20 Th4 2024
hướng dẫn đổi tên WiFi đơn giản

Cách đổi tên WiFi qua 5 bước siêu đơn giản, áp dụng cho mọi nhà mạng

Bình thường tên mạng WiFi thường được mặc đặt theo tên của thiết bị phát WiFi chẳng hạn như kiểu: Tenda 4G05, TL-WR720N, FPT Telecom-DC36,… Những tên WiFi kiểu này vừa khó nhớ và vừa dễ nhầm lẫn. Và tất nhiên là bạn muốn đổi tên WiFi của mình sao cho nổi bật, dễ nhớ và dễ dàng phân biệt.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách để đổi tên WiFi với 5 bước siêu đơn giản. Đặc biệt là cách này có thể áp dụng cho mọi nhà mạng: Viettel, VNPT, FPT,… hay bất cứ nhà mạng nào!

Để đổi tên mạng WiFi ta sẽ thực hiện qua trang quản trị Modem hoặc Router qua trình duyệt web và tìm kiếm mục thay đổi SSID để thực hiện thay đổi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Đổi tên WiFi qua trình duyệt web:

Bước 1: Truy cập trang quản trị modem/router bằng cách mở trình duyệt web và nhập địa chỉ IP vào thanh địa chỉ. Địa chỉ IP thường được in trên tem nhãn modem/router hoặc bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ internet. Một số địa chỉ IP phổ biến là:

  • 192.168.1.1
  • 192.168.0.1
  • 10.0.0.1

hình ảnh minh họa đăng nhập trang 192.168.1.1

Bước 2: Nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào trang quản trị. Tên người dùng và mật khẩu mặc định thường được in trên tem nhãn modem/router và thường là Admin.

Bước 3: Tìm mục cài đặt WiFi. Tên mục này có thể khác nhau tùy theo từng loại modem/router. Một số tên mục cài đặt WiFi phổ biến là:

  • Wireless Settings
  • WLAN Settings
  • WiFi Setup

Bước 4: Tìm đến phần cài đặt tên WiFi (SSID). Nhập tên WiFi mới mà bạn muốn vào ô tương ứng.

hình ảnh minh họa cách đổi tên wifi trong qua trình duyệt web

Bước 5: Lưu cài đặt. Sau khi lưu cài đặt, modem/router sẽ khởi động lại và tên WiFi mới sẽ được áp dụng.

Đổi tên WiFi qua ứng dụng di động:

Đa số các nhà cung cấp dịch vụ Internet hiện nay đều có các ứng dụng di động cho phép người dùng quản lý Modem/ Router. Trên ứng dụng, người dùng có thể đăng ký dịch vụ, xem thông tin và có cả đổi tên WiFi.

Dưới đây là các ứng dụng quản lý của các nhà mạng:

  • Hi FPT (dùng cho người dùng đăng ký Internet từ FPT)
  • My Viettel (dùng cho người dùng đăng ký Internet từ Viettel)
  • My VNPT (dùng cho người dùng đăng ký Internet từ VNPT)

Để đổi tên WiFi qua App, người dùng chỉ cần thực hiện như sau:

  • Tải APP và đăng nhập bằng SĐT của mình.
  • Sau đó lựa chọn thiết bị cần quản lý.
  • Tìm mục đổi tên WiFi để đổi tên.

Dưới đây là hình ảnh minh họa chi tiết ví dụ thực tế đổi tên WiFi qua app Hi FPT:

B1: Tải App Hi FPT

hình ảnh tải app Hi FPT

B2: Đăng nhập vào ứng dụng Hi FPT bằng SĐT và mã OTP

hình ảnh đăng nhập app Hi FPT

hình ảnh giao diện app Hi FPT
hình ảnh giao diện app Hi FPT

B3: Chọn quản lý thiết bị và nhấp vào thiết bị cần đổi tên WiFi

hình ảnh hướng dẫn tìm mục đổi SSID trong app Hi FPT

Mong rằng bài viết hướng dẫn này đã giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đổi mạng wifi của mình thành những cái tên hấp dẫn hơn!

19 Th4 2024
quên mật khẩu WiFi thì làm thế nào

Quên mật khẩu WiFi? 4 Cách giúp bạn lấy lại mật khẩu WiFi nhanh chóng

Rất nhiều trường hợp mọi người cài đặt mật khẩu WiFi cho thiết bị của mình nhưng lại quên đi. Và khi có điện thoại mới hay khách đến chơi và muốn truy cập mạng WiFi thì bạn lại không nhớ? Lúc này, cách bắt buộc là ta buộc phải Reset cấu hình lại thiết bị Router WiFi hoặc Modem WiFi.

Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ mách bạn 4 cách giúp bạn lấy lại mật khẩu WiFi khi lỡ quên!

Cách 1: Lấy mật khẩu WiFi trên Laptop Windows

Áp dụng: bạn có laptop đã kết nối với WiFi trước đó và vẫn còn kết nối.

Hướng dẫn nhanh: Nhấp vào biểu tượng WiFi > chọn Network & Internet settings > chọn “Wi-Fi” > chọn “Change adapter options” > chọn “status” > chọn “Wireless Properties” > chọn “Security” > chọn “Show characters” để hiện mật khẩu WiFi.

Hướng dẫn chi tiết:

B1: Tìm biểu tượng Wi-Fi:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 1

Nhấp chuột vào biểu tượng Wi-Fi trên thanh tác vụ của Windows. Biểu tượng này thường nằm ở phía bên phải của thanh tác vụ, thường là ở dưới cùng của màn hình. Nó có hình dạng như một số đường cong xuất phát từ một chấm.

Nếu không thấy biểu tượng Wi-Fi, nhấp vào mũi tên hướng lên (^) bên trái của đồng hồ để mở rộng thêm biểu tượng.

B2: Chọn Network & Internet settings:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 2

Nhấp vào liên kết Network & Internet settings ở phía dưới của menu Wi-Fi.

B3: Chọn Tab Wi-Fi:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 3

Nhấp vào tab Wi-Fi, nằm ở phía trái của cửa sổ.

B4: Chọn Change adapter options:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 4

Cuộn xuống và nhấp vào Change adapter options. Đây là mục nằm dưới “Related settings” ở phía bên phải.

B5: Nhấp phải vào kết nối Wi-Fi và chọn “Status”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 5

Nhấp chuột phải vào kết nối Wi-Fi của bạn và chọn “Status”. Tùy chọn này sẽ xuất hiện trên menu mở rộng.

B6: Nhấp vào “Wireless Properties”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 6

Nhấp vào nút Wireless Properties. Tùy chọn này nằm ở giữa cửa sổ.

B7: Chọn tab “Security”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 7

Nhấp vào tab Security. Bạn sẽ thấy tab này ở đầu cửa sổ. Điều này mở ra một trang có trường “Khóa bảo mật mạng” gần giữa trang; đây là nơi mật khẩu của bạn được lưu trữ. Hiện tại, nó được che giấu bởi các dấu chấm đen.

B8: Chọn ô bên cạnh “Show characters”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên Windows 8

Đánh dấu vào ô bên cạnh “Show characters” để hiển thị mật khẩu WiFi.

Cách 2: Lấy mật khẩu WiFi trên thiết bị MAC

Áp dụng: Nếu bạn sử dụng các thiết bị MAC thì ta có thể lấy mật khẩu MAC tương tự như cách 1. Tuy nhiên ở đây nó sẽ khác một chút vì sự khác nhau giữa hệ điều hành.

Hướng dẫn nhanh: Mở “Finder” > Nhấp vào menu “Go” > chọn “Utilities” >mở “Keychain Access” > Double-click vào tên mạng > đánh dấu vào ô bên cạnh “Show password”.

Hướng dẫn chi tiết:

B1: Mở “Finder”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC

Nhấp vào biểu tượng “Finder”, được biểu thị bằng một biểu tượng mặt cười hai màu trên Dock, thường nằm ở phía dưới cùng của màn hình.

B2: Truy cập vào menu “Go”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC 2

Nhấp vào menu “Go” ở đầu trang màn hình. Menu này thường nằm ở thanh menu ở đầu màn hình.

B3: Chọn “Utilities”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC 3

Từ menu “Go”, chọn “Utilities”. Hoặc bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào thư mục “Utilities” bằng cách nhấn Shift + Command + U.

B4: Mở “Keychain Access”:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC 4

Double-click vào “Keychain Access”, được biểu thị bằng một biểu tượng giống như một bộ chìa khóa. Hành động này mở ứng dụng “Keychain Access”, nơi lưu trữ mật khẩu và thông tin nhạy cảm khác.

B5: Tìm tên mạng:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC 5

Trong ứng dụng “Keychain Access”, tìm tên của mạng Wi-Fi của bạn. Đây là tên mạng bạn thấy khi Mac của bạn kết nối với mạng Wi-Fi đó.

B6: Hiển thị mật khẩu:

hình ảnh hướng dẫn lấy mật khẩu WiFi trên MAC 6

Double-click vào tên mạng để xem chi tiết của nó. Bạn có thể sắp xếp danh sách theo thứ tự chữ cái bằng cách nhấp vào phần “Name” ở đầu cửa sổ Keychain. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thanh tìm kiếm ở góc trên bên phải của cửa sổ để tìm kiếm tên mạng.

Khi bạn đã định vị được tên mạng, đánh dấu vào ô bên cạnh “Show password”, nằm gần dưới cùng của cửa sổ. Hành động này sẽ hiển thị mật khẩu Wi-Fi đã lưu cho mạng đó dưới dạng văn bản thông thường.

Lưu ý rằng bạn có thể cần nhập mật khẩu người dùng của macOS để xác nhận hành động hiển thị mật khẩu.

