là chuyển tiếp dữ liệu và liên kết các thiết bị trong mạng.

Switch L2 chỉ quản lý địa chỉ MAC. Bằng việc lưu trữ thông tin địa chỉ MAC vào bảng, nó có thể xác định cổng xuất gói tin dựa trên MAC nguồn và đích. Switch L2 có thể coi là phiên bản nâng cao và thông minh hơn của thiết bị Hub.

Các chức năng chính của loại Switch này bao gồm:

  • Chuyển tiếp dữ liệu với tốc độ cao vì chuyển tiếp gói tin dựa vào địa chỉ MAC mà không cần phải giải mã hay đóng gói dữ liệu.
  • Cải thiện hiệu suất mạng bằng cách giảm xung đột và tránh vòng lặp trên mạng.
  • Hỗ trợ VLAN bằng cách thêm mã định danh VLAN vào khung dữ liệu.

Do đó, Switch Layer 2 thường được sử dụng trong các mạng cơ bản với tốc độ và hiệu suất là ưu tiên hàng đầu. Và hầu hết các Switch trong cấu trúc mạng ngày nay đều là loại Switch L2 này.

Layer 3 Switch

Switch layer 3

Switch Layer 3 nằm ở tầng mạng trong mô hình OSI và còn được gọi là Multilayer Switch. Đây là nơi xử lý các vấn đề định tuyến dữ liệu. Do đó, Switch L3 có thêm chức năng định tuyến dữ liệu như một Router và nó có thể quản lý địa chỉ IP.

Loại Switch này xuất hiện trong các cấu trúc mạng phức tạp và yêu cầu định tuyến dữ liệu giữa các mạng con. Switch L3 có thể kết nối các mạng LAN khác nhau. Tuy nhiên, nó không được sử dụng để kết nối mạng LAN với mạng WAN vì không có tính năng dịch địa chỉ NAT. Vì vậy, Switch L3 không thể thay thế vị trí của Router trong cấu trúc mạng.

Nó được sinh ra nằm tối ưu việc chuyển tiếp dữ liệu trong một mạng LAN lớn gồm nhiều mạng LAN con khác nhau. Loại này được sử dụng trong các mạng phức tạp, doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn.

Phân biệt Layer 2 Switch và Layer 3 Switch

Hoạt động chuyển mạch diễn ra ở tầng 2 trong mô hình OSI, tại đây các gói tin được gửi đến 1 cổng của Switch L2 dựa trên địa chỉ MAC đích. Việc định tuyến dữ liệu hoạt động ở trên tầng 3, khi đó các gói tin được gửi đến một địa chỉ IP chuyển tiếp dựa trên địa chỉ IP đích. Các thiết cùng phân đoạn lớp 2 không cần định tuyến để giao tiếp với các thiết bị cùng cấp trong mạng LAN, nó chỉ cần sử dụng địa chỉ MAC. Việc này hoạt động bằng giao thức ARP, hãy cùng xem hình minh họa dưới đây:

giao thức ARP hoạt động

Trong ví dụ này, PC A muốn gửi dữ liệu đến PC B tại địa chỉ IP: 192.168.1.6. Nó không biết địa chỉ MAC của PC B và Switch với giao thức ARP đã cung cấp thông tin về địa chỉ MAC giúp xác định chính xác đích mà PC A muốn gửi đến. Nhờ ARP mà địa chỉ MAC của quảng bá khắp phân đoạn 2. Switch L2 có thể dễ dàng chuyển tiếp dữ liệu nhanh chóng.

Switch layer 2 chuyển tiếp dữ liệu nhờ giao thức ARP

Tại Switch L2 có một miền quảng bá (Broadcast Domain). Mọi lưu lượng phát sóng trên một bộ chuyển Switch sẽ được chuyến tiếp đến tất cả các cổng trừ cổng quảng bá đến. Các quảng bá này sẽ chỉ chưa trong cùng phân đoạn lớp 2 và không đi qua lớp 3.

