25 Th4 2024
phân biệt cổng Tx và Rx trên converter quang

Phân biệt ký hiệu cổng Tx và Rx , A và B trên bộ chuyển đổi quang điện (converter quang)

Trên các bộ chuyển đổi quang điện, ta thường thấy các ký hiệu trên cổng cắm có ký hiệu Tx và Rx. Cùng ký hiệu A và B Vậy ký hiệu này là gì? Nó có tác dụng như thế nào?

Phân biệt ký hiệu Rx và Tx trên Converter quang

Hiểu đơn giản như sau. Ký hiệu Tx và Rx trên bộ chuyển đổi quang điện dùng để phân biệt cổng truyền và cổng nhận tín hiệu trên converter. Trong đó, Tx viết tắt của Transiver, nghĩa là cổng truyền và Rx viết tắt của Reciever, nghĩa là cổng nhận.

hình ảnh cổng Tx và Rx trên converter quang

Vậy tại sao lại phải phân biệt cổng truyền và nhận trên converter quang?

Bộ chuyển đổi quang điện có chức năng chuyển đổi tín hiệu giữa 2 thiết bị với nhau và thường dùng theo cặp. Ví dụ như để kết nối 2 mạng LAN ở khoảng cách xa với nhau, ta cần sử dụng đến cáp quang. Do đó, ở mỗi đầu mạng ta sẽ cần sử dụng 1 converter để chuyển đổi tín hiệu điện của mạng LAN sang quang để truyền qua dây cáp quang.

Tuy nhiên, Converter quang có 2 loại: Converter 1 sợi và converter 2 sợi.

  • Converter quang 1 sợi sẽ sử dụng 1 sợi quang duy nhất để vừa truyền và nhận dữ liệu.
  • Converter quang 2 sợi sẽ sử dụng 2 sợi quang, 1 sợi truyền dữ liệu và 1 sợi nhận dữ liệu.

Do đó, với loại Converter quang 2 sợi ta sẽ cần phân biệt giữa cổng truyền và cổng nhận. Vì vậy mới cần ký hiệu Tx và Rx trên bộ chuyển đổi quang điện.

Theo đó, khi cổng truyền (Tx) của Converter quang này sẽ phải cắm vào cổng nhận (Rx) của Converter quang còn lại. Và ngược lại, cổng nhận (Rx) của Converter quang đó phải cắm vào cổng Tx của Converter quang kia. Nghĩa là ta sẽ bắt chéo khi kết nối 2 Converter quang 2 sợi với nhau.

hiểu cách kết nối converter 2 sợi

sơ đồ kết nối 2 Converter quang 2 sợi

Đối với loại Converter quang 1 sợi thì không cần phải quan tâm đến ký hiệu Tx và Rx bởi vì ta chỉ cần sử dụng 1 cặp converter quang 1 sợi là được. Vì nó truyền và nhận trên cùng 1 sợi quang duy nhất.

Đèn Tx và Rx trên converter quang có ý nghĩa gì?

Đèn Tx và Rx trên converter quang cho biết tín hiệu truyền và nhận của converter quang có hoạt động hay không? Tức là nếu cổng Tx và Rx trên converter quang đều xanh thì kết nối trên cổng truyền và nhận đều đang ổn và không có vấn đề gì?

Nễu đèn Tx không sáng tức là đường truyền có vấn đề xảy ra? Cáp quang trên đường truyền bị đứt hoặc cổng cắm không nhận. Nếu đèn Rx không sáng tức là đường nhận có vấn đề!

Hiểu ký hiệu A và B trên Converter quang

hình ảnh đèn tín hiệu Tx và Rx trên Converter quang

Như đã nói ở trên, converter quang thường được sử dụng theo cặp. Do đó, người ta ký hiệu A và B là để chỉ ký hiệu 1 cặp converter quang. Và trong ứng dụng thì không phải A còn truyền, còn B là nhận. Cứ miễn là sử dụng 1 cặp thì converter bất kỳ đều có thể đảm nhiệm vị trí A hoặc B.

Ký hiệu A, B không ảnh hưởng đến kết nối trên Converter quang mà chỉ cho người dùng biết rằng đây là 1 cặp Converter với nhau.

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bộ chuyển đổi quang điện!

25 Th4 2024
phân biệt module SFP và Converter quang

Phân biệt Module SFP và Bộ chuyển đổi quang điện

Ta đã biết rằng cả Module SFP và bộ chuyển đổi quang điện đều có chức năng là chuyển đổi tín hiệu trong mạng. Vậy sự khác biệt giữa 2 thiết bị này là gì? Chúng có thể thay thế cho nhau không? Hãy cũng xem chi tiết qua bài viết này!

Hiểu Module SFP và Bộ chuyển đổi quang điện

module SFP với Converter quang 2

Module SFP thường được gọi là thiết bị thu phát sử dụng kết nối các bộ chuyển mạch với đường cáp quang. SFP chuyển đổi tín hiệu điện thành quang và ngược lại. Điểm qua trọng đầu tiên là, SFP là thiết bị dùng để cắm nóng trên thiết bị khác.

Module SFP có thể hỗ trợ SONET, Gigabit Ethernet, quang học và nhiều tiêu chuẩn truyền thông khác.

Bộ chuyển đổi quang điện nhận tín hiệu dữ liệu từ một thiết bị và truyền chúng sang thiết bị khác. Tức là nó là một thiết bị riêng biệt để đảm nhận vai trò chuyển đổi tín hiệu. Có 2 loại bộ chuyển đổi quang điện gồm: đồng sang quang và quang sang quang.

Loại bộ chuyển đổi quang điện đồng sang quang thường được sử dụng để mở rộng khoảng cách truyền dẫn trong mạng LAN quang. Còn bộ chuyển đổi quang điện quang sang quang, chúng hỗ trợ chuyển đổi cả Singlemode lẫn Multimode, sợi đơn, sợi kép. Ta cũng có thể sử dụng bộ chuyển đổi quang điện quang sang quang để chuyển đổi giữa các bước sóng khác nhau.

Module SFP so với Converter quang: chức năng và mục đích

module SFP với Converter quang

SFP và Module đều là thiết bị sử dụng để kết nối các loại mạng và thiết bị khác nhau. Nhưng 2 thiết bị này sử dụng cho các mục đích và chức năng riêng biệt.

SFP là Module thu phát có thể thay thế nóng, truyền dữ liệu qua cáp quang và đồng. Nó dùng trên các thiết bị mạng như Switch, Router, thậm chí trên Media Converter để cung cấp các tùy chọn kết nối cho các loại giao diện mạng khác nhau.

SFP linh hoạt vì ta có thể dễ dàng thay thế và nâng cấp nhưng ko cần thay thế các thiết bị mạng. Nó dùng cho nhiều loại tốc độ khác nhau, hỗ trợ nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như: Ethernet, sợi quang,…

Bộ chuyển đổi quang điện (converter quang) là thiết bị độc lập chuyển đổi giữa 2 tín hiệu khác nhau, như đồng sang quang và quang sang quang. Converter được sử dụng khi ta muốn kết nối các mạng khác nhau về giao thức truyền thông lại với nhau. Ví dụ như kết nối mạng 2 mạng LAN khoảng cách xa nhau bằng cáp quang.

Mặt khác, bộ chuyển đổi phương tiện là một thiết bị độc lập chuyển đổi tín hiệu giữa các loại phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đồng sang cáp quang hoặc ngược lại. Nó được sử dụng khi có nhu cầu kết nối các mạng với các loại phương tiện khác nhau, chẳng hạn như kết nối mạng cáp quang với mạng Ethernet. Bộ chuyển đổi phương tiện thường được sử dụng trong các tình huống trong đó khoảng cách giữa các mạng quá dài đối với cáp đồng hoặc khi có nhu cầu về băng thông và bảo mật cao hơn do cáp quang cung cấp.

Module SFP so với Converter quang: hình thức và khả năng kết nối

module SFP với Converter hình dáng

Module SFP là thiết bị thu phát nhỏ gọn, nó được cắm vào các cổng SFP trên các thiết bị mạng. Do đó, nó chỉ được sử dụng trong nhà, phòng Server. Tuy nhiên bộ chuyển đổi quang điện lại khác, nó là thiết bị riêng biệt và thường được sử dụng theo cặp.

Kích thướng của nó không quá to, nhưng nó có thể thiết kế được dùng trong nhà, ngoài trời hay các môi trường công nghiệp động hại.

Module SFP so với Converter quang: tốc độ truyền và khoảng cách

Tốc độ truyền của Module SFP có thể rất đa dạng và phụ thuộc vào loại module và công nghệ sử dụng. Các module SFP có thể hỗ trợ tốc độ từ 100Mbps đến hàng chục Gbps (Gigabits per second). Các loại SFP+ hoặc QSFP+ thậm chí có thể hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến vài chục Gbps hoặc thậm chí hàng trăm Gbps.

Tốc độ truyền của bộ chuyển đổi quang điện thường không cao như các module SFP mới nhất. Thông thường, chúng hỗ trợ tốc độ truyền từ 10Mbps đến 1Gbps, tuy nhiên cũng có các bộ chuyển đổi quang điện có thể hỗ trợ tốc độ cao hơn như 10Gbps.