Cách 3: Lấy mật khẩu WiFi từ Router hoặc Modem WiFi

Nếu bạn không có laptop đã kết nối với WiFi, lúc này muốn tìm mật khẩu WiFi chỉ còn cách là tìm từ thiết bị phát WiFi (thường là Modem WiFi hoặc Router WiFi).

Ta tiến hành như sau:

1. Kiểm tra nhãn trên router:

Trên thực tế, mật khẩu Wi-Fi hiện tại có thể được tìm thấy trên nhãn trên router. Thường thì mật khẩu mặc định sẽ xuất hiện sau các từ như “Wi-Fi password,” “WPA passphrase,” “Wireless security key,” hoặc một số từ kết hợp của những từ đó. Mật khẩu thường là một chuỗi dài gồm các chữ cái và số, bao gồm cả chữ in hoa và chữ thường.

mặt sau của Router

Nhưng nếu bạn đã đổi mật khẩu Modem hay Router thì mật khẩu trên nhãn ở đằng sau sẽ không chính xác. Lúc này hãy thử các bước tiếp theo!

2. Nhấn nút “WPS” trên router để kết nối (tùy chọn):

Một số router hiện đại sẽ cho phép bạn kết nối mà không cần nhập mật khẩu bằng cách nhấn nút được ghi là “WPS” trên router. Sau khi nhấn nút này, hãy thử kết nối từ máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn – miễn là bạn thử kết nối trong khoảng thời gian 30 giây, bạn sẽ kết nối thành công vào mạng Wi-Fi mà không cần nhập mật khẩu.

3. Kết nối máy tính với router qua cáp Ethernet:

Nếu bạn không biết mật khẩu Wi-Fi và máy tính bạn đang sử dụng không kết nối được với Internet, cáp Ethernet là cách duy nhất để bạn có thể kết nối.

Nếu máy Mac của bạn không có cổng ethernet, hãy thử sử dụng một bộ chuyển đổi USB sang ethernet, cáp chuyển đổi.

Nếu không có tùy chọn ethernet, bạn có thể đặt lại router về cài đặt mặc định của nó, điều này sẽ cho phép bạn sử dụng mật khẩu router mặc định được đặt ở nhãn trên router.

4. Tìm địa chỉ IP của router:

Để truy cập vào trang quản trị router của bạn trong trình duyệt web (điều này sẽ cho phép bạn xem và/hoặc thay đổi mật khẩu Wi-Fi), bạn cần tìm địa chỉ IP của router. Đây là địa chỉ IP nội bộ đại diện cho router trên mạng cục bộ của bạn.

truy cập vào trang quản trị thiết bị Modem qua trình duyệt

5. Truy cập vào địa chỉ IP của router trong trình duyệt web:

Điều này sẽ đưa bạn đến một trang web hiển thị trang đăng nhập cho router của bạn.

6. Đăng nhập vào trang quản trị router:

đăng nhập vào trang quản trị thiết bị qua trình duyệt web

Sau khi nhập đúng địa chỉ, ta cần nhập tên người dùng và mật khẩu của router. Hãy đăng nhập với thông tin đăng nhập của router của bạn.

7. Tìm phần “Wireless” hoặc “Wi-Fi”:

hướng dẫn lấy mật khẩu wifi trên trang quản quản trị

Sau khi đăng nhập, tìm phần “Wireless” hoặc “Wi-Fi”. Các tùy chọn này thường được tìm thấy trong phần “Wireless” của trang quản trị router.

8. Tìm mật khẩu:

hướng dẫn lấy mật khẩu wifi trên trang quản quản trị 2

Trên trang “Wireless”, bạn sẽ thấy tên mạng không dây của bạn (SSID) cũng như loại bảo mật hoặc mã hóa (ví dụ: WEP, WPA, WPA2 hoặc WPA/WPA2). Gần các tùy chọn bảo mật, bạn sẽ thấy trường “Passphrase” hoặc “Password”. Đây chính là mật khẩu Wi-Fi của bạn.

Cách 4: Khôi phục cấu hình Router hoặc Modem

Nếu cách trên không được, đây sẽ là biện pháp cuối cùng để ta thực hiện. Khi khôi phục cấu hình Router hoặc Modem ta sẽ không biết được mật khẩu WiFi. Nhưng nó sẽ đặt lại mật khẩu WiFi theo thông tin mặc định được in ở mặt sau trên Router hoặc Modem.

Và lưu ý rằng: khi Reset Router và Modem, các thiết bị kết nối sẽ bị ngắt kết nối. Tức là ta phải kết nối lại tất cả các thiết bị. Do đó, hãy chỉ sử dụng biện pháp này khi các cách trên ko được.

Để khôi phục cấu hình Router ta làm như sau:

  • Tìm nút Reset trên Modem hoặc Router. Thường nó rất nhỏ và không thể bấm bằng tay trực tiếp. Các nhà sản xuất thương thiết kế nó dạng lỗ chìm để tránh người dùng ấn nhầm nút này. Để ấn ta sẽ sử dụng các đầu kim nhỏ để ấn. (mình thường dùng tăm hoặc kẹp giấy).

reset modem

  • Nhấn và giữ nút Reset tầm 30 giây. Sẽ mất khoảng 60 giây để Router hoặc Modem cài đặt lại và xác nhận thông tin các cổng. Lúc này đèn tín hiệu trên các cổng sẽ nhấp nháy và chuyển sang màu vàng.
  • Hãy đợi đến khi đèn tín hiệu trở về màu xanh để kết nối với Router.
  • Mật khẩu WiFi kết nối lúc này sẽ là mật khẩu mặc định được in ở mặt sau của Router hoặc Modem.

Hãy nhớ rằng nên đổi mật khẩu WiFi sau khi đã reset nhé! Và nhớ lưu mật khẩu đó không bạn lại quên đó!

Mong rằng qua các cách này, bạn có thể lấy lại được kết nối WiFi của mình mặc dù đã quên đi mật khẩu! Chúc các bạn thành công!

19 Th4 2024
hướng dẫn cách đổi WiFi Viettel

Hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi Viettel tại nhà đơn giản

Thông thường khi đăng ký dịch vụ Internet từ Viettel, ta sẽ được cung cấp theo gói thiết bị Modem WiFi của Viettel. Do đó, khi đổi mật khẩu WiFi ta sẽ cần tiến hành đổi mật khẩu WIFI trên thiết bị Modem WiFi của Viettel. Để thực hiện đổi ta có 2 cách sau:

  • Đăng nhập vào trang quản lý thiết bị Modem WiFi Viettel qua trình duyệt.
  • Đăng nhập vào ứng dụng My Viettel để đổi mật khẩu.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các cách:

Cách 1: Đổi mật khẩu WiFi Viettel bằng trình duyệt web

Bước 1: Truy cập trang quản trị modem WiFi Viettel

Mở trình duyệt web trên máy tính hoặc điện thoại.

Nhập địa chỉ IP của modem WiFi Viettel vào thanh địa chỉ. Địa chỉ IP mặc định thường là 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1.

Lưu ý: Địa chỉ IP cụ thể có thể được in trên nhãn modem hoặc bạn có thể tra cứu trong sách hướng dẫn sử dụng.

Nhấn Enter để truy cập.

hình ảnh mặt sau Modem WiFi cho biết mật khẩu và tài khoản cùng địa chỉ IP

Bước 2: Đăng nhập vào trang quản trị

Nhập tên đăng nhập và mật khẩu mặc định của modem WiFi Viettel.

Tên đăng nhập mặc định thường là “admin“.

Mật khẩu mặc định thường được in trên nhãn modem hoặc bạn có thể tra cứu trong sách hướng dẫn sử dụng.

Nhấn Enter để đăng nhập.

Bước 3: Đổi mật khẩu WiFi

Tìm đến phần cài đặt WiFi hoặc Wireless trên trang quản trị.

Tìm mục đổi mật khẩu WiFi (thường có tên là “WPA Passphrase”, “WiFi Key” hoặc “Pre-Shared Key”).

Nhập mật khẩu WiFi mới của bạn vào hai trường tương ứng.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi viettel qua trình duyệt web

Lưu ý: Mật khẩu WiFi mới nên có ít nhất 8 ký tự bao gồm cả chữ hoa, chữ thường và số để đảm bảo an toàn.

Nhấn nút “Lưu” hoặc “Áp dụng” để lưu thay đổi.

Bước 4: Khởi động lại modem WiFi

Tắt modem WiFi và đợi khoảng 30 giây.

Bật modem WiFi và đợi nó khởi động hoàn toàn.

Kết nối lại các thiết bị của bạn với WiFi bằng mật khẩu mới.

Cách 2: Đổi mật khẩu WiFi Viettel bằng ứng dụng My Viettel:

Bước 1: Cài đặt và đăng nhập vào ứng dụng My Viettel

Tải xuống và cài đặt ứng dụng My Viettel từ App Store hoặc Google Play.

Mở ứng dụng My Viettel và đăng nhập bằng số điện thoại và mật khẩu của bạn.

Hình ảnh hướng dẫn đăng nhập App My Viettel
Hình ảnh hướng dẫn đăng nhập App My Viettel

Bước 2: Chọn hợp đồng internet cần đổi mật khẩu WiFi

Trên trang chủ ứng dụng My Viettel, chọn mục “Internet/TV/PSTN”.

Chọn hợp đồng internet mà bạn muốn đổi mật khẩu WiFi.

Bước 3: Đổi mật khẩu WiFi

Chọn mục “Quản lý Modem Wifi”.

Chọn mục “Đổi mật khẩu”.

Nhập mật khẩu WiFi mới của bạn vào hai trường tương ứng.

