04 Th5 2024
hotspot là gì

Hotspot là gì? Nguyên lý hoạt động và cách bật Hostpot – Điểm truy cập không dây

Hotspot là một trong những cách đề cung cấp mạng Internet cho các thiết bị như điện thoại, máy tính của bạn ngay cả khi bạn đang di chuyển. Nó có thể cung cấp tốc độ mạng lên tới 30 Mbps với mạng LTE và 5G. Với các thiết bị Hostpot, ta có thể truy cập mạng với tốc độ 1000 Mbps. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu Hostpot là gì? Thực chất nó hoạt động thế nào? Làm thế nào để bật Hostpot?

Hotspot là gì?

minh hoạt Hotspot là gì

Hotspot là một điểm truy cập không dây trong mạng, cho phép các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, hoặc laptop kết nối với internet thông qua một kết nối không dây. Điểm truy cập này thường được tạo ra từ một thiết bị như điện thoại di động, modem không dây, hoặc router có tính năng phát sóng Wi-Fi. Khi được kích hoạt, hotspot tạo ra một mạng Wi-Fi riêng cho phép các thiết bị khác kết nối và truy cập internet thông qua kết nối này.

Hầu hết các điện thoại thông minh hiện nay đều được thích hợp tính năng Hostpot. Khi kích hoạt, điện thoại sẽ trở thành một thiết bị phát sóng WiFi. Các thiết bị khác có thể bắt và kết nối vào mạng WiFi để có Internet truy cập.

Thực chất, Hotspot hoạt động gần như là việc lấy dung lượng truy cập mạng của thiết bị phát chia sẻ cho các thiết bị khác.

Cách thức Hostpot hoạt động

cách Hotspot hoạt động

Khi bật Hotspot, nó sẽ sử dụng dữ liệu không dây từ nhà cung cấp dịch vụ di động để cấp quyền truy cập Internet cho các thiết bị kết nối như: điện thoại, laptop hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ WiFi.

Hotspot thường cấp kết nối quang công nghệ không dây 5G và 4G LTE với tốc độ truy cập tối đa khoảng 30 Mbps. Một số thiết bị hỗ trợ 5G có thể hỗ trợ tốc độ 50 Mbps đên 1000 Mbps tùy vào vị trí bạn đứng.

Có thể sử dụng Hotspot mà không cần 4G không?

Hotspot không thể hoạt động nếu không có dịch vụ di động như 4G LTE hay 5G. Các điện thoại di động cần có 4G để tạo tín hiệu WiFi từ tính năng Hotspot. Vì vậy, ta cần phải đăng ký mạng từ các nhà cung cấp như Viettel, Vinaphone,… để Hotspot có thể hoạt động.

Do đó, ta không thể sử dụng điện thoại để kết nối với WiFi rồi bật Hotspot để chia sẻ Internet cho thiết bị khác được.

So sánh Hotspot và cục phát WiFi

lợi ích và hạn chế của Hotspot

Có rất nhiều thiết bị tạo ra WiFi trong mạng LAN như: Access Point, Router WiFi, Modem WiFi,… Đây là các thiết bị chuyên dụng tạo ra mạng WiFi bằng cách phát tín hiệu không dây truyền tới các thiết bị. Các thiết bị này vẫn có thể tạo ra mạng WiFi độc lập. Tuy nhiên, để có thể sử dụng Internet thì Router WiFi phải được kết nối với mạng do các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet ISP cung cấp.

Hotspot cũng tạo ra mạng WiFi, tuy nhiên nó sử dụng công nghệ không dây như 4G và 5G để cấp Internet cho các thiết bị kết nối. Nó có thể di chuyển liên tục và linh hoạt. Tuy nhiên tốc độ truy cập của Hotspot cung cấp thấp hơn nhiều so với WiFi được cung cấp từ các thiết bị Router hoặc Modem WiFi.

Cách bật tính năng Hotspot trên điện thoại IOS và Android

Đối với điện thoại iOS:

  • Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của bạn.
  • Chọn Điểm truy cập cá nhân.
  • Bật Điểm truy cập cá nhân.
  • Nhập mật khẩu cho điểm truy cập cá nhân của bạn.

cách bật hotspot trên IOS

Đối với điện thoại Android:

  • Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của bạn.
  • Chọn Mạng & internet hoặc Kết nối.
  • Chọn Điểm phát sóng di động hoặc Chia sẻ mạng & điểm phát sóng di động.
  • Bật Điểm phát sóng di động.
  • Nhập mật khẩu cho điểm truy cập di động của bạn.

cách bật hotspot trên Android

Lưu ý khi sử dụng Hotspot

  • Khi bật tính năng Hotspot, điện thoại hay thiết bị của bạn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Do đó, khi bật hotspot, điện thoại di động sẽ hết pin khá nhanh.
  • Tên mạng WiFi do Hotspot tạo ra trên điện thoại di động thường có tên là tên thiết bị điện thoại. Nhưng ta có thể đổi tên cho nó.
  • Nên đặt mật khẩu mạnh khi tạo mạng Hotspot để bảo mật.

Mong rằng, bạn đã hiểu Hotspot là gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng Hotspot!

04 Th5 2024
IOT Internet Of Things là gì

IOT (Internet Of Things) là gì? Hiểu Internet vạn vật như thế nào?

Công nghệ phát triển và IOT (Internet Of Things) là một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay. IOT cũng là một trong những mục tiêu chính trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. IOT thay đổi và tác động to lớn tới đời sống con người. Vậy thực chất IOT là gì? Cách mạng công nghiệp IOT là thế nào? Ứng dụng của IOT trong đời sống thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên:

Hiểu IOT (Internet Of Things) là gì?

minh họa giải thích IOT

IOT được viết tắt của Internet Of Things, nghĩa là Internet vạn vật. IOT là một mạng lưới các thiết bị được liên kết với nhau qua Internet. Trong đó, các thiết bị từ Tivi, máy tính, cảm biến, đèn, máy móc, cửa cuốn,… đều được nhúng thêm phần mềm, cảm biến, bộ điều khiển cùng khả năng kết nối Internet giúp cho người dùng có thể điều khiển chúng tự động.

Nếu trước kia các thiết bị điện tử, máy móc cần phải sử dụng các bảng điều khiển thủ công. Thì IOT giúp chúng có khả năng kết nối với mạng, thu thập dữ liệu và truyền dữ liệu và tự động thay đổi các cài đặt dựa trên câu lệnh như giọng nói của người dùng, hay sử dụng qua app điều khiển chung.

IOT giúp tất cả các thiết bị kết nối được với Internet, có nghĩa là người dùng có thể điều khiển, quản lý chúng từ xa.

Các ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, nhà máy thông minh,… đều được ra đời dựa trên IOT. Nó đã trở thành xu hướng công nghệ hiện nay.

Các thiết bị IOT

Thiết bị IOT là thiết bị có khả năng có khả năng kết nối Internet và thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh. Do vậy, bất cứ thiết bị, máy móc nào có thể kết nối Internet, điều khiển từ xa và thu thập dữ liệu từ môi trường đều gọi là thiết bị IOT.

minh họa các thiết bị IOT

Một số thiết bị IOT như:

  • Ô tô thông minh: có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách, thu thập dữ liệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát cả hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện.
  • Nhà thông minh: các thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả và độ an toàn của ngôi nhà, cũng như mạng lưới kết nối trong nhà. Ví dụ như ổ điện thông minh có thể giám sát mức sử dụng điện, bộ điều nhiệt thông minh có thể cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt hơn.
  • Thành phố thông minh: các ứng dụng IoT đã giúp quá trình quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn. Ví dụ như các chính phủ đang sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, y tế và môi trường.

Ngoài ra, còn có nhiều ví dụ khác về các thiết bị IoT. Chẳng hạn như máy hút bụi, bàn chải đánh răng, máy móc và các vật dụng hàng ngày khác được trang bị cảm biến và bộ xử lý để thu thập dữ liệu và phản hồi lại người dùng một cách thông minh.

IOT tác động đến công nghệ và đời sống con người thế nào?

Internet Of Things đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. IOT giúp thúc đẩy tự động hóa, các thiết bị có thể liên kết với nhau, giảm sự can thiệp của con người và nâng cao sản xuất. IOT cũng giúp thu thập dữ liệu và phân tích một cách thông minh cho nguồn thông tin đầu vào của doanh nghiệp.

IOT giúp mở rộng mạng lưới các thiết bị kết nối, giúp kiểm soát và kết nối các thiết bị một cách dễ dàng. Có thể nói rằng IOT tạo ra động lực cho công nghệ phát triển và cũng trở thành tiền đề để công nghệ phát triển.

minh họa IOT tác động đến công nghệ

Đối với đời sống cong người, IOT cũng tác động to lớn và tích cực. IOT nâng cao chất lượng cuộc sống con người bằng cách cung cấp các dịch vụ và tiện ích thông minh, chẳng hạn như nhà thông minh, thành phố thông minh.