Khi broadcast Domain lớn có thể dẫn tới các vấn đề trong lớp 2 như Broadcast storm làm mạng bị ngừng hoạt động. Cách tốt nhất là tách một số máy khách thánh các miền quảng bá khác nhau. Điều này cũng giúp tăng tính bảo mật và kiểm soát. Lúc này ta sẽ cần cấu hình VLAN. VLan giúp nhiều mạng Lớp 3 khác nhau sử dụng cùng cơ sở hạ tầng lớp 2. Hãy quan sát ví dụ sử dụng nhiều VLAN trên Switch L2 dưới đây:

sử dụng nhiều VLAN trên Switch L2

Ví các VLAN nằm trong mạng con lớp 3 riêng biệt nên ta cần phải định tuyến để tối ưu việc chuyển tiếp dữ liệu giữa các VLAN với nhau. Lúc này ta cần sử dụng Switch Layer 3, nó giống như việc sử dụng Switch trên cả lớp 2 và lớp 3. Máy khách cần một cổng mặc định để kết nối lớp 3 với các mạng con từ xa. Khi máy tính gửi lưu lượng đến mạng con khác, địa chỉ MAC trong gói dành cho cổng mặc định. Tiếp theo, cổng sẽ chấp nhận gói tin ở lớp 2 và định tuyến dữ liệu đến đích bằng bảng định tuyến.

Dưới đây là ví dụ minh họa việc định tuyến tại lớp 3 giữa các VLAN thông qua 2 giao diện VLAN của nó. Đầu tiên, Switch L3 cần phải xác định địa chỉ MAC của PC B bằng ARP phát tới VLAN 20. Sau đó, Switch L3 sẽ ghi lại địa chỉ MAC đích và chuyển tiếp gói tin tới Switch L2.

ví dụ định tuyến tại lớp 3

Bảng so sánh Switch L2 và Switch L3

Sau khi đã hiểu được sự khách nhau giữa 2 loại Switch này, mình sẽ tổng hợp các đặc điểm của 2 loại Switch theo bảng dưới đây để bạn có thể dễ dàng quan sát và đối chiếu nhất:

Đặc Điểm Switch Layer 2 Switch Layer 3
Tầng Hoạt Động Tầng 2 (Data Link Layer) Tầng 2 và Tầng 3 (Network Layer)
Chức Năng Chính Chuyển mạch dữ liệu dựa trên MAC Chuyển mạch và định tuyến dữ liệu dựa trên IP
Địa Chỉ Sử Dụng Địa chỉ MAC Địa chỉ MAC và IP
Bảng Chuyển Đổi Bảng chuyển đổi MAC Bảng chuyển đổi MAC và IP
Định Tuyến Không có khả năng định tuyến Có khả năng định tuyến giữa các mạng sử dụng địa chỉ IP
VLAN (Virtual LAN) Có thể hỗ trợ VLAN Hỗ trợ VLAN và có khả năng phân loại mạng theo IP
Bảo Mật Cơ bản, kiểm soát truy cập dựa trên địa chỉ MAC Nâng cao, hỗ trợ Access Control Lists (ACLs), có khả năng kiểm soát truy cập dựa trên IP
Ứng Dụng Thực Tế Phù hợp cho mạng LAN cơ bản và nơi cần chuyển mạch nhanh chóng Thích hợp cho mạng lớn, phức tạp, nơi cần định tuyến và phân loại mạng theo IP
Hiệu Suất Hiệu suất cao trong môi trường LAN đơn giản Hiệu suất cao, đặc biệt là trong mạng lớn với nhiều tác vụ định tuyến
Broadcast và Multicast Chuyển toàn bộ Broadcast và Multicast trên mọi cổng Có khả năng kiểm soát Broadcast và Multicast, giảm độ trễ và năng suất mạng
Phí Thường có giá thấp hơn so với Switch Layer 3 Thường có giá cao hơn do tính năng định tuyến và bảo mật cao hơn
Quản Lý Địa Chỉ IP Không quản lý địa chỉ IP Có khả năng quản lý địa chỉ IP, thường có tính năng DHCP Relay
Mức Độ Phức Tạp Đơn giản và dễ triển khai Phức tạp hơn với các tính năng định tuyến và quản lý IP

Nên lựa chọn Switch Layer 2 hay Layer 3?