Nhấn nút “Lưu” hoặc “Xác nhận” để lưu thay đổi.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi trên app My Viettel
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi trên app My Viettel

Lưu ý:

Sau khi đổi mật khẩu WiFi, tất cả các thiết bị đã được kết nối với WiFi sẽ bị ngắt kết nối. Bạn cần kết nối lại các thiết bị bằng mật khẩu mới.

Nên đổi mật khẩu WiFi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mạng WiFi của bạn.

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đổi mật khẩu WiFi, hãy liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng của Viettel theo số 1800 8119.

Mong rằng bài viết này hữu ích giúp bạn đổi mật khẩu WiFi trên các thiết bị Modem Viettel!

19 Th4 2024
lỗi máy tính không thể kết nối wifi

Nguyên nhân Máy tính không thể kết nối WiFi và 10 cách khắc phục

Bài viết này hướng dẫn chi tiết nguyên nhân khi máy tính không thể kết nối WiFi và cách xử lý nhanh chóng khi gặp lỗi này! Hầu hết 90% các nguyên nhân gây ra lỗi này bạn đều có thể tự xử lý nếu làm theo hướng dẫn.

Tại sao máy tính không thể kết nối với WiFi?

Trước khi bắt đầu xử lý lỗi. Ta cần phải biết nguyên nhân gây ra nó là gì? Lỗi không thể kết nối WiFi trên laptop có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Vấn đề phần cứng:

  • Thiết bị WiFi không hoạt động hoặc bị hỏng.
  • Router WiFi gặp sự cố hoặc không hoạt động đúng cách.
  • Kết nối WiFi yếu do khoảng cách hoặc tường lửa gây cản trở.

2. Vấn đề phần mềm:

  • Driver mạng WiFi không hoạt động hoặc bị lỗi.
  • Cài đặt phần mềm VPN hoặc phần mềm đổi IP có thể gây xung đột hoặc ảnh hưởng đến kết nối.
  • Máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại.
  • Trùng địa chỉ IP với các thiết bị khác trong mạng LAN.

3. Vấn đề cấu hình:

  • Mật khẩu WiFi bị thay đổi và không được cập nhật trên laptop.
  • Thiết lập cấu hình IP không đúng.

4. Tùy chọn kết nối:

  • Laptop tự động kết nối với mạng WiFi khác thay vì mạng WiFi mặc định.
  • Mạng WiFi có quá nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc, gây ra sự cố địa chỉ IP.

Cách khắc phục lỗi máy tính không thể kết nối với WiFi

Dưới đây là các cách chi tiết để xử lý khi laptop bạn không thể kết nối WiFi. Hãy thử từng cách một. Nếu cảm thấy nguyên nhân gây ra lỗi này nằm ở đâu thì bạn có thể thử trước ở đó.

Trước hết hãy thử các cách đơn giản sau

Hầu hết các lỗi WiFi không kết nối được đều do các lỗi đơn giản. Trước tiên bạn hãy thử làm theo cách cách sau:

1. Đảm bảo WiFi được bật:

Nhập vào Icon WiFi ở góc dưới bên phải của máy tính để đảm bảo xem nó có bị tắt không?

2. Tắt chế độ máy bay:

Nếu bạn vô tình bật chế độ máy bay trên Laptop, thì hãy tắt nó đi. Vì khi bật chế độ này, máy tính không thể kết nối WiFi.

hình ảnh tắt chế độ máy bay trên laptop

3. Reset Router WiFi hoặc Modem WiFi:

Tùy thuộc vào bạn đang kết nối WiFi với thiết bị nào, hãy thử Reset nó. Với Router hoặc Modem luôn có nút Reset ở đằng sau thiết bị. Để Reset ta sẽ cần ấn nút Reset và giữ khoảng 30 giây. Sau đó đợi khoảng 2 phút rồi thử kết nối lại với máy tính.

Để ý đèn báo tín hiệu WAN trên Router WiFi hoặc Modem xem nó đang ở trạng thái nào? Nếu ở trạng thái màu vàng thì lỗi là do Router hoặc Modem gây nên. Ta tiến hành Reset và đợi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh là dùng được bình thường.

hình ảnh reset modem

4. Bật nút WiFi trên Laptop:

Một số laptop có nút bật tất WiFi riêng ở cạnh mặt dưới. Hãy kiểm tra xem thử có phải bạn đã vô tình tắt nó trên Laptop không?

hình ảnh nút bật wifi trên laptop

5. Khởi động lại máy tính:

Cách đơn giản nhất là khởi động lại máy tính của bạn và kết nối thử lại với mạng WiFi xem.

6. Thử kết nối với WiFi khác:

Nếu có WiFi khác hãy thử kết nối với WiFi đó để xem vấn đề gây ra lỗi nằm ở đâu? Nếu vẫn có thể kết nối với WiFi thì lỗi do thiết bị phát WiFi. Ta cần Reset lại thiết bị đó để kiểm tra.

7. Forget mạng WiFi và kết nối lại:

hình ảnh hướng dẫn forget mạng wifi và kết nối lại
hình ảnh hướng dẫn forget mạng wifi và kết nối lại

8. Kết nối laptop với dây cáp mạng:

Ta nên thử cắm dây mạng trực tiếp vào Laptop xem có kết nối mạng không? Nếu có thì có khả năng vấn đề gây ra lỗi không thể kết nối WiFi nằm ở Drivers mạng hoặc WiFi Card.

Nếu các cách trên vẫn không được?

Nếu các cách trên không được, thì bạn cần kết nối Laptop với dây cáp mạng trực tiếp để thuận tiện thực hiện các cách sau:

1. Reset TCP/IP Stack:

Đầu tiên, ta mở Command Prompt (mở nút Start và gõ “cmd”)

mở Command Prompt

Nhập từng lệnh sau (mỗi lệnh 1 dòng, sau khi nhập ấn Enter và đợi cho lệnh chạy xong mới ấn tiếp):

  • netsh winsock reset
  • netsh int ip reset
  • ipconfig /release
  • ipconfig /renew
  • ipconfig /flushdns

Sau khi nhập hết cách lệnh trên, hãy thử kết nối lại WiFi.

2. Cập nhập Network Adapter Driver:

Thiếu driver hoặc driver đã lỗi thời thường là thủ phạm khiến máy tính Windows 10 không kết nối được WiFi. Để cập nhập Driver, ta thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, để mở Trình quản lý thiết bị, bạn cần nhấp vào nút bắt đầu (Start) trên máy tính và nhập “Device Manager” vào ô tìm kiếm.
  • Xác định “Network adapters”: Tại cửa sổ Trình quản lý thiết bị, bạn sẽ thấy danh sách các loại thiết bị được liệt kê theo danh mục. Tìm và nhấp vào mũi tên bên cạnh “Network adapters” để mở rộng danh sách các bộ điều hợp mạng.
  • Cập nhật trình điều khiển: Sau khi đã xác định được bộ điều hợp mạng mà bạn muốn cập nhật, nhấp chuột phải vào nó và chọn “Update driver.” Khi hộp thoại hiện ra, chọn “Search automatically for updated driver software.” Điều này sẽ cho phép máy tính tự động tìm kiếm và cài đặt trình điều khiển mới nhất cho bộ điều hợp mạng của bạn. Lưu ý rằng sau khi cài đặt trình điều khiển mới, bạn có thể cần khởi động lại máy tính để hoàn thành quá trình cập nhật.

Lưu Ý: Nếu máy tính của bạn không thể tìm thấy trình điều khiển để cập nhật tại thời điểm này, bạn sẽ cần phải tải nó xuống từ trang web của nhà sản xuất. Nếu bạn không thể kết nối với Internet bằng cáp mạng, bạn sẽ cần tải trình điều khiển xuống một ổ đĩa flash USB để sau đó chọn và cập nhật thủ công.

3. Câp nhật Driver mạng thủ công:

Đầu tiên, bạn cần xác định trình điều khiển mà máy tính của bạn cần. Bạn có thể tìm kiếm trình điều khiển trên trang web của nhà sản xuất hoặc tìm kiếm trên Internet. Hãy đảm bảo chỉ tải trình điều khiển từ trang web của nhà sản xuất hoặc từ một trang web đáng tin cậy.

Mở trình quản lý thiết bị và tìm tên của Driver mạng cần tải
Mở trình quản lý thiết bị và tìm tên của Driver mạng cần tải

Khi đã xác định được trình điều khiển cần thiết, tải nó về máy tính của bạn hoặc lưu vào ổ đĩa flash USB.

Sau khi đã tải xuống, quay lại Trình quản lý thiết bị và nhấp vào “Update Driver” một lần nữa. Lần này, chọn “Browse my computer for driver software” và sau đó chọn thư mục chứa trình điều khiển (thường là thư mục Downloads hoặc thư mục chứa ổ USB của bạn). Khi máy tính phát hiện ra trình điều khiển, nó sẽ liệt kê nó trong phần cứng tương thích. Chọn trình điều khiển và nhấp vào “Next” để hoàn tất quá trình cài đặt.

hình ảnh minh họa tải Driver bằng tay

Tại điểm này, bạn có thể cần phải khởi động lại máy tính sau khi cài đặt trình điều khiển đúng đắn. Sau khi chắc chắn rằng bạn đã cập nhật tất cả các trình điều khiển một cách chính xác, hãy thử kết nối lại với wifi.

Giải pháp tạm thời: Thử tắt VPN hoặc Firewall rồi kết nối với mạng

Đôi khi việc bật VPN hoặc Firewall có thể làm mất kết nối mạng. Do đó, ta có thể thử tắt chúng rồi kết nối lại thử với WiFi xem có được không?

