16 Th5 2024
cách tạo mã QR WiFi nhanh chóng

Cách tạo mã QR WiFi chia sẻ kết nối WiFi mà không cần nhập mật khẩu

Để chia sẻ kết nối WiFi, thông thường ta sẽ phải chia sẻ SSID và mật khẩu của WiFi cho người dùng. Đây cũng là cách truyền thống mà nhiều người vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu mật khẩu WiFi quá dài và khó nhớ hoặc chỉ đơn giản là bạn không muốn cho người khác biết mật khẩu WiFi thì ta có thể sử dụng một cách khác. Đó chính là tạo mã QR để chia sẻ WiFi.

Ưu điểm của việc tạo mã QR để chia sẻ WiFi

  1. Chỉ cần quét mã để kết nối với WiFi nhanh chóng.
  2. Có thể tạo mã QR WiFi để dán lên bàn, tường tại cửa hàng cho khách hàng dễ dàng kết nối WiFi.
  3. Chia sẻ WiFi mà không để lộ mật khẩu.

Cách tạo mã QR WiFi trên điện thoại để chia sẻ kết nối

1. Thiết bị áp dụng:

  • Điện thoại Xiaomi
  • Điện thoại Android 10

2. Tạo QR WiFi trên điện thoại Xiaomi

B1: Vào Cài đặt > WiFi > chọn vào WiFi đã kết nối.

B2: Chia sẻ WiFi > chọn Mã QR

hướng dẫn tạo mã QR WIFI trên điện thoại Xiaomi

B3: Chụp lại ảnh màn hình để lưu mã QR hoặc giơ mã QR cho bạn.

hướng dẫn tạo mã QR WIFI trên điện thoại Xiaomi (2)

B4: Ta chỉ cần sử dụng bất kỳ trình quét mã QR nào để quét mã và truy cập kết nối với WiFi.

3. Tạo QR WiFi trên điện thoại Android

B1: Mạng & cài đặt > WiFi

B2: Kéo xuống cuối danh sách mật khẩu Wi-Fi đã lưu > nhấn vào biểu tượng mã QR.

hướng dẫn tạo mã QR WIFI trên điện thoại Android

B3: Ta sẽ có mã QR và có thể sử dụng để bất kỳ trình quét mã QR nào quét và truy cập WiFi.

Cách tạo mã QR WiFi bằng trình tạo mã QR

1. Thiết bị áp dụng:

Bất kỳ thiết bị nào cũng có thể dùng.

2. Ưu điểm của tạo mã QR WiFi bằng trình tạo mã QR:

  • Ta có thể trang trí mã QR bởi các thiết kế đẹp mắt.
  • Tạo mã QR dễ dàng và nhanh chóng.
  • Không bị giới hạn thiết bị.
  • Tải xuồng ảnh mã QR ở dạng ảnh PNG nên dễ dàng có thể chèn ở bất kỳ tài liệu nào hay trên Web.

3. Cách thức hiện tạo mã QR WiFi bằng trình tạo mã QR:

B1: Dùng điện thoại hoặc máy tính truy cập vào trang: “https://me-qr.com/qr-code-generator/wi-fi”

Hình ảnh hướng dẫn tạo mã QR bằng trình tạo mã QR

B2: Điền thông tin bao gồm: SSID, mật khẩu

B3: Chọn thiết kế mã QR WiFi và kích thước

Hình ảnh hướng dẫn tạo mã QR bằng trình tạo mã QR 2

Đến đây bạn đã có sẵn mã QR WiFi để chia sẻ kết nối WiFi cho bạn bè và khách hàng! Mong rằng bài viết này hưu ích với các bạn!

16 Th5 2024
SSID của WiFi là gì

SSID là gì? Công dụng và cách thay đổi SSID WiFi

Bình thường khi tìm mạng WiFi để truy cập, ta thường bật tính năng bắt WiFi sau đo, một danh sách các mạng WiFi hiện có sẽ hiện lên. Danh sách tên WiFi chính là SSID WiFi.

SSID là gì?

SSID được viết tắt của “Service Set Identifier“. SSID  gồm chuỗi ký tự định danh mạng không dây, được sử dụng để phân biệt các mạng không dây khác nhau trong cùng một khu vực vật lý.

Ví dụ minh họa SSID
Ví dụ minh họa SSID

Khi bạn tìm kiếm mạng Wi-Fi trên điện thoại di động hoặc máy tính, danh sách các mạng xuất hiện thường đi kèm với các SSID của chúng. SSID giúp các thiết bị di động và máy tính xác định và kết nối đến mạng không dây mà bạn muốn truy cập.

Ngoài việc định danh mạng, SSID cũng có thể được sử dụng để bảo mật mạng không dây. Khi kích hoạt tính năng bảo mật trên một mạng Wi-Fi, bạn thường phải nhập mật khẩu tương ứng với SSID để kết nối thành công. Điều này giúp đảm bảo rằng chỉ những người có mật khẩu mới có thể truy cập vào mạng đó.

SSID là gì

Đặc điểm của SSID

  • SSID thường đặt bằng chuỗi kỹ tự với độ dài tối đa 32 ký tự và tối thiểu là 8 Ký tự.
  • Ta có thể sử dụng cả chữ cái, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Mỗi SSID thương đi kèm với một mật khẩu riêng.

Công dụng của SSID

1. Dùng để phân biệt tên của các mạng WiFi khác nhau. Từ đó, người dùng biết cần kết nối chính xác với mạng WiFi nào?

2. SSID đi kèm mật khẩu giúp bảo mật và kiểm soát truy cập người sử dụng mạng WiFi.

3. Một số người thậm chí sử dụng SSID để quảng cáo bằng cách đặt tên SSID thành tên quán, tên cửa hàng và mật khẩu WiFi là “camonquykhach”, “chucquykhachngonmieng”,…

Ta có thể thay đổi SSID không? Nếu có thì đổi SSID của WiFi bằng cách nào?

SSID có thể thay đổi được. Để thay đổi SSID của Router WiFi, ta cần phải truy cập vào trang quản trị của Router. Cách truy cập vào trang quản trị WiFi mình đã hướng dẫn rất nhiều lần, bạn có thể xem qua các bài viết sau để biết:

Để đổi SSID ta có thể thực hiện theo các bước sau:

  1. Sử dụng một máy tính hoặc thiết bị di động kết nối đến mạng Wi-Fi bạn muốn thay đổi SSID.
  2. Mở trình duyệt web và nhập địa chỉ IP của bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây vào thanh địa chỉ. Thông thường, địa chỉ IP này được ghi trên nhãn của thiết bị hoặc trong tài liệu hướng dẫn.
  3. Nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào giao diện quản trị của thiết bị mạng. Thông tin đăng nhập này cũng thường được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn hoặc trên nhãn của thiết bị.
  4. Tìm kiếm phần cài đặt SSID trong giao diện quản trị của thiết bị. Thường thì phần này được gọi là “Wireless Settings”, “Wireless Network“, hoặc tương tự. Trong phần này, bạn sẽ thấy tùy chọn để thay đổi tên SSID.
  5. Nhập tên SSID mới mà bạn muốn sử dụng cho mạng Wi-Fi của bạn vào trong ô tương ứng. Đảm bảo rằng bạn chọn một SSID tuân theo các quy tắc và yêu cầu đã được đề cập trước đó.
  6. Sau khi đã nhập SSID mới, bạn cần lưu và áp dụng cài đặt để thay đổi được áp dụng vào thiết bị mạng của bạn.
  7. Đôi khi, sau khi thay đổi SSID, bạn cần khởi động lại bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây để thay đổi có hiệu lực.

ảnh cách đổi SSID

Có nhiều tên SSID giống nhau trong cùng khu vực được không?