Khoảng cách truyền dẫn của Module SFP cũng phụ thuộc vào loại module và công nghệ sử dụng. Thường thì, Module SFP có thể hỗ trợ khoảng cách từ vài mét đến vài kilomet.

Bộ chuyển đổi quang điện thường có khả năng truyền dẫn xa hơn so với các module SFP. Chúng có thể hỗ trợ khoảng cách từ vài chục mét đến hàng trăm kilomet tùy thuộc vào loại bộ chuyển đổi và loại cáp quang được sử dụng.

module SFP với Converter quang 3

Module SFP so với Converter quang: khả năng tương thích

Module SFP thường được thiết kế để tương thích với các thiết bị mạng sử dụng cổng SFP. Điều này bao gồm các switch,v router, và thiết bị mạng khác có cổng SFP hoặc SFP+ để kết nối với các tín hiệu quang. Tính tương thích này giúp dễ dàng tích hợp và thay thế module mà không cần thay đổi nhiều phần cứng khác.

Bộ chuyển đổi quang điện: Bộ chuyển đổi quang điện thường có khả năng tương thích rộng hơn. Chúng có thể chuyển đổi giữa các loại cổng quang và cổng điện khác nhau, cho phép kết nối giữa các thiết bị mạng sử dụng cả hai loại truyền thông.

Module SFP thường cung cấp tính linh hoạt cao trong việc mở rộng hoặc nâng cấp mạng. Bằng cách thay thế hoặc thêm vào các module SFP khác nhau, người dùng có thể thay đổi loại kết nối quang của mạng một cách dễ dàng, từ đó tăng khả năng mở rộng và tối ưu hóa mạng theo nhu cầu cụ thể.

Bộ chuyển đổi quang điện cũng cung cấp tính linh hoạt cao trong việc tích hợp các loại kết nối quang và điện vào một mạng duy nhất. Chúng cho phép các thiết bị mạng sử dụng cả hai loại truyền thông, tạo điều kiện cho việc tích hợp các phần của mạng có sẵn với các công nghệ mới hoặc cải tiến.

Module SFP với Converter quang: chi phí và khả năng mở rộng

Thường thì chi phí ban đầu cho Module SFP có thể cao hơn so với một bộ chuyển đổi quang điện tương đương. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào loại và công nghệ của module SFP, cũng như các tính năng cụ thể mà nó cung cấp. Các module SFP có tốc độ truyền và khoảng cách truyền dẫn cao hơn thường có giá thành cao hơn so với các module có hiệu suất thấp hơn.

Bộ chuyển đổi quang điện có chi phí ban đầu thấp hơn so với Module SFP tương đương, đặc biệt là đối với các ứng dụng với tốc độ truyền dữ liệu thấp. Tuy nhiên, giá thành có thể tăng lên nếu cần mua nhiều bộ chuyển đổi để kết nối nhiều thiết bị mạng.

Module SFP thường cung cấp khả năng mở rộng mạng linh hoạt hơn. Người dùng có thể dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp module SFP để thích nghi với nhu cầu mạng thay đổi mà không cần thay đổi nhiều phần cứng khác. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt của mạng.

Mặc dù bộ chuyển đổi quang điện cũng có khả năng mở rộng mạng, nhưng tính linh hoạt của chúng không cao như Module SFP. Cần phải mua và cài đặt thêm bộ chuyển đổi mới nếu muốn mở rộng mạng, điều này có thể tăng chi phí và phức tạp hóa quản lý mạng.

Một số sơ đồ ứng dụng của Converter và Module SFP

Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về 2 thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu trong mạng là Converter và Module SFP!

24 Th4 2024
các loại đầu nối quang

Phân biệt các loại đầu nối quang FC, SC, ST, LC, MTP/MPO

Ta đã biết dây nhảy quang hay cáp quang có nhiều loại đầu nối quang khác nhau. Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về các loại đầu nối dây nhảy quang, sự khác nhau giữa chúng là gì?

1. Đầu nối quang LC

đầu nối quang LC

Đầu nối quang LC được thiết kế với hình dạng nhỏ gọn và kích thước nhỏ, với ferrule có đường kính chỉ 1.25mm. Điều này tạo ra một kết nối nhỏ gọn và linh hoạt, đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng có mật độ cao và không gian hạn chế.

Với tiêu chuẩn snap-in, việc lắp đặt đầu nối LC rất dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng một chuyển động đơn giản là đẩy và kéo. Điều này giúp giảm thời gian và công sức trong quá trình triển khai và bảo trì mạng.

Đầu nối quang LC được coi là đầu nối được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì khả năng truyền dẫn hiệu suất cao và nhỏ gọn.

2. Đầu nối quang SC

đầu nối quang SC

Đầu nối quang SC cũng là một trong những loại đầu nối phổ biến. Về kích thước, đầu nối SC có một thiết kế hình vuông với kích thước trung bình, đặc biệt là so với các loại đầu nối quang khác như LC hay MU. Với ferrule có kích thước 2.5mm, đây là một trong những đầu nối lớn hơn và đồng thời cũng có nghĩa là nó cung cấp một kết nối mạnh mẽ và ổn định.

Tiêu chuẩn của đầu nối quang SC được thiết kế để đảm bảo tính tương thích và sự ổn định trong các ứng dụng mạng quang. Việc thiết kế với chức năng snap-in cho phép lắp đặt nhanh chóng chỉ bằng một chuyển động đơn giản là đẩy và kéo. Điều này làm cho việc triển khai và bảo trì dễ dàng hơn, đặc biệt là trong các môi trường mạng có yêu cầu cao về thời gian và hiệu suất.

3. Đầu nối quang FC

đầu nối quang FC

Đầu nối quang FC được thiết kế với hình dáng tròn và kích thước trung bình, với ferrule có đường kính phổ biến là 2.5mm. Sự lớn hơn so với một số loại đầu nối khác như LC tạo ra một kết nối mạnh mẽ và ổn định.

Với cơ chế lắp đặt dạng vít, việc cài đặt đầu nối FC yêu cầu một chút công sức hơn so với tiêu chuẩn snap-in. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một kết nối vững chắc và đáng tin cậy.

Đầu nối FC cung cấp hiệu suất truyền dẫn cao, đảm bảo sự ổn định và ít mất mát nhất có thể trong việc truyền tín hiệu quang. Điều này làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu cao về băng thông và độ tin cậy, như trong viễn thông và datacoms.

4. Đầu nối quang ST

đầu nối quang ST

Đầu nối quang ST có hình dáng tròn với ferrule có đường kính 2.5mm, đảm bảo kết nối mạnh mẽ và ổn định. Với thiết kế lắp khóa bayonet, việc cài đặt dễ dàng và nhanh chóng. Đầu nối này cung cấp hiệu suất truyền dẫn cao và thích hợp cho các ứng dụng mạng quang trong các môi trường như trường học, văn phòng, cũng như trong các ứng dụng quân sự.

5. Đầu nối quang MTP/MPO

đầu nối quang MTP-MPO

Đầu nối quang MTP/MPO có hình dáng hình chữ nhật và ferrule lớn hơn so với các đầu nối truyền thống, cho phép kết nối nhiều sợi quang trên cùng một đầu nối. Khả năng truyền dẫn cao của MTP/MPO làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng có yêu cầu cao về băng thông như truyền dẫn quang tốc độ cao. Đầu nối này thường được sử dụng trong các mạng truyền dẫn quang với yêu cầu lớn về khả năng mở rộng và quản lý cáp.

6. Đầu nối quang MTRJ

đầu nối quang MTRJ

Đầu nối quang MT-RJ có hình dạng nhỏ gọn và ferrule có đường kính 1.25mm, giúp tiết kiệm không gian và phù hợp cho các ứng dụng có yêu cầu cao về mật độ cắm. Khả năng truyền dẫn ổn định của MT-RJ làm cho nó thích hợp cho các mạng quang với các ứng dụng như LAN và datacenter. Đầu nối này thường được sử dụng trong các hệ thống mạng đòi hỏi kết nối nhiều sợi quang trên cùng một đầu nối.

7. Đầu nối quang MU

đầu nối quang MU

Đầu nối quang MU có thiết kế nhỏ gọn và ferrule có đường kính 1.25mm, giúp tiết kiệm không gian và phù hợp cho các ứng dụng có mật độ cắm cao. Khả năng truyền dẫn ổn định của đầu nối MU làm cho nó thích hợp cho các mạng quang như LAN và datacenter. Đặc biệt, đầu nối này thường được sử dụng trong các hệ thống mạng yêu cầu kết nối nhiều sợi quang trên cùng một đầu nối với các ứng dụng như truyền dẫn dữ liệu trong các mạng quang đa kênh.

