07 Th12 2017

Mua cáp quang chính hãng, uy tín ở đâu Hà Nội?

Mua cáp quang chính hãng, uy tín ở đâu Hà Nội, địa chỉ bán dây cáp quang?

  Cáp quang là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của con người hiện nay. Cáp quang mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực cho người sử dụng, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp con người giải quyết  công việc một cách hiệu quả nhất và tạo cơ hội cho chúng ta ngày tiếp cận với thế giới phát triển và hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho mỗi người tiêu dùng hiện nay đó là mua cáp quang chính hãng ở đâu là uy tín nhất? Địa điểm mua tại Hà Nội giá rẻ và chất lượng?

Để mua được cáp quang chính hãng, trước hết, bạn cần biết một số thông tin về cáp quang để có thêm những hiểu biết trong việc lựa chọn và thông tin về sản phẩm?

1.Thông tin cơ bản về cáp quang chính hãng

Cáp quang là một loại cáp mạng viễn thông được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống con người ngày nay. Loại cáp viễn thông này được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để có thể truyền đi tín hiệu. Cáp quang có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cáp đồng, được sử dụng trong việc truyền tín hiệu với một khoảng cách rất xa. Cáp quang ít bị nhiễu và tốc độ truyền cao, truyền xa hơn.

mua-cap-quang-chat-luong-uy-tin-o-dau
Đặc điểm về cấu tạo chung của các loại cáp quang

Cáp quang bao gồm có dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép các tín hiệu ánh sáng truyền đi tối đa. Cáp quang bao gồm hai loại chính đó là cáp quang multimodecáp quang singlemode với nhiều tiểu loại nhỏ khác nhau có những tính năng và được ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau.

mua-cap-quang-chat-luong-uy-tin-o-dau
Sự khác biết giữa 2 loại cáp Single mode và Multimode

Ưu điểm vượt trội của cáp quang đó là chỉ truyền đi ánh sáng, không truyền tín hiệu điện như cáp đồng nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm. Cáp này có thể tải các tín hiệu đi với khoảng cách xa, lên đến hàng trăm km. Tuy nhiên, cáp quang yêu cầu về kĩ thuật lắp đặt khá cao với chi phí đắt hơn so với cáp đồng. Khi nối cáp, yêu cầu cáp phải thẳng, không gập.

2.Mua cáp quang chính hãng ở đâu Hà Nội?

Hiện nay, cáp quang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường cả nước với nhiều mặt hàng được bày bán khắp các cửa hàng thiết bị điện tử. Là một khách hàng tiêu dùng, bạn luôn mong muốn chọn lựa được những loại cáp quang tốt nhất, chính hãng với giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại là sự gia tăng về những mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, trong đó có cả các thiết bị cáp quang. Để tìm và mua được cáp quang chính hãng, bạn cần tham khảo và lựa chọn những địa điểm cung cấp và lắp đặt thiết bị cáp quang uy tín, chất lượng.

mua-cap-quang-chat-luong-uy-tin-o-dau
Những loại cáp kém chất lượng dễ dàng bị đứt gãy hay bị các loài gặm nhấm phá hoại

Tại Hà Nội – một thị trường sôi động về cả tiêu dùng và cung cấp thì việc chọn lựa một địa điểm để lắp đặt cáp quang không khó. Nhưng bạn cần tìm đến những địa điểm có kinh nghiệm và trình độ kĩ thuật cao, có uy tín lâu năm với người tiêu dùng. Chất lượng của cáp quang không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của bạn mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, sự an toàn cho người tiêu dùng và thời hạn sử dụng, để tránh mất thời gian và công sức cho việc thay đổi cáp. Vậy mua cáp quang chính hãng ở đâu tại Hà Nội?

Hãy đến với thietbimanggiare.com – một địa điểm hứa hẹn đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng và giá cả hấp dẫn nhất. Thietbimanggiare.com là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong việc bán và cung cấp vật tư thiết bị viễn thông, điện tử và hệ thống mạng sẽ đem đến cho khách hàng những loại cáp quang chính hãng đảm bảo nhất với giá cả cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng với giá rẻ bất ngờ sẽ đến với người tiêu dùng.

Cáp quang giá rẻ tại Hà Nội chỉ có ở thietbimanggiare.com với chất lượng đạt điểm 10. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, năng động và có chuyên môn kĩ thuật cao. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để có được những sản phẩm bền đẹp nhất. Mỗi khách hàng hãy là những người tiêu dùng thông minh trong chọn lựa từng sản phẩm! Chất lượng sản phẩm cũng chính là chất lượng cuộc sống của chính bạn!

 

07 Th12 2017
cac-loai-cap-quang-treo-singlemode

Cáp quang multimode là gì? So sánh cáp quang multimode với cáp quang singlemode

Cáp quang multimode? So sánh cáp quang multimode với cáp quang singlimode

Cáp quang là một loại cáp viễn thông được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều ứng dụng tiện ích và đạt chất lượng cao. Đây là một loại cáp mạng hiện đại với khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao, ít bị nhiễu và có thể truyền với khoảng cách xa. Cáp quang bao gồm có hai loại cơ bản đó là cáp quang multimodecáp quang singlemode.

Cap-quang-multimode-la-gi

Hai loại cáp này có những tính năng khác nhau và được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Trong đó, cáp quang multimode là một cáp quang được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những thông tin hữu ích về cáp quang multimode, sự so sánh để lựa chọn giữa cáp quang multimodecáp quang singlemode sẽ có ngay bài viết dưới đây. Hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích dành cho khách hàng.

1.Cáp quang multimodeCap-quang-multimode-la-gi

  Dây cáp quang multimode (đa mode) là một trong hai loại dây cáp phổ biến của cáp quang. Bao gồm có hai loại cơ bản:

Multimode stepped index (chiết suất liên tục): loại này có phần lõi lớn 100 micron, các tia tạo xung ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-zag… Loại dây này xung dễ bị méo dạng  do tại điểm đến sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ.

Multimode graded index (chiết suất bước): phần lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ trong ra ngoài cladding, các tia ở gần trục truyền chậm hơn các tia gần cladding, các tia theo đường cong thay vì zig-zag. Ở loại này, xung sẽ ít bị méo dạng hơn do các chùm tia tại điểm hội tụ.

Cáp quang multimode được sử dụng trong việc truyền tải tín hiệu với khoảng cách ngắn với hai kiểu Step index ( được dùng cho khoảng cách ngắn, phổ biến trong các đèn soi trong) và  Graded index thường được dùng trong các mạng LAN. OM2 và OM3 là hai loại chủ yếu của cáp quang multimode. Loại cáp quang OM2 được sử dụng trong lĩnh vực hỗ trợ tốc độ Ethernet 10Mbps và 1Gbps, còn loại cáp quang OM3 được sử dụng trong lĩnh vực hỗ trợ tốc độ cao hơn loại OM2, khoảng từ 10 Gbps đến 100Gbps.