Có, bạn có thể đặt tên SSID giống nhau cho nhiều mạng Wi-Fi khác nhau. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số vấn đề:

  • Nếu có nhiều mạng Wi-Fi trong phạm vi gần nhau có cùng SSID, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc xác định và kết nối đúng mạng mà họ muốn truy cập.
  • Khi nhiều mạng Wi-Fi sử dụng cùng một SSID, có thể xảy ra xung đột và hiệu suất mạng có thể bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mạng này.
  • Nếu nhiều mạng Wi-Fi có cùng SSID và không có tính năng bảo mật phân biệt, có thể dễ dàng xảy ra lỗ hổng bảo mật khi người dùng kết nối đến mạng sai do nhầm lẫn.

Để tránh các vấn đề này, thường khuyến khích là mỗi mạng Wi-Fi nên có một SSID duy nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như khi triển khai mạng Wi-Fi ở một khu vực lớn, có thể sử dụng cùng một SSID và tận dụng tính năng roaming để người dùng di chuyển giữa các điểm truy cập mà không bị gián đoạn.

Ứng dụng SSID và Roaming
Ứng dụng SSID và Roaming

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu SSID của WiFi là gì?

16 Th5 2024

Beamforming là gì? Tính năng Beamforming trên Router giúp ích gì?

Hầu hết các Router WiFi hiện đại ngày nay đều trang bị tính năng Beamforming. Đây cũng như một đặc điểm nhận diện cho biết Router có tốt hay không? Vậy thì công nghệ Beamforming là gì? Nó hoạt động thế nào? Người dùng nhận được lợi ích gì khi sử dụng Router có tính năng Beamforming?

Beamforming là gì?

Beamforming là kỹ thuật giúp Router điều chỉnh pha và độ lớn của sóng WiFi trên ăng-ten để tạo ra tia sóng WiFi mạnh hơn ở một hướng mong muốn nhằm tăng hiệu suất truyền dẫn và giảm nhiễu. Công nghệ Beamforming giúp tập trung sóng WiFi về hướng các thiết bị đang kết nối với mạng không dây để tốc độ truyền dữ liệu tốt nhất.

Các Router WiFi thông thường phát WiFi bằng cách truyền dữ liệu đi các hướng từ Ăng-ten. Beamforming hoạt động bằng cách điều chỉnh sóng trên các ăng-ten để tăng độ mạnh sóng wifi tới hướng các thiết bị đang kết nối.

ảnh so sánh Router WiFi có và không có Beamforming
ảnh so sánh Router WiFi có và không có Beamforming

Công nghệ Beamforming có lợi ích gì?

1. Tăng cường độ sóng WiFi tới các thiết bị đang sử dụng để tăng tốc độ truyền dữ liệu và tránh hiện tượng mất kết nối.

2. Vì tập trung sóng WiFi đến các thiết bị kết nối nên tránh được điểm chết WiFi trong phạm vi phủ sóng.

3. Giúp cung cấp mạng WiFi cho nhiều người sử dụng tốt hơn.

4. Tập trung sóng WiFi tới các thiết bị cũng giúp tiết kiệm điện tiêu thụ của Router.

tác dụng của Beamforming

Beamforming xác định vị trí của thiết bị để tăng cường tín hiệu trực tiếp như thế nào?

Beamforming xác định vị trí của thiết bị bằng cách sử dụng thông tin từ các cảm biến hoặc thông tin mạng để định vị vị trí của người dùng hoặc thiết bị. Khi đã biết vị trí của thiết bị, hệ thống beamforming điều chỉnh pha và độ lớn của tín hiệu trên từng ăng-ten để tạo ra tia sóng mạnh hướng trực tiếp đến thiết bị đó.

ảnh minh họa Rotuer Beamforming truyền sóng wifi trong nhà

Beamforming có nhược điểm không?

1. Trong môi trường có nhiều chướng ngại vật, sóng phản xạ có thể gây ra hiện tượng “đòn bẹo”, làm giảm hiệu suất của beamforming bằng cách làm mất đi sự tập trung của tín hiệu.

2. Beamforming có thể bị ảnh hưởng bởi phản hồi nhiễu từ các tín hiệu phản xạ hoặc từ các thiết bị khác trong môi trường, làm giảm hiệu quả của việc tập trung tín hiệu.

3. Chi phí để mua Router WiFi có Beamforming đắt hơn vì đòi hỏi phần cứng và phần mềm phức tạp để thu thập thông tin và điều chỉnh tín hiệu trên từng ăng-ten.

4. Beamforming thường chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng cách ngắn và với số lượng thiết bị giới hạn. Khi khoảng cách tăng lên, hiệu suất beamforming có thể giảm đi đáng kể.

Router có Beamforming đáng mua không?

Rõ ràng là Beamforming mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng về tốc độ truyền dẫn. Vì vậy, nếu có khả năng thì hãy lựa chọn các Router WiFi có Beamforming. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm về giá sản phẩm. Thì ta có thể sử dụng các loại Router không có tính năng này.

Beamforming là một công nghệ tốt nhưng không phải bắt buộc phải có trên Router WiFi. Khi lựa chọn Router WiFi ta cần quan tâm đến các thông số chính trước. Còn tính năng Beamforming sẽ chỉ là một điểm cộng.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu về Beamforming trên Router WiFi!

15 Th5 2024

WiFi 2 băng tần 2.4 Ghz và 5 Ghz nghĩa là sao? Ưu điểm của loại WiFi băng tần kép

Rất nhiều Router WiFi sử dụng băng tần kép hay còn gọi là Dual Band WiFi và được quảng cáo rằng nó tốt hơn so với các loại WiFi 1 băng tần. Vậy thực chất việc sử dụng cả 2 băng tầng 2.4 Ghz và 5 Ghz trên Router WiFi đem lại những ưu điểm nào? Tại sao lại sử dụng WiFi băng tần kép?

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn để bạn hiểu được những vấn đề sau:

  • WiFi băng tần kép là gì?
  • WiFi băng tần kép có tốt hơn WiFi 1 băng tần không?

WiFi băng tần kép là gì?

minh họa Router WiFi dual band

Dual Band WiFi hay WiFi băng tần kép là công nghệ không dây thường sử dụng trên Router WiFi cho phép sử dụng đồng thời 2 băng tần 2.4 Ghz và 5 Ghz để truyền dữ liệu. WiFi sử dụng 2 băng tần cùng lúc giúp người dùng thoải mái lựa chọn kết nối và truyền dữ liệu. Mục tiêu WiFi bằng tần kép là cải thiện hiệu suất mạng, giảm nhiễu và tăng tốc độ truyền dữ liệu, cung cấp trải nghiệm mạng trực tuyến tốt hơn cho người dùng.

Tại sao cần sử dụng 2 băng tần trên Router WiFi?

Hình ảnh Router WiFi băng tần kép

Các tiêu chuẩn WiFi 802.11 ban đầu với tốc độ 2 Mbps nhanh chóng lỗi thời. Sự ra đời của các tiêu chuẩn WiFi 2.4 Ghz (802.11b) và 5 Ghz (802.11a) để đáp ứng nhu cầu mạng không dây nhanh. Trong những năm đầu WiFi 2.4 Ghz phổ biến vì giá thành thấp.

Do đó, rất nhiều thiết bị không dây từ Laptop, tai nghe Bluetooth đều sử dụng băng tần 2.4 Ghz. Do đó nó làm chậm và nghẽn mạng WiFi. Các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn WiFi 5Ghz.

Vì vừa muốn cung cấp WiFi cho tiêu chuẩn mới 5Ghz vừa hỗ trợ các thiết bị cũ sử dụng tần số 2.4 Ghz mà Router WiFi 2 băng tần đã ra đời.