Ta sẽ chọn Switch layer 2 khi yêu cầu mạng đơn giản như mạng gia đình và mạng văn phòng nhỏ. Chỉ các mạng phức tạp và đòi hỏi sự định tuyến giữa các mạng con thì ta mới sử dụng Switch Layer 3. Tuy nhiên với các mạng phức tạp thì người ta sẽ thường sử dụng kết hợp cả Switch L2 và Switch L3 để tối ưu hóa cho mạng.

Nếu bạn quan tâm đên dòng Switch Layer 2 thì mình xin gợi ý một số sản phẩm sau:

Hãng UPCOM:

  • UPCOM S2004: Switch 4 cổng 10/100 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S2008: Switch 8 cổng 10/100 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S2016: Switch 16 cổng 10/100 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S2024: Switch 24 cổng 10/100 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S2048: Switch 48 cổng 10/100 Mbps, hỗ trợ PoE

Hãng Cisco:

  • Cisco Catalyst 2960-S: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps
  • Cisco Catalyst 2960-X: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE
  • Cisco Catalyst 2960-XR: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE, Stackable
  • Cisco Catalyst 2960-L: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE, Stackable
  • Cisco Catalyst 2960-C: Switch 24 cổng 10/100/1000 Mbps

Một số sản phẩm Switch Layer 3 tiêu biểu như:

Hãng UPCOM:

  • UPCOM S3008: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S3016: Switch 16 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S3024: Switch 24 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE
  • UPCOM S3048: Switch 48 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE

Hãng Cisco:

  • Cisco Catalyst 2960-X-L: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE, Stackable
  • Cisco Catalyst 2960-XR-L: Switch 8 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE, Stackable
  • Cisco Catalyst 2960-L: Switch 24 cổng 10/100/1000 Mbps, hỗ trợ PoE, Stackable
  • Cisco Catalyst 3560-X: Switch 24 cổng 10/100/1000 Mbps
  • Cisco Catalyst 3560-XR: Switch 24 cổng 10/100/1000 Mbps

Hy vọng đến đây bạn đã có cái nhìn tổng quát và chi tiết để hiểu được sự khác nhau giữa Switch Layer 2 và Switch Layer 3. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn câu hỏi hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với số hotline.

03 Th1 2024
phân loại Switch chia mạng

Các loại Switch mạng và ứng dụng của chúng

Bộ chuyển mạch Switch được chia thành rất nhiều loại khác nhau để thiết kế phù hợp với từng nhu cầu sử dụng mạng riêng biệt. Trong bài viết hôm nay, Hợp sẽ cùng bạn đi tìm hiểu xem liệu bộ chuyển mạch có những loại nào và ứng dụng cung từng loại ra sao nhé!

Switch Managed và Switch Unmanaged

Đầu tiên, ta sẽ đi đến 2 loại Switch cơ bản nhất: đó là Switch quản lý (managed) và Switch không quản lý (unmanaged). Giống như tên gọi của mình, hai loại Switch này khác nhau ở mức độ khả năng quản lý của người dùng.

Switch không quản lý là loại bộ chuyển mạch không cần yêu cầu cấu hình, người dùng chỉ cần cắm vào là chạy và hoạt động. Các loại Switch này thường được sử dụng trong các mạng đơn giản như mạng nhỏ và mạng văn phòng nhỏ. Các mạng này không yêu cầu các tính năng quản lý và theo dõi mạng. Switch không quản lý không hỗ trợ các tính năng nâng cao như VLAN, QoS mà chỉ có những tính năng cơ bản sẵn có. Ngoài ra một số loại Switch không quản lý hỗ trợ người dùng bằng cách sử dụng công tắc DIP để cài đặt một số cài đặt cố định. Và tất nhiên, giá cả của Switch unmanaged cũng rẻ hơn.

Switch quản lý là bộ chuyển mạch có nhiều tính năng quản lý nâng cao như VLAN, QoS, SNMP, STP. Với khả năng này, các quản trị viên mạng có thể theo dõi và quản lý mạng theo ý của mình. Tuy nhiên để thực hiện được thì ta sẽ cần phải cấu hình chi tiết khá phức tạp và đòi hỏi kiến thức mạng tốt. Loại Switch quản lý thường được sử dụng trong các mạng phức tạp như doanh nghiệp lớn có nhu cầu quản lý và theo dõi hiệu suất mạng của mình. Giá của loại này cũng sẽ đắt hơn loại không quản lý.