Tuy nhiên, IOT cũng tác động tiêu cực đến đời sống con người. IOT đang khiến cho các nhà máy và khu công nghiệp ít sử dụng nhân công hơn. Từ đó khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.

minh họa IOT tác động đến con người

Thách thức khi triển khai IOT

IOT mang lại những lợi ích to lớn nhưng để triển khai cũng có những thách thức:

Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề bảo mật mạng. IOT cho phép nhiều thiết bị truy cập vào mạng, kết nối với Internet. Do đó, tin tặc có thể tấn công vào các thiết bị IOT để truy cập vào mạng. Điều này đặt ra các biện pháp bảo mật tốt cho các thiết bị IOT và mạng.

Thêm nữa, IOT thu thập dữ liệu rất lớn. Vì vậy, ta cần có cách để xử lý, lưu trữ khối lượng dữ liệu này. Sau đó, lại còn phải phân tích dữ liệu làm sao cho hiệu quả và chính xác.

Cuối cùng, IOT đặt nặng vấn đề về tiêu thu năng lượng hơn các thiết bị khác. Càng nhiều thiết bị IOT thì mức độ tiêu thụ điện năng càng nhiều.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm về IOT (Internet Of Things) và những tác động của nó đến công nghệ và cuộc sống con người!

03 Th5 2024
giới thiệu về tấn công DDoS

DDoS là gì? Tìm hiểu cách thực hiện và ngăn chặn tấn công DDoS

DDoS là một kiểu tấn công mạng được Hacker thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống gồm nhiều thiết bị gửi yêu cầu truy cập tới mạng hoặc máy chủ web. Mục đích của tấn công DDoS là khiến máy chủ web và mạng bị quá tải, làm sập web, nghẽn mạng. Từ đó, khiến trang web không thể hoạt động và cung cấp dịch vụ. DDoS chủ yếu nhắm vào các trang web nhiều hơn là tấn công hệ thống mạng.

DDOS là gì

Cách Hacker thực hiện tấn công DDoS

Các máy chủ Web đều có thông số RAM và CPU để xử lý. RAM và CPU càng cao thì khả năng xử lý yêu cầu truy cập từ người dùng cùng lúc càng nhiều. Thông thường, chủ web sẽ biết được lưu lượng truy cập trung bình hàng ngày của web để lựa chọn gói VPS hoặc Hosting phù hợp cho web của mình.

Khi người dùng truy cập, tức là người dùng gửi yêu cầu đến máy chủ web. Và máy chủ web nhận được sẽ phản hồi lại yêu cầu của người dùng. Càng nhiều người dùng truy cập cùng lúc thì Server càng phải hoạt động. Và nếu số người dùng truy cập cùng lúc vượt quá khả năng xử lý của Server web thì nó sẽ bị nghẽn. Tức là nó không thể phản hồi hoặc phản hồi rất chậm cho người dùng.

Cách thực hiện tấn công DDOS

Do đó, hacker chỉ lợi dụng đúng một nhược điểm duy nhất này. Tin tặc sử dụng hệ thống gồm nhiều thiết bị máy tính, hay bất kể thứ gì đó để gửi yêu cầu đến trang web. Số lượng yêu cầu này cực kỳ khổng lồ khiến máy chủ web bị nghẽn ngay lập tức.

Vậy làm sao Hacker có nhiều thiết bị đến vậy?

Với số lượng thiết bị khổng lồ, rất khó để có thể tự xây dựng hoặc bỏ tiền ra mua. Cách đơn giản nhất là Hacker rải các mã độc trên mạng, qua mail để kiếm quyền truy cập thiết bị. Những nạn nhân sẽ không biết máy của mình đã bị Hack.

Khi thực hiện tấn công DDoS, tin tặc sẽ cho chạy mã để các thiết bị đã bị hack này cùng gửi yêu cầu tới địa chỉ IP của máy chủ Web. Một hệ thống các thiết bị như vậy thường được gọi là Botnet.

Hiện nay, thậm chí còn có nhiều thủ đoạn cao cấp hơn như việc tạo ra địa chỉ IP ảo và thiết bị ảo để thực hiện tấn công DDoS.

Hacker sử dụng hệ thống thiết bị tấn công DDoS

Hậu quả của cuộc tấn công DDoS tới Website

Khi bị tấn công DDoS, các website nhẹ thì bị giảm tốc độ phản hồi. Do đó, nó giảm tốc độ tải trang trên trang web. Nếu nặng, trang web sẽ bị sập. Những người dùng thực sẽ không thể truy cập được trang web.

Vì vậy, hậu quả đầu tiên của tấn công DDoS tới website là khiến trang web bị dừng hoạt động. Không thể hoạt động đồng nghĩa với việc ta không thể kinh doanh. Đặc biệt là các trang web thương mại điện tử hay dịch vụ.

Ngoài ra, việc trang web không thể phản hồi người dùng gây ra các lỗi về phản hồi máy chủ 5XX được ghi nhận trên Google Search Console. Hay giảm tốc độ tải trang cũng làm giảm trải nghiệm của người dùng trên trang web. Những yếu tố này là các yêu tố quan trọng để google sử dụng xếp hạng trang web.

Do đó, nếu bị tấn công DDoS nghiêm trọng. Trang web sẽ bị bay màu từ khóa và giảm thứ hạng trang web trên Google rất nhiều.

Tại sao Hacker lại tấn công DDoS?

Tất nhiên là không ai rảnh để đi tấn công tới trang web của bạn. Họ cũng chả nhận được thông tin gì từ trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu đối thủ trên Google của bạn muốn đánh tụt hạng trang web của bạn. Thì họ có thể sử dụng tấn công DDoS.

Tấn công DDoS có thể sử dụng để tống tiền trang web chẳng hạn.

Cách ngăn chặn tấn công DDoS

Giờ ta đã hiểu cách Hacker thực hiện tấn công DDoS và hậu quả nó gây ra. Vậy làm cách nào để ngăn chặn tấn công DDoS tới máy chủ Web của mình.

cách phòng chống DDoS

Có nhiều cách để sử ngăn chặn tấn công DDoS tới web, gồm:

  1. Firewall và IPS/IDS: Sử dụng tường lửa (firewall) để lọc các gói tin độc hại và sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS/IPS) để nhận biết và ngăn chặn các hoạt động không bình thường.
  2. Cân bằng tải (Load Balancing): Sử dụng cân bằng tải để phân phối lưu lượng truy cập đến nhiều máy chủ, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của tấn công tập trung lên một máy chủ duy nhất.
  3. Giới hạn Tốc độ (Rate Limiting): Thực hiện giới hạn tốc độ truy cập từ một địa chỉ IP hoặc một dải địa chỉ IP cụ thể để hạn chế khả năng gửi yêu cầu từ nguồn tấn công.
  4. Sử dụng CDN (Content Delivery Network): Triển khai CDN giúp phân phối nội dung đến người dùng từ các máy chủ gần họ hơn, giảm bớt áp lực lên máy chủ chính và cũng giúp lọc bớt lưu lượng tới máy chủ.
  5. Thiết lập cấu hình Web Server: Tối ưu hóa cấu hình máy chủ web để chống lại các loại tấn công DDoS như SYN Floods, Slowloris, và các kỹ thuật tấn công khác.
  6. Sử dụng Dịch vụ Bảo mật DDoS: Cân nhắc sử dụng các dịch vụ bảo mật DDoS được cung cấp bởi các nhà cung cấp bảo mật chuyên nghiệp, như Cloudflare hoặc Akamai, để giảm thiểu tác động của tấn công.

Thông thường, khi trang web bị tấn công DDoS, điều cần làm là ngay lập tức liên hệ với người hỗ trợ bạn khi đăng ký hosting và VPS để có biện pháp xử lý. Việc khôi phục trang web hoạt động lại bình thường cần phải được diễn ra càng nhanh càng tốt để giảm thiểu thiệt hại do DDoS gây ra.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tấn công DDoS và cách nó thực hiện và biện pháp phòng chống!

03 Th5 2024
RS-422 là gì

RS-422 là gì? Phân biệt RS-422 với RS-232 và RS-485

RS-422 là một tiêu chuẩn điện tử đối lưu (differential) được sử dụng trong các ứng dụng đa giải pháp (multi-point) và đơn giải pháp (point-to-point) để gửi dữ liệu với tốc độ cao và khoảng cách dài. Nó cung cấp một giao thức điện tử đối lưu đáng tin cậy với khả năng chống nhiễu cao, hỗ trợ đến 10 thiết bị kết nối với tốc độ cao lên tới 10 Mbps và khoảng cách dài lên tới 1200 mét. RS-422 thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động hoá và trong các mạng máy tính.

hình ảnh cáp RS422

Giải thích về RS-422

RS-422 là một tiêu chuẩn trong truyền thông nối tiếp. Tức là nó tương tự như RS-232 và RS-485. Tuy nhiên, mỗi tiêu chuẩn này khác nhau về khả năng truyền dẫn và số lượng thiết bị kết nối.