  Dây cáp quang multimode có sợi quang có đường kính loại 50/125um và 62,5/125um và có bước sóng là 780, 850, 1300. Loại dây cáp này bao gồm nhiều loại khác nhau như cáp quang multimode ngoài trời, dây trong nhà, luồn cống (có chôn ngầm, luồn ống)…. Loại dây này có sử dụng nguồn phát laser phát tia sáng xuyên suốt với tốc dộ truyền dữ liệu cao, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như truyền tín hiệu internet, camera, âm thanh,…

2.So sánh chi tiết cáp quang multimode với cáp quang singlemode

 Dây cáp quang single mode (đơn mode) là loại cáp quang lõi nhỏ hơn cáp quang multimode, khoảng 8 micron hay nhỏ hơn vậy, hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra cladding ít hơn multimode. Đối với loại cáp này, các tia được truyền theo phương song song trục, ít bị méo dạng hơn so với loại multimode do xung nhận được hội tụ tốt. Dây cáp mạng singlemode được dùng cho khoảng cách xa hơn lên đến hàng nghìn km, phổ biến trong các mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp.

Cap-quang-multimode-la-gi

Thứ nhất, đối với việc truyền tín hiệu: sợi quang multimode (đa mode) có thể truyền cùng một lúc với nhiều ánh sáng với các góc anpha khác nhau, cong đối với sợi quang singlemode (đơn mode) thì chỉ truyền đi được một ánh sáng với một bước sóng nhất định. Với sợi đơn mode, ánh sáng của sợi sẽ truyền theo được ziczac trong sợi quang nên độ lệch pha của tín hiệu khá lớn, còn đối với sợi đa mode, chiết suất từ lõi ra đển phần vỏ giảm từ từ, khi đó, ánh sáng truyền theo đường cong, độ lệch pha sẽ ít hơn sợi đơn mode.

Thứ hai, sợi đơn mode hay là sợi singlemode chỉ có thể truyền được một mode sóng bởi đường kính lõi của nó rất nhỏ  (khoảng 10 micromet), cũng chính vì vậy mà mà sợi qaung singlemode không chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng tán sắc và đươc sử dụng nhiều hơn so với loại cáp quang multimode. Ngược lại, sợi multimode có đường kính lõi lớn hơn khoảng 6 đến 8 lần nên có thể truyền được nhiều hơn mode sóng.Cap-quang-multimode-la-gi

Về thông số vật lý của hai loại cáp quang:

Đường kính lõi sợi: Core

Singlemode: 9/125

Multimode: 50/125 và 62.5/125.

Đường kính vỏ phản xạ: cladding của cả hai sợi quang để là 125um.

Về coating: đối với cáp outdoor thì thông thường là 250 còn đối với cáp indoor là 900, tùy vào đặc tính cần bảo vệ mà người ta làm lớp này. Còn sử dụng thì sẽ tùy thuộc vào công suất phát, khoảng cách truyền dẫn và độ nhạy thu, tốc độ yêu cầu và giá thành ma người ta dùng singlemode hay multimode.

Ứng dụng của mỗi loại cáp quang: đối với cáp quang multimode được thiết kế để treo cột, đi trong nhà hoặc bên ngoài trời, sử dụng cho các mạng cục bộ, mạng thuê bao, hệ thống thông tin đường dài, mạng LAN… Còn cáp quang singlemode, chỉ dùng cho đường trục bởi yêu cầu về công nghệ của loại cáp quang này khá khắt khe và nghiêm ngặt đối với quá trình lắp đặt thi công, lõi của cáp rất nhỏ khoảng 27 micromet còn của multimode thì lớn hơn rất nhiều với khoảng 130 micromet, ánh sáng trong lõi của loại này lại đi theo đường  thẳng nên đòi hỏi độc chính xác trong thi công rất lớn…

Hai loại cáp quang multimodesinglemode có những tính năng và những ứng dụng khác nhau. Để có một hệ thống cáp mạng tốt trong quá trình sử dụng, cần lựa chọn loại cáp phù hợp với điều kiện môi trường. Nếu Quý vị có thắc mắc về các sản phẩm cáp quang, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm để Quý vị có những lựa chọn phù hợp nhất với hệ thống mạng của mình.

06 Th12 2017
cac-loai-cap-quang-treo-singlemode

Các loại cáp quang treo single mode? Loại nào được sử dụng nhiều nhất?

Các loại cáp quang treo single mode? Loại nào được sử dụng nhiều nhất?

Khoa học công nghệ hiện đại phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin về internet đã dẫn đến sự phát triển không ngừng của hệ thống mạng với những thiết bị lắp đặt khác nhau. Một trong những thiết bị được nhiều người quan tâm và biết đến nhất đó là cáp quang treo singlemode với những ứng dụng tiện ích của nó. Vậy có những loại cáp quang treo singlemode nào? Loại nào được sử dụng nhiều nhất? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

1.Cáp quang treo singlemode là gì?

Như chúng ta đã biết, cáp quang singlemode là loại cáp quang đa chủng loại, bao gồm nhiều loại khác nhau như cáp quang treo, cáp quang chôn trực tiếp, cáp quang luồn cống,… Mỗi loại này lại được chia làm nhiều loại khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng và tổng số sợi quang trong cáp quang đó.

cac-loai-cap-quang-treo-singlemode
Cấu tạo chung của các loại cáp quang treo singlemode

Đối với cáp quang treo singlemode (cáp quang treo phi kim loại, cáp quang khoảng vượt), đây là loại cáp quang được sử dụng nhằm mục đích để đi trên các tuyến đường dây điện lực, hoặc sử dụng để kết nối cáp quang ở những khoảng cách xa với dung lượng từ 3 – 46 sợi quang, khoảng vượt lên đến 100m – 900m. Loại cáp này được thiết kế có sợi thép gia cường có thể chịu lực để treo ở trên cột điện, đảm bảo tốt độ dẻo dai và sẽ không bị võng khi kéo căng.

2.Các loại cáp quang treo singlemode

Cáp quang treo singlemode 2Fo: Cáp quang treo singlemode 2Fo hay cáp quang 2 core là sợi quang không có mối hàn. Tiêu chuẩn của sợi quang là: ITU-T G.652D, G.655. Số sợi quang từ 2 đến 12 sợi. Khoản trống giữa bề mặt và sợi của ống đệm cáp quang được lấp đầy bằng hợp chất thống thấm nước.