8. Đầu nối quang DIN

đầu nối quang DIN

Đầu nối quang DIN có thiết kế tròn với ferrule chứa nhiều sợi quang, phù hợp cho các ứng dụng có yêu cầu cao về mật độ cắm và kết nối nhiều sợi quang. Khả năng truyền dẫn ổn định của đầu nối DIN làm cho nó thích hợp cho các mạng quang như datacenter và các ứng dụng trong công nghiệp. Đầu nối này thường được sử dụng trong các hệ thống mạng có yêu cầu lớn về khả năng mở rộng và quản lý cáp, đặc biệt trong các ứng dụng đòi hỏi kết nối nhiều sợi quang trên cùng một đầu nối.

9. Đầu nối quang E2000

đầu nối quang E2000

Đầu nối quang E2000 có thiết kế với cơ chế cắm và rút tự động, giúp bảo vệ kết nối khỏi bụi và tia laser, làm tăng tính an toàn. Với thiết kế một phần, việc lắp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Đầu nối này cung cấp hiệu suất truyền dẫn ổn định và ít mất mát, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy cao như trong viễn thông và datacenter. Đặc biệt, đầu nối E2000 thường được sử dụng trong các mạng quang có yêu cầu cao về an toàn và bảo vệ môi trường.

Tại sao có nhiều loại đầu nối quang như vậy?

Nếu đầu nối quang chỉ dùng để kết nối sợi quang với thiết bị thì tại sao không sử dụng 1 loại đầu nối duy nhất? Tuy nhiên, mạng cáp quang có rất nhiều nhu cầu khác nhau.

Đối với các mạng có mật độ cắm cao, các loại đầu nối nhỏ gọn như LC hoặc MU có thể được ưu tiên để tiết kiệm không gian và tăng hiệu quả sử dụng không gian.

Các loại đầu nối có thể có hiệu suất truyền dẫn khác nhau, dựa trên kích thước của ferrule, cách thiết kế và vật liệu sử dụng. Việc chọn loại đầu nối phù hợp giúp đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho mạng.

Một số loại đầu nối như E2000 được thiết kế với các tính năng bảo vệ như cơ chế cắm và rút tự động, giúp bảo vệ kết nối khỏi bụi và tia laser, đặc biệt quan trọng trong các môi trường yêu cầu an toàn cao.

Các loại đầu nối như MTP/MPO hoặc DIN được sử dụng trong các hệ thống mạng có yêu cầu lớn về khả năng mở rộng và quản lý cáp, cho phép kết nối nhiều sợi quang trên cùng một đầu nối.

Do vậy, không phải muốn nhưng ta thực sự cần nhiều loại đầu nối quang khác nhau để sử dụng trong từng trường hợp nhất định!

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết các kiến thức cơ bản về các đầu nối quang!

24 Th4 2024
dây nhảy quang là gì

Dây nhảy quang là gì? Ứng dụng của dây nhảy quang trong hệ thống mạng

Về bản chất, dây nhảy quang là một sợi quang được bấm sẵn đầu nối quang ở đầu. Dây nhảy quang thường được sử dụng để tạo ra đường kết nối với khoảng cách ngắn, tốc độ cao giữa hộp phối quang ODF với Switch quang, hay Converter quang với Switch quang, hoặc nối giữa các Switch với nhau qua Module SFP.

hình ảnh dây nhảy quang
hình ảnh dây nhảy quang

Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu chi tiết về dây nhảy quang:

Dây nhảy quang thực chất là cáp quang?

Về bản chất dây nhảy quang đúng là một sợi quang. Chỉ đơn giản là nó được bấm sẵn hai đầu nối quang. Vậy tại sao người ta không sử dụng cáp quang mà lại dùng dây nhảy quang?

Cáp quang có ưu điểm truyền tín hiệu xa và tốc độ cao. Nên nó được lựa chọn làm đường truyền khoảng cách xa. Do đó, cáp quang thông thường sẽ có cấu trúc bảo vệ dày dặn, đặc biệt nhằm chống lại điều kiện môi trường bên ngoài. Ngoài ra, cáp quang thường có số lượng sợi quang nhiều.

Tuy nhiên, với các đường truyền ngắn giữa các thiết bị quang trong tòa nhà. Người ta cần sử dụng kết nối sợi quang nhưng không cần số lượng sợi nhiều, cấu trúc bảo vệ thiên về thân thiện môi trường, chống cháy. Do đó, dây nhảy quang được tạo ra để đảm nhiệm đường truyền kết nối quang, nhanh chóng và linh hoạt trong khoảng cách gần giữa các thiết bị.

Vì vậy, theo lý thuyết thì dây nhảy quang và cáp quang đều truyền tín hiệu quang như nhau. Tuy nhiên, ứng dụng và chức năng của chúng lại khác nhau!

Tại sao khoảng cách gần không sử dụng dây cáp mạng?

Nhiều người sẽ nghĩ rằng nếu kết nối khoảng cách gần sao không sử dụng dây cáp mạng. Tuy nhiên, tín hiệu quang và điện là khác nhau hoàn toàn. Để kết nối các thiết bị quang, ta cần sợi quang chứ không thể sử dụng tín hiệu Ethernet.

Kể cả trong trường hợp có thể sử dụng dây cáp mạng để thay thế thì, dây nhảy quang có những ưu điểm đặc biệt với cáp mạng:

  • Dây nhảy quang có băng thông rộng hơn cáp mạng.
  • Dây nhảy quang có tốc độ cao hơn cáp mạng.
  • Dây nhảy quang có thể truyền dữ liệu với khoảng cách xa hơn cáp mạng rất nhiều.

Các thông tin cần biết về dây nhảy quang

Với một người chưa biết gì về dây nhảy quang, trước hết bạn phải nắm được những thông tin cơ bản sau:

1. Các loại dây nhảy quang:

Dây nhảy quang cũng chia thành 2 loại chính là Singlemode và Multimode giống cáp quang. Trong đó dây nhảy quang singlemode có đường kính sợi lõi nhỏ và có các loại sợi quang OS1 và OS2. Còn dây nhảy quang Multimode có lõi sợi quang to hơn và có các loại sợi quang OM1, OM2, OM3, OM4.

Hiện nay, Dây nhảy quang phổ biến nhất loại Singlemode sẽ sử dụng sợi quang OS2 và dây nhảy quang Multimode sẽ sử dụng sợi quang OM3 và OM4.

2. Các loại đầu nối dây nhảy quang:

Có rất nhiều loại đầu nối dây nhảy quang khác nhau. Nhưng phổ biến và hay gặp nhất là các đầu nối dạng: FC, SC, LC, ST,… Đây là các loại đầu nối chính được sử dụng.

hình ảnh các loại đầu nối dây nhảy quang
hình ảnh các loại đầu nối dây nhảy quang

Do đó, nếu 2 đầu dây nhảy quang đều là đầu nối SC thì ta sẽ có loại dây nhảy quang SC-SC. Tương tự như vậy, dây nhảy quang SC-LC là loại dây nhảy quang có 1 đầu SC và 1 đầu LC.

Đây cũng chính là cách gọi quen thuộc dân kỹ thuật hay sử dụng để gọi các loại dây nhảy quang.

3. Số sợi quang:

Phổ biến nhất là loại dây nhảy quang 1 sợi. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà người ta có thể sử dụng thêm dây nhảy quang 2 sợi. Ta có thể bắt gặp dây nhảy quang loại 1 sợi được gọi với cái tên là dây nhảy quang Simplex. Còn dây nhảy quang 2 sợi thì được gọi dưới tên dây nhảy quang Duplex.

hình ảnh so sánh dây nhảy quang simplex và duplex

Ngoài ra, có loại dây nhảy quang gồm số lượng sợi nhiều hơn theo dạng MTP/MPO. Đây là loại dây nhảy quang đặc biệt gồm nhiều sợi quang.

4. Chiều dài dây nhảy quang:

Dây nhảy quang thường có nhiều loại có sẵn với độ dài từ 1m, 2m, 3m, 4m, 5m, 10m, 15m, 20m,… cho đến 50m. Tuy nhiên, vì thực tế sẽ phát sinh nhiều trường hợp khoảng cách khác nhau. Cho nên sẽ có các đơn vị chấp nhận đặt chiều dài dây nhảy quang theo yêu cầu. Ta có thể đặt các loại dây nhảy quang với độ dài hàng trăm mét.

Các sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang

Dưới đây là một số sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang để kết nối trong mạng:

Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang
Sử dụng dây nhảy quang nối Media Converter và Switch
Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang
Sử dụng dây nhảy quang để nối 2 Mediaconverter
Sơ đồ ứng dụng dây nhảy quang
Sử dụng dây nhảy quang để nối Switch với bộ khung nguồn tập trung

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu cơ bản dây nhảy quang là gì? Tác dụng của nó và những thông tin căn bản!

24 Th4 2024
bộ chuyển đổi quang điện có cần thiết phải dùng theo cặp

Bộ chuyển đổi quang điện (Converter quang) có cần sử dụng theo cặp?

Với truyền dẫn dữ liệu khoảng cách xa, ta cần phải sử dụng cáp quang. Và để liên kết dữ liệu từ mạng LAN với cáp quang, ta thường sử dụng bộ chuyển đổi quang điện hay Converter quang. Tuy nhiên, có rất nhiều người dùng thắc mắc:

(1) Bộ chuyển đổi quang điện có phải được sử dụng theo cặp không?