RS-422 sử dụng một loại tín hiệu đối lưu (differential), trong đó mỗi bit dữ liệu được gửi đi bằng cách sử dụng hai dây điện, một dây để gửi bit 1 và một dây khác để gửi bit 0. Điều này giúp giảm tác động của nhiễu và tăng độ bền vững hơn so với các giao thức tín hiệu tính bằng.

Đặc điểm của RS-422

truyền dẫn trong RS-422

  1. Giao thức tín hiệu balanced: RS-422 sử dụng tín hiệu balanced, hoặc differential, để gửi dữ liệu. Điều này có nghĩa là mỗi bit dữ liệu được gửi đi bằng cách sử dụng hai dây điện, một dây để gửi bit 1 và một dây khác để gửi bit 0. RS-422 tương tự với RS-485. Trong khi RS232 sử dụng tín hiệu không cân bằng.
  2. Tốc độ dữ liệu cao: RS-422 hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao, đến 10 Mbit/s, cho phép gửi và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng và liền mạch.
  3. Khoảng cách gửi dữ liệu dài: RS-422 có thể gửi dữ liệu được đến 1,200 mét (3,900 feet) với tốc độ dữ liệu thấp hơn. Điều này có nghĩa là nó có thể được sử dụng để kết nối các thiết bị ở khoảng cách xa nhau mà không cần sử dụng các thiết bị trung gian.
  4. Khả năng chống nhiễu tốt: RS-422 có khả năng chống nhiễu tốt hơn so với các giao thức tín hiệu tính bằng, do sử dụng tín hiệu balanced. Điều này có nghĩa là nó có thể được sử dụng để gửi dữ liệu ở các môi trường có mức độ nhiễu cao như môi trường công nghiệp.
  5. Độ bền cao: RS-422 có độ bền cao hơn do sử dụng tín hiệu balanced và mức điện áp thấp hơn. Điều này có nghĩa là nó có thể chịu được độ bền vững hơn trong các điều kiện hoạt động khắc nghiệt.
  6. Hỗ trợ nhiều thiết bị nhận: RS-422 hỗ trợ đến 10 thiết bị nhận được kết nối với một thiết bị gửi, cho phép sử dụng nó để kết nối nhiều thiết bị cùng một lúc.

So sánh RS-422 với RS-232 và RS-485

Như đã nói ở trên, cả 3 tiêu chuẩn RS-422, RS-485 và RS-232 đều là giao tiếp truyền thông nối tiếp. Nó chủ yếu được sử dụng trong hệ thống điều khiển. Trong đó, RS-232 là tiêu chuẩn lâu đời nhất và hiện nay ít được sử dụng. RS-485 là tiêu chuẩn mới nhất và được sử dụng chủ yếu trong hệ thống điều khiển công nghiệp hiện nay. RS-422 như một bản nâng cấp trung gian, nó tốt hơn RS-232 nhưng kém hơn RS-485.

sự khác nhau giữa RS-422 và RS-485 và RS-232

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa chúng:

Tiêu chuẩn RS-232 RS-422 RS-485
Tốc độ dữ liệu Đến 20 kbit/s Đến 10 Mbit/s Đến 10 Mbit/s
Khoảng cách gửi dữ liệu Đến 15 m Đến 1,200 m Đến 1,200 m
Số lượng thiết bị nhận Đến 1 thiết bị Đến 10 thiết bị Đến 32 thiết bị
Tín hiệu Unbalanced Balanced (differential) Balanced (differential)
Mức điện áp +/- 3V đến +/- 25V +/- 2V đến +/- 6V +/- 200mV đến +/- 6V
Khả năng chống ruido Thấp Cao Cao
Hỗ trợ truyền dữ liệu full duplex Không Không
Hỗ trợ truyền dữ liệu half duplex
Hỗ trợ truyền dữ liệu multi-point Không

Như thế thấy ở trên, RS-422 sử dụng tín hiệu Balanced với khả năng truyền tốc độ cao 10Mbs cho 10 thiết bị với khoảng cách gửi dữ liệu tối đa lên tới 1200 mét. Tuy nhiên, RS-422 vẫn chưa hỗ trợ truyền dữ liệu Full Duplex.

RS-422 sử dụng loại cáp và đầu nối nào?

Với RS-422, cáp xoắn đôi là sự lựa chọn tốt nhất. Thông sẽ là loại cáp điều khiển RS-422. Thông thường, cáp sẽ được trang bị lớp chống nhiễu để giảm sự ảnh hưởng của nhiễu tới tín hiệu truyền.

Loại kết nối thông thường được sử dụng nhất trong RS-422 là kết nối DB9 hoặc DB25. Đây cũng là 2 loại đầu nối sử dụng phổ biến cho RS-232. Tuy nhiên, RS-422 cũng có thể sử dụng các loại kết nối khác như kết nối RJ-45.

hình ảnh đầu nối DB9
hình ảnh đầu nối DB9

Ứng dụng của RS-422

RS-422 được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

Hệ thống điều khiển tự động hoá: RS-422 được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động hoá để gửi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và các cảm biến. Nó cung cấp một giao thức điện tử đáng tin cậy với khả năng chống ruido cao, hỗ trợ tốc độ cao và khoảng cách dài, được sử dụng để gửi dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thiết bị.

Hệ thống đo lường và điều khiển: RS-422 được sử dụng trong các hệ thống đo lường và điều khiển để gửi dữ liệu giữa các thiết bị đo lường và các thiết bị điều khiển. Nó cũng cung cấp một giao thức điện tử đáng tin cậy với khả năng chống ruido cao, hỗ trợ tốc độ cao và khoảng cách dài, được sử dụng để gửi dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thiết bị.

Mạng máy tính: RS-422 được sử dụng trong các mạng máy tính để gửi dữ liệu giữa các máy tính và các thiết bị mạng. Nó cũng cung cấp một giao thức điện tử đáng tin cậy với khả năng chống ruido cao, hỗ trợ tốc độ cao và khoảng cách dài, được sử dụng để gửi dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thiết bị.

Các ứng dụng khác: RS-422 cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác như trong các hệ thống điều khiển video, các hệ thống điều khiển động cơ, và các hệ thống điều khiển đèn. Nó cũng được sử dụng để tăng khoảng cách gửi dữ liệu so với các giao thức tín hiệu tính bằng khác, như RS-232.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được RS-422 và các đặc điểm của nó!

03 Th5 2024
tìm hiểu chi tiết về RS-232

RS-232 là gì? RS-232 được sử đụng để làm gì?

RS-232 là một giao thức tiêu chuẩn trong việc trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điện tử qua một đường dẫn tín hiệu đơn vị. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị máy tính và periphrials, chẳng hạn như các máy in, modem, vv. Giao thức này định nghĩa các tiêu chuẩn về tín hiệu điện, các chuẩn kỹ thuật về các chân trao đổi dữ liệu và xác định các chuẩn kỹ thuật về tốc độ truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên, RS-232 có một số hạn chế như khoảng cách truyền tải ngắn và tốc độ truyền tải thấp so với các giao thức tiên tiến hơn hiện nay.

RS-232 là gì

Giải thích về RS-232

Để hiểu RS-232 là gì? Điều quan trọng nhất bạn phải biết rằng nó là một hình thức truyền dữ liệu Serial (nối tiếp). Hiểu đơn giản, nó là một hình thức giao tiếp và thường được gọi đơn giản là kết nối nối tiếp.

Trước khi ra đời RS-422 và RS-485, RS-232 là hình thức truyền dữ liệu sử dụng nhiều nhất. Kết nối RS-232 truyền tín hiệu bằng cách sử dụng điện áp dương cho số nhị phân 0 và điện áp âm cho số nhị phân 1.

Tuy nhiên, ta sẽ thắc mắc PLC sử dụng RS-232 để làm gì?