Đặc điểm của 2 băng tần 2.4 Ghz và 5 Ghz

băng tần 2.4 ghz với 5 ghz

Băng tần 2,4 GHz:

  • Tần số thấp hơn (2,4 GHz).
  • Phổ biến và rộng rãi sử dụng.
  • Tầm phủ sóng rộng rãi và khả năng xuyên qua vật cản tốt.
  • Được sử dụng trong các môi trường có nhiều thiết bị và vật cản như văn phòng, gia đình, và các khu vực công cộng.
  • Được chia sẻ với các thiết bị khác như Bluetooth, điện thoại không dây, và lò vi sóng, dẫn đến tắc nghẽn mạng.

Băng tần 5 GHz:

  • Tần số cao hơn (5 GHz).
  • Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và ít nhiễu hơn so với 2,4 GHz.
  • Sử dụng phổ tần nhiều kênh hơn, giảm sự cạnh tranh và tăng hiệu suất mạng.
  • Phạm vi phủ sóng thường ít hơn và có thể bị ảnh hưởng bởi các vật cản như tường hoặc cửa.
  • Thích hợp cho các môi trường yêu cầu hiệu suất cao như doanh nghiệp, trường học, và khu vực đông người sử dụng mạng.

Cách WiFi 2 băng tần hoạt động

Router Wi-Fi 2 băng tần hoạt động bằng cách chuyển đổi dữ liệu thành sóng điện từ để gửi đi và nhận và giải mã sóng điện từ để nhận dữ liệu. Nó có khả năng hoạt động ở cả hai băng tần 2,4 GHz và 5 GHz. Tức là nó gửi cùng 1 dữ liệu đi cùng lúc dưới 2 dạng sóng có tần số khác nhau. Khi bạn kết nối với Router Wi-Fi, nó tự động chọn băng tần tốt nhất cho điều kiện mạng và yêu cầu của bạn.

Sử dụng WiFi 2 băng tần có tốt hơn WiFi 1 băng tần không?

router wifi băng tần kép có tốt hơn không

Câu trả lời là có! WiFi 2 băng tần mang đến nhiều lợi ích hơn so với WiFi 1 băng tần. Tại sao lại nói thế? Bởi vì đơn giản rằng người dùng sẽ nhận được những lợi ích sau khi sử dụng WiFi 2 băng tần:

  • Vừa tận dụng băng tần 5Ghz cho tốc độ nhanh, vừa sử dụng băng tần 2.4 Ghz có khả năng xuyên tường và vật cản tốt.
  • Linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa hai băng tần.
  • Giảm nhiễu và tắc nghẽn mạng.
  • Phạm vi phủ sóng rộng và trải nghiệm mạng đa phương tiện tốt hơn.

Các mã sản phẩm Router WiFi 2 băng tần phổ biến nhất:

Mã Sản Phẩm Mô Tả
TENDA AC1200 Bộ phát WIFI băng tần kép AC1200 tốc độ cao, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming, Mesh
ASUS RT AX1800HP Bộ phát WIFI băng tần kép AX1800 chuẩn WIFI 6 thế hệ mới, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming, AiMesh
ASUS RT AX55 Bộ phát WIFI băng tần kép AX55 chuẩn WIFI 6 thế hệ mới, giá rẻ, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming
ARCHER C64 Bộ phát WIFI băng tần kép AC1200 tốc độ cao, giá rẻ, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming
TENDA AC6 Bộ phát WIFI băng tần kép AC600 tốc độ cao, giá rẻ
TENDA AC5 Bộ phát WIFI băng tần kép AC500 tốc độ cao, giá rẻ
TPLINK AX55 Bộ phát WIFI băng tần kép AX55 chuẩn WIFI 6 thế hệ mới, giá rẻ
TPLINK AX73 Bộ phát WIFI băng tần kép AX73 chuẩn WIFI 6 thế hệ mới, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming
RUIJIE RG EW1200G PRO Bộ phát WIFI băng tần kép AC1200 tốc độ cao, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming
RG EW1800GX PRO Bộ phát WIFI băng tần kép AX1800 chuẩn WIFI 6 thế hệ mới, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming
TPLINK AX5400 Bộ phát WIFI băng tần kép AX5400 WIFI 6 thế hệ mới, tốc độ cao, hỗ trợ MU-MIMO, Beamforming, Mesh

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu WiFi băng tần kép là gì? Ưu nhược điểm của nó!

15 Th5 2024
hướng dẫn cấu hình Voice VLAN

Voice VLAN là gì? Hiểu rõ về Voice VLAN và Ví dụ cấu hình

Voice VLAN là một trong những tính năng cực kỳ quan trọng với mạng Ethernet để đảm bảo chất lượng cuộc gọi của các điện thoại IP trong mạng. Nếu không có Voice VLAN, cả dữ liệu thoại và dữ liệu internet trong mạng sẽ không có sự ưu tiên làm nghẽn mạng, chậm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trò chuyện với khách hàng qua điện thoại IP. Chính vì vậy, giải pháp cho việc này đó là sử dụng Voice VLAN để tạo ra một VLAN riêng cho dữ liệu thoại. Từ đó, các dữ liệu thoại sẽ được ưu tiên hơn và đảm bảo chất lượng cuộc gọi tốt nhất!

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu về Voice VLAN và cách thức cấu hình nó ra sao?

Voice VLAN là gì?

Voice VLAN là gì

Voice VLAN là cách sử dụng cấu hình các cổng trên Switch thuộc về một mạng phụ riêng biệt dành cho dữ liệu thoại trên cùng một hạ tầng mạng cho dữ liệu. Khi điện thoại Voice kết nối với cổng cấu hình Voice VLAN nó sẽ tự động được thêm vào mạng riêng cho dữ liệu thoại (được gọi là Voice VLAN). Mục đích của Voice VLAN là đảm bảo chất lượng thoại và tránh tình trạng canh tranh lưu lượng với các dịch vụ dữ liệu khác.

Tại sao cần sử dụng Voice VLAN?

Bình thường điện thoại IP sẽ được cạnh máy tính. Và chúng cũng cấp dây cáp mạng như máy tính. Nếu ta muốn kết nối các điện thoại Voice IP với Switch , ta có 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng 1 cáp mạng riêng để nối trực tiếp với switch, máy tính cũng vậy.

minh họa lý do sử dụng Voice VLAN

Cách này có hạn chế là:

  • Tốn dây cáp mạng cho điện thoại Voice và máy tính.
  • Ta mất thêm 1 cổng Ethernet trên Switch.

Do đó thông thường ta sẽ sử dụng cách thứ 2: Sử dụng điện thoại IP có 3 cổng kết nối – 1 cổng cho kết nối Switch – 1 cổng cho kết nối máy tính và 1 cổng cho kết nối điện thoại. Trông nó sẽ như sau:

minh họa lý do sử dụng Voice VLAN (2)

Nhưng nếu thế này thì có vấn đề xảy ra, cả dữ liệu từ máy tính và điện thoại đều đến switch trên 1 dây. Nó có thể sẽ gây ra tắc nghẽn và giảm chất lượng cuộc gọi từ điện thoại IP. Do đó ta sẽ cần phải tách tín hiệu điện thoại vào VLAN riêng. Đó chính là lý do ta sử dụng Voice VLAN.

Lợi ích khi sử dụng Voice VLAN

  1. Đảm bảo chất lượng cuộc gọi thoại bằng cách ưu tiên lưu lượng thoại trên mạng.
  2. Giảm nguy cơ nhiễu từ các lưu lượng dữ liệu khác, đảm bảo chất lượng thoại ổn định.
  3. Giảm tải trên mạng chung, cải thiện hiệu suất và độ ổn định của mạng LAN.
  4. Phân biệt và quản lý lưu lượng thoại và dữ liệu dễ dàng hơn, tối ưu hóa hoạt động và duy trì mạng một cách hiệu quả.
  5. Có thể triển khai trên các hệ thống mạng Ethernet hiện có mà không cần thay đổi cấu hình toàn bộ mạng, tiết kiệm thời gian và chi phí triển khai.

Cấu hình Voice VLAN thế nào?