(2) Converter quang có được chia thành một để nhận và một để gửi không? Hoặc có thể sử dụng hai bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang bất kỳ thành một cặp không?

(3) Nếu phải sử dụng bộ chuyển đổi quang điện theo cặp thì chúng có cùng nhãn hiệu và kiểu dáng không? Hoặc bất kỳ thương hiệu nào có thể được sử dụng kết hợp?

Trong bài viết này, ta sẽ giải quyết các thắc mắc trên một cách chi tiết!

Bộ chuyển đổi quang điện có sử dụng theo cặp không? Nó có được chia thành máy thu và máy phát?

(1) Bộ chuyển đổi quang điện có phải được sử dụng theo cặp không?

Trong thực tế, cáp quang dùng để nối 2 điểm mạng LAN lại với nhau. Cho nên ở hai đầu ta cần phải sử dụng 1 converter quang. Do đó, mà ta thường sử dụng Converter quang theo cặp.

bộ chuyển đổi quang điện

Tuy nhiên, Converter quang có thể sử dụng theo các trường hợp khác mà không nhất thiết phải sử dụng 1 cặp như:

  • Converter quang + Switch quang.
  • Converter quang + Bộ thu phát SFP.

Về nguyên tắc, thì dữ liệu truyền qua cáp quang sẽ được thực hiện miễn là bước sóng và định dạng đóng gói giống nhau và cả 2 đều hỗ trợ cùng 1 giao thức!

(2) Bộ chuyển đổi quang điện có đầu phát và đầu nhận không?

Các bộ chuyển đổi quang điện chế độ Singlemode loại 2 sợi (thường cần 2 sợi quang để liên lạc) sẽ không chia thành máy phát và máy thu. Miễn là chúng gồm 1 cặp là có thể sử dụng được. Ta thường thấy các Converter chia thành A và B. Thì không nhất thiết Converter ở đầu phát là A và đầu nhận là B mà cứ là 1 cặp thì converter quang nằm ở vị trí nào đều được.

Chỉ có các bộ chuyển đổi singlemode loại 1 sợi (dùng 1 sợi quang duy nhất để truyền và nhận dữ liệu) thì mới được chia thành máy thu và máy phát.

(3) Có thể sử dụng kết hợp các nhãn hiệu khác nhau được không?

Bất kể là Converter quang loại sợi đơn hay sợi kép thì đều nên sử dụng theo cặp. Ngay cả khi chúng có khác thương hiệu, miễn là tốc độ, bước sóng và chế động giống nhau thì chúng đều tương thích với nhau và có thể kết nối được. Tuy nhiên, mình vẫn khuyến khích bạn sử dụng Converter quang cùng cặp của 1 hãng.

hình ảnh 1 cặp bộ chuyển đổi quang điện
hình ảnh 1 cặp bộ chuyển đổi quang điện

Ví dụ: 100M và 1000M, bước sóng 1310nm và bước sóng 1300nm không thể giao tiếp với nhau. Ngoài ra, ngay cả khi chúng cùng nhãn hiệu, một cặp bộ thu phát sợi đơn và sợi kép sợi kép cũng không thể giao tiếp với nhau.

Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi và 2 sợi là gì?

Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi hay còn được gọi là sợi đơn. Nó sử dụng cáp quang singlemode và chỉ sử dụng 1 sợi quang duy nhát đề kết nối 2 đầu mạng LAN với nhau. Converter quang ở hai đầu sẽ sử dụng các bước sóng quang khác nhau nên tín hiệu quang có thể truyền trong 1 lõi sợi quang duy nhát.

Trái ngược lại, Bộ chuyển đổi quang điện sử dụng 2 sợi quang, một sợi dùng để gửi và một sợi dùng để nhận. Do đó, khi sử dụng Converter quang 2 sợi, nếu cắm cáp quang vào 1 đầu gửi bên này thì đầu kia phải cắm vào cổng nhận và ngược lại. Tức là 2 đầu phải bắt chéo nhau.

Làm thế nào để kết hợp các bộ chuyển đổi quang điện?

Để sử dụng bộ chuyển đổi quang điện, ta cần phải khớp thiết bị ở hai đầu. Để thực hiện điều này, ta sử dụng 4 nguyên tắc sau:

1. Kết hợp bước sóng:

Converter quang thường có 3 bước sóng: 850nm, 1310 nm và 1550nm. Trước tiên, ta cần phải chú ý đến bước sóng làm việc trên thiết bị ở hai đầu. Đặc biệt là loại Converter quang 1 sợi singlemode, ta cần phải chú ý đến sự phù hợp giữa đầu A và đầu B.

2. Kết hợp sợi đơn và sợi kép:

Bộ chuyển đổi sợi quang được chia thành bộ chuyển đổi sợi quang đơn và sợi quang kép theo số lượng sợi được sử dụng. Bộ chuyển đổi phương tiện sợi đơn sử dụng một sợi quang để truyền hai bước sóng và bộ chuyển đổi phương tiện sợi kép cần sử dụng hai sợi. Một đầu của RX cần được kết nối với đầu kia của TX.

3. Kết hợp chế độ singlemode và multimode:

Khi sử dụng bộ chuyển đổi cáp quang, chúng ta phải đảm bảo chế độ phù hợp. Bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang singlemode cần được sử dụng với cáp quang singlemode và bộ chuyển đổi quang Multimode cần được sử dụng với cáp quang Multimode. Do đó, không thể sử dụng bộ chuyển quang singlemode và multimode cùng nhau.

4. So khớp tốc độ:

Hãy chú ý đến việc khớp tốc độ khi sử dụng bộ chuyển đổi quang điện. Bộ chuyển đổi quang 100M và bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang 1000M không thể giao tiếp với nhau.

Dưới đây là một số sơ đồ lắp rắp Converter quang tiêu biểu, hãy tham khảo:

mô hình ứng dụng bộ chuyển đổi quang điện

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình về bộ chuyển đổi quang điện!

24 Th4 2024
phân loại patch panel

Patch Panel có những loại nào? Hiểu để lựa chọn đúng!

Nếu bạn chưa phải dân kỹ thuật và có kinh nghiệm trong lĩnh vực mạng. Thì có lẽ bạn sẽ không biết Patch Panel phân loại như thế nào? Trong bài viết trước mình đã giới thiệu tới các bạn về Patch Panel là gì? Và công dụng của nó! Hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn về cách phân loại của nó!

Về cơ bản, Patch Panel được chia thành 2 loại chính gồm: Patch Panel nhân liền và nhân rời. Ngoài ra Patch Panel còn được phân loại theo chuẩn nhân mạng gồm Patch Panel Cat5e và Patch Panel Catch 6. Về số lượng cổng thì Patch Panel được chia thành 2 loại chính gồm: 24 và 48 cổng.

Patch Panel nhân liền và nhân rời

Ta đã biết, Patch Panel gồm nhiều nhân mạng và được chia thành các Outlet bằng nhau. Phần nhân mạng này có thể ở dạng liền (không thể thay thế) và dạng rời (có thể thay thế được). Tuy nhiên, Patch Panel hiện đại ngày nay chiếm đa số dạng nhân rời vì ưu điểm linh hoạt và khả năng thay thế dễ dàng của nó. Loại Patch Panel nhân liền rất hiếm khi được sử dụng.

Patch Panel nhân liền và nhân rời

Patch Panel Cat5e và Cat6

Cat5e và Cat6 là hai loại cáp mạng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại cáp mạng lại cần loại nhân mạng khác nhau. Tức là dây mạng Cat5e cần cắm vào nhân mạng Cat5e. Tương tự thì dây mạng Cat6 cần cắm vào nhân mạng Cat6.

Mà Patch Panel dùng để quản lý đấu nối dây mạng. Do đó, nó cũng được chia theo các loại nhân mạng khác nhau. Và phổ biến nhất là Patch Panel Cat5e và Cat6.

các loại patch Panel cat5e, cat6 và cat6a

Sự khác nhau giữa Patch Panel Cat5e và Patch Panel Cat6 chỉ nằm ở phần nhân mạng. Chứ thiết kế phần khung và chất liệu mọi thứ đều giống nhau.

Với nhu cầu tốc độ ngày càng tăng, đặc biệt trong các hệ thống mạng trung tâm dữ liệu. Người ta sử dụng các loại Patch Panel Cat6a thậm chí là Cat7.

Patch Panel 24 port và 48 Port

Để phân loại Patch Panel, người ta còn sử dụng thêm tiêu chí số lượng cổng. Patch Panel có 2 loại chính gồm 24 cổng và 48 cổng. Trước đây có loại Patch Panel loại 16 cổng nhưng hiện tại thì hầu như không còn nữa và người ta mặc định sử dụng loại Patch Panel tiêu chuẩn là 24 và 48.

Cả 2 loại Patch Panel 48 và 24 port đều có chiều dài bằng 19 Inch. Nhưng Patch Panel 24 port có chiều cao 1 U và 48 Port có chiều cao là 2 U.

patch panel 48 và 24 port

Các kiểu thiết kế ngoại hình Patch Panel

Đa số Patch Panel đều được thiết dạng phẳng. Tuy nhiên, một số loại Patch Panel có thể thiết theo kiểu chữ V.