PLC sử dụng RS232 để kết nối với các Module khác hoặc các PLC khác. Các Module có thể là bất kỳ thiết bị gì miễn là nó cũng sử dụng RS232. Ví dụ như: HMI, máy tính, bộ điều khiển động cơ, ổ đĩa hoặc robot,…

Đặc điểm của RS-232

Để hiểu rõ về RS-232, bạn cần phải nắm được những đặc điểm sau của nó:

  1. RS-232 là một giao thức trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điện tử qua một đường dẫn tín hiệu đơn vị. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị máy tính và periphrials, chẳng hạn như các máy in, modem, vv.
  2. RS-232 có thể hoạt động được ở tốc độ tối đa 20 Kbps và có thể gửi dữ liệu được đến 15 mét (50 ft). Tuy nhiên, tốc độ truyền tải tối đa có thể khó xác định do sự khác nhau trong dây transmission và độ dài dây cáp.
  3. RS-232 sử dụng mức điện áp từ -12 đến +12 Volts để biểu diễn các giá trị nhị phân. Mức điện áp +12 Volts (thường là +3 đến +10 Volts) biểu diễn một giá trị nhị phân 0 và -12 Volts (thường là -3 đến -10 Volts) biểu diễn một giá trị nhị phân 1.
  4. RS-232 là một giao thức trao đổi dữ liệu serial asynchronous. Điều này có nghĩa là dữ liệu được gửi dưới dạng các bit đơn vị đến thiết bị nhận và được nhóm lại thành một từ dữ liệu. Để đảm bảo việc này diễn ra chính xác, các thông số như tốc độ truyền tải, xử lý, bắt đầu và kết thúc phải được định nghĩa trước.
  5. RS-232 là một giao thức trao đổi dữ liệu không cân bằng. Nó sử dụng một dây đơn cho mỗi tín hiệu và một common ground. Signal level là tuyệt đối so với common ground. Phương pháp này dễ thiết kế và rẻ tiền. Tuy nhiên, nó cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu và thường yêu cầu một tốc độ truyền tải thấp hơn so với các giao thức trao đổi dữ liệu cân bằng như RS-422 hoặc RS-485.
  6. RS-232 có hai loại thiết bị: Data Terminal Equipment (DTE) và Data Communication Equipment (DCE). DTE là máy tính hoặc terminal được sử dụng làm nguồn hoặc đích dữ liệu và cũng cung cấp các chức năng kiểm soát.

Phân biệt DTE và DCE trong RS-232

Khi sử dụng thiết bị RS232, ta cần phải rằng có 2 loại thiết bị khác nhau là DTE và DCE:

  • DTC là thiết bị đầu cuối dữ liệu như máy tính.
  • DCE là thiết bị truyền thông dữ liệu như Modem.

phân biệt DTE và DCE trong RS232

Tại sao cần phải phân biệt chúng? Bởi vì DTE và DCE không thế giao tiếp với nhau trực tiếp. Để kết nối, nó cần sử dụng cáp RS232 ngược.

Thông thường, thiết bị PLC sẽ là DTE và các thiết bị sử dụng sẽ là DCE. Một ví dụ rất phổ biến đó là cách kết nối máy tính với máy in. Mặc dù USB đã trở thành tiêu chuẩn chủ yếu nhưng RS232 vẫn được sử dụng nhiều cho các máy in thế hệ cũ.

giao tiếp giữa DTE và DCE

Sự khác nhau giữa DTE và DCE như sau:

  • Thiết bị DCE thường chuyển đổi dấu hiệu giữa thiết bị DTE và kênh truyền dữ liệu. Ví dụ, một modem chuyển đổi các dấu hiệu điện tử từ máy tính thành các dấu hiệu analog để truyền qua đường dây điện thoại.
  • Thiết bị DTE và DCE có kết nối chân khác nhau trên các cổng RS-232 của họ. Ví dụ, chân dữ liệu truyền (TD) trên thiết bị DTE kết nối đến chân dữ liệu nhận (RD) trên thiết bị DCE, và ngược lại.
  • Thiết bị DCE thường cung cấp các tín hiệu điều khiển luồng dữ liệu cho thiết bị DTE. Ví dụ, một modem có thể gửi một dấu hiệu yêu cầu gửi (RTS) đến máy tính để chỉ ra rằng nó sẵn sàng nhận dữ liệu.
  • Thiết bị DTE và DCE có thể có các mức điện áp khác nhau. Ví dụ, một thiết bị DTE có thể sử dụng một khoảng mức điện áp từ -5V đến +5V, trong khi một thiết bị DCE có thể sử dụng một khoảng mức điện áp từ -12V đến +12V.

Hạn chế của RS-232

RS-232 có 2 nhược điểm chính là giới hạn về tốc độ và khoảng cách truyền dẫn:

Dữ liệu với RS-232 có tốc độ truyền khoảng 20 kps. Tốc độ này là khá chậm. RS-485 có truyền tốc độ lên tới 10 Mbps.

Khoảng cách truyền tối đa của cáp RS232 là 15 mét. Trong khi, RS-485 có thể truyền dữ liệu với khoảng cách tối đa lên tới 1200 mét.

Một điều nữa mà cũng được xem như điểm yêu của RS-232, đó là nó được sử dụng để truyền dữ liệu điều khiễn giữa 2 thiết bị. Trong khi, RS-485 có thể truyền dữ liệu lên tới 32 thiết bị.

Ứng dụng RS-232

ứng dụng của RS232

RS232 chủ yếu được sử dụng ở các PC thế hệ cũ để kết nối với các thiết bị ngoại vi như chuột, máy in hoặc modem,… Ngày nay, RS232 đã được thay thế bằng USB.

Tuy nhiên, RS232 cũng được sử dụng trong các máy PLC, CNC và bộ điều khiển vì nó rẻ hơn nhiều. Ngoài ra, RS232, cũng được sử dụng bởi một số bảng vi điều khiển, máy in hóa đơn hoặc hệ thống điểm bán hàng PoS.

Vì ưu điểm rẻ nên RS232 vẫn được nhiều nhà sản xuất sử dụng để kết nối PLC với các thiết bị HMI, Module đầu vào và đầu ra như ổ đĩa động cơ.

Tổng kết lại mà nói, RS-232 là một tiêu chuẩn giao tiếp nối tiếp hoặc một cách truyền dữ liệu. Nó được sử dụng trong hệ thống điều khiển cũ với tốc độ 20 Kps và khoảng cách tối đa là 15 mét. Cáp DB9 có lẽ là loại cáp được sử dụng nhiều nhất cho ứng dụng này.

03 Th5 2024
giải thích về giao diện RS-485

RS485 là gì? Giao diện RS485 khác gì với RS232

RS-485 là một giao thức truyền thông được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và mạng máy tính để truyền dữ liệu trên các đường truyền dài. Đây là một chuẩn giao tiếp dạng điểm-điểm, có khả năng truyền dữ liệu hai chiều và hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối trên cùng một đường truyền. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động và ứng dụng của RS-485.

RS-485 là gì?

RS-485 còn được gọi là TIA-485(-A) hoặc EIA-485, là tiêu chuẩn xác định đặc tính về điện của trình điều khiển và bộ thu được sử dụng trong hệ thống truyền thông Serial. Nó là một hệ thống cân bằng, đa điểm hỗ trợ mạng truyền thông số qua các khoảng cách xa và trong môi trường có nhiễu điện.

hình ảnh giao điện RS485

Tiêu chuẩn RS485 chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp và các ứng dụng tương tự nhờ khả năng kết nối nhiều bộ nhận trong một mạng đa chấm tuyến tuyến qua cặp xoắn.

RS-485 không định nghĩa giao thức truyền thông cụ thể mà tập trung vào việc mô tả các đặc tính điện của các bộ phát và bộ nhận, được biết đến là tầng vật lý. Nó cho phép truyền tín hiệu nhị phân dưới dạng điện áp cao và thấp, đại diện cho các trạng thái 1 và 0 (bật và tắt) trong mạch.

RS-485 hỗ trợ mạng cục bộ giá rẻ và liên kết truyền thông đa chấm, sử dụng cùng một tín hiệu vi sai qua cặp xoắn như RS-422.

Đặc điểm của RS-485

RS485 là gì

RS-485 là một tiêu chuẩn cho giao tiếp serial được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại. Đây là một số đặc điểm của nó:

  1. Giao tiếp đa điểm: RS-485 hỗ trợ giao tiếp đa điểm, điều này có nghĩa là tới 32 thiết bị có thể được kết nối với một bus duy nhất. Điều này cho phép nó trở thành một lựa chọn tốt cho các ứng dụng yêu cầu nhiều thiết bị cần giao tiếp với nhau theo quãng đường dài.
  2. Gửi tín hiệu kép: RS-485 sử dụng gửi tín hiệu kép, điều này có nghĩa là nó gửi tín hiệu qua hai dây thay vì một. Điều này cung cấp sự chống rung tốt hơn và cho phép gửi tín hiệu theo quãng đường dài hơn so với các tiêu chuẩn gửi tín hiệu serial khác.
  3. Giao tiếp half-duplex: RS-485 hỗ trợ giao tiếp half-duplex, điều này có nghĩa là dữ liệu chỉ có thể chuyển động trong một hướng một lúc. Điều này khác với giao tiếp full-duplex, trong đó dữ liệu có thể chuyển động ở hai hướng cùng một lúc.
  4. Quãng đường gửi tín hiệu dài: RS-485 có thể gửi dữ liệu theo quãng đường dài, đến 4000 feet (1200 mét) với tốc độ đạt được lên tới 100 kbps. Điều này cho phép nó trở thành một lựa chọn tốt cho các ứng dụng yêu cầu các thiết bị cần giao tiếp với nhau theo quãng đường dài, chẳng hạn như trong tự động hóa công nghiệp hoặc hệ thống tự động hóa xây dựng.
  5. Tính tiêu thụ điện năng thấp: RS-485 là một tiêu chuẩn tiêu thụ điện năng thấp, điều này có nghĩa là nó tiêu thụ ít điện năng hơn các tiêu chuẩn gửi tín hiệu serial khác. Điều này là một yếu tố quan trọng cho các thiết bị pin hoặc các ứng dụng mà tiêu thụ điện.