Xem thêm: Phân biệt Switch quản lý và không quản lý

Switch Layer 2 và Switch Layer 3

Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu cách phân chia Switch dựa trên vị trí lớp mà Switch nằm trong mô hình OSI. Nằm ở các vị trí khác nhau mà Switch cũng có những chức năng khác nhau.

Switch layer 2 và Switch layer 3

Switch Layer 2 nằm ở tầng 2 – tầng liên kết dữ liệu. Loại Switch này còn được viết tắt là Switch L2 và có được thiết kế với chức năng chính là chuyển tiếp nhanh chóng và hiệu quả trong mạng cục bộ (LAN). Switch Layer 2 thường hỗ trợ các tính năng tự động đàm phán tốc độ và kiểu kết nối (Auto-Negotiation) cũng như tự động phát hiện cáp chéo hoặc cáp thẳng (Auto-MDI/MDIX), giúp đơn giản hóa quá trình cài đặt và triển khai.

Switch L2 tập trung vào việc chuyển tiếp dữ liệu dựa trên địa chỉ MAC mà không quản lý địa chỉ IP và định tuyến dữ liệu. Loại bộ chuyển mạch này phù hợp cho các môi trường mạng đơn giản và không đòi hỏi nhiều tính năng mức cao.

Switch Layer 3 nằm ở tầng 3 – tầng mạng và viết tắt là Switch L3. Loại Switch này có tính năng nâng cao hơn với khả năng định tuyến dữ liệu như một Router. Nó có thể quản lý địa chỉ IP và được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp phức tạp và yêu cầu tính năng định tuyến giữa các mạng con. Tuy nhiên loại Switch này không thể thay thế vị trí Router trong mạng vì nó không có các tính năng như dịch địa chỉ NAT hay bảo mật như Firewall. Và tất nhiên giá của loại Switch này cũng đắt hơn Switch L2.

Switch công nghiệp

Trong các môi trường công nghiệp, các loại Switch thông thường sẽ không thể hoạt động được vì các vấn đề như bụi bẩn, nhiệt độ cao, chất độc hại, nhiễu điện từ,… Do đó, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cấu trúc mạng trong các khu công nghiệp, người ta thiết kế riêng biệt một loại bộ chuyển mạch và được gọi là Switch công nghiệp.

Switch công nghiệp

Loại Switch này có thể chống chịu được các vấn đề khắc nghiệt trong môi trường công nghiệp và có các tính năng bảo vệ nguồn điện, chống nhiễu điện từ và hoạt động tốt với các giao thức điều khiển trong công nghiệp.

Người ta thường sử dụng loại Switch này trong nhà máy sản xuất, hay các hệ thống camera giám sát ngoài trời.

Switch PoE

Trong các hệ thống camera IP hay cảm biến, vấn đề nguồn điện cấp cho các thiết bị luôn rất nan giải. Để giải quyết vấn đề này người ta đã phát minh ra công nghệ PoE cho phép cấp nguồn điện và dữ liệu qua cùng dây cáp mạng. Theo đó, các thiết bị cấp nguồn PoE được gọi là PSE và các thiết bị nhận nguồn điện PoE được gọi là PD.

Switch PoE

Switch PoE là loại Switch có tính năng PoE với các cổng kết nối cấp nguồn điện PoE và thường được sử dụng trong các hệ thống camera IP, giám sát, hệ thống chiếu sáng tự động. Với khả năng cấp nguồn điện mạnh từ 15 Watts đến 30 Watts.

Ngoài ra, Switch POE còn có thể cung cấp các tính năng quản lý nguồn điện của các thiết bị được kết nối để giúp người quản lý dễ dàng theo dõi từ xa.