Patch panel dạng phẳng dể dàng quản lý và kết nối dây mạng theo dạng dọc. Tuy nhiên, Patch Panel dạng chữ V lại có ưu thể trong việc định tuyến các tuyến đường dây khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng Patch Panel chữ V yêu cầu không gian rộng hơn Patch Panel dạng phẳng.

Patch Panel dạng phẳng và dạng chữ V

Ngoài các cách phân loại trên, Patch Panel có thể được được phân loại thêm nhờ tiêu chí khả năng chống nhiễu của nhân mạng thành loại có chống nhiễu và không chống nhiễu:

PATCH PANEL chống nhiễu và không chống nhiễu

Tổng kết lại mà nói, Nếu chọn Patch Panel bạn cần quan tâm đến các vấn đề như:

  • Cần loại nhân nào? Cat5e hay Cat6 hoặc Cat6a?
  • Cần số cổng bao nhiêu?
  • Cần loại chống nhiễu không?

Mong rằng qua bài viết này, Mình đã giúp các bạn hiễu rõ hơn về các loại Patch Panel để giúp các bạn có thể lựa chọn phụ kiện này một cách chính xác!

24 Th4 2024
nút wps trên router có tác dụng gì

WPS là gì? Nút WPS trên Router WiFi nằm ở đâu? Cách sử dụng như thế nào?

WPS, viết tắt của Wi-Fi Protected Setup, là một tiêu chuẩn được phát triển để giúp người dùng dễ dàng thiết lập và kết nối các thiết bị Wi-Fi vào mạng mà không cần phải nhập thủ công các thông tin đăng nhập Wi-Fi như tên mạng (SSID) và mật khẩu. Tiêu chuẩn này giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình cài đặt mạng Wi-Fi, đặc biệt là đối với người dùng không có kiến thức kỹ thuật sâu.

Nút WPS có tác dụng gì?

hình ảnh nút WPS

Hiểu đơn giản, nút WPS trên các thiết bị phát WiFi như Router hoặc Modem có tác dụng nhằm tạo kết nối với thiết bị khách mà không cần phải nhập mật khẩu mạng. Tính năng này chỉ xuất hiện trên các dòng Router hiện đại.

Điều này rất có ích khi:

  • Bạn muốn chia sẻ kết nối WiFi cho tạm thời cho bất kỳ ai như: bạn bè, người thân đến chơi nhà mà không cần phải chia sẻ mật khẩu WiFi.
  • Hỗ trợ kết nối cho các thiết bị không có bàn phím như máy in, hoặc các thiết bị IOT qua WiFi.

Có một điều cần lưu ý rằng, WPS không xử lý kết nối WiFi. Nó chỉ xử lý kết nối giữa thiết bị khách và Router.

Liên minh WiFi đã giới thiệu tiêu chuẩn WPS vào năm 2006 và được các nhà sản xuất thiết bị WiFi nhanh chóng áp dụng. Do đó, WPS là một tính năng cơ bản trên tất các Router WiFi và hệ thống Mesh WiFi.

WPS hoạt động thế nào?

Bình thường khi ta muốn kết nối điện thoại thông minh, laptop hay máy tính bảng với WiFi, ta sẽ bật tính năng kết nối WiFi trên thiết bị. Sau đó, tìm đến mạng WiFi cần kết nối và nhập mật khẩu chính xác vào để có thể truy cập. Tức là nếu không có mật khẩu, ta không thể kết nối với WiFi.

Nút WPS hoạt động bằng cách rất đơn giản và hoàn toàn tự động. Có 2 cách để sử dụng WPS gồm: nhấn nút WPS (WPS Push Button) và nhập mã PIN (Personal Identification Number).

1. Nút nhấn WPS trên cả Router và thiết bị cần kết nối:

Bước 1: Người dùng nhấn nút WPS trên router hoặc điểm truy cập.

Bước 2: Trên thiết bị mà người dùng muốn kết nối (ví dụ: laptop, điện thoại di động), họ cũng nhấn vào nút WPS tương ứng.

Bước 3: Router và thiết bị sẽ tìm kiếm và nhận diện lẫn nhau trong mạng. Khi kết nối được thiết lập, thông tin đăng nhập Wi-Fi sẽ được chuyển đến thiết bị mà không cần nhập thủ công.

2. Nhập mã PIN của thiết bị cần kết nối:

Bước 1: Người dùng tìm mã PIN của thiết bị Wi-Fi mà họ muốn kết nối.

Bước 2: Trên giao diện quản trị của router hoặc điểm truy cập, họ nhập mã PIN này.

Bước 3: Router kiểm tra mã PIN và nếu khớp, thiết bị sẽ được kết nối vào mạng Wi-Fi mà không cần nhập mật khẩu.

Mã PIN WPS là gì?

Mã PIN WPS (Wi-Fi Protected Setup) là một chuỗi số đặc biệt được gán cho mỗi thiết bị Wi-Fi hỗ trợ WPS. Mã này được sử dụng khi người dùng chọn phương pháp kết nối WPS thông qua PIN. Mỗi thiết bị WPS có một mã PIN riêng, được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc được tạo ra ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất.

hình ảnh mã pin wps
hình ảnh mã pin wps

Khi người dùng muốn kết nối một thiết bị mới vào mạng Wi-Fi thông qua WPS sử dụng PIN, họ cần nhập mã PIN này vào giao diện quản trị của router hoặc điểm truy cập. Sau đó, router sẽ kiểm tra mã PIN và nếu khớp, thiết bị sẽ được kết nối vào mạng Wi-Fi mà không cần nhập mật khẩu.

Mã PIN WPS thường là một chuỗi số dài 8 chữ số. Tuy nhiên, có thể có sự biến đổi trong độ dài và định dạng mã PIN tùy thuộc vào từng thiết bị và nhà sản xuất cụ thể.

WPS không khả dụng trên Router bảo mật WEP

WPS thường không khả dụng trên các router được cài đặt với bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy). Lý do chính là bảo mật WEP đã được coi là không an toàn và dễ bị tấn công, do đó nhiều nhà sản xuất router đã ngừng hỗ trợ WPS trên các router được cài đặt với WEP.

Thay vào đó, WPS thường được hỗ trợ trên các router được cài đặt với bảo mật WPA (Wi-Fi Protected Access) hoặc WPA2, các phương pháp bảo mật mạnh mẽ hơn so với WEP. WPA và WPA2 cung cấp các tính năng bảo mật cao hơn, bao gồm mã hóa mạnh mẽ và quản lý chìa khóa, giúp bảo vệ mạng Wi-Fi khỏi các cuộc tấn công.

Nút WPS nằm ở đâu?

Nếu bạn muốn sử dụng WPS để kết nối thiết bị với WiFi, trước hết ta cần biết nút WPS nằm ở đâu trên thiết bị. Thông thường, nút WPS nằm ở mặt sau của bộ định tuyến và được đánh dấu bằng chữ “WPS”. Nút này thường nằm cạnh cổng WAN và cổng cấp nguồn cho Router.

Chẳng hạn như bộ định tuyến ASUS RT-AX58U dưới đây:

Vị trí nút WPS trên Router wifi Asus
Vị trí nút WPS trên Router wifi Asus

Hay như bộ định tuyến D-Link DIR-X1560 AX1500 cũng có vị trí nút WPS tương tự:

Vị trí nút WPS trên Router wifi D-Link
Vị trí nút WPS trên Router wifi D-Link

Với Router Linksys, các nút WPS thường có màu xanh và được đặt ở mặt sau, cạnh nút Reset.

Vị trí nút WPS trên Router wifi Linksys
Vị trí nút WPS trên Router wifi Linksys

Với bộ định tuyến TP-Link, nút WPS có thêm một chức năng khác. Nếu bạn nhấn WPS trong 1 giây rồi thả thì nó sẽ kích hoạt WPS, nhưng nếu ta ấn giữ WPS lâu hơn tầm 3 giây thì nó sẽ dùng để bật hoặc tắt WiFi. Hầu hết các Router TP-Link thế hệ mới đều áp dụng cái này. Quan sát hình ảnh nút WPS trên TP-Link Archer AX20:

Vị trí nút WPS trên Router wifi TP-Link

Với hệ thống Mesh WiFi, nhiều hãng không sử dụng nút WPS (điển hình là TP-Link và Asus). Nếu muốn bật tính năng này, ta cần phải truy cập vào trang quản trị của chúng để kích hoạt. Tuy nhiên, một số Mesh WiFi vẫn có nút WPS như D-Link M15 AX1500:

Vị trí nút WPS trên mesh wifi TP-Link

Các hệ thống Mesh WiFi khác như Linksys Velop có nút WPS ẩn ở mặt dưới bên cạnh nút bật tắt:

Vị trí nút WPS trên mesh wifi Linksys

Có nên sử dụng WPS không?