1. Tắt VPN:

Nếu bạn đang sử dụng VPN, đầu tiên hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt hoàn toàn VPN trên máy tính của mình.

Tìm biểu tượng của VPN trên thanh tác vụ hoặc trong menu chương trình và chọn tùy chọn để tắt nó. Thông thường, bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng VPN và chọn tắt hoặc đóng.

2. Tắt Firewall:

Để tắt Firewall trên máy tính Windows, truy cập Control Panel (Bảng điều khiển) bằng cách nhấp vào Start và gõ “Control Panel,” sau đó nhấp vào kết quả tương ứng.

Trong Control Panel, chọn “System and Security” (Hệ thống và Bảo mật), sau đó chọn “Windows Defender Firewall.”

Trong cửa sổ Windows Defender Firewall, bạn sẽ thấy các tùy chọn cho cả mạng công cộng và mạng riêng tư. Chọn mạng mà bạn muốn tắt Firewall và chọn tùy chọn “Turn Windows Defender Firewall on or off” (Tắt hoặc bật Windows Defender Firewall).

Sau đó, chọn tùy chọn “Turn off Windows Defender Firewall” (Tắt Windows Defender Firewall) cho cả mạng công cộng và mạng riêng tư. Sau khi đã chọn, nhấn “OK” để lưu cài đặt.

Nếu đã thử hết các cách trên mà vẫn không được? Thì hãy nhờ sự trợ giúp từ đơn vị cung cấp Internet cho bạn! Mong rằng bài hướng dẫn này đã giúp bạn xử lý được khi gặp lỗi “máy tính không thể kết nối WiFi”.

17 Th4 2024
Cách chia sẻ WiFi trên Iphone

Cách chia sẻ WiFi trên Iphone nhanh chóng mà không cần để lộ mật khẩu

Để truy cập vào WiFi, ta sẽ cần mật khẩu để kết nối. Tuy nhiên, ta có thể chia sẻ WiFi trên Iphone cho các thiết bị khác mà không cần tiết lộ mật khẩu WiFi. Cách này cũng có thể được sử dụng nếu bạn quên mất mật khẩu WiFi hoặc mật khẩu dài khó viết.

Để chia sẻ WiFi trên Iphone của bạn sang thiết bị khác ta có thể sử dụng 2 cách thường dùng nhất sau:

Cách 1: Dành cho cả 2 thiết bị đều là Iphone

Theo cách này, ta có thể chia sẻ WiFi sang thiết bị kia mà không cần đến mật khẩu. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể sử dụng khi:

  1. Cả hai iPhone đều phải được mở khóa và đặt gần nhau.
  2. Cả hai iPhone đều bật Wi-Fi và Bluetooth.
  3. Thiết bị Iphone của bạn phải tắt Điểm truy cập cá nhân nếu đang bật và kết nối với WiFi muốn chia sẻ.
  4. Cả hai iPhone đều là phiên bản iOS mới nhất, cụ thể từ iOS 11 trở lên.
  5. Ta cần thêm ID Apple của mình và ID Apple của iPhone đang kết nối. Nếu cả hai đều sử dụng cùng một ID Apple thì bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng chia sẻ mật khẩu với iPhone của một người bạn, bạn sẽ cần thêm ID Apple của người khác vào danh sách liên hệ của mình.
hình ảnh hướng dẫn cách chia sẻ WiFi trên Iphone cho thiết bị Iphone khác
hình ảnh hướng dẫn cách chia sẻ WiFi trên Iphone cho thiết bị Iphone khác

Sau khi đã đáp ứng hết các yêu cầu trên, hãy thực hiện như sau:

  • Vào Cài đặt > Chọn Cài đặt chung.
  • Chọn mục AirPlay & Handoff.
  • Bật nút Handoff.
  • Bật Bluetooth của 2 iPhone và để gần nhau.
  • Bấm vào WiFi mà máy còn lại đã truy cập.
  • Sau khi chia sẻ thành công sẽ hiển thị thông báo Đã chia sẻ thành công mật khẩu WiFi của bạn > Chọn Xong.

Cách 2: Chia sẻ WiFi từ Iphone sang Android

Để chia sẻ WiFi từ Iphone sang thiết bị Android, ta sẽ cần sử dụng trình tạo mã QR để tạo mã QR cho WiFi và đưa mã này cho thiết bị Android quét để truy cập vào mạng WiFi.

Đây cũng là một sự thay thế tốt cho Wi-Fi Sense của Microsoft, vì tính năng này đã bị tắt trong Windows.

Có hai cách chính để chia sẻ WiFi từ iPhone sang Android bằng trình tạo mã QR:

1. Sử dụng ứng dụng của bên thứ ba:

Visual Codes: Ứng dụng này cho phép bạn tạo mã QR cho mạng WiFi của mình và chia sẻ nó với người dùng Android.

Cách thực hiện:

  • Tải xuống và cài đặt Visual Codes trên iPhone của bạn.
  • Mở ứng dụng và nhấn vào “Thêm mã”.
  • Chọn mạng WiFi bạn muốn chia sẻ và sau đó nhấn “Tạo mã”.
  • Chia sẻ mã QR với người dùng Android bằng cách chụp ảnh hoặc gửi qua tin nhắn.
  • Trên thiết bị Android, mở ứng dụng máy ảnh và quét mã QR.
  • Thiết bị Android sẽ tự động kết nối với mạng WiFi.

QR Code Reader: Ứng dụng này cho phép bạn quét mã QR để kết nối với mạng WiFi.

Cách thực hiện:

  • Tải xuống và cài đặt QR Code Reader trên thiết bị Android của bạn.
  • Trên iPhone, mở Visual Codes và tạo mã QR cho mạng WiFi của bạn.
  • Trên thiết bị Android, mở ứng dụng QR Code Reader và quét mã QR.
  • Thiết bị Android sẽ tự động kết nối với mạng WiFi.
hình ảnh trình tạo mã QR
hình ảnh trình tạo mã QR miễn phí

2. Sử dụng phím tắt trên iPhone:

Phương pháp này yêu cầu iOS 15 trở lên.

Cách thực hiện:

  • Trên iPhone của bạn, mở ứng dụng Cài đặt và đi tới “Phím tắt”.
  • Nhấn vào “+” để tạo phím tắt mới.
  • Tìm kiếm và chọn hành động “Get Network Password.
  • Chọn mạng WiFi bạn muốn chia sẻ và sau đó nhấn “Tiếp theo”.
  • Nhấn vào “Thêm phím tắt”.
  • Mở ứng dụng Phím tắt và nhấn vào phím tắt bạn vừa tạo.
  • Chọn “Hiển thị mã QR”.
  • Trên thiết bị Android, mở ứng dụng máy ảnh và quét mã QR.
  • Thiết bị Android sẽ tự động kết nối với mạng WiFi.

Các câu hỏi thường gặp khi chia sẻ WiFi trên Iphone:

1. Làm thế nào để chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ Macbook sang iPhone?

Đúng, bạn có thể chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ Macbook sang iPhone bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Kết nối iPhone với mạng Wi-Fi của Macbook.
  • Trên iPhone, chọn mạng Wi-Fi mà Macbook đang kết nối.
  • Trên Macbook, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu chia sẻ mật khẩu Wi-Fi. Nhấp vào “Chia sẻ” để cấp quyền truy cập cho iPhone.
  • Lưu ý rằng cần sử dụng macOS High Sierra hoặc phiên bản mới hơn để thực hiện chức năng này.

2. Có thể chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ iPhone sang Android không?

Đúng, để chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ iPhone sang Android, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Tải ứng dụng tạo mã QR trên iPhone như Visual Code hoặc Qrafter.
  • Tạo mã QR cho mật khẩu Wi-Fi trên iPhone.
  • Trên thiết bị Android, sử dụng máy ảnh hoặc ứng dụng quét mã QR để quét mã QR được tạo trên iPhone.
  • Một thông báo sẽ xuất hiện trên Android để xác nhận kết nối mạng.

3. Làm cách nào để chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ iPhone sang iPad?

Đúng, để chia sẻ mật khẩu Wi-Fi từ iPhone sang iPad, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Đảm bảo cả hai thiết bị đã kết nối qua Bluetooth và đang cách nhau không quá xa.
  • Trên iPhone, vào cài đặt và chọn mạng Wi-Fi cần chia sẻ.
  • Khi được nhắc, chọn chia sẻ mật khẩu.
  • Trên iPad, một yêu cầu sẽ xuất hiện yêu cầu chia sẻ mật khẩu từ iPhone. Chấp nhận yêu cầu đó và mật khẩu sẽ được chia sẻ tự động.

Mong rằng bài viết chia sẻ này hữu ích với bạn!

17 Th4 2024
hướng dẫn cách đổi mật khẩu wifi đơn giản

Cách đổi mật khẩu WiFi Viettel, FPT, VNPT, TP-Link siêu đơn giản và nhanh chóng

Bài viết này hướng dẫn các bước chi tiết để đổi mật khẩu WiFi cho các thiết bị Modem WiFi, Router WiFi hay Cục phát WiFi của mọi thương hiệu Viettel, FPT. VNPT hay TP-Link. Trong bài, ta sẽ tìm hiểu cách để đổi mật khẩu WiFi chung nhất và cách đổi chi tiết cho từng hãng một.