Sự khác nhau giữa RS485 và RS232

RS485 so với RS232

RS-232 là một tiêu chuẩn cũ hơn được thiết kế cho việc giao tiếp điều khiển giữa hai thiết bị, trong khi RS-485 hỗ trợ giao tiếp đa điểm với tối đa 32 thiết bị.

Dưới đây là một số điểm khác biệt quan trọng giữa RS-485 và RS-232:

  1. Mức điện: RS-232 sử dụng tín hiệu đơn điện, với mức điện -3V đến -15V cho logic 1 và +3V đến +15V cho logic 0. RS-485, ngược lại, sử dụng tín hiệu điện kép, với mức điện -200mV đến -5V cho logic 1 và +200mV đến +5V cho logic 0.
  2. Độ dài dây: RS-232 có một độ dài dây tối đa là 50 feet (15 mét), trong khi RS-485 có một độ dài dây tối đa khoảng 1200 mét (4000 feet) cho một bus với 32 thiết bị.
  3. Tốc độ dữ liệu: RS-232 hỗ trợ tốc độ dữ liệu tối đa 20 Kbps, trong khi RS-485 hỗ trợ tốc độ dữ liệu tối đa 10 Mbps.
  4. Số lượng thiết bị: RS-232 hỗ trợ giao tiếp giữa hai thiết bị, trong khi RS-485 hỗ trợ giao tiếp giữa tối đa 32 thiết bị.

Ứng dụng của RS-485

RS-485 thường được sử dụng trong tự động hóa và hệ thống điều khiển công nghiệp, tự động hóa tòa nhà, điều khiển quy trình và hệ thống thu thập dữ liệu. RS-485 cũng được sử dụng trong các mạng công nghiệp, như Profibus, Modbus và CAN bus, để cung cấp giao tiếp giữa các thiết bị.

một hệ thống điều khiển với RS-485
một hệ thống điều khiển với RS-485

RS-485 phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ dài cáp dài, tốc độ truyền dữ liệu cao và giao tiếp nhiều điểm. Nó thường được sử dụng trong các ứng dụng như:

  • Hệ thống điều khiển công nghiệp: RS-485 được sử dụng để kết nối cảm biến, actuator và bộ điều khiển trong các hệ thống điều khiển công nghiệp, như nhà máy sản xuất, nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.
  • Tự động hóa tòa nhà: RS-485 được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa tòa nhà để kiểm soát và giám sát hệ thống HVAC, ánh sáng và hệ thống an ninh.
  • Kiểm soát quy trình: RS-485 được sử dụng trong các hệ thống kiểm soát quy trình để giám sát và kiểm soát nhiệt độ, áp suất và lưu lượng trong quy trình công nghiệp.
  • Hệ thống thu thập dữ liệu: RS-485 được sử dụng trong các hệ thống thu thập dữ liệu để thu thập dữ liệu từ cảm biến và truyền nó đến một máy tính trung tâm để phân tích.
  • Mạng công nghiệp: RS-485 được sử dụng trong các mạng công nghiệp, như Profibus, Modbus và CAN bus, để cung cấp giao tiếp giữa các thiết bị.
  • Robot học: RS-485 được sử dụng trong robot học để kiểm soát và giao tiếp với cánh tay robot, tay nắm và các thành phần robot khác.
  • Kiểm tra và đo lường: RS-485 được sử dụng trong các hệ thống kiểm tra và đo lường để truyền dữ liệu giữa các công cụ và một máy tính trung tâm.

Nhìn chung, RS-485 là một giao thức giao tiếp linh hoạt được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp khác nhau nhờ vào độ dài cáp dài, tốc độ truyền dữ liệu cao, giao tiếp nhiều điểm và khả năng chống nhiễu.

Một số lưu ý về RS-485

Với kết nối dây RS-485, nên sử dụng cáp đôi xoắn chống nhiễu có lớp bảo vệ (loại STP). Loại cáp này giúp giảm và loại bỏ hiện tượng dẫn điện phân tán và nhiễu chung chế độ.

Tối đa 128 thiết bị có thể được kết nối với một bộ điều khiển RS-485, nhưng số lượng thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng cách truyền thông, tốc độ baud, đường kính dây, chất lượng dây, chất lượng chuyển đổi và nguồn điện.

Việc nối tiếp đất cho bộ điều khiển RS-485 là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động bình thường và ngăn ngừa tổn thất do nhiễu chung.

Bạn nên tránh đặt dây cáp RS-485 gần nguồn nhiễu như dây cao điện và đèn chiếu sáng.

Trong cùng một hệ thống mạng, bạn nên sử dụng loại dây cáp giống nhau để giảm số lượng liên kết trên đường dây.

Khi khoảng cách truyền thông vượt quá 300 mét, bạn nên thêm một điện trở kết thúc vào bộ điều khiển RS-485, đặc biệt là khi số lượng thiết bị trên bộ điều khiển ít.

Khi không có relay, bạn nên sử dụng một loại dây cáp loại UTP bảo vệ thông thường với đường kính 20 AWG hoặc 18 AWG để đảm bảo khoảng cách truyền thông.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về RS-485 và những đặc điểm của nó!

03 Th5 2024
giao thức là gì

Protocol (giao thức) là gì? Có những loại giao thức mạng nào?

Giao thức (Protocol) là bộ quy tắc và quy định đặt ra nhằm thiết lập để điều chỉnh và quản lý truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng máy tính. Có nhiều giao thức khác nhau, mỗi giao thức đảm nhiệm một nhiệm vụ. Chúng hoạt động cùng với nhau giải quyết việc truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

8 giao thức mạng phổ biến nhất
8 giao thức mạng phổ biến nhất

Giải thích dễ hiểu về giao thức

Mình biết chắc chắn rằng khi bạn gặp các khái niệm về giao thức chắc chắn sẽ cảm thấy nó khá khó hiểu. Vì đơn giản nó là một khái niệm chung chung. Để dễ hình dung hơn, ta có thể hiểu giao thức giống như ngôn ngữ chung giữa các thiết bị để trao đổi thông tin với nhau.

Vì vậy, khác giao thức thì giống như việc nói khác ngôn ngữ. Do đó, 2 máy tính khác giao thức sẽ không thể truyền giao tiếp cho nhau được. Các giao thức sẽ được tích hợp trong phần mềm hoặc phần cứng của thiết bị. Hai thiết bị muốn giao tiếp với nhau phải chấp nhận các quy ước về giao thức chung.

Giao thức định rõ các quy trình và quy định cụ thể, bao gồm cách dữ liệu được đóng gói, mã hóa, truyền và nhận, cũng như cách thiết lập và duy trì kết nối mạng. Các giao thức phổ biến như TCP/IP, UDP, và HTTP, đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mạng máy tính.

Mục đích của giao thức

Việc sử dụng giao thức chỉ đơn giản nhằm thiết lập, duy trì, chấm dứt và quản lý truyền dữ liệu giữa các thiết bị:

  1. Thiết lập kết nối mạng: Giao thức định rõ cách thiết lập kết nối giữa các thiết bị trong mạng. Ví dụ, trong mô hình TCP/IP, giao thức TCP được sử dụng để thiết lập các kết nối đường dẫn giữa các máy tính để đảm bảo truyền dữ liệu một cách tin cậy và có thứ tự.
  2. Duy trì kết nối mạng: Sau khi kết nối được thiết lập, giao thức giúp duy trì các kết nối này để đảm bảo rằng thông tin có thể được truyền đi và nhận được một cách liên tục và đáng tin cậy. Ví dụ, giao thức TCP kiểm soát luồng dữ liệu, xác nhận nhận dữ liệu, và quản lý các lỗi trong quá trình truyền.
  3. Chấm dứt kết nối mạng: Khi quá trình truyền thông hoàn thành hoặc khi không còn cần thiết, giao thức giúp chấm dứt các kết nối mạng một cách an toàn và hiệu quả. Điều này giúp giải phóng tài nguyên mạng và ngăn chặn việc tiêu tốn tài nguyên không cần thiết. Ví dụ, trong TCP, việc chấm dứt kết nối được thực hiện thông qua việc gửi các gói tin FIN để thông báo cho thiết bị đối tác biết rằng kết nối sẽ kết thúc.
  4. Quản lý truyền thông dữ liệu qua mạng: Giao thức không chỉ giúp thiết lập và duy trì kết nối mạng, mà còn định rõ cách dữ liệu được truyền đi và nhận được qua mạng. Điều này bao gồm cách đóng gói dữ liệu, cách xác định nguồn và đích của dữ liệu, cũng như cách kiểm soát luồng và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình truyền.

giao thức nhằm đảm bảo truyền dữ liệu giữa các thiết bị

Các loại giao thức

Có rất nhiều loại giao thức khác nhau, thông thường ta sẽ phân loại theo mục đích chung của các loại giao thức ấy thành các loại như:

  • Giao thức truyền thông.
  • Giao thức bảo mật.
  • Giao thức thông báo.
  • Giao thức quản lý.
  • Giao thức xử lý lỗi.