Mặc dù WPS cung cấp tiện ích trong việc kết nối các thiết bị vào mạng Wi-Fi một cách dễ dàng, nhưng nó đã gặp phải một số vấn đề về bảo mật. Các lỗ hổng bảo mật trong WPS đã được phát hiện, làm cho mạng Wi-Fi dễ bị tấn công. Do đó, nhiều chuyên gia bảo mật khuyến nghị vô hiệu hóa WPS để tăng cường bảo mật cho mạng Wi-Fi.

Nếu mạng Wi-Fi của bạn đã được thiết lập với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như WPA2 và mã hóa AES, và bạn thường xuyên cập nhật firmware cho router của mình để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật mới, việc sử dụng WPS có thể không gây ra rủi ro lớn đối với mạng Wi-Fi của bạn.

WPS có thể hữu ích đối với người dùng muốn kết nối nhanh chóng và dễ dàng các thiết bị vào mạng Wi-Fi mà không cần phải nhập mật khẩu dài và phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy an toàn hơn khi nhập thủ công mật khẩu Wi-Fi cho mỗi thiết bị, thì việc vô hiệu hóa WPS có thể là lựa chọn tốt.

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của nút WPS trên các thiết bị Modem, Router hay cục phát WiFi!

22 Th4 2024
công nghệ MIMO là gì

MIMO là công nghệ gì? Lợi ích của nó như thế nào?

Nếu bạn đọc tính năng của một Router WiFi và thấy có phần giới thiệu sử dụng công nghệ MIMO giúp tăng hiệu suất truyền tải dữ liệu nhưng lại không hiểu tính năng này là gì? Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết về công nghệ MIMO và những lợi ích nó mang lại cho mạng không dây!

MIMO là gì?

MIMO được viết tắt của Multiple Input Multiple Output, nghĩa là nhiều đầu ra và nhiều đầu vào. Đây là công nghệ trong truyền thông không dây mà sử dụng nhiều anten truyền và nhận đồng thời ở cả bộ phát và bộ thu. MIMO được sử dụng nhiều trong các hệ thống WIFI, LTE và 5G để tăng hiệu suất kết nối.

MIMO là gì

Công nghệ MIMO được lấy ý tưởng từ việc tận dụng không gian và thời gian để tăng cường hiệu suất truyền dẫn và độ tin cậy của kết nối. Trong MIMO, các tín hiệu được truyền và nhận thông qua nhiều anten, cho phép tạo ra nhiều đường truyền độc lập giữa bộ phát và bộ thu. Điều này cải thiện băng thông và khả năng chịu nhiễu của hệ thống truyền thông, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và kết nối ổn định hơn.

MIMO có thể được triển khai theo hai cách chính:

  1. Spatial Diversity: MIMO sử dụng nhiều anten truyền và nhận để tận dụng sự đa hướng của tín hiệu trong không gian. Điều này giúp cải thiện độ tin cậy của kết nối bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu và mất mát tín hiệu do điều kiện môi trường.
  2. Spatial Multiplexing: MIMO cũng có thể sử dụng để truyền nhiều luồng dữ liệu độc lập đồng thời thông qua các anten truyền và nhận. Điều này tạo ra nhiều đường truyền song song trong không gian, tăng cường băng thông và cải thiện tốc độ truyền dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động của MIMO

cách thức hoạt động của MIMO

Cách thức hoạt động của MIMO rất đơn giản. Trong MIMO, thiết bị truyền dữ liệu không chỉ sử dụng một anten duy nhất mà thay vào đó sử dụng nhiều anten. Mỗi anten tạo ra một đường truyền độc lập. Vậy việc MIMO sử dụng nhiều ăng ten tạo ra nhiều đường truyền khác nhau.

Thay vì truyền dữ liệu từ thiết bị gửi đến thiết nhận trên 1 đường. Thì MIMO nhân bản dữ liệu và truyền nó trên nhiều đường khác nhau. Thiết bị nhận cũng sử dụng nhiều ăng ten để nhận, Sau đó, các tín hiệu này được kết hợp lại để tạo ra một hình ảnh toàn diện của dữ liệu.

cấu trúc đơn giản của mô hình MIMO
cấu trúc đơn giản của mô hình MIMO

Do đó các Router WiFi hay cục phát WiFi sử dụng MIMO hiện nay thường sử dụng cả 2 ăng ten để truyền và nhận tín hiệu. Thay vì sử dụng 1 ăng ten để truyền tín hiệu và 1 ăng ten để nhận tín hiệu. Nhiều Router WiFi còn trang bị 3 ăng ten đến 4 ăng ten nhằm mục đích tối đa hóa công nghệ MIMO.

hình ảnh Router WiFi gồm 3 Ăng ten
hình ảnh Router WiFi gồm 3 Ăng ten

Lơi ích của công nghệ MIMO

MIMO được sử dụng trong nhiều công nghệ WIFI, LTE và 5G vì những lợi ích mà nó mang lại:

  1. MIMO cho phép truyền nhiều dữ liệu đồng thời qua các đường truyền độc lập, từ đó tăng cường băng thông hiệu quả và cải thiện tốc độ truyền dữ liệu.
  2. Bằng cách sử dụng nhiều anten truyền và nhận đồng thời, MIMO giúp cải thiện hiệu suất truyền dẫn, đặc biệt là trong môi trường có nhiều nhiễu và ganh đua băng thông.
  3. MIMO cho phép mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng không dây và cải thiện độ phủ sóng trong các khu vực xa hoặc khó che chắn.
  4. MIMO cho phép phục vụ nhiều người dùng và thiết bị cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến hiệu suất truyền dẫn, nhờ vào khả năng truyền nhiều luồng dữ liệu độc lập đồng thời.

lợi ích công nghệ MIMO

Phương pháp truyền thông trong MIMO

Có nhiều kỹ thuật được sử dụng tối ưu hóa hiệu suất truyền dẫn, cải thiện chất lượng kết nối và tăng cường băng thông trong hệ thống MIMO. Các phương truyền thông này bao gồm:

1. Precoding:

Precoding là một kỹ thuật được sử dụng để tối ưu hóa truyền dẫn tín hiệu từ anten truyền đến anten nhận trong hệ thống MIMO.

Mục tiêu của precoding là tối ưu hóa hiệu suất truyền dẫn bằng cách điều chỉnh pha và điều biến tín hiệu trước khi chúng được truyền qua kênh truyền không dây.

Precoding có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật như Zero Forcing (ZF) hoặc Maximum Ratio Transmission (MRT) để giảm thiểu nhiễu và tăng cường tín hiệu nhận được ở bên kia.

2. Beamforming:

Beamforming là một kỹ thuật cho phép tập trung tín hiệu trong một hướng cụ thể trong không gian, tạo ra một “vùng phủ sóng” hẹp hơn và mạnh mẽ hơn.

Trong MIMO, beamforming được thực hiện bằng cách điều chỉnh pha và điều biến của tín hiệu được phát từ mỗi anten để tạo ra một hình ảnh tập trung của tín hiệu ở một hướng nhất định.

Beamforming giúp cải thiện chất lượng kết nối, tăng cường phạm vi và độ phủ sóng của mạng, đồng thời giảm thiểu nhiễu và mất mát tín hiệu.

3. Spatial Multiplexing:

Spatial Multiplexing là một kỹ thuật cho phép truyền nhiều luồng dữ liệu độc lập đồng thời qua các anten khác nhau trong hệ thống MIMO.

Thay vì chỉ truyền một luồng dữ liệu trên một đường truyền, spatial multiplexing cho phép truyền nhiều luồng dữ liệu đồng thời, tăng cường băng thông và tốc độ truyền dữ liệu.

Để thực hiện spatial multiplexing, các anten được sử dụng để tạo ra các kênh truyền độc lập trong không gian, và các luồng dữ liệu được gán cho các kênh này để truyền dữ liệu song song.

Ứng dụng của công nghệ MIMO

MIMO được xem là công nghệ quan trọng trong WiFi, LTE và 5G.

1. Wi-Fi:

Trong Wi-Fi, MIMO được sử dụng để cải thiện hiệu suất mạng và phạm vi phủ sóng.

MIMO cho phép router Wi-Fi sử dụng nhiều anten để truyền và nhận dữ liệu đồng thời, tăng cường băng thông và tốc độ truyền dẫn.

Ở các môi trường có nhiều nhiễu và ganh đua băng thông, MIMO giúp cải thiện độ tin cậy của kết nối và giảm thiểu mất mát tín hiệu.

2. LTE (Long-Term Evolution):

Trong LTE, MIMO được sử dụng để cải thiện hiệu suất truyền dẫn và tăng cường băng thông.

MIMO cho phép các trạm cơ sở LTE sử dụng nhiều anten để truyền dữ liệu đồng thời cho nhiều thiết bị di động, tăng cường khả năng phục vụ nhiều người dùng và thiết bị cùng một lúc.

Sử dụng MIMO cũng giúp giảm thiểu nhiễu và mất mát tín hiệu trong môi trường không dây, cải thiện chất lượng kết nối cho người dùng di động.

hình ảnh trạm phát sóng LTE sử dụng nhiều Ăng Ten để dùng MIMO
hình ảnh trạm phát sóng LTE sử dụng nhiều Ăng Ten để dùng MIMO

3. 5G:

Trong 5G, MIMO được coi là một trong những công nghệ quan trọng nhất để đáp ứng yêu cầu về tốc độ, băng thông và số lượng kết nối.