Cách đổi mật khẩu WiFi

Để đổi mật khẩu WiFi, ta thường truy cập vào trang quản trị trên web, tìm mục Wireless (mạng không dây) đến Password để thiết lập mật khẩu mới. Cách đổi mật khẩu WiFi rất dễ dàng thực hiện và không hề khó!

các bước đổi mật khẩu wifi

Các bước đổi mật khẩu WiFi:

  1. Truy cập vào trang quản trị của qua trình duyệt web (chorme, firefox hoặc safari) bằng cách nhập địa chỉ IP của thiết bị phát WiFi (Modem, Router hay Access Point). Thường là 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1.
  2. Đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu. Thường mặc định cả mật khẩu và tài khoàn đều là admin. Nếu không nhớ, bạn cần phải Reset lại Router để khôi phục cài đặt mặc định.
  3. Tìm phần cài đặt mạng không dây (Wireless).
  4. Chọn tùy chọn thay đổi mật khẩu WiFi (change Password).
  5. Nhập mật khẩu mới và lưu cài đặt.
  6. Khởi động lại router (nếu cần).

Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết để đổi mật khẩu WiFi cho từng thiết bị của các hãng:

Cách đổi mật khẩu WiFi Viettel

Để đổi mật khẩu WiFi Viettel ta có hai cách:

1. Sử dụng trình duyệt web:

  • Truy cập địa chỉ IP của modem (thường là 192.168.1.1).
  • Đăng nhập (tên đăng nhập: admin, mật khẩu: admin hoặc 12345).
  • Chọn mục “Wireless” hoặc “WiFi”.
  • Tìm cài đặt mật khẩu WiFi.
  • Nhập mật khẩu mới (ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt và khởi động lại modem.
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi Viettel qua trình duyệt web
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi Viettel qua trình duyệt web

2. Sử dụng ứng dụng My Viettel:

  • Tải và cài đặt ứng dụng My Viettel trên điện thoại.
  • Đăng nhập với số điện thoại và mật khẩu dịch vụ.
  • Chọn hợp đồng internet.
  • Chọn “Quản lý Modem WiFi” và “Đổi mật khẩu”.
  • Nhập mật khẩu mới (ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi Viettel qua ứng dụng my viettel

Cách đổi mật khẩu WiFi VNPT

Đổi mật khẩu WiFi VNPT, ta cũng có 2 cách:

1. Sử dụng trình duyệt web:

  • Truy cập địa chỉ IP của modem (thường là 192.168.1.1).
  • Đăng nhập (tên đăng nhập: admin, mật khẩu: admin hoặc 12345).
  • Tìm mục “Wireless” hoặc “WiFi”.
  • Đặt lại mật khẩu WiFi (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt và khởi động lại modem.
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi VNPT qua trình duyệt web
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi VNPT qua trình duyệt web

2. Sử dụng ứng dụng My VNPT:

  • Tải và cài đặt ứng dụng My VNPT trên điện thoại.
  • Đăng nhập với số điện thoại và mật khẩu dịch vụ.
  • Chọn “Viễn Thông” => Chọn “Internet” => Chọn thiết bị quản lý => chọn mạng WiFi
  • Chọn sửa mật khẩu WiFi và đặt mật khẩu mới (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt.
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi VNPT qua app My VNPT
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi VNPT qua app My VNPT

Cách đổi mật khẩu WiFi FPT

1. Sử dụng trình duyệt web:

  • Truy cập địa chỉ IP của modem (thường là 192.168.1.1).
  • Đăng nhập (tên đăng nhập: admin, mật khẩu: admin hoặc 12345).
  • Tìm mục “Wireless” hoặc “WiFi”.
  • Đặt lại mật khẩu WiFi (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt và khởi động lại modem.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi FPT qua trình duyệt web

2. Sử dụng ứng dụng Hi FPT:

  • Tải và cài đặt ứng dụng Hi FPT trên điện thoại.
  • Đăng nhập với số điện thoại đã đăng ký hợp đồng.
  • Nhập mã OTP gửi đến điện thoại và chọn mục “WiFi”.
  • Chọn mạng cần thay đổi mật khẩu.
  • Nhập mật khẩu mới (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt.
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi FPT qua app HiFPT
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi FPT qua app HiFPT

Cách đổi mật khẩu WiFi TP-Link

1. Sử dụng trình duyệt web:

  • Kết nối thiết bị với mạng WiFi TP-Link.
  • Truy cập địa chỉ IP của modem TP-Link trên trình duyệt (thường là 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1).
  • Đăng nhập (tên đăng nhập: admin, mật khẩu: admin hoặc 12345).
  • Tìm mục “Wireless” hoặc “WiFi”.
  • Đặt lại mật khẩu WiFi (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt và khởi động lại modem.
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi TP-Link qua trình duyệt web
hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi TP-Link qua trình duyệt web

2. Sử dụng ứng dụng TP-Link Tether:

  • Tải và cài đặt ứng dụng TP-Link Tether.
  • Kết nối với mạng WiFi TP-Link.
  • Nhập tên đăng nhập và mật khẩu của modem.
  • Sau khi đăng nhập thành công, thoát ra và vào lại.
  • Chọn wifi mà bạn muốn đổi mật khẩu.
  • Đặt lại mật khẩu WiFi (ít nhất 8 ký tự, có chữ hoa, chữ thường và số).
  • Xác nhận mật khẩu mới.
  • Lưu cài đặt.

hình ảnh hướng dẫn đổi mật khẩu WiFi TP-Link qua App TP-Link Tether

Ta có thể thấy rằng: để đổi mật khẩu WiFi ở tất cả các hãng đều rất giống nhau. Có khác chỉ khác về phần giao diện và mục để cài đặt WiFi. Do đó, chỉ cần nắm rõ các bước chung đổi mật khẩu WiFi là ta có thể đổi mật khẩu của tất cả các hãng.

Các trường hợp nên đổi mật khẩu WiFi

Khi mua các thiết bị như Modem WiFi hay Router WiFi hay cục phát WiFi. Nếu ta không đổi mật khẩu thì chúng sẽ luôn đặt theo mặc định của nhà sản xuất. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người có thể tự do truy cập vào mạng không dây nhà bạn.

Điều này không nên vì nó làm mạng của bạn có thêm lỗ hổng, không bảo mật và có rủi ro cao bị tấn công mạng bởi tin tặc hay chỉ đơn giản là do có nhiều người sài ké.

Do đó hãy đổi mật khẩu WiFi khi:

  • Mua về và cài đặt lần đầu thiết bị phát WiFi.
  • Ngăn chặn người truy cập trái phép.
  • Thay đổi mật khẩu WiFi định kỳ.
  • Thấy mạng chậm và nghĩ rằng có nhiều người đang sài ké.

Lưu ý khi đổi mật khẩu WiFi

Hãy nhớ rằng khi đổi mật khẩu WiFi nên đổi mật khẩu mạnh gồm chữ hoa, chữ thường và ký tự đặc biệt. Không đặt những mật khẩu dễ đoán như tên, ngày tháng năm sinh, hay chuỗi ký tự liên tiếp. Những mật khẩu này quá dễ doán và dò bời các phần mềm bẻ khóa.

Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thể đổi mật khẩu WiFi thành công và dễ dàng!

16 Th4 2024
Modem WiFi là gì

Modem Wifi là gì? Chức năng và phân biệt với Router Wifi

Modem WiFi là thiết bị kết hợp tính năng giữa thiết bị ModemRouter Wifi vào làm một. Thiết bị này vừa có chức năng chuyển đổi tín hiệu giữa mạng LAN với mạng cung cấp của các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet ISP vừa có khả năng phát sóng tín hiệu Wifi tạo mạng WiFi cho mạng cục bộ. Modem wifi gồm nhiều cổng Ethernet để kết nối máy tính, tivi, camera và thường được sử dụng cho mạng gia đình.

hình ảnh minh họa modem WiFI

Nếu bạn đang phân vân không biết Modem Wifi là cái gì? Và nó khác gì với Router Wifi thì hãy đọc bài viết này! Mình sẽ giải đáp chi tiết và dễ hiểu nhất!

Chức năng của Modem WiFi

Một thiết bị Modem thông thường có chức năng chuyển đổi tín hiệu số của dữ liệu Internet thành tín hiệu analog để truyền qua các phương tiện truyền dẫn vật lý như cáp đường dây, cáp quang hoặc sóng radio, và ngược lại, chuyển đổi tín hiệu analog từ các phương tiện truyền dẫn thành tín hiệu số có thể được sử dụng bởi thiết bị kỹ thuật số như máy tính hoặc điện thoại.

Vị trí của Modem trong mạng LAN
Vị trí của Modem trong mạng LAN

Modem nằm ngoài cùng của mạng LAN và thường được các đơn vị ISP cấp khi đăng ký dịch vụ Internet của họ.

Modem Wifi là một thiết bị kết hợp hai chức năng chính: modem và router. Đầu tiên, nó hoạt động như một modem để kết nối với mạng Internet từ nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, thường thông qua cáp đường dây hoặc cáp quang. Sau đó, nó cũng hoạt động như một bộ định tuyến (router), phân phối kết nối Internet từ modem đến các thiết bị trong mạng nội bộ của bạn thông qua kết nối không dây (Wifi) hoặc có dây (qua cổng Ethernet).

Một thiết bị Modem Wifi thường có các tính năng như:

  1. Modulation/Demodulation (Modem): Chuyển đổi tín hiệu số của dữ liệu Internet thành tín hiệu analog để truyền qua đường dây hoặc cáp, và ngược lại.
  2. Routing: Quản lý và phân phối dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng nội bộ và Internet.
  3. Wifi Access Point (AP): Tạo ra một mạng không dây để các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, hoặc máy tính bảng có thể kết nối đến Internet qua kết nối không dây.
  4. Firewall: Bảo vệ mạng nội bộ khỏi các mối đe dọa từ Internet bằng cách lọc dữ liệu truyền qua mạng.
  5. DHCP Server: Cung cấp các địa chỉ IP động cho các thiết bị trong mạng nội bộ.

chức năng của Modem WiFi

Phân biệt Modem WiFi với Router WiFi

Cả Modem Wifi và Router Wifi đều có thể tọa ra mạng Wifi. Tức là nếu ta cần mạng không dây để kết nối với các thiết bị thì ta có thể sử dụng 1 trong hai thiết bị Modem Wifi hoặc Router Wifi. Còn nếu cần thiết bị Wifi riêng thì ta sẽ sử dụng điểm truy cập (AP) hay vẫn được gọi là cục phát wifi.