Quay lại ví dụ kết nối ở phần trên, ta kết nối 1 máy tính và 1 điện thoại IP với Switch. Bây giờ ta sử dụng Voice VLAN để tách riêng máy tính và điện thoại IP. Nó sẽ trông như sau:

ví dụ cấu hình Voice VLAN

Để cấu hình Voice VLAN, rất đơn giản nếu bạn đã quen với cấu hình VLAN trước đó. Ta chỉ cần cấu hình cổng kết nối trên Switch sử dụng VLAN 100 cho máy tính và VLAN 101 cho điện thoại IP.

Kết quả sau cùng sẽ như sau:

Bây giờ ta sẽ đi vào các bước cấu hình chi tiết:

Bước 1: Tạo hai VLAN 100 và VLAN 101

SW1(config)#vlan 100
SW1(config-vlan)#name COMPUTER
SW1(config-vlan)#exit
SW1(config)#vlan 101
SW1(config-vlan)#name VOIP
SW1(config-vlan)#exit

Bước 2: Cấu hình cổng trên Switch:

SW1(config)#interface GigabitEthernet 0/1
SW1(config-if)#switchport mode access
SW1(config-if)#switchport access vlan 100
SW1(config-if)#switchport voice vlan 101
SW1(config-if)#exit

Lưu ý: trong ví dụ trên ta đang cấu hình cổng Gigabit 0/1 trên switch, dùng lệnh switchport voice vlan để yêu cầu sử dụng VLAN 101 làm Voice VLAN.

Để kiểm tra cấu hình xem hoạt động không, ta thực hiện lệnh show interfaces như sau:

SW1#show interfaces GigabitEthernet 0/1 switchport
Name: Gi0/1
Switchport: Enabled
Administrative Mode: static access
Operational Mode: static access
Administrative Trunking Encapsulation: negotiate
Operational Trunking Encapsulation: native
Negotiation of Trunking: Off
Access Mode VLAN: 100 (COMPUTER)
Trunking Native Mode VLAN: 1 (default)
Administrative Native VLAN tagging: enabled
Voice VLAN: 101 (VOIP)
Administrative private-vlan host-association: none
Administrative private-vlan mapping: none
Administrative private-vlan trunk native VLAN: none
Administrative private-vlan trunk Native VLAN tagging: enabled
Administrative private-vlan trunk encapsulation: dot1q
Administrative private-vlan trunk normal VLANs: none
Administrative private-vlan trunk associations: none
Administrative private-vlan trunk mappings: none
Operational private-vlan: none
Trunking VLANs Enabled: ALL
Pruning VLANs Enabled: 2-1001
Capture Mode Disabled
Capture VLANs Allowed: ALLProtected: false
Unknown unicast blocked: disabled
Unknown multicast blocked: disabled
Appliance trust: none

Kết quả trên cho thấy ta đã thành công cấu hình Voice VLAN!

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu về Voice VLAN là gì và cách để cấu hình ra sao!

15 Th5 2024
tường lửa là gì

Tường lửa (Firewall) là gì? Cách tường lửa bảo vệ thiết bị và mạng của bạn

Tường lửa hay Firewall có thể là một phần mềm hoặc thiết bị. Phần mềm tường lửa thường được cài đặt trên máy tính cá nhân, điện thoại. Thiết bị tường lửa được lắp đặt ở ngoài cùng của mạng. Trong bài viết này, ta sẽ đi tìm hiểu rõ tất cả kiến thức về tường lửa để giúp bạn hiểu bản chất của tường lửa và cách thức nó hoạt động ra sao?

Tường lửa – Firewall là gì?

tác dụng của Firewall

Tường lửa là một phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng để bảo vệ mạng máy tính của bạn bằng cách kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng. Nó quyết định xem liệu dữ liệu nào được phép đi qua hay bị chặn dựa trên các quy tắc được thiết lập trước, giúp ngăn chặn các mối đe dọa từ mạng bên ngoài và kiểm soát truy cập đến các tài nguyên trong mạng.

Phần mềm tường lửa

Phần mềm tường lửa là các ứng dụng hoặc chương trình được cài đặt trên thiết bị như máy tính PC, laptop để thực hiện chức năng bảo vệ mạng. Thông thường, các phần mềm tường lửa thường được các nhà sản xuất máy tính tích hợp sẵn vào hệ điều hành của mình. Người dùng có thể bật tắt tính năng tường lửa trên thiết bị của họ.

minh họa tác dụng của phần mềm tường lửa

Phần mềm tường lửa khác với phần mềm chống virus:

Rất nhiều người nhầm lẫn tường lửa và phần mềm chống Virus với nhau. Firewall chủ yếu kiểm soát và ngăn chặn lưu lượng truy cập vào mạng. Nó không phát hiện và ngăn chặn virus. Các phần mềm diệt virus như Karpersky mới thực hiện chức năng này.

Phần mềm chống virus được thiết kế để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các phần mềm độc hại như virus, trojan, và malware khác từ môi trường máy tính. Trong khi đó, Tường lửa thường hoạt động ở cấp độ mạng, kiểm soát lưu lượng dựa trên các quy tắc và chính sách được cấu hình trước.

Thiết bị Firewall

ảnh thiết bị tường lửa
ảnh thiết bị tường lửa

Thiết bị tường lửa là thiết bị cứng nằm ở biên của mạng. Nơi kết nối với Internet. Thông thường Firewall sẽ được đặt sau Modem và kết nối với Router. Khi đó, mọi lưu lượng truy cập vào ra trong mạng đều sẽ được kiểm soát bởi thiết bị tường lửa.

Thiết bị tường lửa thường có khả năng tích hợp nhiều tính năng bảo mật khác nhau như kiểm soát truy cập, VPN, bảo vệ chống xâm nhập (IDS/IPS), và lọc nội dung.

Các thiết bị tường lửa thường được quản lý từ một trung tâm quản lý tập trung, cho phép người quản trị tạo, cấu hình và theo dõi các chính sách bảo mật trên toàn bộ mạng.

Tường lửa hoạt động như thế nào?

Khi gói dữ liệu đi qua tường lửa (bất kể là phần mềm hay thiết bị), tường lửa sẽ phân tích nó để xác định các thông tin như địa chỉ IP nguồn và đích, cổng giao tiếp, và giao thức sử dụng.

Tường lửa sẽ so sánh thông tin của gói dữ liệu với các quy tắc và chính sách được cấu hình trước. Các quy tắc này có thể xác định rằng một gói dữ liệu cụ thể được phép đi qua dựa trên các tiêu chí như địa chỉ IP, cổng giao tiếp, hoặc giao thức sử dụng.

tường lửa hoạt động thế nào

Dựa trên kết quả của việc so sánh, tường lửa sẽ quyết định liệu gói dữ liệu đó được phép đi qua hay bị chặn. Nếu gói dữ liệu tuân theo một trong các quy tắc được cấu hình, nó sẽ được chấp nhận và tiếp tục đi qua. Ngược lại, nếu gói dữ liệu không tuân theo bất kỳ quy tắc nào, nó sẽ bị từ chối và không được chuyển tiếp.

Nhiều tường lửa hiện đại cung cấp khả năng kiểm tra ở tầng ứng dụng. Điều này cho phép tường lửa phân tích dữ liệu ở mức cao hơn, nhận biết và kiểm soát các ứng dụng cụ thể hoạt động trên mạng. Ví dụ, tường lửa có thể kiểm tra giao thức HTTP và ngăn chặn truy cập vào các trang web cụ thể hoặc ngăn chặn các loại truy cập không mong muốn như trò chơi trực tuyến.

Tường lửa có thể ghi lại các sự kiện quan trọng như việc chấp nhận hoặc từ chối gói dữ liệu, giúp người quản trị mạng theo dõi và phân tích các hoạt động trên mạng.

Tại sao cần sử dụng tường lửa?