Phân biệt các loại Switch theo vị trí: Access Switch, Edge Switch, Distribution Switch, Core Switch

Dựa trên các vị trí của Switch nằm trong cấu trục mạng mà chia thành nhiều loại Switch khác nhau:

Các loại Switch theo vị trí

1. Access Switch

Access Switch là thành phần chủ chốt của hạ tầng mạng, đặt ở tầng cận cùng của kiến trúc mạng. Nhiệm vụ chính của Access Switch là cung cấp kết nối trực tiếp cho các thiết bị cuối như máy tính, máy in, điện thoại IP, và các thiết bị kết nối trực tiếp với người dùng. Access Switch thường có số lượng cổng Ethernet nhiều và có thể hỗ trợ các tính năng như Power over Ethernet (PoE) để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị như điện thoại IP hoặc camera an ninh.

2. Edge Switch

Edge Switch đóng vai trò quan trọng tại ranh giới giữa mạng LAN và mạng WAN. Đặt ở vị trí chiến lược, Edge Switch chịu trách nhiệm chuyển tiếp dữ liệu giữa Access Switch và Distribution Switch. Đồng thời, nó thực hiện các nhiệm vụ đầu cuối (Edge) của mạng, xác định ranh giới của mạng nơi kết nối với mạng WAN hoặc các mạng khác. Edge Switch thường được cấu hình với các tính năng bảo mật như VLANs để tạo ra các ranh giới logic giữa các phòng ban hoặc đơn vị trong tổ chức.

3. Core Switch

Core Switch là trái tim của mạng, đặt ở tầng Core của kiến trúc mạng. Chịu trách nhiệm chuyển tiếp dữ liệu giữa các Distribution Switch, đảm bảo hiệu suất và băng thông cao cho toàn bộ hệ thống mạng. Core Switch thường được thiết kế với khả năng xử lý vô cùng mạnh mẽ và không ngừng hoạt động để đảm bảo sự liên tục và ổn định của mạng.

4. Distribution Switch

Nằm ở tầng Distribution của mô hình Three-Layer hoặc Two-Layer, Distribution Switch đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp dữ liệu giữa các Access Switch và cung cấp đường kết nối cho Edge Switch với Core Switch hoặc mạng trung tâm. Distribution Switch thường có băng thông lớn và khả năng xử lý cao, cũng như tính năng định tuyến để hỗ trợ việc chia tải tải thông qua các đường kết nối.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát về cách phân loại bộ chia mạng Switch và ứng dụng cũng như chức năng của từng loại Switch!

02 Th1 2024
phân biệt Switch, Router và Hub

Switch, Router, Hub: Hiểu rõ sự khác biệt để tối ưu hóa mạng

Trong một cấu trúc mạng cơ bản luôn cần một số thiết bị mạng cơ bản như: bộ chuyển mạch Switch, Bộ định tuyến Router và thiết bị Hub. Với mạng gia đình ta thấy rằng đa số chỉ sử dụng Router. Với mạng văn phòng hay doanh nghiệp ta thấy rằng cần có cả Router và Switch. Rồi có mạng thì sử dụng Switch và có mạng lại dùng thiết bị Hub. Trong bài viết này, Hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ chức năng riêng biệt của ba thiết bị mạng này. Đây sẽ là nền tảng kiến thức cơ bản nhất để bạn hiểu rõ được vai trò của từng thiết bị mạng và xây dựng kiến trúc mạng của mình!

Thiết bị Hub

thiết bị Hub là gì

Thiết bị Hub được sử dụng để kết nối các thiết bị trong một mạng LAN. Chức năng của nó là tạo ra kết nối trung gian để chuyển tiếp thông tin bằng cách chia sẻ băng thông. Hub hoạt động ở tầng 1 của mô hình OSI và hoạt động rất đơn giản.

Khi nhận được dữ liệu nó thực hiện nhân bản và gửi đến tất cả các thiết bị được kết nối. Điều này gây tới một vấn đề vòng lặp trên mạng. Thiết bị HUB hiện nay không còn được sử dụng nữa vì lỗi thời và được thay thế bằng thiết bị Switch.

Tuy nhiên, khi tiếp cận với kiến thức mạng ta cần phải biết và hiểu về chức năng của thiết bị này. Các kiến thức về Hub vẫn được đưa vào kiến thức để giảng dạy trong suốt nhiều năm qua.