Tuy nhiên Router Wifi và Modem Wifi hoạt động ở cấp độ khác nhau và chức năng khác nhau. Modem Wifi tập trung vào việc kết nối bạn với ISP, trong khi router Wifi tập trung vào việc quản lý và phân phối kết nối Internet trong mạng nội bộ của bạn.

Thường thì Modem Wifi sẽ có chức năng của Router luôn. Nhưng Router Wifi thì ko có chức năng của Modem. Router Wifi chỉ quản lý và phân phối kết nối Internet từ modem đến các thiết bị trong mạng nội bộ của bạn thông qua kết nối không dây hoặc có dây.

Router WiFi và Modem WiFI

Modem thông thường có tạo ra WiFi không?

Các thiết bị Modem thông thường chỉ có chức năng chuyển đổi tín hiệu và kết nối mạng LAN với mạng Internet do ISP cung cấp. Để có WiFi ta thường có 2 cách để thực hiện như sau:

  • Sử dụng Router WiFi kết nối với Modem để tạo mạng WiFi nội bộ và kết nối các thiết bị có dây.
  • Sử dụng Modem truyền dẫn đến Router và kết nối với một điểm truy cập không dây để tạo mạng WIFi.

Modem WiFi chỉ đơn giản là kết hợp thêm phần cứng và phần mềm tạo WiFi vào thiết bị Modem. Mục đích là tạo mạng WiFi cho người dùng và giảm việc sử dụng nhiều thiết bị mới có thể tạo mạng WiFi.

Ta có nên sử dụng Modem WiFi không?

Rõ ràng là việc sử dụng Modem WiFi giảm đáng kể chi phí phần cứng để tạo mạng WiFi cho một mạng LAN. Sử dụng Modem WiFi ta cũng đơn giản hóa việc lắp đặt hay quản lý mạng. Và tất nhiên nếu mua 1 Modem Wifi sẽ rẻ hơn việc mua 1 Modem và 1 Router WiFi rồi.

Tuy nhiên, có một số điều cần phải lưu ý về Modem WiFi như sau:

  • WiFi có nhiều chuẩn khác nhau và Modem WiFi thường sử dụng các chuẩn WiFi cũ. Tức là mạng WiFi do Modem WiFi tạo ra thường yếu hơn so với việc sử dụng Router WiFi.
  • Khoảng cách phát WiFi của Modem WiFi sẽ không phù hợp với không gian rộng, hay nhiều tầng.

Để tạo ra một mạng WiFi chuẩn nhất, ta vẫn nên sử dụng Modem + Router WiFi riêng biệt. Nó tạo ra mạng WiFi có hiệu suất tốt hơn. Nhưng nếu không gian của bạn nhỏ như một cửa hàng nhỏ thì ta chỉ cần sử dụng một Modem WiFi là đủ.

Do đó, việc sử dụng Modem WiFi hay không là do nhu cầu sử dụng của bạn.

Thông thường, các nhà ISP cung cấp dịch vụ Internet như Viettel, FPT hay VNPT sẽ cấp sẵn Modem WiFi cho người dùng khi họ đăng ký Internet. Trong một số trường hợp nếu họ bắt bạn sử dụng Modem WiFi nhưng bạn muốn tạo mạng WiFi bằng Router hay Access Point thì cũng không sao cả.

Ta chỉ cần tắt tính năng WiFi trên Modem rồi kết nối từ Modem với Router WiFi bằng cáp mạng. Sau đó, thiết lập và định cấu hình mạng sử dụng mạng WiFi của Router.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được những yếu tố sau:

  • Modem WiFi là gì?
  • Sự khác nhau giữa Modem WiFi và Router WiFi.
  • Khi nào thì nên sử dụng Modem WiFi?
11 Th4 2024
tìm hiểu về NAT Network Address Translation

NAT (Dịch địa chỉ mạng) là gì? Cách thứ hoạt động của NAT

Để truy cập Internet ta cần một địa chỉ IP. Nhưng nó phải là địa chỉ IP công cộng (Public IP). Tuy nhiên trong mạng nội bộ, ta thường sử dụng địa chỉ IP riêng (Private IP) để chuyển tiếp dữ liệu trong mạng LAN. Nhưng địa chỉ riêng thì ko duy nhất trên toàn cầu. Nó chỉ duy nhất trong một mạng cục bộ.

Vậy làm gì khi các thiết bị trong mạng muốn truy cập vào Internet? Ta cần phải chuyển đổi từ địa chỉ IP riêng của thiết bị sang một địa chỉ IP công cộng. NAT hay dịch địa chỉ mạng chính là kỹ thuật để thực hiện việc này. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về NAT trong bài viết này!

NAT là gì?

NAT là gì

NAT được viết tắt của Network Address Translation, nghĩa là dịch địa chỉ mạng. NAT là kỹ thuật được sử dụng trong mạng máy tính để chuyển đổi Private IP sang Public IP để thiết bị có thể truy cập Internet. NAT cho phép nhiều thiết bị trong mạng LAN sử dụng cùng 1 địa chỉ IP công cộng để truy cập Internet.

NAT ánh xạ địa chỉ IP và cổng của các thiết bị trong mạng với địa chỉ IP và cổng của địa chỉ IP công cộng được cấp bởi ISP. Do đó, mà với cùng 1 địa chỉ IP Public, nhiều thiết bị có thể sử truy cập mạng mà vẫn nhận được kết quả trả về chính xác.

NAT được trển khai trên thiết bị Firewall hoặc Router và có nhiều loại khác nhau. Nó còn giúp tăng cường bảo mật mạng bằng cách ẩn địa chỉ IP thực của các thiết bị trong mạng LAN khỏi Internet và giảm thiểu số địa chỉ IP công cộng cần sử dụng.

Xem thêm bài viết: Các loại địa chỉ IP bạn cần biết

NAT hoạt động như thế nào?

cách NAT hoạt động

Ban đầu, NAT định danh các mạng nội bộ và mạng bên ngoài, xác định phạm vi của mỗi mạng và quy định cách mà dữ liệu được chuyển đổi giữa chúng. Tính logic của NAT nằm ở việc thiết lập một quy trình rõ ràng và hợp lý để thực hiện việc chuyển đổi địa chỉ IP.

Quá trình hoạt động của NAT có thể được hiểu như sau: khi một gói tin được gửi từ một thiết bị trong mạng nội bộ ra mạng bên ngoài, NAT sẽ thay đổi địa chỉ nguồn của gói tin từ địa chỉ IP cục bộ sang địa chỉ IP công cộng. Điều này được thực hiện thông qua ánh xạ địa chỉ IP và cổng port. Dữ liệu sẽ đi qua thiết bị NAT và được chuyển tiếp ra mạng bên ngoài với địa chỉ IP mới được gán.

Trong quá trình này, NAT duy trì một bảng ghi để ghi nhận thông tin về việc ánh xạ các địa chỉ IP, giúp thiết bị NAT xác định cách chuyển đổi địa chỉ IP khi gói tin trả về từ mạng bên ngoài vào mạng nội bộ.

Tại sao NAT thường được triển khai ở thiết bị Firewall?

tại sao NAT được sử dụng trên Firewall

Firewall thường đặt ở biên giới giữa mạng nội bộ và internet, chặn lưu lượng không mong muốn và tiềm ẩn nguy cơ từ bên ngoài. Khi NAT được triển khai trên Firewall, nó cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho mạng nội bộ bằng cách ẩn địa chỉ IP thực của các thiết bị trong mạng nội bộ và chỉ cho phép các kết nối được kiểm soát ra và vào mạng ngoại vi.

NAT trong Firew cho phép quản trị viên thiết lập các quy tắc để kiểm soát truy cập internet của các thiết bị trong mạng nội bộ. Quy tắc này có thể bao gồm việc chặn hoặc chuyển tiếp lưu lượng dựa trên địa chỉ IP, cổng port, giao thức, hoặc ứng dụng.

Hiểu về Private IP được dùng trong mạng LAN

Tiêu chuẩn RFC 1918 xác định ba lớp địa chỉ IP riêng phổ biến nhất được sử dụng trong mạng cục bộ:

  • Lớp A (CIDR notation: 10.0.0.0/8): Bắt đầu từ địa chỉ IP 10.0.0.0 và kết thúc tại 10.255.255.255, loạt địa chỉ này cung cấp khoảng 16 triệu địa chỉ IP và thích hợp cho các mạng lớn.
  • Lớp B (CIDR notation: 172.16.0.0/12): Bắt đầu từ địa chỉ IP 172.16.0.0 và kết thúc tại 172.31.255.255, loạt địa chỉ này cung cấp khoảng 1 triệu địa chỉ IP và thích hợp cho các mạng trung bình.
  • Lớp C (CIDR notation: 192.168.0.0/16): Bắt đầu từ địa chỉ IP 192.168.0.0 và kết thúc tại 192.168.255.255, loạt địa chỉ này cung cấp khoảng 65.000 địa chỉ IP và thích hợp cho các mạng nhỏ và gia đình.