Tưởng lửa là một biện pháp tốt để bảo vệ mạng và thiết bị của bạn. Tại sao cần sử dụng tường lửa ư? Vì thiết bị và mạng của bạn cần phải được bảo vệ? Nếu không bảo vệ thì có sao không á?

Nếu không sử dụng tường lửa, thiết bị mà mạng của bạn gặp rất nhiều rủi ro:

  • Dễ dàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng như: (DoS), tấn công phá hủy, và lây nhiễm malware.
  • Không có tường lửa, tức là bạn đang mở cửa chờ hacker xâm nhập vào mạng và thiết bị của bạn.
  • Không có tường lửa để kiểm soát và lọc lưu lượng mạng, malware như virus, trojan, và ransomware có thể dễ dàng lây lan trong mạng nội bộ, gây ra sự cố và thiệt hại lớn.

Cho nên, khi sử dụng máy tính như các hệ điều hành Windows, Mac luôn gửi cảnh báo khi bạn tắt tường lửa trên thiết bị của bạn.

Và các phần mềm cài đặt thêm và tải trên mạng về thường yêu cầu tắt tường lửa để cài đặt. Điều này có nhiều rủi ro, đặc biệt là các phần mềm miễn phí hoặc crack thường chứa virus.

Do đó, hãy luôn bật tường lửa trên thiết bị và sử dụng tường lửa bảo vệ mạng của bạn!

Mong rằng, qua bài viết này bạn đã nắm rõ được các ý chính sau:

  • Tường lửa hay Firewall có tác dụng kiểm soát lưu lượng ra vào mạng của bạn.
  • Tường lửa có thể là phần mềm hoặc thiết bị phần cứng.
  • Tường lửa rất quan trọng để bảo vệ an toàn cho mạng của bạn.
  • Phần mềm tường lửa và phần mềm chống virus là khác nhau.
15 Th5 2024
PDU là gì

PDU là gì? Thanh nguồn PDU có những loại nào?

PDU hay Thanh nguồn PDU là một trong những phụ kiện không thể thiếu khi thiết kế lắp đặt các thiết bị mạng trong tủ rack, phòng máy chủ. Bài viết này hướng dẫn đầy đủ các kiến thức cần thiết để bạn có thể hiểu và lựa chọn thanh nguồn PDU chính xác!

Thanh nguồn PDU là gì? Nó nằm ở đâu?

hình ảnh thanh nguồn PDU lắp trên rack

Thanh nguồn PDU là một thiết bị trung gian nằm giữa nguồn cấp điện và các thiết bị sử dụng điện, như tủ rack hoặc trung tâm dữ liệu. Nó nhận nguồn điện từ nguồn cung cấp chính hoặc từ bộ lưu điện UPS và phân phối đến các thiết bị khác như Switch, máy chủ, Router qua các ổ cắm điện.

Chức năng của thanh nguồn PDU

  1. Phân phối nguồn điện: PDU phân phối nguồn điện từ nguồn cung cấp đến các thiết bị cần sử dụng điện, giúp cung cấp nguồn điện ổn định và liên tục.
  2. Quản lý nguồn điện: Một số PDU có tính năng quản lý để theo dõi và kiểm soát việc sử dụng điện của các thiết bị, bao gồm cả khả năng tắt/bật từ xa các ổ cắm điện.
  3. Bảo vệ thiết bị: PDU có thể đi kèm với các tính năng bảo vệ như chống quá tải, chống sét, và cung cấp cách ly để đảm bảo an toàn cho các thiết bị kết nối.
  4. Dự phòng: Một số PDU có tính năng dự phòng, cho phép chuyển đổi nguồn tự động giữa các nguồn cung cấp để đảm bảo rằng nguồn điện vẫn được cung cấp một cách liên tục ngay cả khi có sự cố với một nguồn.

Cấu tạo thanh nguồn PDU

hình ảnh thanh nguồn PDU

Có khá nhiều loại PDU khác nhau. Mỗi loại có thiết kế riêng. Tuy nhiên một thanh nguồn PDU chắc chắn sẽ có 3 thành phần chính sau:

1. Atomat quản lý tổng

2. Ổ cắm

3. Công tắc bật tắt

Ngoài ra, trên PDU có thể thiết kế thêm các thành phần khác như:

4. Đèn báo tín hiệu điện (có thể dạng thông minh hơn là đèn báo thông số điện, cho biến mức điện áp nguồn điện)

5. Trang bị thêm các cổng mạng RJ45.

6. Trang bị dây tiếp địa

Thanh nguồn PDU có bao nhiêu cổng cắm?

hình ảnh thanh nguồn PDU 2

Phổ biến nhất hiện nay thì có loại PDU 6 cổng, 12 cổng và 24 cổng cắm. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều loại PDU với số lượng ổ cắm lớn lên tới 48 cổng thậm chí là hơn!

Các loại thanh nguồn PDU thường được thiết kế để bắt vít vào các thanh đứng hoặc thanh ngang trong tủ Rack.

Thanh nguồn PDU sử dụng ổ cắm nào?

Dưới đây là một số loại ổ cắm điện thường được sử dụng trong các thanh nguồn PDU:

  • C13 (IEC 60320 C13): Đây là loại ổ cắm điện phổ biến cho các thiết bị công nghệ thông tin như máy chủ, thiết bị mạng, máy tính để bàn, và các thiết bị điện tử khác.
  • C19 (IEC 60320 C19): Loại ổ cắm này thường được sử dụng cho các thiết bị có nhu cầu điện năng cao hơn, như máy chủ mạnh mẽ hoặc thiết bị công nghiệp.
  • NEMA: Chuẩn ổ cắm điện của Hiệp hội Cơ điện Hoa Kỳ (National Electrical Manufacturers Association) được sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ. Các loại phổ biến bao gồm NEMA 5-15 (đối với các ổ cắm tam pha có dạng hình chữ nhật) và NEMA 5-20 (đối với các ổ cắm tam pha có dạng hình chữ T).
  • Schuko: Chuẩn ổ cắm điện châu Âu, thường được sử dụng ở nhiều quốc gia châu Âu.
  • BS 1363: Chuẩn ổ cắm điện Anh, được sử dụng ở Vương quốc Anh và một số quốc gia khác.
  • Trung Quốc GB: Chuẩn ổ cắm điện của Trung Quốc, phổ biến trong quốc gia này và một số khu vực khác.
  • JIS C 8303: Chuẩn ổ cắm điện của Nhật Bản.

các loại ổ cắm trên thanh nguồn PDU

Có các loại thanh nguồn PDU nào?

1. Basic PDU: Cung cấp nguồn điện cơ bản mà không có khả năng quản lý từ xa.

basic PDU

2. Metered PDU: Có khả năng đo lường mức tiêu thụ điện năng.

Metered PDU

3. Switched PDU: Cho phép bật/tắt các ổ cắm từ xa.

Switched PDU

4. Intelligent PDU: Tích hợp các tính năng quản lý và bảo mật tiên tiến

Intelligent PDU

Mong rằng đến đây bạn đã hiểu rõ về thanh nguồn PDU, nếu cần tư vấn và mua sản phẩm về PDU. Liên hệ ngay với đội ngũ kinh doanh của Thiết Bị Mạng Giá Rẻ!

15 Th5 2024
tìm hiểu về PSU - bộ nguồn máy tính

PSU là gì? Cách chọn nguồn máy tính PSU phù hợp

PSU (Power Supply Unit) hay bộ nguồn máy tính là một thiết bị cung cấp điện cho toàn bộ các linh kiện của máy tính. PSU chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) từ lưới điện thành các mức điện áp một chiều (DC) khác nhau, phù hợp để cung cấp năng lượng cho các thành phần như bo mạch chủ, ổ cứng, card đồ họa, và các thiết bị ngoại vi khác. PSU đảm bảo rằng các linh kiện nhận được nguồn điện ổn định và an toàn để hoạt động hiệu quả.

hình ảnh bộ nguồn máy tính PSU

Chức năng chính của bộ nguồn máy tính PSU

Bộ nguồn máy tính có 2 chức năng chính gồm: chuyển đổi điện áp và điều chỉnh điện áp.