5G sử dụng MIMO với số lượng anten lớn hơn và kỹ thuật tiên tiến như beamforming và precoding để tối ưu hóa hiệu suất truyền dẫn.

MIMO trong 5G giúp tăng cường khả năng phục vụ nhiều người dùng và thiết bị cùng một lúc, cung cấp kết nối ổn định và nhanh chóng ở các môi trường có mật độ cao.

Thách thức và giải pháp của công nghệ MIMO

Triển khai hệ thống MIMO đối diện với một số thách thức từ môi trường và công nghệ. Dưới đây là một số thách thức phổ biến và giải pháp để vượt qua chúng:

1. Nhiễu và năng lượng tín hiệu yếu:

Thách thức: Môi trường không dây thường bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ các nguồn khác nhau như thiết bị điện tử, sóng radio khác, và các vật cản.

Giải pháp: Sử dụng kỹ thuật beamforming để tập trung tín hiệu vào hướng mong muốn và giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật precoding và decoding để giảm thiểu ảnh hưởng của tín hiệu yếu.

2. Độ phức tạp của hệ thống:

Thách thức: Triển khai và quản lý hệ thống MIMO có thể phức tạp, đặc biệt là khi có nhiều anten và nguồn tín hiệu đa dạng.

Giải pháp: Sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý mạng cung cấp sự tự động hóa và quản lý tài nguyên hiệu quả. Đồng thời, đào tạo nhân viên về cách sử dụng và quản lý hệ thống MIMO cũng rất quan trọng.

3. Chi phí triển khai:

Thách thức: Triển khai hệ thống MIMO có thể đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, từ việc mua sắm thiết bị đến việc cải tạo hạ tầng mạng.

Giải pháp: Xác định rõ mục tiêu và lợi ích kỳ vọng từ việc triển khai MIMO, từ đó tạo ra kế hoạch đầu tư hợp lý. Cân nhắc sử dụng các giải pháp MIMO có thể tích hợp vào các thiết bị hiện có để giảm thiểu chi phí triển khai.

4. Khả năng tương thích và tiêu chuẩn:

Thách thức: Các thiết bị MIMO từ các nhà sản xuất khác nhau có thể không tương thích hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn giao thức không dây.

Giải pháp: Đảm bảo lựa chọn các thiết bị và giải pháp MIMO từ các nhà sản xuất uy tín và tuân thủ các tiêu chuẩn giao thức quốc tế như IEEE và 3GPP.

5. Quản lý tương tác giữa các anten:

Thách thức: Tương tác giữa các anten có thể xảy ra khi chúng hoạt động gần nhau, gây ra hiện tượng nhiễu và biến dạng tín hiệu.

Giải pháp: Sử dụng kỹ thuật điều chỉnh pha và định hướng tín hiệu để giảm thiểu tương tác giữa các anten. Đồng thời, cân nhắc đặt anten ở khoảng cách xa nhau để giảm thiểu hiện tượng tương tác.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ MIMO – một trong những công nghệ hay của mạng không dây!

22 Th4 2024
tại sao sóng WiFi mạnh nhưng vào mạng yếu

Tại sao sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu? Cách khắc phục thế nào?

Đa số nghĩ rằng sóng WiFi 5 vạch sẽ giúp bạn truy cập nhanh hơn khi sóng WiFi 1 vạch. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn? Bởi vì có những lúc sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu. Sóng WiFi đầy vạch chỉ cho bạn biết rằng tín hiệu WiFi phát từ Router đến điện thoại hoặc laptop của bạn mạnh hay yếu. Nhưng để xem xét về tốc độ truy cập Internet thì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác!

hình ảnh minh họa độ mạnh yếu của sóng WiFi

4 Lý do chính khiến mạng yếu khi sóng WiFi mạnh

Khi sóng WiFi mạnh nhưng vào mạng yếu thì rõ ràng vấn đề nằm ở tốc độ mạng chứ không nằm ở tín hiệu WiFi. Do đó, ta có thể loại bỏ các lý do như: vị trí Router, bị nhiễu sóng,… Mà vấn đề ở đây sẽ nằm ở 1 trong 3 vấn đề sau: do thiết bị phát wifi, do gói đăng ký mạng và do hệ thống mạng.

Dưới đây là 5 nguyên nhân khiến mạng WiFi yếu:

1. Do thiết bị phát WiFi:

Các thiết bị phát WiFi thường dùng trong các hộ gia đình là Router WiFi, Modem WiFi hoặc cục phát WiFi. Khi mạng yếu, hãy kiểm tra xem thiết bị phát WiFi mà bạn đang sử dụng chuẩn WiFi nào? Có nhiều loại chuẩn WiFi khác nhau (WiFi 4, WiFi 5, WiFi 6).

Các thiết bị cũ sử dụng WiFi 4 và 5 nên được thay thế bằng chuẩn WiFi 6 với tốc độ truyền dữ liệu tốt hơn. Wifi 6 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên đến 9.6 Gbps, gấp đôi tốc độ tối đa của Wifi 5. Hơn nữa WiFi 6 cũng sử dụng các công nghệ MU-MIMO giúp hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối cùng lúc.

hình ảnh Router WiFi 6G của TP-Link
hình ảnh Router WiFi 6G của TP-Link

2. Do hệ thống mạng:

Hệ thống mạng cần phải đồng bộ với nhau. Nghĩa là nếu bạn muốn tốc độ truyền WiFi cao. Chẳng hạn như đạt tốc độ 100 Mbps thì tất cả các thiết bị trong mạng và dây cáp phải đáp ứng tốc độ này.

hình ảnh minh họa 1 hệ thống mạng WiFi
hình ảnh minh họa 1 hệ thống mạng WiFi

Nếu bạn đang sử dụng một cục phát WiFi chuẩn WiFi 5 nhưng lại nối nó với Switch chia mạng loại 10 Mbps thì không thể nào đạt được tốc độ như mong muốn. Hoặc bộ chuyển mạch của bạn đã đáp ứng đủ điều kiện tốc độ 100 Mbps nhưng ta sử dụng loại cáp mạng Cat5 thường để kết nối giữa cục phát WiFi và Switch thì nó cũng không được.

Do đó, phải đảm bảo cả hệ thống mạng đồng bộ với nhau và phải đáp ứng được tốc độ tối thiểu là tốc độ mạng bạn cần.

Khi thấy WiFi yếu ngay cả khi sóng WiFi full vạch thì hãy kiểm tra thử xem các thiết bị mạng của bạn xem sao?

3. Do gói đăng ký mạng:

Khi đăng ký gói mạng với các đơn vị cung cấp Internet, chẳng hạn như FPT hay Viettel hoặc VNPT. Bên cung cấp sẽ đưa ra nhiều gói dịch vụ Internet khác nhau. Mỗi gói quy định rõ ràng tốc độ đường truyền, băng thông. Do đó, nếu bạn thấy mạng yếu mà không phải lỗi do thiết bị WiFi hoặc hệ thống mạng thì khả năng cao là do bạn đang sử dụng gói Internet không đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

Đôi khi, do các sự cố đường mạng quốc tế trên biển như đứt cáp quang trên biển. Nó cũng sẽ khiến tốc độ mạng đường truyền truy cập quốc tế bị yếu chung. Do đó, mạng sẽ yếu và khiến bạn dùng WiFi cũng yếu.

4. Nhiều người sử dụng mạng:

Có một vấn đề nữa gây ra tình trạng WiFi mạng nhưng truy cập Internet yếu là bởi vì có quá nhiều người dùng sử dụng mạng cùng lúc. Tình trạng này rất dễ nhận thấy nếu như WiFi của bạn có đến giờ cao điểm có nhiều người dùng là bị yếu.

hình ảnh minh họa nhiều người sử dụng WIFI

Trường hợp này rất hay gặp ở các xóm trọ, tòa nhà bởi vì gói đăng ký mạng và hệ thống mạng không thể đáp ứng đủ nhu cầu của số lượng người dùng. Do đó, khi có quá nhiều người truy cập vào mạng WiFi thì nó sẽ khiến băng thông bị nghẽn làm giảm tốc độ truy cập mạng.

Ngoài ra, với các cục phát WiFi đời cũ không có các công nghệ hỗ trợ nhiều người dùng như MIMO hoặc MU-MIMO thì rất dễ gặp tình trạng mạng yếu khi có nhiều người sử dụng.

5. Sử dụng nhiều mạng WiFi khác nhau:

Thường nhiều nhà sẽ chia các cục phát WiFi thành từng tầng. Nghĩa là tầng 1 có 1 cục phát WiFi, tầng 2 có 1 cục phát WiFi. Tuy nhiên, nếu thiết bị của bạn đã kết nối với các mạng WiFi này, và rồi bật tự động kết nối. Thì rõ ràng vấn đề xảy ra ở đây là thiết bị sẽ chuyển đổi qua lại giữa nhiều mạng WiFi khác nhau. Đặc biệt khi bạn di chuyển giữa các tầng.