Các loại NAT

Dưới đây là phân tích chi tiết về từng loại NAT:

1. Static NAT:

Static NAT ánh xạ một địa chỉ IP công cộng tĩnh (public IP) với một địa chỉ IP cục bộ cụ thể trong mạng nội bộ.

Mỗi địa chỉ IP cục bộ được ánh xạ với một địa chỉ IP công cộng duy nhất, điều này có thể thực hiện bằng cách cấu hình thủ công trên thiết bị NAT.

Static NAT thích hợp cho các trường hợp khi cần phải truy cập từ bên ngoài vào một dịch vụ hoặc máy chủ cụ thể trong mạng nội bộ.

2. Dynamic NAT:

Dynamic NAT ánh xạ một nhóm các địa chỉ IP cục bộ đến một nhóm các địa chỉ IP công cộng trong một bảng ghi NAT động.

Mỗi lần một thiết bị trong mạng nội bộ yêu cầu truy cập internet, NAT sẽ cung cấp cho nó một địa chỉ IP công cộng từ nhóm địa chỉ IP công cộng được sử dụng.

Dynamic NAT thích hợp cho các mạng lớn với nhiều thiết bị và yêu cầu một số lượng địa chỉ IP công cộng ít nhất.

3. PAT (Port Address Translation):

PAT là một dạng của Dynamic NAT, nơi mà nhiều địa chỉ IP cục bộ được ánh xạ đến một địa chỉ IP công cộng duy nhất thông qua việc sử dụng cổng port.

Mỗi thiết bị trong mạng nội bộ nhận được một cổng port duy nhất, và NAT sử dụng cả địa chỉ IP cục bộ và cổng port để tạo ra một bản ghi trong bảng ghi NAT.

PAT cho phép nhiều thiết bị trong mạng nội bộ chia sẻ cùng một địa chỉ IP công cộng, tiết kiệm địa chỉ IP và cung cấp bảo mật cho mạng nội bộ.

4. NAT Overload:

NAT Overload, còn được gọi là Overloaded NAT hoặc Dynamic NAT with Overloading, là một biến thể của PAT.

Trong NAT Overload, nhiều địa chỉ IP cục bộ được ánh xạ đến một địa chỉ IP công cộng duy nhất, với mỗi thiết bị trong mạng nội bộ nhận được một cổng port duy nhất.

NAT Overload cho phép mạng nội bộ sử dụng một số lượng địa chỉ IP công cộng ít nhất, nhưng vẫn cung cấp khả năng truy cập internet cho nhiều thiết bị trong mạng.

Ưu nhược điểm của NAT

NAT có khá nhiều ưu điểm như:

  • Ẩn địa chỉ IP thực của thiết bị trong mạng LAN.
  • Tiết kiệm địa chỉ IP công cộng.
  • Quản lý lưu lượng truy cập vào mạng.

Tuy nhiên, khi sử dụng NAT ta cũng cần quan tâm các vấn đề sau:

  • NAT có thể gây khó khi muốn mở rộng mạng lớn hơn hoặc tích hợp với mạng khác.
  • Các ứng dụng như VoIP hoặc Video Call có thể gặp khó khi triển khai vì cần kết nối trực tiếp từ bên ngoài.
  • NAT cũng khiến việc quản lý giám sát mạng phức tạp hơn nếu có nhiều bảng ghi NAT.

Mong rằng bài viết này đầy đủ và giúp ích bạn hiểu rõ được NAT là gì?

10 Th4 2024
VPN là gì

VPN là gì? Sự thật về VPN bạn cần biết

Để ẩn danh và ngăn chặn rủi ro tấn công khi truy cập Internet, người ta thường sử dụng các máy chủ trung gian như Proxy. Tuy nhiên nhiều người sành công nghệ hơn thì lựa chọn VPN – hay mạng riêng ảo. Vậy VPN là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Tại sao người ta lại sử dụng VPN?

Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết và sâu sắc nhất về VPN!

VPN – Virtual Private Network là gì?

minh họa VPN
minh họa VPN

VPN được viết tắt của Virtual Private Network, nghĩa là mạng riêng ảo. Đây là công nghệ sử dụng một máy chủ trung gian và tạo ra kết nối mạng riêng ảo trên mạng Internet. VPN mã hóa dữ liệu và ẩn địa chỉ IP của người dùng để bảo vệ khi truy cập Internet.

Điều này có nghĩa là khi bạn truy cập vào web, các đơn vị ISP, máy chủ web không thể biết được thông tin bạn đang truy cập trang web nào? xem những gì? Tải những gì? Vị trí của bạn ở đâu?

VPN hoạt động thế nào?

Để truy cập internet, thiết bị của bạn cần địa chỉ IP. Thông thường khi truy cập Internet, thiết bị của bạn sẽ được ISP cấp một địa chỉ IP, gửi yêu cầu đến nhà ISP và chuyển tiếp tới máy chủ web đích. Vì vậy, cả ISP lẫn máy chủ web đều biết bạn là ai? Địa chỉ IP của bạn là gì? Cách bên tấn công thứ 3 có thể đọc lén dữ liệu của bạn truy cập và gửi đi.

truy cập web khi không có VPN
truy cập web khi không có VPN

VPN sử dụng một máy chủ trung gian, khi thiết bị gửi yêu cầu truy cập web. Nó sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ VPN thay vì đến ISP hay máy chủ web trực tiếp. Sau đó, máy chủ VPN sẽ gửi yêu cầu thay thiết bị của bạn tới máy chủ web đích. Khi nhận được thông tin phản hồi từ máy chủ Web, máy chủ VPN lại trả lại kết quả cho bạn.

cách VPN hoạt động
Truy cập web khi có VPN

Điều đặc biệt của VPN là nó mã hóa toàn bộ dữ liệu trong quá trình này. Đây chính là sự khác biệt để phân biệt VPN với các dịch vụ hỗ trợ ẩn thông tin truy cập Internet của Proxy Server.

Lợi ích khi sử dụng VPN là gì?

1. Mã hóa dữ liệu khi truy cập web:

VPN sử dụng các biện pháp mã hóa an toàn để bảo vệ dữ liệu bạn. VPN thiết lập mã hóa dựa trên quy tắc kết nối 3 bước. Để đọc được dữ liệu, bạn cần có Key. Nếu không thì không thể đọc dữ liệu.

Nếu sử dụng các biện pháp tấn công dò mật khẩu thì thời gian để có thể mò được mật khẩu chính xác phải mất đến hàng triệu năm. Do đó, dữ liệu được mã hóa bởi VPN rất an toàn.

2. Ẩn địa chỉ IP:

VPN đổi địa chỉ IP của thiết bị và thay thế bằng địa chỉ IP của máy chủ VPN. Do đó, không một bên nào biết địa chỉ IP chính xác của thiết bị bạn sử dụng. Đồng nghĩa với ẩn địa chỉ IP, các thông tin về vị trí địa lý, ISP cũng được ẩn đi mà không bị lộ.

3. Truy cập nôi dụng bị chặn:

Rất nhiều trang web, tài nguyên sử dụng biện pháp chặn địa chỉ IP truy cập. Họ chỉ cho phép người dùng truy cập từ các khu vực nhất định. VPN giúp bạn có thể đổi địa chỉ IP theo từng vị trí địa lý để vượt qua rào cản này và truy cập vào các nội dung bị chặn.

Có nên dùng VPN không?

Việc sử dụng VPN chưa bao giờ là quá cần thiết. Vì cơ bản việc lộ địa chỉ IP trên Internet là điều bình thường và không đáng sợ như bạn tưởng tượng. Tuy nhiên, nếu bạn cần những lợi ích mà VPN mang lại ở trên thì bạn nên sử dụng VPN.

Việc sử dụng VPN là có ích. Nó giúp bạn an toàn hơn khi truy cập web. Việc quyết định sử dụng VPN hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Có các loại VPN nào?

Có nhiều loại VPN khác nhau được sử dụng cho các mục đích và tình huống cụ thể. Dưới đây là một số loại phổ biến của VPN:

1. VPN điểm-to-điểm (P2P): Loại VPN này cho phép kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị hoặc mạng máy tính khác nhau mà không cần thông qua một máy chủ trung gian. Điều này thường được sử dụng trong các mô hình kết nối giữa các chi nhánh của một tổ chức hoặc giữa các máy tính cá nhân.

2. VPN truy cập từ xa (Remote Access VPN): Loại VPN này cho phép người dùng từ xa kết nối vào mạng nội bộ của một tổ chức hoặc công ty một cách an toàn thông qua Internet. Điều này cho phép nhân viên làm việc từ xa truy cập vào tài nguyên mạng nội bộ một cách an toàn từ bất kỳ đâu trên thế giới.

3. VPN site-to-site: Loại VPN này cho phép kết nối an toàn giữa hai mạng LAN (Local Area Network) khác nhau thông qua Internet. Điều này thường được sử dụng trong các tổ chức có nhiều văn phòng hoặc chi nhánh, cho phép chia sẻ tài nguyên mạng và dữ liệu giữa các vị trí khác nhau một cách an toàn.

4. VPN SSL/TLS: Loại VPN này sử dụng giao thức SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để tạo ra một kết nối an toàn giữa máy tính của bạn và máy chủ VPN. Điều này thường được sử dụng cho các ứng dụng trực tuyến như truy cập vào trang web hoặc email từ xa.

5. VPN dành cho doanh nghiệp (Enterprise VPN): Loại VPN này được triển khai và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp để bảo vệ dữ liệu nội bộ và cho phép nhân viên truy cập vào tài nguyên mạng từ xa một cách an toàn.