Thiết bị chuyển mạch Switch

Hình ảnh thiết bị Switch

Switch hay bộ chuyển mạch là thiết bị có chức năng chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Nó cho phép các thiết bị được kết nối với nó có thể giao tiếp và truyền dữ liệu cho nhau. Switch hoạt động ở tầng 2 – tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI. Nó sử dụng địa chỉ MAC của các thiết bị để xác định được đích dữ liệu cần gửi và xác định chuyển tiếp dữ liệu tới cổng kết nối với thiết bị một cách chính xác.

Khác với Hub, Switch chuyển tiếp dữ liệu một cách thông minh hơn nhiều. Nó xác định chính xác đích dữ liệu cần đến bằng bảng địa chỉ MAC và chuyển tiếp một cách nhanh chóng. Do đó, Switch đem lại khả năng kết nối giữa các thiết bị hiệu quả, tránh vòng lặp và nghẽn băng thông trong mạng.

Một số Switch L3 hoạt động ở tầng 3 – tầng liên kết mạng có khả năng định tuyến dữ liệu giống như một bộ định tuyến Router. Tuy nhiên, các Switch này chỉ có khả năng định tuyến dữ liệu giữa các mạng với nhau nhưng không thể dùng để kết nối mạng với mạng khác hoặc kết nối với mạng WAN.

Bộ định tuyến Router

hình ảnh các thiết bị Router

Router hay bộ định tuyến là thiết bị mạng thực hiện chức năng chuyển tiếp gói dữ liệu và định tuyến dữ liệu. Router hoạt động ở tầng 3 và có hiểu hiểu và quản lý địa chỉ IP. Do đó mà Router có thể kết nối mạng LAN với mạng WAN.

Ngoài ra, Router cũng có thể cung cấp kết nối giữa các thiết bị trong mạng LAN. Do đó, trong các mạng gia đình với số lượng thiết bị ít, ta thường chỉ cần sử dụng Switch và các cục phát wifi để cấp mạng tới các thiết bị mà không cần sử dụng Switch.

Router có nhiều chức năng riêng biệt gồm:

  • Định tuyến: Sử dụng bảng định tuyến để xác định đường tối ưu nhất từ nguồn tới đích qua mạng.
  • Chia tách mạng: Phân chia mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn giảm tình trạng đụng độ và cải thiện hiệu suất mạng.
  • Chuyển mạch: hoạt động tương tự như một Switch để kết nối các thiết bị qua cổng Ethernet.
  • Dịch địa chỉ NAT: chuyển đổi địa chỉ Private IP sang Public IP để các thiết bị có thể kết nối với Internet.
  • Bảo mật mạng: một số Router có tính năng bảo mật như một thiết bị tường lửa Firewall để bảo vệ mạng.

Bảng so sánh Switch, Router và Hub

Tổng kết lại, mình sẽ liệt kê từng đặc điểm của thiết bị Switch, Router và Hub để bạn có cái nhìn so sánh chi tiết nhất:

Thiết Bị Ví trị trong mô hình OSI Chức năng Quản lý địa chỉ Phạm vi hoạt động Bảo Mật
Hub Tầng 1 – Physical Link Chỉ chuyển tiếp dữ liệu và không hiểu nội dung Không quản lý Hoạt động trong một mạng LAN Không hỗ trợ
Switch Tầng 2 – Data Link Sử dụng địa chỉ MAC và chuyển tiếp dữ liệu đến đúng thiết bị đích một cách hiệu quả. Quản lý địa chỉ MAC Mở rộng phạm vi kết nối trong mạng LAN Có tính năng bảo mật cổng để hỗ trợ quản lý dữ liệu
Router Tầng 3 – Network Định tuyến dữ liệu dựa trên gói tin địa chỉ IP. Có khả năng chuyển mạch như Switch và bảo mật như Firewall. Được sử dụng để kết nối với mạng khác và Internet. Quản lý địa chỉ IP Kết nối nhiều mạng khác nhau và Internet Có khả năng bảo mật và mã hóa dữ liệu như một thiết bị Firewall.