Cáp quang treo singlemode 4Fo: Hay còn gọi là cáp quang 4 core, là cáp quang sử dụng trong cáp liên tục, không có mối hàn, có khả năng hạn chế sự suy giảm truyền tín hiệu. Tiêu chuẩn của sợi quang là ITU-T G.652D, G.655. Loại cáp này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp ống đệm lỏng và kết nối nội bộ hiện nay. Phần ở giữa khoảng trống bề mặt và sợi của ống đệm cáp quang có các hợp chất ngăn ngừa thấm nước.

cac-loai-cap-quang-treo-singlemode
Ảnh thực tế cáp quang treo singlemode 4 fo

Cáp quang treo singlemode 8Fo: Cáp quang này có những đặc điểm tương tự như hai loại cáp quang 2Fo và 4Fo và nó có nhiều khả năng ưu việt hơn hai loại cáp đó. Cáp quang treo singlemode 8Fo có khả năng chịu căng, chịu ép, uốn cong, chống thấm tốt. Có các thông số kĩ thuật như: tải trọng cho phép lớn nhất khi lắp đặt là 2,5kN và khả năng chịu nén lên đến 2000N/10cm.

cac-loai-cap-quang-treo-singlemode
Ảnh thực tế cáp quang treo 8 fo

Cáp quang treo singlemode 12Fo: loại cáp quang này ổn định hơn trong quá trình lắp đặt và sử dụng với các thông số kĩ thuật: tải trọng cho phép lớn nhất khi lắp đặt là  3,5kN và  khả năng chịu nén lên đến 2000N/10cm.

Cáp quang treo singlemode 24Fo: loại cáp quang này có sợi quang nằm tự do trong ống lỏng jelly, có những ưu điểm tương tự như cáp quang treo singlemode 12Fo. Cáp có khả năng chịu lực tốt với các phần tử chịu lực bao quanh ống lỏng. Cáp sẽ chịu được sức căng tốt, không bị suy hao. Tiêu chuẩn của cáp là ITU-T G652.D; IEC; EIA và phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam: TCN 68-160.

3.Loại cáp quang treo nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?

Dây cáp quang treo 4 sợi quang hay còn gọi là dây cáp quang treo 4Fo ( cáp quang treo singlemode 4Fo) là cáp quang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là loại cáp quang có sợi truyền dẫn có khả năng truyền tải dữ liệu tối với 4 sợi quang. Các sợi quang trong loại cáp này được bao bọc bởi lớp coating và một lớp vỏ nhựa cứng. Vai trò của hai lớp này đối với sợi quang khá quan trọng: lớp  coating có tác dụng cho phép thay đổi hình dạng và có thể làm giảm lực tác động lên sợi, còn lớp nhựa cứng có tác dụng giữ nguyên vị trí của sợi giúp việc lắp đặt các bộ nối dễ dàng hơn.

cac-loai-cap-quang-treo-singlemode

Cáp quang 4Fo có phần lõi được làm bằng Silica và bổ sung bằng Germanium, có tác dụng tạo ra sự chắc chắn và khả năng truyền dẫn cao. Phần vỏ phản xạ của cáp quang được làm từ nguyên liệu Silica pha có tác dụng chống nhiễu và phản xạ từ mặt trời. Lớp vỏ ngoài thường làm bằng nhựa PVC có tác dụng uốn dẻo cao, chậm cháy và dễ dàng hơn khi bọc.

cac-loai-cap-quang-treo-singlemode
Ảnh thực tế cáp 4 fo hiện có tại thietbimanggiare.com

Dây cáp quang treo 4 sợi có khả năng chống chọi rất tốt với điều kiện môi trường xung quanh, kể cả trong quá trình thi công lắp đặt do được trang bị sợi chịu lực trung tâm phi kim loại , dây gia cường được bện từ sợi thép. Chính vì vậy mà loại cáp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực môi trường khác nhau như các dịch vụ mạng, hệ thống mạng Lan, mạng truyền hình… Số lượng sợi quang trong cáp quang 4Fo phù hợp với hầu hết các loại thiết bị trong hệ thống hiện nay.

Chính vì những lí do, những ưu điểm vượt trội trên mà dây cáp mạng 4Fo được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay.

Cáp quang treo singlemode là loại cáp đang được sử dụng phổ biến trên cả nước hiện nay. Tùy vào mỗi điều kiện khác nhau mà bạn có thể sử dụng những loại cáp khác nhau để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo hiệu quả nhất. Hiện thietbimanggiare.com chuyên cung cấp và phân phối các loại cáp quang chất lượng cao, đầy đủ CO, CQ theo yêu cầu với khách hàng. Đến với chúng tôi, Quý vị không chỉ trang bị cho mình những sản phẩm giá rẻ, tiết kiệm chi phí mà còn được hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình. Nếu Quý vị có nhu cầu mua, bán hay báo giá các sản phẩm cáo quang treo singlemode, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.

 

 

24 Th11 2017

Converter quang là gì? Cách lựa chọn sao cho chất lượng

Bộ chuyển đổi quang điện (còn gọi là converter quang) là một thiết bị viễn thông quan trọng trong hạ tầng internet hiện nay, đây là thiết bị cần thiết và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế ở nhiều lĩnh vực. Vậy công dụng và những tính năng quan trọng của bộ chuyển đổi quang điện là gì? Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm.

1.Converter quang là gì?

Bộ chuyển đổi quang điện hay còn có tên gọi khác là converter quang. Đây là thiết bị giúp bạn chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang và ngược lại, chuyển từ tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Converter quang được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhu cầu truyền dẫn dữ liệu với tốc độ cao, khoảng cách lớn và nhu cầu về sự ổn định, đảm bảo tín hiệu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng internet cáp quang trên cả nước thì nhu cầu về bộ chuyển đổi quang điện càng lớn.

Converter-quang-la-gi
Converter quang của hãng G-net

Có rất nhiều loại converter quang được sử dụng trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ được chú trọng sử dụng cho từng chuẩn dữ liệu riêng. Một số hệ thống cáp quang cần sử dụng đến bộ chuyển đổi quang điện như hệ thống mạng nội bộ với quy mô lớn như doanh nghiệp, nhà máy, công ty, tập đoàn…; hệ thống mạng lưu trữ, truyền tải video, hình ảnh.. với dung lượng lớn và đòi hỏi tốc độ cao, các hệ thống viễn thông, truyền hình của tập đoàn viễn thông…

Hiện nay, trên thị trường có hai loại converter quang thông dụng được sử dụng nhiều dựa trên sự phân loại về tốc độ là bộ chuyển đổi quang điện – converter quang 10/100 Mbpsbộ chuyển đổi quang điện – converter quang 10/100/1000 Mbps. Ngoài ra, còn có rất nhiều cách phân loại khác dựa trên loại cáp đơn mode (singlemode) hay đa mode (multimode), cáp 1 sợi quang hay 2 sợi quang…

 

2.Ứng dụng – công dụng của bộ chuyển đổi quang điện

Cáp quang ngày nay so với cáp đồng có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều, chính vì thế nó được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cáp đồng – một loại cáp truyền tín hiệu bằng điện thì cáp quang lại truyền tín hiệu bằng ánh sáng. Cáp đồng có một số hạn chế đó là tốc độ thấp, khoảng cách truyền dẫn ngắn hơn và dễ bị nhiễu điện từ…Chính vì những hạn chế này mà cáp quang đang là sự thay thế hoàn hảo cho cáp đồng. Converter quang  sẽ là thiết bị không thể thiếu khi thực hiện chuyển đổi dữ liệu trên nền cáp quang.