Việc thoát ra và kết nối lại với WiFi khác sẽ làm gián đoạn kết nối khiến trải nghiệm mạng yếu.

hình ảnh nhiều mạng WiFI trong 1 ngôi nhà

Cách khắc phục khi sóng WiFi mạnh nhưng mạng yếu

Trước khi thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây hãy đảm bảo cho mình 2 việc sau:

  • Bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra WiFi yếu.
  • Hãy tiến hành đo tốc độ mạng trước và sau khi khắc phục để so sánh xem nó có hiệu quả không.

Dưới đây là các cách để làm WiFi mạnh hơn. Bạn có thể sử dụng từng cách một hoặc sử dụng kết hợp chúng với nhau.

1. Nâng cấp thiết bị phát WiFi:

Nếu các thiết bị phát WiFi như Modem WiFi hoặc Router WiFi quá cũ, bạn có thể tiến hành nâng cấp chúng lên các phiên bản tốt hơn. Trong trường hợp bạn không muốn nâng cấp các thiết bị này, thì bạn có thể sử dụng một cục phát WiFi riêng nối với Router hoặc Modem để cấp mạng WiFi.

2. Nâng cấp hệ thống mạng:

Như đã nói ở trên, ta cần phải nâng cấp hệ thống mạng lên đáp ứng được nhu cầu tốc độ mạng tối thiểu đặt ra. Bao gồm việc, nâng cấp các thiết bị Router, Switch và dây cáp mạng.

3. Nâng cấp gói đăng ký mạng:

Nếu gói mạng không đủ nhu cầu sử dụng, hãy nâng cấp lên gói cao hơn để có trải nghiệm Internet tốt hơn.

4. Đổi mật khẩu WiFi để hạn chế người truy cập:

Nếu bạn không muốn nhiều người dùng vào mạng WiFi của mình, thì bạn có thể đổi mật khẩu WiFi để hạn chế sự truy cập của người khác.

5. Đổi DNS thiết bị:

Nếu thiết bị của bạn đang sử dụng DNS của google (8.8.8.8) thì ta có thể sử dụng sang DNS của Cloudfare 1.1.1.1 với tốc độ vượt trội hơn.

6. Reset bộ định tuyến:

Đôi khi việc WiFi yếu chỉ đơn giản là bị vấn đề gì đó trong Router WiFi. Lúc này, ta có thể thử Reset Router và đợi để kiểm tra kết nối lại xem sao?

Mong rằng bài viết chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn khi gặp tình trạng sóng WiFi mạnh nhưng mạng yếu!

20 Th4 2024

192.168.1.1 là gì? Khắc phục lỗi không thể truy cập trang 192.168.1.1

192.168.1.1 là địa chỉ IP mặc định thường được sử dụng cho bộ định tuyến hoặc modem, đóng vai trò như thiết bị mạng chính trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Nó hoạt động như cổng giao tiếp chính để quản lý và cấu hình mạng nội bộ của bạn từ đơn giản như đổi mật khẩu WiFi, đổi tên WiFi cho đến các cấu hình phức tạp như định tuyến, tường lửa.

Có rất nhiều các hãng Router, Modem sử dụng địa chỉ 192.168.1.1 làm địa chỉ quản lý và cấu hình nội bộ như: TP-link, D-Link, Netgear, Asus, Linksys, Tenda,…

Vai trò chính của 192.168.1.1:

  1. Cổng truy cập quản trị: Cho phép bạn truy cập vào giao diện quản trị của bộ định tuyến hoặc modem để thay đổi cài đặt mạng, chẳng hạn như mật khẩu Wi-Fi, tên mạng và cài đặt bảo mật.
  2. Phân phối địa chỉ IP: Khi các thiết bị kết nối với mạng của bạn, bộ định tuyến sẽ sử dụng DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ động) để tự động gán địa chỉ IP cho từng thiết bị.
  3. Quản lý lưu lượng truy cập: Bộ định tuyến sử dụng 192.168.1.1 để quản lý lưu lượng truy cập internet và định tuyến lưu lượng đến các thiết bị phù hợp trong mạng.

Cách truy cập 192.168.1.1:

Mở trình duyệt web trên máy tính được kết nối với mạng của bạn.

Nhập 192.168.1.1 vào thanh địa chỉ và nhấn Enter.

hình ảnh đăn nhập địa chỉ 192.168.1.1

Bạn sẽ được nhắc nhập tên người dùng và mật khẩu để truy cập giao diện quản trị. Tên người dùng và mật khẩu mặc định thường được in trên nhãn dưới bộ định tuyến hoặc modem của bạn.

Giải thích địa chỉ 192.168.1.1 theo kiến thức chuyên môn

Trong một mạng LAN (Local Area Network), các thiết bị như máy tính, máy in, máy chủ, và router được kết nối với nhau để truyền dữ liệu. Mỗi thiết bị trong mạng được gán một địa chỉ IP duy nhất để có thể nhận diện và giao tiếp với nhau.

Địa chỉ IP được sử dụng để xác định vị trí của một thiết bị trong mạng. Có hai loại địa chỉ IP: địa chỉ IP công cộng và địa chỉ IP riêng tư (private IP). Địa chỉ riêng thường được sử dụng trong các mạng LAN nội bộ và không được định tuyến trên Internet.

Trong phạm vi địa chỉ IP riêng, dãy địa chỉ 192.168.x.x là một trong những dãy địa chỉ phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho các mạng gia đình và doanh nghiệp nhỏ.

Trong mạng LAN, địa chỉ IP 192.168.1.1 thường được gán cho router. Router là thiết bị chịu trách nhiệm điều phối lưu lượng dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng và có thể kết nối mạng LAN với mạng WAN (Wide Area Network) như Internet. Địa chỉ IP 192.168.1.1 thường được sử dụng làm địa chỉ IP mặc định của router để quản trị và cấu hình các thiết lập mạng.

Lỗi không thể truy cập trang 192.168.1.1

Nếu bạn gặp tình trạng không thể truy cập trang 192.168.1.1, trước hết hãy đảm bảo các điều sau:

  • Kết nối mạng của bạn đến thiết bị đã kết nối.
  • Địa chỉ 192.168.1.1 là địa chỉ IP truy cập của Router của bạn. Nhiều hãng sử dụng các địa chỉ khác như 192.168.0.1 để làm địa chỉ đăng nhập.
  • Vì địa chỉ 192.168.1.1 là địa chỉ IP riêng nên không sử dụng SSL. Do đó, nếu bạn nhập: “https://192.168.1.1″ thì ta sẽ không truy cập. Thay vào đó hãy nhập:http://192.168.1.1″

Nếu bạn không mắc phải những lỗi trên thì hãy thực hiện giải quyết như sau:

1. Mở Command Prompt:

Nhấn vào menu “Start”.

Trong hộp tìm kiếm, gõ “cmd” để mở cửa sổ Command Prompt.

2. Ping địa chỉ IP Gateway:

Nhập lệnh “ping” tiếp theo là địa chỉ IP Gateway của bạn (192.168.1.1) vào Command Prompt.

ping 192.168.1.1 2

Ví dụ: ping 192.168.1.1

Nhấn Enter.

hiển thị general failure khi ping địa chỉ gateway

Nếu hiển thị “general failure”, tiến hành bước tiếp theo.

3. Kiểm tra cài đặt mạng:

Truy cập “Control Panel” > “Network and Sharing Center” > “Change adapter settings.

Kiểm tra cài đặt mạng

Tìm “Local Area Connection.” Nếu bị vô hiệu hóa, nhấp chuột phải và chọn “Enable.”

kiểm tra cài đặt mạng 2

Nếu có dấu “X” đỏ, đảm bảo kết nối giữa modem và máy tính đã được thiết lập đúng. Kéo dây nếu cần. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, có thể có vấn đề với card mạng hoặc dây cáp LAN.

4. Ping lại modem:

Khi dấu “X” màu đỏ biến mất, ping lại modem.

Kiểm tra xem có phản hồi từ modem không.

ping 192.168.1.1

Thử truy cập 192.168.1.1 một lần nữa.

5. Cấu hình địa chỉ IP:

Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, gán một địa chỉ IP tĩnh cho kết nối mạng cục bộ:

Chuột phải vào “Local Area Connection” và chọn “Properties.”

Cấu hình địa chỉ IP

Chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)” và nhấn “Properties.”

Cấu hình địa chỉ IP 2

Chọn tùy chọn “Use the following IP address” (Sử dụng địa chỉ IP sau).

Thiết lập Địa chỉ IP là 192.168.1.11, Mặt nạ mạng là 255.255.255.0, và Cổng mặc định là 192.168.1.1.

Cấu hình địa chỉ IP 3

6. Địa chỉ DNS:

Quan trọng là phải nhận địa chỉ DNS từ nhà cung cấp Dịch vụ Internet (ISP) của bạn để đảm bảo kết nối đúng đắn. Thông tin này thường được cung cấp bởi ISP.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được về địa chỉ 192.168.1.1 là gì? Cách để xử lý khi không thể truy cập trang quản trị!