Dựa vào bảng trên, bạn có thể thấy rằng thiết bị Hub không còn được sử dụng nữa. Ta chỉ cần tham khảo lý thuyết về thiết bị này, điều quan trọng là ta cần phân biệt Switch và Router. Giữa 2 thiết bị này có vai trò khác nhau hoàn toàn trong mạng. Switch sẽ đảm nhiệm chức năng kết nối các thiết bị trong một mạng và chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Còn Router sẽ đảm nhiệm chức năng kết nối các mạng khác nhau và định tuyến dữ liệu từ giữa các mạng với nhau.

vị trí switch và Router và Switch trong một cấu trúc mạng
vị trí switch và Router và Switch trong một cấu trúc mạng

Switch có thể thực hiện chức năng định tuyến nhưng sẽ chỉ có thể định tuyến dữ liệu giữa các mạng con trong một mạng LAN phức tạp chứ không thể định tuyến dữ liệu giữa mạng LAN này với mạng LAN khác qua Internet được vì Switch không quản lý địa chỉ IP. Nhiệm vụ này sẽ được nhường cho Router.

Do đó, với một mạng phức tạp hơn như mạng doanh nghiệp hoặc mạng văn phòng chia thành nhiều phòng ban khác nhau, số lượng thiết bị lớn ta sẽ cần sử dụng Switch để giải quyết vấn đề mở rộng kết nối mạng, tránh vòng lặp và tối ưu tốc độ truyền tải dữ liệu mạng nội bộ. Tuy nhiên với mạng gia đình số lượng thiết bị ít thì Router với chức năng chuyển mạch thì ta sẽ không cần thiết sử dụng Switch.

Mong rằng qua bài viết chia sẻ này của Hợp, mọi người đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa 3 loại thiết bị Switch, Router và Hub. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hay để lại dưới phần bình luận để mình giải đáp chi tiết!

02 Th1 2024

Khuyến Mại Siêu Hấp Dẫn Chào Mừng Năm Mới 2024

Chào đón Năm Mới 2024 – Chương trình khuyến mại hấp dẫn độc quyền chỉ có tại trang web chúng tôi!

Xin chào mừng năm mới, chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng yêu quý một chương trình khuyến mại đặc biệt để bắt đầu một năm mới đầy hứng khởi và may mắn. Chúng tôi đã chọn những sản phẩm hot nhất, chất lượng nhất từ các thương hiệu nổi tiếng để mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất cho bạn.

Ảnh Khuyến Mại Tết

Ưu đãi hấp dẫn:

Giảm giá đặc biệt: Mua sắm tại trang web chúng tôi và nhận ngay ưu đãi giảm giá cực kỳ hấp dẫn cho hàng loạt sản phẩm. Đừng bỏ lỡ cơ hội để sở hữu những sản phẩm ưa thích với giá ưu đãi không thể tin được.

Quà tặng bất ngờ: Đặt hàng ngay hôm nay và có cơ hội nhận những phần quà đặc biệt từ chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị những món quà ý nghĩa để gửi đến quý khách hàng thân yêu.

Miễn phí vận chuyển: Áp dụng cho đơn hàng từ một mức giá nhất định. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng việc mua sắm trên trang web của chúng tôi không chỉ tiết kiệm tiền mà còn thuận tiện nhất cho bạn.

Những sản phẩm nổi bật:

Chúng tôi tự hào giới thiệu những sản phẩm độc đáo và chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín. Từ thời trang, đồ gia dụng đến công nghệ, chúng tôi đảm bảo có đủ mọi thứ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của bạn.

Thời gian diễn ra chương trình:

Chương trình khuyến mại sẽ diễn ra từ ngày 02/01/2024 đến 30/01/2024. Đừng để lỡ lời mời tham gia cùng chúng tôi trong dịp đặc biệt này.

Làm thế nào để tham gia:

Chỉ cần truy cập trang web, để khám phá và mua sắm. Ưu đãi sẽ tự động áp dụng khi bạn thực hiện thanh toán.

Cùng chúng tôi chào đón năm mới 2024 với những ưu đãi tuyệt vời! Đừng bỏ lỡ cơ hội mua sắm thông minh và tiết kiệm.

Chúng tôi rất mong được phục vụ quý khách hàng. Chúc quý khách có một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe và thành công!