Ung-dung-cua-converter
Ứng dụng của converter quang

3.Một số điểm lưu ý khi chọn mua converter – bộ chuyển đổi quang điện:

Cũng như các thiết bị mạng khác, khi chọn mua bộ chuyển đổi quang điện, muốn sở hữu một sản phẩm chính hãng tốt, bạn cần chọn những địa điểm mua tin cậy với sản phẩm phù hợp và chất lượng đảm bảo:

Cách chọn converter quang –  bộ chuyển đổi quang điện phù hợp: như chúng ta đã biết, cáp quang bao gồm hai loại chính: cáp quang multimodecáp quang singlemode. Hiện nay đang tồn tại cả hai loại cáp quang này bởi vậy, bộ chuyển đổi quang điện converter quang cũng được phân ra làm hai loại tương ứng với hai loại cáp quang multimode và singlemode. Tùy theo nhu cầu và yêu cầu của hệ thống mạng mà người dùng lựa chọn loại bổ chuyển đổi quang điện sao cho phù hợp.

Cáp quang multimode (đa mode): sử dụng trong việc truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn. Với bộ chuyển đổi quang điện – converter quang dùng cho loại cáp quang multimode có khoảng cách truyền tối đa khoảng 2 ~ 5km tùy vào nhà sản xuất. Loại này được sử dụng trong các mạng nội bộ ở tại các doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp…

Cáp quang singlemode (đơn mode): loại cáp quang này được sử dụng trong khoảng cách xa, lên đến hàng nghìn km, nhất là trong các loại cáp mạng điện thoại, truyền hình cáp. Thông thường, có đường kính lên đến 8um, truyền xa hàng trăm km mà không cần khuếch đại. Với bộ chuyển đổi quang điện – converter quang dùng cho cáp quang singlemode sẽ có khoảng cách truyền xa hơn loại multimode. Khoảng cách lên đến 120km, sử dụng rộng rãi trong các ngành viễn thông, truyền hình…

converter-quang-la-gi
Khách hàng khi lựa chọn converter quang cần lưu ý về loại cáp quang đang sử dụng trong hệ thống của mình

Việc chọn loại bộ chuyển đổi quang điện hay converter quang sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng. Với hai thông số rất quan trọng của hai loại bộ chuyển đổi singlemode và multimode là công suất phát và độ nhạy, nếu người tiêu dùng không chọn đúng sản phẩm thích hợp thì hệ thống vẫn có thể hoạt động, nhưng độ ổn định không cao và chất lượng. Ví dụ như nếu trong một khoảng cách ngắn mà bạn sử dụng bộ chuyển đổi quang điện singlemode và ngược lại, nếu trong phạm vi dài mà bạn sử dụng bộ chuyển đổi cáp quang multimode thì công suất phát vượt vùng độ nhạy cảm, điều này dẫn tới tín hiệu không nhận được.

 

4.Mua converter ở đâu giá rẻ mà đảm bảo chất lượng

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, thiết bị mạng nói chung cũng như converter quang nói riêng được bày bán tràn lan trên thị trường với rất nhiều chủng loại và chất lượng. Rất nhiều khách hàng đã phản ánh việc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng dẫn tới việc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống mạng, rất tốn kém trong việc thay thế, sửa chữa cũng như bảo trì. Để khắc phục tình trạng này, Quý vị có thể tham khảo các sản phẩm tại thietbimanggiare.com. Tại đây chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị mạng uy tín hàng đầu Việt Nam với đầy đủ CO, CQ cần thiết theo như yêu cầu của khách hàng. Không chỉ chất lượng về sản phẩm, thietbimanggiare còn mang tới cho khách hàng rất nhiều ưu đãi giảm giá hấp dẫn, cùng với đó là dịch vụ chăm sóc trước và sau mua hàng tận tình, chu đáo, đảm bảo lợi ích cho người dùng một cách tối đa. Nếu Quý vị có thắc mắc về các sản phẩm converter quang – bộ chuyển đổi quang điện hay có nhu cầu báo giá về sản phẩm , vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn đặt hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

 

 

24 Th11 2017

Top 4 thương hiệu cáp mạng được sử dụng phổ biến nhất năm 2017

Dây cáp mạng là khái niệm quen thuộc của thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Trong thời đại xã hội bùng nổ của mạng viễn thông, dây cáp mạng đã đem lại rất nhiều tiện ích cho con người. Có rất nhiều loại dây cáp mạng khác nhau được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, đâu là dây mạng được sử dụng nhiều nhất? Có chất lượng tốt nhất? Bài viết này sẽ chia sẻ tới khách hàng những thông tin hữu ích dây cáp mạng thịnh hành nhất 2017 hiện nay.

1.Dây cáp mạng là gì?

top-4-thuong-hieu-cap-mang
Cáp mạng có rất nhiều chủng loại và thương hiệu cho người dùng lựa chọn

Dây cáp mạng là một loại dây dẫn được thiết kế cấu tạo với các cặp dây xoắn có lõi kim loại hoặc hợp kim, có lớp vỏ bên ngoài

bằng vỏ nhựa cách điện và 1 lớp nhựa bao ngoài cùng bảo vệ các sợi cáp bên trong. Dây cáp mạng có nhiều tính năng tiện ích đối với cuộc sống con người hiện nay, nó được sử dụng để truyền dẫn dữ liệu trong hệ thống mạng Ethernet, có thể dùng để kết nối các thiết bị trong hệ thống Bootrom hay truyền dẫn dữ liệu camera hoặc kết nối hai thiết bị với nhau trong hệ thống mạng internet.

 

2.Các loại dây cáp mạng phổ biến hiện nay

Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều dây cáp mạng được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như Cat5, Cat5E, Cat6, Cat6A. Mỗi loại dây cáp mạng có những ưu điểm vượt trội riêng vì thế được chọn sử dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dây mạng Cat5: đây là một loại cáp được sử dụng nhiều trong những năm qua. Cáp mạng Cat5 bao gồm loại không bọc giáp (UTP – loại cáp mạng không chống nhiễu, loại dây này được sử dụng trong khoảng cách ngắn, ít chịu sự ảnh hưởng tác động của môi trường xung quanh) và bọc giáp (FTP – loại dây cáp mạng chống nhiễu, được sử dụng áp dụng nhiều trong các dự án, công trình, hệ thống có độ nhiễu sóng, điện cao). Các dây dẫn đồng các của cáp mạng thường là lõi đặc (solid) hoặc lõi bện (stranded). Đối với cáp lõi đặc được sử dụng dùng khi dữ liệu được truyền dẫn ở khoảng cách xa, trong khi đó cáp lõi bện thường được sử dụng làm cáp đấu nối (patch cord). Cat5 có băng thông lên đến 100 Mhz và có thể đáp ứng các ứng dụng 10/100 Mbps Ethernet.