1. Chuyển đổi điện áp

Một trong những chức năng quan trọng nhất của PSU là chuyển đổi điện áp. Cụ thể:

Chuyển đổi từ AC sang DC: Nguồn điện từ lưới điện là dòng điện xoay chiều (AC) với điện áp cao (thường là 110V hoặc 220V tùy thuộc vào khu vực). Tuy nhiên, các linh kiện bên trong máy tính như bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, và card đồ họa lại sử dụng dòng điện một chiều (DC) với điện áp thấp hơn nhiều (thường là 3.3V, 5V, 12V).

Quá trình chuyển đổi: PSU sử dụng biến áp (transformer) để hạ thấp điện áp AC xuống mức phù hợp trước khi sử dụng bộ chỉnh lưu để biến đổi dòng điện từ AC thành DC. Sau đó, các bộ lọc sẽ loại bỏ các nhiễu tần số cao, đảm bảo dòng điện DC đầu ra mượt mà và ổn định.

2. Điều chỉnh điện áp

Ngoài việc chuyển đổi, PSU còn có nhiệm vụ quan trọng khác là điều chỉnh điện áp đầu ra:

Ổn định điện áp: Mạch điều chỉnh điện áp trong PSU đảm bảo rằng các mức điện áp đầu ra (3.3V, 5V, 12V) luôn ổn định, ngay cả khi điện áp đầu vào hoặc tải của hệ thống thay đổi. Điều này rất quan trọng vì các linh kiện nhạy cảm của máy tính, đặc biệt là CPU và GPU, đòi hỏi điện áp chính xác để hoạt động hiệu quả và an toàn.

Bảo vệ thiết bị: Một PSU tốt có các cơ chế bảo vệ như bảo vệ quá áp (OVP), bảo vệ quá dòng (OCP), bảo vệ quá tải (OLP), và bảo vệ ngắn mạch (SCP). Những cơ chế này bảo vệ các linh kiện khỏi các sự cố điện áp không ổn định, giúp kéo dài tuổi thọ của máy tính và giảm nguy cơ hư hỏng.

Một bộ nguồn máy tính PSU gồm những thành phần nào?

hình ảnh bên trong bộ nguồn máy tính PSU

PSU bao gồm bốn thành phần chính, mỗi thành phần đảm nhận một vai trò quan trọng:

  1. Bộ biến áp: Hạ điện áp AC xuống mức thấp hơn.
  2. Chỉnh lưu: Biến đổi dòng điện AC thành DC.
  3. Bộ lọc: Loại bỏ nhiễu tần số cao và làm mịn dòng điện DC.
  4. Điều chỉnh điện áp: Đảm bảo điện áp đầu ra ổn định.

Bộ nguồn máy tính PSU có những loại nào?

Có ba loại PSU chính: ATX, SFX, và Modular PSU.

1. ATX (Advanced Technology eXtended)

bộ nguồn máy tính loại ATX

ATX là tiêu chuẩn thiết kế PSU do Intel giới thiệu vào năm 1995. Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất được sử dụng trong các máy tính để bàn hiện nay.

Kích thước và hình dạng: ATX có kích thước tiêu chuẩn với chiều rộng 150mm, chiều cao 86mm, và chiều sâu thường dao động từ 140mm đến 180mm hoặc hơn tùy thuộc vào công suất.

Đầu nối: PSU ATX cung cấp một loạt các đầu nối bao gồm đầu nối 24-pin cho bo mạch chủ, đầu nối 4-pin hoặc 8-pin cho CPU, và nhiều đầu nối SATA, Molex, và PCIe cho các thiết bị khác.

Công suất: Thường dao động từ 300W đến 1200W hoặc hơn, phù hợp cho nhiều cấu hình máy tính từ cơ bản đến cao cấp.

2. SFX (Small Form Factor)

bộ nguồn máy tính loại SFX

SFX là một tiêu chuẩn thiết kế PSU nhỏ gọn, phù hợp cho các hệ thống máy tính nhỏ như Mini-ITX hoặc các case nhỏ gọn khác.

Kích thước và hình dạng: SFX có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với ATX, với chiều rộng 125mm, chiều cao 63.5mm, và chiều sâu khoảng 100mm.

Đầu nối: Mặc dù nhỏ gọn, SFX PSU vẫn cung cấp đầy đủ các đầu nối cần thiết bao gồm đầu nối 24-pin, đầu nối CPU 4-pin hoặc 8-pin, và các đầu nối SATA, Molex, và PCIe.

Công suất: Thường từ 300W đến 700W, đủ để cung cấp điện cho các hệ thống nhỏ gọn nhưng vẫn mạnh mẽ.

3. Modular PSU

bộ nguồn máy tính loại Modular PSU

Modular PSU là loại PSU mà người dùng có thể tháo rời và kết nối các dây cáp theo nhu cầu, giúp giảm thiểu lộn xộn và cải thiện luồng không khí bên trong case.

Loại modular:

Full Modular: Tất cả các dây cáp đều có thể tháo rời.

Semi-Modular: Chỉ một số dây cáp nhất định có thể tháo rời, thường là dây cáp không quan trọng như SATA và Molex.

Ưu điểm:

Quản lý cáp dễ dàng: Người dùng chỉ cần kết nối những dây cáp cần thiết, giúp giảm thiểu lộn xộn và tạo không gian thông thoáng hơn cho luồng không khí.

Thẩm mỹ: Case máy tính trông gọn gàng và ngăn nắp hơn.

Nhược điểm: Thường có giá cao hơn so với PSU non-modular hoặc fixed-cable.

Khi chọn bộ nguồn máy tính cần lưu ý đến các thông số nào?

ảnh thông số PSU

Để chọn lựa và sử dụng PSU hiệu quả, cần hiểu rõ các thông số kỹ thuật quan trọng sau:

1. Công suất (Wattage)

Công suất của PSU chỉ số điện năng tối đa mà PSU có thể cung cấp, đo bằng watt (W).

Tầm quan trọng:

Đảm bảo đủ điện năng: Công suất phải đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống, bao gồm bo mạch chủ, CPU, GPU, ổ cứng, RAM, và các thiết bị ngoại vi khác. Nếu PSU không đủ công suất, hệ thống có thể không hoạt động ổn định hoặc thậm chí không khởi động được.

Dự phòng công suất: Nên chọn PSU có công suất dự phòng, thường khoảng 20-30% so với tổng nhu cầu của hệ thống, để đảm bảo khả năng mở rộng và sự ổn định.

Cách tính toán: Sử dụng các công cụ tính toán công suất trực tuyến hoặc kiểm tra yêu cầu công suất của từng linh kiện để xác định công suất tổng cần thiết.

2. Hiệu suất (Efficiency)

Hiệu suất của PSU là phần trăm năng lượng từ nguồn điện được chuyển đổi thành điện năng sử dụng, phần còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt.

Tầm quan trọng:

Tiết kiệm năng lượng: Hiệu suất cao giúp tiết kiệm điện năng và giảm chi phí vận hành.

Giảm nhiệt lượng tỏa ra: Hiệu suất cao cũng đồng nghĩa với việc ít nhiệt lượng bị mất đi, giúp hệ thống mát hơn và giảm tải cho hệ thống làm mát.

Tiêu chuẩn 80 PLUS:

Xếp hạng: Các PSU đạt tiêu chuẩn 80 PLUS phải có hiệu suất ít nhất 80% tại các mức tải 20%, 50%, và 100%. Các xếp hạng cao hơn như Bronze, Silver, Gold, Platinum, và Titanium tương ứng với hiệu suất cao hơn.