Các chia theo kiểu trên khá khó, thông thường khi xem xét đến các giao thức trong mạng Internet, người ta thường xem xét xem giao thức ấy nằm ở tầng nào trong mô hình OSI hoặc mô hình TCP/IP. Đây là 2 mô hình quan trọng quy định một cách đầy đủ quy trình truyền dữ liệu trong mạng.

Dưới đây là một số giao thức phổ biến trong các tầng khác nhau của mô hình OSI:

  • Tầng 7: Tầng Ứng dụng (Application Layer): HTTP, FTP, SMTP
  • Tầng 6: Tầng Phiên (Presentation Layer): SSL/TLS
  • Tầng 5: Tầng Phiên (Session Layer): NetBIOS
  • Tầng 4: Tầng Vận chuyển (Transport Layer): TCP, UDP
  • Tầng 3: Tầng Mạng (Network Layer): IP
  • Tầng 2: Tầng Liên kết dữ liệu (Data Link Layer): Ethernet, Wi-Fi (802.11)
  • Tầng 1: Tầng Vật lý (Physical Layer): Ethernet

Một số loại giao thức phổ biến cần biết

Giao thức thì có rất nhiều, để biết hết là rất khó. Tuy nhiên, bạn sẽ cần biết các giao thức phổ biến sau:

Giao thức Mô tả Mục đích chính
TCP/IP Bộ giao thức cơ bản cho Internet và mạng máy tính Đảm bảo truyền dữ liệu một cách tin cậy và có thứ tự
HTTP Dùng để truyền tải dữ liệu trên World Wide Web (WWW) Truy cập các trang web và truyền tải tài liệu HTML
HTTPS Phiên bản bảo mật của HTTP sử dụng SSL/TLS để mã hóa dữ liệu Bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản người dùng
DNS Quản lý ánh xạ tên miền sang địa chỉ IP Xác định địa chỉ IP của máy chủ từ tên miền
SMTP Dùng để truyền tải thư điện tử Truyền tải thư từ máy khách đến máy chủ thư
POP3 Dùng để nhận thư điện tử từ máy chủ thư Tải thư từ máy chủ thư về máy khách
SSH Dùng để thiết lập kết nối mạng an toàn và mã hóa Truy cập và quản lý từ xa các thiết bị mạng
FTP Dùng để truyền tải các tập tin qua mạng Truyền tải tập tin giữa máy tính và máy chủ
DHCP Tự động cấu hình địa chỉ IP và thông số mạng cho các thiết bị Dễ dàng cấu hình mạng và tránh xung đột địa chỉ IP
SNMP Dùng để quản lý và giám sát các thiết bị mạng Thu thập thông tin và điều khiển các thiết bị mạng
ARP Dùng để ánh xạ địa chỉ IP thành địa chỉ MAC trong mạng Ethernet Xác định địa chỉ MAC tương ứng của một địa chỉ IP

Hiểu cách các giao thức làm việc với nhau để truyền dữ liệu

Trong mạng máy tính, quá trình truyền dữ liệu được điều khiển và quản lý bởi các giao thức mạng. Đầu tiên, khi dữ liệu được tạo ra, nó được đóng gói thành các gói tin nhỏ để chuẩn bị cho việc truyền đi. Các giao thức như TCP/IP hoặc UDP/IP đảm bảo rằng dữ liệu được đóng gói một cách chính xác, thêm vào đó thông tin cần thiết như số thứ tự và kiểm tra tổng độ dài của gói tin để đảm bảo tính toàn vẹn.

Tiếp theo, các giao thức định tuyến như IP được sử dụng để quyết định đường đi tốt nhất cho gói tin thông qua mạng. Router, là thiết bị chịu trách nhiệm trong quá trình định tuyến, sử dụng các giao thức như RIP hoặc OSPF để quyết định đường đi phù hợp cho dữ liệu.

Trong mạng LAN, giao thức Ethernet đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị. Switch, là thiết bị chuyển tiếp, sử dụng giao thức Ethernet để xác định cổng đích của gói tin dựa trên địa chỉ MAC.

Đồng thời, để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu, các giao thức như SSL/TLS được sử dụng để mã hóa thông tin trước khi truyền đi và giải mã khi dữ liệu đến đích. Quá trình này giúp đảm bảo rằng dữ liệu được truyền qua mạng một cách an toàn và bảo mật.

Tổng kết lại thì sau khi đọc bài viết này, mình không mong muốn các bạn nghĩ quá sâu xa về giao thức hay Protocol. Ta chỉ cần nắm rõ được các vấn đề sau:

  • Protocol hay giao thức là một khái niệm chung nên đừng cố hiểu nó theo cách cụ thể.
  • Chỉ cần ghi nhớ: “giao thức là một tập hợp các quy định, đặt ra để thiết lập, duy trì, quản lý việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng”
  • Phải cùng giao thức thì các máy tính mới có thể kết nối với nhau.
02 Th5 2024
chứng chỉ SSL là gì

SSL là gì? Chứng chỉ SSL có tác dụng gì? Tại sao Web cần đăng ký SSL?

Nếu bạn nghe thấy cụm từ SSL hay chứng chỉ SSL? Bạn biết nó giúp bảo mật dữ liệu web nhưng nó quá chung chung và khó hiểu? Hãy đọc bài viết này, mình sẽ giới thiệu và giải thích chi tiết nhất giúp bạn hiểu SSL và chứng chỉ SSL là gì?

SSL là gì?

SSL được viết tắt của Secure Sockets Layer, là một giao thức bảo mật sử dụng nhằm bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng Internet. Giao thức này mã hóa tất cả thông tin trước khi nó truyền đi và không có bên thứ 3 có thể đọc được.

Mục tiêu của SSL là tạo sự kênh truyền thông tin an toàn giữa máy chủ Web và trình duyệt. Điều này giúp ngăn chặn tất cả các kẻ tấn công đánh cắp thông hoặc sửa đổi thông tin trên đường truyền. SSL sử dụng mã hóa để mã hóa dữ liệu trước khi nó được gửi từ máy khách đến máy chủ, và sau đó giải mã nó sau khi nó được nhận.

Để thiết lập được SSL, máy chủ Web cần phải có một chứng chỉ SSL. Các trang web đã đăng ký SSL thường có HTTPS và ký hiệu ổ khóa màu xanh trên thanh URL. Các trang web không có SSL sẽ chỉ có HTTP.

phân biệt trang web có chứng chỉ SSL và trang web không có SSL

Khi truy cập vào trang web không có chứng chỉ SSL, trình duyệt web sẽ cảnh bảo và gửi thông điệp đến bạn rằng có thể dữ liệu sẽ bị đánh cắp.

hình ảnh cảnh bảo kết nối không riêng tư do truy cập web không có SSL

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ SSL (SSL certificates) là các tài liệu số được cấp bởi các tổ chức uy tín như các cơ quan chứng thực (Certificate Authorities – CAs) nhằm xác minh danh tính của một máy chủ hoặc một trang web.

Chứng chỉ SSL chứa thông tin về tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web, cùng với một khóa công khai được sử dụng để mã hóa dữ liệu. Khi trình duyệt web kết nối với một trang web sử dụng SSL, nó sẽ nhận được chứng chỉ SSL từ máy chủ, xác minh tính hợp lệ của nó và sử dụng khóa công khai trong chứng chỉ để mã hóa dữ liệu gửi đi.

chứng chỉ SSL quan trọng thế nào

Một chứng chỉ SSL chứa các thông tin sau:

  1. Tên miền (Domain Name): Tên miền của trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL.
  2. Tên của tổ chức (Organization Name): Tên của tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web.
  3. Thời gian hiệu lực (Validity Period): Thời gian mà chứng chỉ SSL được coi là hợp lệ trước khi cần phải được tái cấp.
  4. Chữ ký số (Digital Signature): Một phần của chứng chỉ SSL được tạo ra bằng cách sử dụng mã hóa số dựa trên khóa riêng của cơ quan chứng thực, đảm bảo tính xác thực và không thể thay đổi của chứng chỉ.
  5. Khóa công khai (Public Key): Một phần của chứng chỉ SSL được sử dụng để mã hóa dữ liệu gửi đi từ trình duyệt web của người dùng đến máy chủ. Khóa công khai này được trích xuất từ chứng chỉ và được sử dụng để thiết lập kênh truyền an toàn.