Dây mạng Cat5E: là loại dây cáp mạng được cấu tạo với bốn sợi cáp có tác dụng truyền dẫn dữ liệu, bốn sợi cáp này xoắn lại với nhau theo từng cặp màu đã được quy định. Dây cáp mạng Cat5E được chia làm hai loại chính là cáp mạng không chống nhiễu, gọi tắt là cáp mạng UTP  và cáp mạng có lớp vỏ chống nhiễu hay còn gọi là FTP. Cáp mạng Cat5E được thiết kế với băng thông lên đến 100Mhz và được hỗ trợ ứng dụng Gigabit Ethernet với tốc độ truyền tải lên đến 1Gb/s.

top 4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Hình dạng cáp mạng Cat5e

Dây cáp mạng Cat6: loại cáp mạng Cat6 có cấu tạo gồm 4 cặp dây cáp xoắn vào nhau. Đây là một loại dây cáp mạng có nhiều tính năng vượt trội so với những loại dây cáp mạng Cat5 hay Cat5E về khả năng truyền tải. Loại dây cáp mạng Cat6 có phần lõi được cấu tạo bởi lõi chữ thập cross filler phân tách hoàn toàn 4 cặp dây cáp, tạo khả năng chống nhiễu vượt trội hơn và truyền dữ liệu xa hơn so với những loại dây cáp mạng khác. Với cấu tạo và thiết kế đặc biệt của nó, cáp mạng Cat6 có băng thông lên đến 250Mhz và hổ trợ ứng dụng 10 Gigabit Ethernet và cho tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 10Gb/s.

top 4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Cáp mạng Cat6 có lõi chữ thập để chống nhiễu chéo

Một trong những loại dây cáp mạng hiện đại nhất hiện nay đó là dây cáp mạng Cat6A. Đây là loại dây cáp mạng được nâng cấp từ cáp mạng Cat6. Tuy nhiên giá thành của nó tương đối lớn so với những loại dây cáp mạng khác.

3.Các thương hiệu cáp mạng được ưa chuộng nhất 2017

AMP: AMP vẫn luôn là thương hiệu không chỉ ở cáp mạng mà cũng ở các phụ kiện khác như: hạt mạng hay kìm bấm mạng,…Có thể nói, các sản phẩm của AMP trong lĩnh vực thiết bị mạng hiện nay như là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm. AMP vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của giới kĩ thuật trong việc thi công hệ thống mạng hiện nay.

Top 4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Cáp mạng AMP chính hãng

Alantek: Alantek là thương hiệu không hề còn xa la đối với người tiêu dùng Việt hiện nay. Các dòng sản phẩm của Alantek có thể nói chất lượng tương đương với thương hiệu AMP. Cáp mạng Alantek có thể nói là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho công trình của Quý vị.

top4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Cáp mạng Alantek

Vinacap: Là thương hiệu đã khẳng định được “hàng Việt Nam chất lượng cao” trong mắt người tiêu dùng. Vinacap mặc dù được coi là một thương hiệu còn mới trong thị trường nhưng đang vươn lên và có thể nói là dẫn đầu trong các thương hiệu cáp mạng trong mức giá tầm trung hiện nay. Cáp mạng Vinacap có thiết kế bền, đẹp và đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu kĩ thuật hiện nay của các công trình mạng Việt Nam.

top4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Cáp mạng Vinacap

LS: Cáp mạng Cat5e và Cat6 của LS là 2 trong số các sản phẩm được bán chạy nhất tại thietbimanggiare.com. Tuy nhiên cũng không thể khẳng định chất lượng mà sản phẩm của thương hiệu đến từ Hàn Quốc này mang lại. Vỏ hộp có màu đỏ đặc trưng, sợi cáp chắc chắn và khả năng hoạt động tốt trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Chắc chắn đây là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua nếu Quý vị đang phân vân sản  phẩm để sử dụng trong hệ thống mạng của mình.

Top 4 thương hiệu cáp mạng năm 2017
Cáp mạng LS

Nếu Quý vị hiện tại vẫn còn lăn tăn hoặc thắc mắc không biết nên lựa chọn cho mình loại cáp mạng nào phù hợp cho mình, hãy liên hệ với thietbimanggiare.com. Tại đây chuyên phân phối các sản phẩm thiết bị mạng chính hãng, uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam hiện nay với các mức giá vô cùng ưu đãi, chắc chắn không đâu có thể rẻ bằng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn đặt hàng nhanh chóng, tiện lợi nhất.

21 Th11 2017
router-co-the-thay-the-switch-hub-duoc-khong

Liệu rằng Router có thể thay thế được Switch/Hub?

Router có thể thay thế được Switch/Hub?

Để có thể trả lời câu hỏi trên, chúng ta có thể bắt đầu với hub và switch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên

router-co-the-thay-the-switch-hub-hay-khong
Thiết bị HUB

mạng. Mỗi thiết bị đều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là “frame” (khung). Mỗi frame đều mang theo dữ liệu, khi frame được tiếp nhận thì nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa Hub và switch là phương pháp phân phối các khung dữ liệu. Đối với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau.

Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub là để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Nhưng khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và khiến cho mạng bị chậm đi đối với các mạng công suất kém. Ngoài ra khi một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó thì khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) hub vẫn phải sử dụng băng thông tối đa của mình. Nhưng ở trường hợp nhiều PC cùng phát đi dữ liệu một lúc thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất truyền giảm đi.

Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó đã kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào để khi nhận được frame dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Vậy nên khi dùng switch, người dùng luôn nhận được băng thông tối đa mà không cần quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu. Đó là lý do tại sao hiện nay Switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.

router-co-the-thay-the-switch-hub-hay-khong
Hoạt động của Switch

Còn router lại khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên, trong khi hub hoặc switch có liên quan tới việc truyền frame dữ liệu thì router lại có chức năng chính là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng tới được đích đến cuối cùng. Một trong những tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến.

Do vậy Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng và thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại Gateway nơi kết nối giữa hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các Header( tiêu đề) và Forwarding Table ( bảng chuyển tiếp), Router có thể tự quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Ngoài ra Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất kì hai host nào.

router-co-the-thay-the-switch-hub-hay-khong
Chức năng của Router trong hệ thống mạng

Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng NAT─ (Network Address Translator), ngoài ra Router sẽ gồm một máy chủ DHCP─ (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS ─(Domain Name Service) và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet.