Các giao thức VPN

Có nhiều giao thức VPN như OpenVPN, IPSec, L2TP/IPSec, và IKEv2/IPSec. Mỗi giao thức mang lại những ưu điểm và hạn chế riêng.

OpenVPN, với tính linh hoạt và khả năng hoạt động qua nhiều cổng, có thể được xem xét cho môi trường mạng đòi hỏi sự đa dạng và sự linh hoạt. Trong khi đó, IPSec, với khả năng bảo mật mạnh mẽ và khả năng triển khai cho cả kết nối remote access và site-to-site, phù hợp cho các tổ chức đặt nặng vấn đề bảo mật.

L2TP/IPSec, bằng cách kết hợp cả L2TP và IPSec, mang lại sự kết hợp giữa tính nhanh chóng của L2TP và bảo mật của IPSec. Tuy nhiên, việc sử dụng cả hai giao thức có thể làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu. Trong khi đó, IKEv2/IPSec, với khả năng nhanh chóng và linh hoạt, phù hợp cho các tình huống cần chuyển đổi mạng linh hoạt và duy trì kết nối liên tục.

Lưu ý khi sử dụng VPN

Việc sử dụng VPN là tốt nhưng hãy cân nhắc kỹ để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ VPN. Đặc biệt hãy cẩn thận khi sử dụng VPN miễn phí. Đôi khi các đơn vị cung cấp VPN sẽ không thực hiện như cam kết và lời quảng cáo.

Họ thường không giữ bí mật về lịch sử duyệt web, địa chỉ IP mà bạn sử dụng. Do đó, ta nên sử dung các dịch vụ VPN uy tín và chất lượng.

Mong rằng bài viết này hướng dẫn đủ hiểu cho các bạn về VPN!

10 Th4 2024
tìm hiểu về Proxy Server

Proxy hay Proxy Server là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của máy chủ Proxy

Thường thì nhiều người không quan tâm đến cách thức hoạt động thực sự của Internet. Do đó, họ không hề biết rằng bất kỳ ai khi truy cập Internet đều có thể gặp rủi ro về lộ dữ liệu hay đánh cắp thông tin, địa chỉ IP. Một trong những cách để bảo vệ bạn khỏi rủi ro tấn công khi truy cập Internet là sử dụng Proxy Server. Vậy Proxy Server là gì? Nó có lợi thế nào và hoạt động ra sao?

Giới thiệu về Proxy Server

Thông thường, khi duyệt web thiết bị của ta sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ web. Khi đó máy chủ Web sẽ tiếp nhận yêu cầu và phản hồi lại kết quả mà ta muốn. Quá trình giao tiếp này là trực tiếp. Do đó, máy chủ web sẽ biết các thông tin về địa chỉ IP của thiết bị gửi. Các cuộc tấn công nhắm vào đây cũng có thể triển khai để đánh cắp thông tin.

Proxy Server hay máy chủ Proxy là một loại máy chủ trung gian giữa người dùng và máy chủ Web. Nghĩa là khi gửi yêu cầu truy cập web, ta sẽ gửi yêu cầu này đến máy chủ Proxy thay vì trực tiếp đi thẳng đến máy chủ Web mà người dùng muốn truy cập. Từ đó máy chủ web sẽ không hề biết thông tin về thiết bị của người dùng.

minh họa máy chủ Proxy
minh họa máy chủ Proxy

Đến đây, sẽ có nhiều người hỏi rằng tại sao không truy cập kết nối trực tiếp mà phải đi qua máy chủ Proxy làm gì? Khi nhiệm vụ của máy chủ Proxy chỉ đơn giản là chuyển tiếp?

Các máy chủ Proxy hiện đại ngày nay làm được nhiều hơn việc chỉ chuyển tiếp. Nó có thể hoạt động như một tường lửa và bộ lọc web để mã hóa dữ liệu, bảo vệ người dùng khỏi liên kết độc hại.

Máy chủ Proxy hoạt động thế nào?

Ta đã biết rằng để truy cập Internet, mỗi thiết bị đều cần một địa chỉ IP. Địa chỉ này giống như mã định danh. Và từ địa chỉ IP có thể cung cấp rất nhiều thông tin như: vị trí địa lý, hay thông tin về ISP.

Nếu truy cập trực tiếp tới máy chủ web, tức là bạn gửi một yêu cầu kèm theo địa chỉ IP của thiết bị mình. Khi ta sử dụng Proxy Server, thì ta đang mượn địa chỉ IP của máy chủ Proxy để gửi yêu cầu chứ không sử dụng địa chỉ IP của thiết bị đang sử dụng. Do đó, thông tin về địa chỉ IP của thiết bị sẽ bị ẩn đi mà máy chủ web ko hề biết.

cách thức máy chủ Proxy hoạt động
cách thức máy chủ Proxy hoạt động

Máy chủ Proxy cũng mã hóa các dữ liệu và lọc kết quả phản hồi từ máy chủ web để bảo mật dữ liệu cũng như lọc các nội dung xấu.

Có nên sử dụng máy chủ Proxy không?

Việc sử dụng máy chủ Proxy là không bắt buộc và cũng không quá đến mức cần thiết. Tại vì thực chất việc lộ địa chỉ IP cũng không đáng sợ như vậy? Tuy nhiên hãy nhìn vào những lợi ích mà máy chủ Proxy mang lại, nếu bạn đang cần những thứ này thì bạn nên sử dụng nó:

1. Kiểm soát hoạt động sử dụng internet của trẻ em và nhân viên:

Ta có thể sử dụng Proxy Server để giám sát hoạt động truy cập web của con cái hay nhân viên, ghi lại nhật ký lịch sử duyệt web, ngăn chặn truy cập vào các trang web cụ thể.

2. Truy cập vào các trang web bị chặn:

Nhiều trang web chặn truy cập người dùng từ các vị trí cụ thể bằng cách nhận diện địa chỉ IP. Do đó, ta có thể sử dụng Proxy Server để thay đổi địa chỉ IP và truy cập vào các nội dung bị chặn.

3. Ẩn địa chỉ IP:

Proxy Server giúp ẩn địa chỉ IP thực thiết bị bạn đang sử dụng.

4. Tăng cường bảo mật:

Proxy server cũng có thể mã hóa dữ liệu và thêm các tính năng bộ lọc để tăng bảo mật duyệt web cho người dùng.

5. Tăng tốc độ duyệt web:

Nếu bạn truy cập vào trang web nước ngoài và đường kết nối quốc tế bị yếu thì sử dụng Proxy có thể sẽ giúp bạn tăng tốc độ duyệt web nhanh hơn bằng cách thay đổi vị trí máy chủ Proxy.

Sử dụng Proxy Server cũng có nhiều rủi ro

Mặc dù nhiệm vụ của máy chủ Proxy là như vậy. Nhưng thực chất thì không phải các dịch vụ Proxy nào cũng thực hiện đúng theo lời cam kết. Khi sử dụng proxy cũng có nhiều rủi ro như sau:

  • Bị lộ thông tin cá nhân khi sử dụng Proxy miễn phí.
  • Bị lộ lịch sử trình duyệt web với đơn vị cung cấp Proxy.
  • Máy chủ Proxy không mã hóa dữ liệu.

Máy chủ Proxy có những loại nào?

1. Proxy HTTP/HTTPS: Đây là loại proxy phổ biến nhất, được sử dụng cho việc truy cập web thông qua giao thức HTTP và HTTPS. Proxy này giúp kiểm soát truy cập web, bảo vệ sự riêng tư và tăng tốc độ truy cập.

2. Proxy SOCKS: SOCKS (Socket Secure) là một giao thức cho phép truy cập mạng qua một máy chủ proxy. Proxy SOCKS hoạt động ở mức độ giao thức socket, không chỉ hạn chế trong việc truy cập web mà còn cho phép các ứng dụng khác như trò chơi trực tuyến hoặc các ứng dụng đòi hỏi kết nối socket.

3. Proxy Transparent: Proxy này hoạt động một cách không rõ ràng cho người dùng cuối. Nó tự động chuyển tiếp các yêu cầu mà không cần sự can thiệp của người dùng. Thường được sử dụng trong các môi trường mạng để kiểm soát truy cập hoặc ghi lại lưu lượng mạng mà không cần cấu hình trên các thiết bị của người dùng.

4. Proxy Reverse: Proxy reverse hoạt động ngược lại với proxy thông thường. Thay vì bảo vệ người dùng khi truy cập internet, proxy reverse bảo vệ máy chủ bên trong mạng khỏi sự truy cập trực tiếp từ bên ngoài. Nó thường được sử dụng để tăng cường bảo mật và kiểm soát truy cập vào các dịch vụ trực tuyến.

5. Proxy caching: Loại proxy này lưu trữ bản sao của các trang web được truy cập thường xuyên để giảm thời gian tải và giảm tải cho máy chủ gốc. Khi một người dùng yêu cầu truy cập đến một trang web đã được lưu trữ, proxy caching sẽ phản hồi với bản sao đó thay vì gửi yêu cầu đến máy chủ gốc.

VPN có phải là Proxy Server không?

VPN cũng có chức năng gần tương tự máy chủ Proxy. VPN cũng giúp ẩn địa chỉ IP và bảo vệ người dùng. Vậy VPN có phải là Proxy Server không?

VPN khác gì Proxy
VPN khác gì Proxy

VPN có thể coi là bản nâng cấp tiếp theo của máy chủ Proxy Server, nó không chỉ ẩn địa chỉ IP mà còn mã hóa dữ liệu. Do đó, nhiều người am hiểu công nghệ thường sử dụng VPN nhiều hơn sử dụng máy chủ Proxy.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu chi tiết Proxy là gì? Cách thức hoạt động và lợi ích mà nó mang lại!