SSL hoạt động thế nào?

cách thức SSL hoạt động

Khi người dùng sử dụng trình duyệt như Chorme hay Cốc cốc để truy cập web, ta sẽ gửi yêu cầu kết nối an toàn từ trình duyệt đến máy chủ. Máy chủ phản hồi bằng một tin nhắn Server Hello để thỏa thuận các thông số kết nối. Một phần quan trọng của quá trình này là xác thực máy chủ, trong đó máy chủ gửi chứng chỉ SSL của mình và trình duyệt kiểm tra tính hợp lệ của nó.

Sau khi máy chủ được xác thực, quá trình Handshake Protocol được sử dụng để tạo ra một khóa phiên, đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa và giải mã dữ liệu trên kênh truyền. Khi quá trình Handshake hoàn thành, dữ liệu được truyền qua kênh an toàn đã thiết lập, sử dụng khóa phiên để đảm bảo tính bảo mật của thông tin.

Cuối cùng, quá trình kết thúc khi một trong hai bên quyết định đóng kết nối hoặc khi phiên kết thúc theo một cách khác. Từ đó, một kênh truyền an toàn đã được thiết lập giữa máy chủ và trình duyệt web, đảm bảo rằng thông tin truyền qua mạng internet được bảo vệ và đáng tin cậy.

Rủi ro khi sử dụng SSL và cách phòng tránh

Khi sử dụng SSL, mặc dù có nhiều lợi ích về bảo mật, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro và tấn công có thể xảy ra. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến và cách phòng tránh chúng:

1. Man-in-the-Middle (MITM) Attacks:

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể can thiệp vào quá trình truyền thông giữa máy chủ và trình duyệt web của người dùng, đọc hoặc thay đổi dữ liệu trên đường truyền mà không được phép.

Cách phòng tránh: Sử dụng các phương tiện bảo mật để xác thực máy chủ và trình duyệt web, chẳng hạn như sử dụng chứng chỉ SSL từ các cơ quan chứng thực đáng tin cậy và kiểm tra tính hợp lệ của chúng. Sử dụng kênh truyền an toàn như mạng riêng ảo (VPN) để bảo vệ khỏi các tấn công MITM.

2. SSL Stripping:

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể thực hiện cuộc tấn công bằng cách thay đổi các kết nối HTTPS thành HTTP, khiến thông tin được truyền đi dưới dạng không được mã hóa.

Cách phòng tránh: Sử dụng kỹ thuật HSTS (HTTP Strict Transport Security) để yêu cầu trình duyệt web luôn sử dụng kết nối HTTPS, không thể bị đổi sang HTTP.

3. Giả mạo (Spoofing):

Rủi ro: Kẻ tấn công có thể tạo ra các chứng chỉ SSL giả mạo hoặc các trang web giả mạo để lừa đảo người dùng và đánh cắp thông tin cá nhân.

Cách phòng tránh: Luôn kiểm tra tính hợp lệ của chứng chỉ SSL bằng cách kiểm tra chữ ký số và tổ chức cấp phát chứng chỉ. Tránh truy cập vào các trang web không được xác minh hoặc không có chứng chỉ SSL.

4. Sử dụng các phiên bản cũ của SSL/TLS:

Rủi ro: Các phiên bản cũ của SSL/TLS có thể bị lỗ hổng bảo mật, làm cho hệ thống dễ bị tấn công.

Cách phòng tránh: Sử dụng các phiên bản mới nhất của SSL/TLS và cập nhật hệ thống thường xuyên để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật.

Làm thế nào để đăng ký chứng chỉ SSL cho trang web?

Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting hoặc VPS sẽ cung cấp cả chứng chỉ SSL cho trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu web của bạn chưa có chứng chỉ SSL và muốn đăng ký thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm một nhà cung cấp chứng chỉ SSL và đăng ký theo Form mẫu là xong.

Nêu đăng ký SSL từ đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting và VPS cho bạn để dễ dàng quản lý. Một số các đơn vị cung cấp SSL nổi tiếng như: Cloudflare, hostinger, matbao, inet,…

02 Th5 2024
adapter là gì

Adapter là gì? Tác dụng và các thông số quan trọng cần biết về Adapter

Adapter là thiết bị dùng để chuyển đổi điện áp từ nguồn điện vào thành các loại điện áp nhỏ hơn phù hợp cho thiết bị. Thông thường Adapter được sử dụng để chuyển đổi nguồn điện 220 V thành các nguồn điện nhỏ hơn như 12V, 6V, 24 V dùng cho nhiều thiết bị như laptop, máy tính bảng, điện thoại, Switch, Router, Modem,…

các loại adapter
Hình ảnh Adapter

Adapter hay Adaptor?

Bộ chuyển đổi nguồn điện thường được biết đến với tên gọi Adapter nhiều hơn. Tuy nhiên, cách gọi khác Adaptor đều đúng. Tùy vào từng khu vực và quy chuẩn ngôn ngữ khác nhau nên chúng được gọi với 2 tên gọi khác nhau.

Do đó, cả Adapter và Adaptor đều đúng và đều chỉ bộ chuyển đổi nguồn điện.

Tại sao cần sử dụng Adapter?

Có rất nhiều thiết bị điện từ khác nhau, từ máy lạnh, tủ lạnh, máy tính, laptop, màn hình máy tính, cục phát wifi,… Mỗi thiết bị đều có nhu cầu điện năng khác nhau. Một chiếc tủ lạnh không thể sử dụng nguồn điện giống với 1 chiếc máy tính được.

Mà nguồn điện đầu vào thường là 220 V vì ta không thể cung cấp nguồn nguồn điện có điện áp khác nhau được. Do đó, ta cần phải sử dụng Adapter làm thiết bị trung gian, chuyển đổi nguồn điện áp đầu vào 220 V thành các điện áp khác nhau phù hợp cho từng loại thiết bị.

Adapter thường được đi kèm với sản phẩm khi mua hoặc ta có thể mua riêng lẻ để thay thế và sử dụng.

Các thông số quan trọng cần biết trên Adapter

Khi sử dụng Adapter, điều quan trọng là ta phải biết được điện áp vào và ra của nó. Để tránh sử dụng nhầm Adapter khiến hư hỏng thiết bị hoặc sự cố cháy nổ. Dưới đây là các thông số quan trọng bạn cần biết:

  • Input Voltage (Điện áp đầu vào): Đây là phạm vi hoặc mức điện áp mà adapter có thể chấp nhận từ nguồn điện. Ví dụ, “Input: 100-240VAC” có nghĩa là adapter có thể hoạt động trong phạm vi từ 100 đến 240 volt AC.
  • Input Current (Dòng điện đầu vào): Đây là dòng điện mà adapter tiêu thụ từ nguồn điện. Thông số này thường được đo trong đơn vị mA (miliampe) hoặc A (ampe).
  • Output Voltage (Điện áp đầu ra): Là mức điện áp mà adapter cung cấp cho thiết bị. Ví dụ, “Output: 12VDC” có nghĩa là adapter cung cấp 12 volt DC cho thiết bị.
  • Output Current (Dòng điện đầu ra): Là dòng điện mà adapter cung cấp cho thiết bị. Thông số này thường được đo trong đơn vị mA (miliampe) hoặc A (ampe).
  • Power (Công suất): Là công suất tối đa mà adapter có thể cung cấp, được tính bằng tích của điện áp đầu ra và dòng điện đầu ra. Thông số này thường được đo trong đơn vị watts (W).

Thông thường các thông số này đều được ký hiệu ở mặt dưới của Adapter như hình ảnh dưới đây:

hình ảnh thông số in trên Adapter

Sạc và Adapter khác gì nhau?

Về cở bản, cả Sạc và Adapter đều chuyển đổi điện áp đầu vào thành điện áp vừa đủ cung cấp cho thiết bị. Tuy nhiên, chức năng của chúng khác nhau.

Adapter có chức năng dùng để cấp nguồn điện thích hợp cho thiết bị sử dụng. Nếu rút adapter thì thiết bị sẽ dừng hoạt động. Còn sạc có chức năng là cấp nguồn điện một chiều vừa đủ cho thiết bị lưu trữ tại Pin.

so sánh cục sạc và Adapter

Do đó, về nguyên là hoạt động thì Adapter và Sạc đều giống nhau nhưng chức năng và ứng dụng lại khác nhau. Adapter dùng cho hầu hết các thiết bị điện hiện nay còn Sạc thì chủ yếu dùng cho các thiết bị có Pin như laptop, điện thoại.

Theo một cách nào đó, Sạc chính là Adapter nhưng được sử dụng với mục đích nhỏ hơn.

Làm thế nào để chọn Adapter chính xác cho thiết bị?

Đây có lẽ là điều mà nhiều người thắc mắc nhất. Đó là khi cần phải mua Adapter cho thiết bị bất kỳ. Thì làm cách nào để chọn được hay mô tả nó chính xác cho người bán hiểu?