Tất cả các router có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng còn switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này có thể cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.

router-co-the-thay-the-switch-hub-hay-khong
Chức năng của 2 cổng WAN và LAN trên router

Với một số router chỉ có một cổng WAN và một cổng LAN thì sẽ được thiết kế cho việc kết nối một hub/switch LAN hiện hành với mạng WAN. Các switch và hub Ethernet có thể kết nối với một Router để mở rộng mạng LAN ra. Tuỳ thuộc vào khả năng (nhiều cổng) của mỗi router, switch hoặc hub, mà kết nối giữa các router, switch/hub có thể cần dùng tới cáp nối thẳng hoặc nối vòng. Một số router đặc biệt có thể có cả cổng USB và nhiều điểm truy cập không dây tích hợp. Một số router cao cấp hoặc dành cho doanh nghiệp lớn còn được tích hợp cổng serial – giúp kết nối với modem quay số ngoài, rất hữu ích trong trường hợp dự phòng đường kết nối băng rộng chính khi gặp trục trặc, và tích hợp máy chủ máy in mạng LAN và cổng máy in.

Ngoài tính năng bảo vệ được Network Address Translator cung cấp, rất nhiều router còn có phần cứng tường lửa tích hợp sẵn tùy theo yêu cầu của người dùng mà cấu hình từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra những khả năng thường thấy trên các router hiện đại như tường lửa còn khả năng cho phép cấu hình cổng TCP/UDP dành cho game, dịch vụ chat, và nhiều tính năng khác….

Và như vậy chúng ta có thể chốt một cách ngắn gọn là: Hub sẽ được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet, Switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau còn router có thể đảm nhận tất cả các chức năng của Hub/Switch, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa.

 

Chúng ta có thể bỏ Hub, Switch mà dùng Router không?

Câu trả lời là KHÔNG. Tuy Router hiện nay có thể tích hợp được cả Hub/ Switch nhưng chức năng được tích hợp sẽ có nhưng hạn chế nhất định do chức năng chính của Router chỉ là cấu hình dữ liệu mạng. Ngoài ra cổng của Router cũng bị hạn chế khi chỉ có 4 cổng nên khi dùng với các mạng lớn, cần điều chuyển thông tin qua nhiều cổng hơn thì theo nhu cầu của khách hàng bắt buộc phải chia mạng ra nhiều hơn 4 thì router không thể dùng được, khi đó chúng ta bắt buộc phải dùng Switch để phù hợp với chức năng hơn.

Nếu Quý vị còn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến Hub, Switch hay Router. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Thietbimanggiare.com để được tư vấn và hỗ trợ. Thietbimanggiare.com hiện là website phân phối các dòng Switch mạng chính hãng của các thương hiệu như Cisco, Plannet, TP-Link,…với giá thành cực kì hấp dẫn và uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Không chỉ có vây, các thiết bị được phân phối tại đây đều là các sản phẩm chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật khắt khe của mọi hệ thống mạng hiện nay tại Việt Nam. Nếu Quý vị có nhu cầu mua, bán hay đặt hàng các sản phẩm thiết bị mạng, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để hưởng những ưu đãi và dịch vụ tốt nhất.

15 Th4 2017

Hộp phối quang ODF – Cấu tạo, Phân loại, Ứng dụng

Hộp phối quang ODF là gì?

Hộp phối quang ODF là thiết bị bảo vệ và phân phối được dùng vô cùng phổ biến và không thể thiếu trong các hệ thống viễn thông hiện nay. Thiết bị này có rất nhiều chủng loại tương ứng với từng tác dụng khác nhau, vì vậy để chọn mua được sản phẩm tốt bạn cần có những hiểu biết cơ bản về cấu tạo, đặc điểm và quan trọng nhất chính là công năng của thiết bị. Từ đó có thể đưa ra những quyết định chọn mua sáng suốt, phù hợp với nhu cầu lắp đặt và sử dụng, đảm bảo sự vận hành của hệ thống

Hộp phối quang còn có tên gọi là giá phân phối cáp quang hay ODF quang viết tắt của Optical Distribution Frame. Tác dụng của hộp phối quang là để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp, đồng thời phân phối các kết nối đến với các thiết bị khác như modem hoặc converter

Các loại Hộp phối quang ODF được chia làm 2 loại chính: Hộp phối quan ngoài trờihộp phối quang trong nhà

+Vỏ hộp: phần này được phân thành tương đối nhiều chủng loại để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng từ những hộp phối có dung lượng nhỏ chỉ 2FO, 4FO cho đến hàng trăm FO. Nếu đặt trong nhà, vỏ hộp thường được làm bằng nhựa. Nếu đặt ngoài trời, vỏ hộp thường làm bằng thép để đảm bảo độ bền chắc chắn và chống lại các tác động từ môi trường xung quanh

+Phụ kiện bên trong vỏ hộp
Một hộp phối quang ODF đầy đủ phụ kiện bao gồm bên trong nó là: Dây hàn quang pigtal, Khay hàn quang, đầu nối quang Adaptor và ốc vít để gắn ODF vào tủ, tường…

Hộp phối quang ODF được sử dụng như nào

Hộp phối quang chứa các dây nối quang (fiber optical pigtail) và mối hàn cáp quang bên trong,  một đầu của dây nối quang pigtail được hàn vào sợi cáp quang, đầu còn lại của dây nối quang pigtail được cắm vào adaptor, để rồi dây nhảy quang optical patchcord nối từ adaptor tới các thiết bị quang

Thiết bị chứa các dây nối và các và mối hàn cáp bên trong, trong đó một đầu của dây nối hàn vào sợi cáp, đầu còn lại cắm vào các adaptor để nhằm mục đích nối dây nhảy tới các thiết bị quang. Đồng thời thiết bị có cấu tạo dạng hộp kín sẽ bảo vệ dây nhảy và các thiết bị bên trong dưới sự xâm hại của môi trường bên ngoài. Đảm bảo cho hệ thống mạng hoạt động an toàn, tránh sai hỏng hay các sự cố khác

Thông thường các hộp phối có kích cỡ nhỏ thường treo trên tường bằng hệ thống ốc vít với thiết bị lắp đặt có sẵn theo hộp phối. Các hộp phối quang ODF có kích cỡ lớn, tích hợp nhiều FO, với tác dụng là phân phối và bảo vệ hệ thống mạng viễn thông lớn cho các công ty công ty thì  có bệ đặt dưới đất ở ngoài trời và vỏ làm bằng thép bền để chống các tác hại ăn mòn của thời tiết

Hộp phối quang ODF có những loại nào?