Ví dụ: PSU 80 PLUS Gold có hiệu suất khoảng 87-90%, nghĩa là chỉ có 10-13% năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt.

3. Đường điện 12V (12V Rail)

Đường điện 12V cung cấp năng lượng cho các linh kiện yêu cầu dòng điện lớn như CPU và card đồ họa.

Tầm quan trọng:

Công suất cao: Đường 12V phải cung cấp đủ dòng điện cho CPU và GPU, hai thành phần tiêu thụ điện năng lớn nhất trong hệ thống.

Số lượng đường 12V: PSU có thể có một đường 12V đơn (single rail) hoặc nhiều đường 12V (multi-rail).

  • Single rail: Cung cấp toàn bộ công suất qua một đường duy nhất, dễ quản lý và lắp đặt.
  • Multi-rail: Chia công suất ra nhiều đường, mỗi đường có giới hạn dòng điện riêng, có thể cung cấp bảo vệ tốt hơn cho hệ thống.

Cách lựa chọn: Xem xét tổng dòng điện (A) mà đường 12V có thể cung cấp và đảm bảo nó đáp ứng đủ nhu cầu của các linh kiện chính.

4. PFC (Power Factor Correction)

PFC là cơ chế điều chỉnh hệ số công suất để giảm tiêu thụ điện năng không cần thiết và cải thiện hiệu quả năng lượng.

Tầm quan trọng:

Hiệu quả năng lượng: PFC giúp giảm lượng công suất phản kháng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện.

Giảm tải cho lưới điện: Cải thiện hệ số công suất giúp giảm tải cho hệ thống điện lưới và giảm chi phí điện.

Các loại PFC:

Passive PFC: Sử dụng các thành phần thụ động như tụ điện và cuộn cảm để cải thiện hệ số công suất, hiệu quả thấp hơn và thường không đáp ứng các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện đại.

Active PFC: Sử dụng các mạch điện tử để điều chỉnh hệ số công suất, hiệu quả cao hơn (hệ số công suất có thể đạt tới 0.99), phổ biến trong các PSU hiện đại.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về PSU – Bộ nguồn máy tính!

14 Th5 2024

Cách đọc thông số và ký hiệu in trên Module quang SFP

Trên các Module SFP thường in rất nhiều thông tin về thông số kỹ thuật và cả thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, nếu chưa tiếp xúc bao giờ thì rất khó hiểu các thông tin này. Bài viết này mình sẽ lấy ví dụ các hãng Module nổi tiếng và phổ biến để giải thích ý nghĩa các thông số trên Module cho bạn hiểu.

Lưu ý: vì mỗi hãng khác nhau có thông tin in trên Module quang khác nhau. Do đó, ta sẽ cần phải nắm rõ công thức chung để hiểu được các con số trên Module này chỉ thông số nào!

Thông số kỹ thuật trên module SFP của Huawei

Huawei là một trong những hãng nổi tiếng và mới bắt đầu sản xuất module SFP. Các thông số in trên module SFP của Huawei rất chi tiết nên rất đang để xem xét trước. Hãy quan sát hình ảnh sau:

ảnh thông số kỹ thuật trên Module SFP của Huawei

Quan sát hình ảnh trên ta sẽ thấy ngay tên hãng và mã sản phẩm dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, một loạt thông số sau thì khá dài:

50G-1295nm(Tx)/1309nm(Rx)-40Km
QSFP28-50G-BIDI-40Km-SM-2
OM9382EX101 HSC
SN: 032YYUNML3002294 MADE IN CHINA

Sau đây là ý nghĩa chi tiết của từng thông số trên:

1. 0G-1295nm(Tx)/1309nm(Rx)-40Km

  • 50G: Tốc độ truyền dữ liệu của module là 50 gigabit mỗi giây (Gbps).
  • 1295nm(Tx): Bước sóng của tín hiệu phát (Tx) là 1295 nanomet.
  • 1309nm(Rx): Bước sóng của tín hiệu nhận (Rx) là 1309 nanomet.
  • 40Km: Khoảng cách truyền dữ liệu tối đa là 40 kilômét.

2. QSFP28-50G-BIDI-40Km-SM-2

  • QSFP28: Loại module là QSFP28 (Quad Small Form-factor Pluggable 28), một chuẩn giao tiếp quang học hỗ trợ tốc độ cao, ở đây là 50G.
  • 50G: Tốc độ dữ liệu của module là 50 gigabit mỗi giây.
  • BIDI: Bi-directional (hai chiều), nghĩa là module này có khả năng truyền và nhận dữ liệu trên cùng một sợi quang sử dụng các bước sóng khác nhau.
  • 40Km: Khoảng cách truyền dữ liệu tối đa là 40 kilômét.
  • SM: Single Mode, loại cáp quang đơn mode được sử dụng với module này.
  • 2: Có thể biểu thị phiên bản hoặc kiểu kết nối cụ thể trong dòng sản phẩm.

3. OM9382EX101 HSC

  • OM9382EX101: Đây là mã số phần hoặc model số của sản phẩm, định danh sản phẩm cụ thể của Huawei.
  • HSC: Có thể là mã số nhà sản xuất hoặc chỉ định cụ thể khác liên quan đến Huawei.
  • SN: 032YYUNML3002294
  • SN: Serial Number, số serial duy nhất của module.
  • 032YYUNML3002294: Mã số serial cụ thể, dùng để quản lý và theo dõi sản phẩm.

4. MADE IN CHINA: Thông tin này cho biết module được sản xuất tại Trung Quốc.

Thông số kỹ thuật trên Module SFP của Cisco

Cisco là hãng rất nổi tiếng về Module quang. Nhưng thông tin in trên Module SFP của Cisco khá khác so với Huawei. Nó sẽ trông như hình ảnh dưới đây:

ảnh thông số kỹ thuật trên Module SFP của Cisco

Vẫn rất dễ dàng nhận thấy logo của Cisco tuy nhiên các thông số kỹ thuật đằng sau thì khá khó hiểu. Ta thấy rằng có một loạt thông số như sau:

SFP-10G-SR-S            COM
10-3105-01                   LN#50 6/2007
CLASS1 21CFR           1040.10
MADE IN MALAYSIA    N906
SN: FNS20320AYX       B V01

Sau đây là ý nghĩa chi tiết của từng thông số kỹ thuật trên:

1. SFP-10G-SR-S COM

  • SFP-10G-SR-S: Đây là mã sản phẩm của Cisco cho module SFP+:
    • SFP: Small Form-factor Pluggable, dạng module.
    • 10G: Tốc độ truyền dữ liệu là 10 Gigabit mỗi giây.
    • SR: Short Range, chỉ ra rằng module này dùng cho khoảng cách ngắn, thường lên đến 300 mét trên sợi quang multimode.
    • S: Đôi khi được sử dụng để phân biệt các phiên bản hoặc tính năng cụ thể, như khả năng tiết kiệm điện năng hoặc tích hợp tính năng quản lý.
  • COM: Có thể ám chỉ đây là phiên bản thương mại hoặc một chỉ định cụ thể của nhà sản xuất.

2. 10-3105-01 LN#50 6/2007

  • 10-3105-01: Đây là số phần (Part Number) của Cisco, giúp xác định sản phẩm cụ thể.
  • LN#50: Số lô sản xuất (Lot Number) hoặc mã nhận dạng sản xuất cụ thể.
  • 6/2007: Tháng và năm sản xuất của module, ở đây là tháng 6 năm 2007.

3. CLASS1 21CFR 1040.10

  • CLASS1: Chỉ ra rằng thiết bị này là một sản phẩm laser thuộc Class 1 theo tiêu chuẩn an toàn laser quốc tế.
  • 21CFR 1040.10: Đây là quy định của FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ liên quan đến tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm laser.