Để chọn Adapter chính xác, ta cần trả lời các câu hỏi sau:

1. Thiết bị vào cần điện áp bao nhiêu?

Mỗi thiết bị đều ghi rõ điện áp sử dụng của nó. Thông tin này thường ghi trên vỏ thiết bị hoặc trong hướng dẫn sử dụng. Ta sẽ cần biết nó? Ví dụ như Camera thường sử dụng điện áp 5V trong khi laptop sử dụng điện áp đầu vào 19V hoặc 20V.

2. Loại đầu cắm vào thiết bị?

Adapter có nhiều loại đầu cắm khác nhau. Đầu kim, đầu tròn to,… Do đó ta cần phải biết loại đầu cắm vào thiết bị là loại nào? Nếu bạn không biết miêu tả ra sao thì hãy chụp ảnh đầu cắm lại và mang cho người bán xem.

adapter có các loại đầu cắm khác nhau

3. Thiết bị cắm là thiết bị gì?

Thiết bị bạn cần cấp nguồn là thiết bị nào? Thông thường các loại adapter cho từng thiết bị sẽ có kiểu giống riêng. Chẳng hạn như Adapter cho Laptop Dell một kiểu, và Adapter cho camera 1 kiểu khác nhau. Do đó, đôi khi bạn chỉ cần đọc đúng tên thiết bị hoặc chính xác Model của nó. Là người bán đã biết được bạn cần loại Adapter nào?

Các lưu ý khi sử dụng Adapter

Sử dụng Adapter sạc chính hãng: Adapter sạc chính hãng được thiết kế để cung cấp nguồn điện phù hợp và an toàn cho thiết bị của bạn. Việc sử dụng Adapter sạc không chính hãng có thể gây ra nhiều nguy cơ như: chai pin nhanh, giảm tuổi thọ pin, thậm chí là cháy nổ.

Tận dụng tính năng sạc nhanh: Nếu thiết bị của bạn hỗ trợ sạc nhanh, hãy sử dụng Adapter sạc nhanh để tiết kiệm thời gian sạc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các thiết bị đều tương thích với tính năng sạc nhanh.

Không để thiết bị sạc qua đêm: Việc sạc pin thiết bị qua đêm có thể khiến pin bị chai nhanh hơn. Nên sạc pin thiết bị đến khi đầy 80% và sau đó rút sạc ra.

Tránh sử dụng thiết bị khi đang sạc: Việc sử dụng thiết bị khi đang sạc có thể khiến pin bị nóng lên và chai nhanh hơn.

Thay thế Adapter sạc khi có dấu hiệu hư hỏng: Khi Adapter sạc có dấu hiệu hư hỏng như: nứt vỡ, gỉ sét, chập chờn, v.v., hãy thay thế ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

Luôn cắm Adapter vào nguồn điện trước khi cắm vào thiết bị: Khi sử dụng, luôn cắm Adapter vào nguồn điện trước, sau đó thấy nguồn điện trên Adapter ổn định thì mới cắm vào thiết bị. Để tránh tình trạng nguồn điện Adapter chập chờn làm thiết bị hư hỏng.

Không sử dụng Adapter chuyển đổi cho nhiều thiết bị cùng lúc: Việc sử dụng Adapter chuyển đổi cho nhiều thiết bị cùng lúc có thể khiến Adapter bị quá tải và gây ra nguy cơ cháy nổ.

Rút Adapter chuyển đổi ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng: Rút Adapter chuyển đổi ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ cho Adapter.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về thiết bị Adapter là gì?

02 Th5 2024
phân biệt đầu ghi NVR và DVR

Đầu ghi DVR và NVR là gì? Phân biệt và cách lựa chọn sao cho đúng

Đầu ghi là thiết bị dùng để lưu trữ video thu được từ Camera giám sát trong hệ thống an ninh. Có 2 loại đầu ghi camera gồm: DVR và NVR. Hai loại đầu ghi này được sử dụng trong hệ thống camera khác nhau. Tức là không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ loại đầu ghi DVR hoặc NVR. Do đó, ta cần phải biết cách phân biệt 2 loại đầu ghi này và hiểu cách sử dụng của chúng?

Đầu ghi NVR và DVR là gì?

hình ảnh so sánh DVR và NVR

Đầu ghi DVR là đầu ghi video kỹ thuật số và đầu ghi NVR là đầu ghi Video mạng. Cả NVR và DVR đều lưu trữ video được thu được từ các Camera, lưu trữ dữ liệu ở định dạng có thể truy cập sau. Tuy nhiên NVR và DVR khác nhau ở cách xử lý dữ liệu.

Đầu ghi DVR được sử dụng với camera Analog. Tín hiệu thu được từ Camera Analog là tín hiệu thô và nó truyền thẳng về đầu ghi DVR qua dây cáp đồng trục. Do đó, DVR sẽ cần phải chuyển dữ liệu thu được từ camera Analog thành tín hiệu kỹ thuật số rồi mới lưu trữ được. Từ đó, người dùng có thể xem hình ảnh thu được từ xa. Hệ thống camera Analog bắt buộc phải sử dụng đầu ghi.

Đầu ghi NVR được sử dụng với camera IP. Không giống camera Analog, camera IP thu hình ảnh ở dữ liệu thô và xử lý dữ liệu tại camera luôn. Nó chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số rồi chuyển qua dây cáp mạng Ethernet hoặc WiFi để đến đầu ghi NVR. Tại đây, NVR sẽ lưu trữ mà không cần phải xử lý dữ liệu. Do đó, hệ thống camera IP không nhất thiết phải sử dụng đầu ghi.

Hệ thống đầu ghi DVR hoạt động thế nào?

hệ thống DVR

Hệ thống DVR sử dụng camera Analog. Loại camera này thường có chất lượng hình ảnh ở mức HD và kém hơn camera IP. Nó không xử lý dữ liệu được tại Camera. Nó chỉ thu hình ảnh tại cảm biến và truyền dữ liệu thô này tới đầu ghi qua cáp đồng trục.

Do đó, người dùng không thể kết nối trực tiếp với camera như camera IP để giám sát qua mạng hay app. Ta sẽ cần phải sử dụng đầu ghi DVR để chuyển đổi tín hiệu thành kỹ thuật số. Đây cũng là lý do mà DVR được gọi là đầu ghi kỹ thuật số.

Sau khi chuyển đổi dữ liệu và kết nối với Internet, người dùng đã có thể giám sát từ xa qua Internet.

Hệ thống đầu ghi NVR hoạt động thế nào?

hệ thống NVR

Hệ thống NVR sử dụng camea IP. Loại camera này hiện đại hơn rất nhiều. Nó có hình ảnh chất lượng tốt hơn camera Analog. Đặc biệt là nó sử dụng giao thức mạng, mỗi camera IP sẽ sử dụng một địa chỉ IP riêng. Do đó, nó có thể kết nối trực tiếp với Internet và truyền dữ liệu với người dùng.

Đầu ghi NVR sẽ chỉ cần thiết với số lượng camera nhiều, và cần quản lý tập trung. Các camera IP đã xử lý dữ liệu thô thu được thành dữ liệu kỹ thuật số. Nên đầu ghi NVR không cần phải xử lý dữ liệu. Nó chỉ thực hiện lưu trữ.

Nên chọn đầu ghi NVR hay DVR?

Với câu hỏi: nên chọn đầu ghi NVR hay DVR? Thực chất là ta đang lựa chọn giữa hệ thống giám sát DVR hay NVR? Tức là ta sẽ cân nhắc tổng thể cả hệ thống giám sát?

Nếu chọn đầu ghi DVR, thì ta sẽ phải chọn camera analog, dây cáp đồng trục,… Với hệ thống này, ưu điểm lớn nhất là giá nó rẻ hơn. Tuy nhiên, tính năng rõ ràng là kém hơn, chất lượng hình ảnh kém hơn. Ta cũng không có các công nghệ như PoE để giải quyết vấn đề nguồn điện.

Nếu chọn đầu ghi NVR, thì ta sẽ phải chọn camera IP, dây cáp mạng,… với hệ thống này, giá thành chắc chắn sẽ đắt hơn DVR. Tuy nhiên, đổi lại ta sẽ có được chất lượng hình ảnh tốt hơn. Các tính năng nổi bật hơn, có cấp nguồn PoE cho camera.

Thông thường nếu bạn đã có sẵn các camera Analog từ trước, và nhu cầu chỉ là mở rộng lên thì ta nên sử dụng đầu ghi DVR. Vì ưu điểm của camera Analog là các hãng khác nhau vẫn dùng được với nhau. Vì chúng đều truyền tín hiệu thô. Còn xử lý dữ liệu nằm ở đầu ghi.

Nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống giám sát mới, ưu tiên hàng đầu vẫn là hệ thống NVR vì chúng đáp ứng được nhu cầu giám sát tăng nhanh chóng của bạn. Dễ dàng quản lý và có các tính năng nâng cao.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về sự khác nhau giữa đầu ghi DVR và NVR như thế nào?