Loại Hộp phối quang ODF vô cùng đa dạng, loại treo tường, loại gắn rack 19″, loại hộp nhựa , loại sắt sơn tĩnh điện, ngoài ra tuỳ thuộc vào số cổng mà có các ODF 4 , 8, 12, 16, 24, 48 cho đến vài trăm FO

Các loại hộp phối quang ODF

Hộp đấu dây quang, hộp nối quang, hộp phân phối quang  trong nhà, ngoài trời, treo tường, gắn rack 19″,  loại 4, 8, 12, 24, 48, 96 cổng…, với các dạng đầu nối khác nhau như: FC, SC, ST … Công ty Viễn Thông Xanh chuyên bán các sản phẩm hộp phối quang ODF như: Hộp phối quang ngoài trời, hộp phối quang trong nhà (gắn rank), tủ ODF tổng,… chất lượng cao, giá cả hợp lý tại Hà Nội.

15 Th4 2017

Converter quang – bộ chuyển đổi quang điện những điều bạn cần biết

Khi muốn kết nối mạng LAN với mạng quang, chắc chắn ta cần phải sử dụng các thiết bị chuyển đổi tín hiệu. Bộ chuyển đổi quang điện hay Converter quang chính là một trong những thiết bị như vậy. Nếu bạn mới tiếp xúc đến thiết bị này và chưa hiểu tác dụng? Các thức hoạt động và các thông tin về nó? Hãy đọc bài viết này để nắm rõ những thông tin về loại thiết bị này!

Bộ chuyển đổi quang điện – Converter quang là gì?

hình ảnh cổng Tx và Rx trên converter quang

Bộ chuyển đổi quang điện được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau như: Media Converter, Converter quang,… Do đó, khi nghe thấy các tên gọi này bạn phải hiểu rằng đây là Bộ chuyển đổi quang điện.

Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị độc lập chuyển đổi giữa 2 loại tín hiệu riêng biệt như: đồng sang quang hoặc quang sang RS485, quang sang quang. Thiết bị này thường được sử dụng khi ta muốn liên kết giữa các mạng LAN và mạng quang lại với nhau.

Có các thiết bị khác cũng có chức năng chuyển đổi tín hiệu như module SFP. Tuy nhiên, ta phải nhớ rằng Converter quang là thiết bị chuyển đổi tín hiệu độc lập. Dùng để chuyển đổi tín hiệu và kết nối 2 mạng hoặc 2 thiết bị khác nhau.

Ứng dụng của converter quang – Bộ chuyển đổi quang điện

Được dùng để kết nối mạng giữa 2 switch, 2 máy tính, 2 mạng nội bộ, nói chung giữa 2 thiết bị dùng chuẩn Ethernet. Thông thường khi ta dùng cáp đồng xoắn cặp (twisted pair) như cáp UTP, STP, FTP…nhược điểm lớn của cáp đồng xoắn cặp là khoảng cách hoạt động bị hạn chế trong khoảng cách 100m (trên thực tế có thể đến ~130m, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng cáp, chất lượng thiết bị Ethernet) ngoài ra cáp đồng xoắn cặp còn có khả năng bị nhiễu và bị sét lan truyền.

Vậy thì giải pháp nào khi bạn cần nối mạng giữa 2 điểm có khoảng cách từ 100m đến vài chục km? Ta sẽ cần sử dụng dây cáp quang để truyền dữ liệu với khoảng cách xa. Tuy nhiên lúc này sẽ xuất hiện vấn đề là: mạng LAN sử dụng tín hiệu điện, còn cáp quang sử dụng tín hiệu quang.

Vì vậy, ta cần phải có thiết bị chuyển đổi tín hiệu giữa quang và điện – Đó chính là bộ chuyển đổi quang điện!

Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang

Các thông tin cần biết về bộ chuyển đổi quang điện

1. Converter quang có những loại nào?

– Converter quang được chia thành 2 loại chính dựa theo số sợi dẫn:

  • Converter quang 1 sợi: sử dụng 1 sợi quang để truyền và nhận dữ liệu.
  • Converter quang 2 sợi: sử dụng 2 sợi quang. 1 Sợi quang dùng để truyền dữ liệu và 1 sợi quang dùng để nhận dữ liệu.

– Ngoài ra, Converter quang còn được phân biệt dựa trên chế độ sợi quang thành: converter quang singlemode và Converter quang Multimode:

  • Converter quang singlemode sẽ sử dụng dây cáp quang Singlemode và thường dùng để chuyển đổi tín hiệu ở khoảng cách xa lên đến hàng trăm km.
  • Converter quang Multimode sẽ sử dụng dây cáp quang Multimode ở khoảng cách ngắn hơn. Tầm 3km đổ lại.

– Bộ chuyển đổi quang điện có thể được phân loại rộng hơn dựa trên tín hiệu mà nó chuyển đổi như:

2. Cách sử dung Converter quang:

Converter quang thường sử dụng theo cặp. Nghĩa là ta sẽ cần sử dụng 2 Converter quang để kết nối giữa 2 điểm mạng LAN với nhau. Ví dụ bạn muốn kết nối mạng LAN ở nhà xưởng với mạng LAN ở văn phòng cách nhau 120km. Thì ta sẽ cần sử dụng 1 Converter quang ở nhà xưởng và 1 converter quang ở văn phòng và 2 converter quang này được kết nối với nhau bằng cáp quang.

mô hình ứng dụng bộ chuyển đổi quang điện

3. Các hãng Converter quang phổ biến nhất:

Các hãng sản xuất Converter quang phổ biến nhất hiện nay gồm: Upcom, 3onedata, B&ton, wintop, Tp-Link, Acorid, Optone,…

Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp của khách hàng

+ Tôi có thể dùng thiết bị singlemode với cáp multimode hoặc dùng thiết bị multimode với cáp singlemode dược hay không?

Dùng thiết bị singlemode với cáp multimode => Có thể

Dùng thiêt bị multimode với cáp singlemode  => Không được

Tuy nhiên chúng tôi khuyên khách hàng nên chọn đúng loại thiết bị và sử dụng đúng loại cáp quang để mạng hoạt động được ổn định, hiệu suất cao và bền bỉ.

+ Hai thiết bị khác bước sóng có thể hoạt động với nhau hay không ?

– Multi mode: 850 nm

– Single Mode: 1300 nm: 40 km

1550 nm: 80 km

Khác bước sóng:

1300 <-> 1310: Hoạt động được

1300 <-> 1550: Không hoạt động được

Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang

– Multi Mode

[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 5(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____km

[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 9(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____ km

Suy hao trên cáp:

0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm

0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm

Ví dụ: Cáp quang Single-mode

–      Công suất phát tối thiểu: -10 dBm

–     Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm

–     Bước sóng λ=1310nm:

=> Suy hao tối đa = 0.4 dB/km

–     Safety Buffer= 9

Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu)- -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)

– 9(Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm – (-33dBm) – 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)

Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được những thông tin cần thiết nhất về thiết bị Bộ chuyển đổi quang điện!