4. MADE IN MALAYSIA N906

  • MADE IN MALAYSIA: Thông tin này cho biết module được sản xuất tại Malaysia.
  • N906: Có thể là mã sản xuất hoặc mã nhà máy cụ thể tại Malaysia.
  • SN: FNS20320AYX B V01
    • SN: Serial Number, số serial duy nhất của module.
    • FNS20320AYX: Mã số serial cụ thể, dùng để quản lý và theo dõi sản phẩm.
    • B V01: Phiên bản của module hoặc lô sản xuất cụ thể.

Thông số kỹ thuật trên Module quang SFP của Juniper

Juniper cũng là một hãng khá nổi tiếng về Module quang, hãy cùng xem thông số in trên SFP Juniper có gì khác với Cisco và Huawei qua hình ảnh dưới đây:

ảnh thông số kỹ thuật trên Module SFP của Juniper

Qua ảnh trên ta thấy một dãy các thông số như sau:

Juniper Networks REV 01 10GE SFP+ SR
740-021308
Finistar FTLX8571D3BCL-J1 MADE IN MALAYSIA
S/N: AQA0DUS
Class 1 21CFR1040.10 LN#50 7/01 FINI 13-36

Dưới đây là ý nghĩa chi tiết của các thông số này:

1. Juniper Networks REV 01 10GE SFP+ SR

  • Juniper Networks: Tên nhà sản xuất, ở đây là Juniper Networks.
  • REV 01: Phiên bản sản phẩm, cho biết đây là phiên bản 01 của module.
  • 10GE: Tốc độ truyền dữ liệu là 10 Gigabit Ethernet.
  • SFP+: Small Form-factor Pluggable Plus, dạng module hỗ trợ tốc độ cao hơn so với SFP thông thường.
  • SR: Short Range, chỉ ra rằng module này dùng cho khoảng cách ngắn, thường lên đến 300 mét trên sợi quang multimode.

2. 740-021308: Đây là số hiệu phần (Part Number) của Juniper, giúp xác định sản phẩm cụ thể.

3. Finisar FTLX8571D3BCL-J1 MADE IN MALAYSIA

  • Finisar: Tên nhà sản xuất thực tế của module quang, trong trường hợp này là Finisar, một nhà sản xuất thiết bị quang học nổi tiếng.
  • FTLX8571D3BCL-J1: Mã sản phẩm của Finisar, xác định kiểu dáng và tính năng của module.
  • MADE IN MALAYSIA: Thông tin này cho biết module được sản xuất tại Malaysia.

4. S/N: AQA0DUS

  • S/N: Serial Number, số serial duy nhất của module.
  • AQA0DUS: Mã số serial cụ thể, dùng để quản lý và theo dõi sản phẩm.

5. Class 1 21CFR1040.10 LN#50 7/01 FINI 13-36

  • Class 1: Chỉ ra rằng thiết bị này là một sản phẩm laser thuộc Class 1 theo tiêu chuẩn an toàn laser quốc tế.
  • 21CFR1040.10: Đây là quy định của FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ liên quan đến tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm laser.
  • LN#50: Số lô sản xuất (Lot Number) hoặc mã nhận dạng sản xuất cụ thể.
  • 7/01: Tháng và năm sản xuất, ở đây có thể là tháng 7 năm 2001.
  • FINI: Viết tắt của Finisar, nhà sản xuất module.
  • 13-36: Có thể là mã nhận dạng sản xuất cụ thể hoặc chỉ định khác liên quan đến lô sản xuất.

Mong rằng qua bài viết hướng dẫn này, bạn đã hình dung ra được trên Module SFP có ghi các thông tin gì? Biết ý nghĩa của chúng!

14 Th5 2024
có thể cắm SFP+ vào cổng SFP trên Switch 1 G không

Module SFP và SFP+ có thay thế cho nhau được không? 10G SFP+ cắm vào cổng SFP trên Switch 1G có sao không?

Khi chuyển đổi mạng sang từ 1G sang 10G hoặc mở rộng và thu hẹp mạng. Nhiều người gặp vấn để về việc muốn tận dụng các SFP+ thừa cho mạng 1G hoặc muốn sử dụng SFP 1G cắm vào các cổng SFP+ trên switch 10G? Rất nhiều người thắc mắc rằng liệu rằng nó có thể hoạt động được không? Nếu hoạt động thì có vấn đề gì xảy ra không?

Trong bài viết này mình sẽ phân tích chi tiết về khả năng tương thích giữa SFP và SFP +!

Sự tương thích giữa SFP và SFP+

1. Đặc điểm của SFP và SFP+

hình ảnh Module SFP và SFP+

SFP (Small Form-factor Pluggable): Là module quang được sử dụng phổ biến trong các mạng Gigabit Ethernet và các mạng khác như Fibre Channel. SFP hoạt động ở tốc độ lên đến 1 Gbps và hỗ trợ nhiều chuẩn khác nhau, bao gồm 1000BASE-SX, 1000BASE-LX, và 1000BASE-T.

SFP+ (Enhanced Small Form-factor Pluggable): Là phiên bản nâng cao của SFP, hỗ trợ tốc độ lên đến 10 Gbps. SFP+ thường được sử dụng trong các mạng 10 Gigabit Ethernet và các ứng dụng tốc độ cao khác.

2. Khả năng tương thích

minh họa cho việc thay thế SFP và SFP+

Cơ học: SFP và SFP+ có cùng kích thước vật lý và cổng kết nối, do đó SFP có thể cắm vào khe cắm SFP+ và ngược lại.

Điện: Các khe cắm SFP+ thường hỗ trợ cả module SFP và SFP+, nhưng khe cắm SFP không hỗ trợ module SFP+ do yêu cầu về tốc độ và hiệu suất cao hơn của SFP+.

Quang học: Module SFP+ thường được thiết kế để hỗ trợ các chuẩn quang học khác nhau, bao gồm cả những chuẩn dành cho SFP. Tuy nhiên, việc hoạt động của module phụ thuộc vào tính năng của thiết bị đầu cuối và loại cáp quang được sử dụng.

Sử dụng module 10G SFP+ cắm vào cổng SFP chuyển mạch Gigabit 1G có sao không?

minh họa cho việc thay thế SFP+ vào ổ cắm SFP

1. Khả năng tương thích ngược

Module SFP+ có thể cắm vào cổng SFP: Về mặt cơ học, cổng SFP có thể chấp nhận module SFP+. Tuy nhiên, vì cổng SFP chỉ hỗ trợ tốc độ tối đa 1 Gbps, module SFP+ sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ 1 Gbps khi được cắm vào cổng này.

Giới hạn về tốc độ: Một module SFP+ được thiết kế để hoạt động ở tốc độ 10 Gbps. Khi được cắm vào cổng SFP 1G, tốc độ sẽ bị giới hạn ở 1 Gbps. Điều này có thể gây ra sự lãng phí tài nguyên của module SFP+ và không tận dụng được hết hiệu suất của nó.

2. Vấn đề về công suất và nhiệt độ

Tiêu thụ điện năng: Module SFP+ thường tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với SFP, điều này có thể gây ra vấn đề nếu thiết bị mạng không được thiết kế để xử lý mức tiêu thụ cao này.

Quản lý nhiệt độ: Module SFP+ có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn, yêu cầu thiết bị mạng phải có khả năng quản lý nhiệt độ hiệu quả để tránh tình trạng quá nhiệt.

Tổng kết lại: mặc dù module SFP có thể cắm vào cổng SFP+ và hoạt động ở tốc độ 1 Gbps, và ngược lại module SFP+ có thể cắm vào cổng SFP nhưng sẽ bị giới hạn ở tốc độ 1 Gbps. Việc sử dụng module SFP+ trong cổng SFP 1G có thể không phải là giải pháp tối ưu vì không tận dụng được hiệu suất tối đa của module SFP+. Do đó, mình khuyên bạn nên sử dụng đúng loại module SFP vào đúng thiết bị của nó!