14 Th4 2017
Cáp quang

Giới thiệu chung về cáp quang – Cấu tạo, phân loại, ứng dụng các loại cáp quang

1. Cáp quang là gì?

Cáp quang là sợi cáp dài mỏng, có đường kính bằng khoảng 1 sợi tóc được cấu tạo bao gồm sợi dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được chế tạo và sắp xếp thành bó với nhau một cách tối ưu nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gập và có khả năng truyền tín hiệu đi khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn

Cấu tạo cáp sợi quang: Gồm các phần sau

. Core (lõi) là trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi. Hai loại cáp quang phổ biến là cáp quang làm bằng thuỷ tinh GOF (Glass Optical Fiber) và cáp quang làm bằng plastic POF (Plastic Optical Fiber). POF có đường kính core khoảng 1mm, sử dụng cho mạng tốc độ thấp và truyền dẫn tín hiệu ở khoảng cách ngắn. Còn cáp quang GOF ghi các thông số đường kính của core/cladding là 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, còn primary coating có đường kính mặc định là 250µm.

• Cladding (lớp bọc core): là lớp thứ hai bao quanh core có chiết suất nhỏ hơn chiết suất của core, chức năng phản xạ các tia sáng hướng trở về core. Ánh sáng truyền đi từ đầu này đến đầu kia sợi quang bằng cách phản xạ toàn phần tại mặt ngăn cách giữa core – lớp bọc và được định hướng trong core
• Buffer coating (lớp phủ): Lớp phủ dẻo bên ngoài có chức năng loại bỏ những tia khúc xạ ra ngoài lớp bọc, tránh sự trầy xước và chống lại sự xâm nhập của hơi nước, giảm sự gập gãy uốn cong của sợi cáp quang. Lớp phủ này sẽ được nhuộm các màu khác nhau theo quy định trong ngành viễn thông để phân biệt. Vật liệu dùng làm lớp phủ có thể là Epoxy Acrylate, Ethylene Vinyl Acetate, Polyurethanes …
• Srength member (thành phần gia cường): là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng, thường làm từ các sợi tơ Aramit(Kevlar) kim loại có dạng sợi, hoặc lớp băng thép mỏng được dập gợn sóng thành hình sin.
• Jacket: Là lớp bảo vệ ngoài cùng, khi hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket. Tùy theo mỗi loại cáp và yêu cầu sử dụng như nào sẽ có các lớp jacket khác nhau. Jacket sẽ có khả năng chịu nhiệt, va đập mài mòn nhằm đảm bảo vệ thành phần bên trong bị ảnh hưởng từ môi trường.
Có hai cách thiết kế thường thấy để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt (loose tube) và ống đệm chặt (Tight Buffer).
Loose-tube cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong nên thường được dùng ở ngoài trời ( outdoor)
Tight-buffer bao bọc khít sợi cáp quang ( như cáp điện) giúp dễ lắp đặt thi công nhưng không chịu được tác động môi trường nền thường dùng trong nhà (indoor)

2. Phân loại cáp quang

 Gồm hai loại cáp quang chính:

Cáp Singlemode (đơn mốt)
• Là sợi cáp quang lõi nhỏ có đường kính lõi nhỏ (9 µm), Hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra cladding ít hơn multimode. Các tia truyền trong single mode chỉ có một mode sóng cơ bản lan truyền xuyên suốt song song với trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng, tín hiệu ít bị suy hao và có thể truyền rất xa.

Cáp Multimode (đa mốt)
Multimode là sợi có đường kính lõi lớn (50µm hoặc 62.5µm ). Đặc điểm của sợi đa mode này là truyền đồng thời nhiều mode sóng (bước sóng), số mode sóng truyền được trong một sợi phụ thuộc vào các thông số của sợi cáp quang.
Cáp quang Multimode hiện nay được sử dụng phổ biến để truyền dữ liệu với khoảng cách ≤5km, thường được các cơ quan và doanh nghiệp sử dụng để kết nối hệ thống camera, các mạng nội bộ… nơi mà chiều dài của cáp đồng xoắn đôi không thể kết nối được

– Cáp Multumode có hai kiểu truyền thường thấy là
Multimode stepped index (chiết xuất bậc): Các tia sáng đi trong sợi quang có thể đi theo nhiều hướng khác nhau trong lõi như thẳng, zic zắc…do đó đến điểm thu là các chùm tia sáng riêng lẻ. Vì vậy xung dễ bị méo dạng gây thất thoát, do vậy kiểu truyền này ít phổ biến, thường dùng cho cáp quang POF (Plastic Optical Fiber)

Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Các tia sáng truyền dẫn theo đường cong và hội tụ tại một điểm, chỉ số khúc xạ giảm dần từ trong ra ngoài cladding, các tia gần trục sẽ truyền chậm hơn các tia gần cladding nên các tia theo đường cong thay vì zic-zac tín hiệu ít bị suy hao hơn so với stepped index. Do những đặc điểm trên nên Multimode Graded Index được dùng phổ biến hơn.

Chia theo nhu cầu sử dụng ta có các loại cáp sau

  • Cáp quang luồn cống hay cáp cống Phi kim loại
  • Cáp quang treo số 8
  • Cáp quang chôn trực tiếp hay cáp cống Kim loại
  • Cáp quang khoảng vượt ADSS

3. Ứng dụng của cáp quang

Cáp quang Multimode do có thể truyền đồng thời nhiều mode sóng nên thường được sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong các khoảng cách ngắn

Cáp quang singlemode có đặc điểm là tín hiệu ít bị suy hao nên được dùng cho khoảng cách xa hàng nghìn km, phổ biến trong các mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp, mạng internet mà không cần khuếch đại.

Ưu điểm cáp quang

Cáp quang được làm bằng các vật liệu như thủy tinh hay plastic nên mỏng hơn, đường kính nhỏ và nhẹ hơn cáp đồng
• Dung lượng tải cao hơn so bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, có thể bó được nhiều sợi quang vào đường kính đã cho hơn cáp đồng cho phép nhiều kênh đi qua cáp của bạn
• Truyền tín hiệu bằng ánh sáng nên ít khi bị mất hoặc suy giảm tín hiệu đường truyền, không bị nhiễu sóng cho chất lượng đường truyền trong cáp quang tốt hơn cáp đồng
• Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít nên có thể sử dụng điện nguồn ít hơn, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
Cáp quang thích hợp để tải thông tin dạng số mà cực kì hữu dụng trong mạng máy tính điều mà mạng cáp đồng không làm được
• Đường truyền bằng ánh sáng nên không có điện đi qua sợi cáp quang, hạn chế nguy cơ hỏa hoạn xảy ra.

Nhược điểm khi sử dụng cáp quang

Với rất nhiều ưu điểm nhưng nối cáp khó khăn hơn so với cáp đồng, dây cáp dẫn phải càng thẳng càng tốt. Chi phí hàn nối thiết bị đầu cuối cũng vì vậy là cao hơn so với cáp đồng. Nhưng những nhược điểm đó vẫn không ngăn được việc cáp quang càng lúc càng được phổ biến và ứng dụng càng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay.